Thủ tục thành lập trường THPT tư thục

Trung học phổ thông là cấp học vô cùng quan trọng, góp phần tạo dựng mặt bằng dân trí đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi cấp học giáo dục phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức lẫn kỹ năng. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của những ngôi trường THPT tư thục hiện đại, quy mô cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh giáo dục. Nếu bạn cũng đang có ý định mở trường THPT, hãy cùng đội ngũ Phương Nam Vina chúng tôi tìm hiểu cụ thể các điều kiện và thủ tục thành lập trường THPT tư thục để nhanh chóng hoàn tất được hồ sơ pháp lý.
 

Thủ tục thành lập trường THPT tư thục
 

Thủ tục thành lập trường Trung học Phổ Thông tư thục

Điều kiện, thủ tục thành lập trường THPT tư thục theo quy định mới nhất được nêu cụ thể tại Điều 25, 26, Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:

1. Điều kiện thành lập trường THPT tư thục

Có đề án thành lập trường THPT phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mạng lưới cơ sở giáo dục địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đề án cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; địa điểm dự kiến xây dựng trường, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động; nguồn lực và tài chính; chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

2. Thủ tục thành lập trường THPT tư thục

Hồ sơ gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập trường;

- Đề án thành lập trường;

- Sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

- Văn bản ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đạo tạo nơi đặt trụ sở trường THPT. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cho phép hoặc chưa cho phép thành lập và gửi văn bản (nêu rõ lý do nếu chưa phê duyệt) đến cơ quan chủ quản trường THPT tư thục.

Điều kiện để trường THPT tư thục được hoạt động giáo dục

Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập trường THPT tư thục có hiệu lực, trường phải được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động thì mới có thể tiến hành đi vào giảng dạy. Nếu sau 02 năm vẫn chưa đủ điều kiện để cấp phép, quyết định thành lập trường sẽ bị hủy bỏ.

1. Điều kiện để trường THPT tư thục được hoạt động giáo dục

► Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

► Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Bao gồm:

- Phòng học đạt tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng, đủ điều kiện ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất hai ca một ngày;

- Phòng học bộ môn đáp ứng đủ tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Có phòng làm việc của hiệu trưởng, hiệu phó, văn phòng, phòng họp, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, trang bị đầy đủ thiết bị luyện tập thể dục và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, dạy và học.

2. Thủ tục xin cấp phép hoạt động trường THPT tư thục

Hồ sơ gồm có:

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

- Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện quy định nêu trên.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đại diện nhà trường gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, nhà trường phải bổ sung đầy đủ trong 05 ngày làm việc. Trong vòng 20 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đưa ra quyết định cho phép hoặc chưa cho phép hoạt động và gửi bằng văn bản (nêu rõ lý do chưa cho phép hoạt động) đến cơ quan chủ quản trường THPT tư thục.

Bên cạnh đó, khi quyết định thành lập trường THPT tư thục, từ những ngày đầu tiên, bạn nên quan tâm đến vấn đề làm website để cập nhật các thông tin cần thiết về nhà trường như: tuyển dụng đội ngũ cán bộ giáo viên, chiêu sinh, chương trình đào tạo,...và quảng bá hình ảnh của nhà trường. Thiết kế trang web cho trường THPT cần phải thật chỉnh chu, chuyên nghiệp vì website hiện nay cũng được xem như bộ mặt của nhà trường.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về thủ tục thành lập trường trung học phổ thông tư thục ở trên sẽ giúp bạn không còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hoạt động cho trường. Nếu bạn có nhu cầu cần thiết kế trang web trường học hoặc tư vấn các giải pháp làm marketing online phục vụ cho hoạt động của trường THPT, hãy liên hệ với công ty Phương Nam Vina qua số Hotline: 0912 817 1170915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Carousel là gì? Tuyệt chiêu tạo Carousel Ads chuyển đổi cao

Với khả năng hiển thị nhiều hình ảnh và video trong một quảng cáo duy nhất, Carousel Ads sẽ mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

zalo