Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục

Hiện nay, xu hướng bố mẹ gửi con đến các trường mầm non tư thục đang ngày càng cao hơn so với trường mầm non công lập vì các trường tư nhân được quan tâm, đầu tư rất tốt về chất lượng dạy học lẫn cơ sở vật chất. Chính vì thế mà cũng ngày càng có nhiều trường mẫu giáo tư nhân được thành lập và đi vào hoạt động. Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình kinh doanh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn điều kiện và thủ tục thành lập trường mầm non tư thục như thế nào để có sự chuẩn bị tốt hơn.
 

Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục
 

Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

Trước khi chuẩn bị thủ tục thành lập trường mầm non tư nhân thì chủ cơ sơ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3, Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Bao gồm đề án thành lập trường mầm non tư thục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và mạng lưới cơ sở giáo dục tại địa phương đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề án phải xác định rõ:

- Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;

- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm xây dựng dự kiến;

- Tài chính và nguồn lực, bộ máy tổ chức;

- Phương hướng, chiến lược xây dựng, phát triển.
 

Điều kiện thành lập nhóm trẻ tư thục
 

Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục

Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư thục được quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Gồm có:

- Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản. Trong đó nêu rõ: Tên trường; Địa điểm thành lập dự kiến; Sự cần thiết của việc thành lập trường.

- Đề án thành lập trường mầm non tư thục. Trong đề án nêu rõ: Dự kiến số vốn để thực hiện kế hoạch và hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 03 năm đầu và các năm tiếp theo; Thuyết minh rõ về tính khả thi, hợp pháp của các nguồn vốn trong từng giai đoạn.

- Văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường với thời hạn thuê dự kiến tối thiểu 5 năm.

- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình xây dựng trên khu đất hoặc thiết kế các công trình (nếu đã có trường sở) bảo đảm phù hợp với quy mô và tiêu chuẩn, diện tích sử dụng.
 

Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục
 

Trình tự nộp và giải quyết hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan, cơ quan chủ quản trường mầm non tư thục nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở của trường.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đáp ứng đủ điều kiện thành lập, Ủy ban nhân dân ra quyết định thành lập trường; Nếu không đáp ứng đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân ra văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Sau 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường không được cho phép hoạt động thì quyết định thành lập bị hủy bỏ.

Một yếu tố nữa mà cơ sở chủ quản trường mầm non cần đặc biệt quan tâm là thiết kế trang web riêng để cập nhật các thông tin quan trọng của nhà trường như: thông tin về trường lớp, tuyển sinh, khóa học,....Ở thời điểm mạng Internet trở nên phổ biến như hiện nay, thiết kế web cho trường mầm non là cần thiết, đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của nhà trường.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thủ tục và điều kiện thành lập nhóm trẻ tư thục do đội ngũ công ty Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, bạn đã nắm rõ hơn các quy định về việc thành lập trường tư thục hiện hành. Nếu có nhu cầu thiết kế web trường học để phục vụ cho hoạt động của nhà trường, hãy liên hệ đội ngũ nhân viên của công ty Phương Nam Vina chúng tôi hoặc gọi số Hotline: 0912 817 117, 0915 101 017 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

zalo