Thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm

Dạy thêm, học thêm ngoài trường học là hoạt động diễn ra rất phổ biến nên để quản lý việc dạy thêm ngoài giờ, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm. Theo đó, cơ sở cần phải đáp ứng đủ điều kiện và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới có thể đi vào hoạt động. Nếu bạn cũng đang muốn mở lớp dạy thêm nhưng chưa nắm rõ quy trình, hồ sơ pháp lý, hãy cùng đội ngũ Phương Nam Vina chúng tôi tìm hiểu rõ hơn các điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm để không gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin cấp phép.
 

Thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm
 

I. Điều kiện mở trung tâm dạy thêm

1. Yêu cầu đối với người dạy thêm

- Đạt trình độ chuẩn đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

- Có đủ sức khỏe

- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và tuân thủ các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật buộc thôi việc, có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy và học thêm

- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.

- Có đủ sức khỏe.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

3. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất phục vụ dạy và học thêm:

Địa điểm giảng dạy:

- Nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp;

- Có hồ sơ công chứng hợp đồng thuê nhà, đất với thời hạn thuê tối thiểu 2 năm;

- Địa điểm tổ chức dạy thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa nơi phát sinh hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa trục đường giao thông lớn hay sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

Điều kiện phục vụ giảng dạy:

- Diện tích một phòng học đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 học viên/ca học;

- Diện tích nhỏ nhất là 15m2; độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux;

- Nếu có khu hành chính, văn phòng thì phải đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của trung tâm;

- Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên, đảm bảo ít nhất 60 học viên / 1 buồng vệ sinh;

- Có bãi để xe và phương án giữ xe;

- Môi trường an ninh, an toàn.

Trang thiết bị:

- Đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng dạy học phù hợp quy mô;

- Mỗi trung tâm phải có 1 máy vi tính được kết nối Internet đặt tại Văn phòng.

- Phương án chữa cháy, cứu hộ:

- Có trang thiết bị  phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo quy định;

- Có Biên bản kiểm tra PCCC;

- Xây dựng Phương án PCCC, thoát nạn, cứu người (được Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.

II. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm

- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm;

- Danh sách trích ngang người tổ chức và người dạy thêm;

- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người dạy;

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác định trình về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức và người dạy thêm;

- Giấy khám sức khoẻ của người tổ chức người dạy thêm do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp;

- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm nêu rõ các nội dung về: đối tượng học viên, nội dung giảng dạy, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học, phương án tổ chức dạy học.

2. Trình tự xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Chủ tịch Ủy ban có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Chủ tịch Ủy ban có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo) đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ), cơ quan ra quyết định cấp giấy phép hoặc không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

Song song đó, đơn vị cũng nên thiết kế website dạy thêm để ngay khi nhận được kết quả xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có thể triển khai các chương trình tuyển sinh, tuyển dụng mà không phải mất thêm nhiều thời gian chờ đợi, nhanh chóng đưa trung tâm đi vào hoạt động. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, trang web đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quảng bá, marketing cho hoạt động của trung tâm nên bạn cần phải hết sức chú trọng đến vấn đề này.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn những quy định pháp lý về việc mở trung tâm, từ đó không gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục. Nếu cần được tư vấn thêm về dịch vụ thiết kế website hoặc các chương trình marketing online cho trung tâm dạy thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 0912 817 1170915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Giữ chân khách hàng và 17 tuyệt chiêu bạn không nên bỏ lỡ

Giữ chân khách hàng và 17 tuyệt chiêu bạn không nên bỏ lỡ

Giữ chân khách hàng chính là việc làm quan trọng để các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh, tối ưu chi phí tiếp thị và gia tăng lợi nhuận.

Remarketing là gì? Cách tạo chiến dịch remarketing hiệu quả

Remarketing là gì? Cách tạo chiến dịch remarketing hiệu quả

Remarketing hay chiến dịch tiếp thị lại được các doanh nghiệp sử dụng để kích thích khách hàng hoàn tất việc mua sắm tại website mà họ đã truy cập.

Tâm lý khách hàng là gì? Tuyệt chiêu đọc vị tâm lý khách hàng

Tâm lý khách hàng là gì? Tuyệt chiêu đọc vị tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng chính là một tuyệt chiêu mà bất kỳ nhân viên sale nào cũng cần phải trang bị để gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

Inbound marketing là gì? Bí quyết triển khai inbound marketing

Inbound marketing là gì? Bí quyết triển khai inbound marketing

Inbound marketing là hình thức tiếp thị phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ hút khách, siêu lợi nhuận

Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ hút khách, siêu lợi nhuận

Mở tiệm nail nhỏ đang là một trong những xu hướng được nhiều bạn trẻ hiện nay yêu thích bởi vốn đầu tư ít nhưng lợi nhuận mang về cực lớn.

Upsell là gì? Phân biệt up-selling và cross-selling

Upsell là gì? Phân biệt up-selling và cross-selling

Upsell là một kỹ thuật bán hàng đỉnh cao mà bất cứ seller nào cũng cần phải biết để cải thiện doanh số, cũng như gia tăng lợi nhuận hiệu quả.

zalo