Broken link là gì? Nguyên nhân và cách xử lý liên kết hỏng

Bạn có bao giờ cảm thấy bực bội khi đang đọc một bài viết thú vị trên mạng, muốn tìm hiểu thêm thông tin qua một liên kết được đề cập, nhưng khi nhấp vào thì lại nhận được một trang báo lỗi trống trơn? Đó chính là "thủ phạm" mang tên broken link đang gây ra sự khó chịu không nhỏ cho trải nghiệm duyệt web của người dùng. Vậy broken link là gì? nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
 

Broken link là gì? Nguyên nhân và cách xử lý liên kết hỏng
 

Broken link là gì?

Broken link (hay còn gọi là liên kết hỏng, dead link) là một liên kết (hyperlink) trên website mà khi người dùng nhấp vào sẽ không dẫn đến trang đích mong muốn. Thay vào đó, bạn thường sẽ nhận được thông báo lỗi như 404 Not Found hoặc các thông báo tương tự.

Hiểu đơn giản, broken link giống như một con đường dẫn bạn đến đích nhưng lại bị chặn hoặc phá hủy. Người dùng mong muốn đi đến một địa điểm cụ thể (trang đích), nhưng con đường đó không còn tồn tại hoặc bị lỗi, khiến họ không thể đến được nơi cần thiết.
 

Broken link là gì?
 

Nguyên nhân gây ra tình trạng broken link

Điều gì đã dẫn đến sự xuất hiện của những liên kết hỏng phiền toái này? Tình trạng broken link thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những thay đổi nhỏ trên website đến các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của bạn.

1. Trang đích bị xóa hoặc thay đổi URL nhưng không redirect

Khi bạn xóa một bài viết, sản phẩm hoặc trang nào đó trên website mà không thiết lập chuyển hướng (redirect), liên kết cũ sẽ trở thành broken link. Hay khi bạn thay đổi URL của trang mà không cập nhật các liên kết trỏ đến nó, người dùng vẫn truy cập vào URL cũ và gặp lỗi 404 Not Found.

Ví dụ, bạn có một bài viết với URL: https://phuongnamvina.com/dich-vu-thiet-ke-website. Sau đó, bạn đổi URL thành https://phuongnamvina.com/thiet-ke-website nhưng không tạo redirect 301, tất cả các liên kết cũ trỏ về bài viết này sẽ bị lỗi.

2. Lỗi nhập sai URL

Khi sao chép, dán hoặc chèn liên kết, nếu nhập sai địa chỉ URL (thiếu ký tự, dư dấu cách, viết sai định dạng), liên kết sẽ không hoạt động.

Ví dụ, bạn muốn tạo liên kết đến https://phuongnamvina.com/thiet-ke-website.html nhưng nhập nhầm thành:

- https://phuongnamvina.co/thiet-ke-website.html (sai domain)

- https://phuongnamvina.com/thiet-ke-website.htm (lỗi chính tả)

3. Lỗi server hoặc hosting gián đoạn

Khi máy chủ lưu trữ trang đích gặp sự cố (server downtime) hoặc bị lỗi cấu hình, trang web có thể tạm thời không truy cập được, dẫn đến liên kết hỏng tạm thời. Ngoài ra, nếu hosting hết hạn và dữ liệu bị xóa, tất cả liên kết nội bộ trên website cũng sẽ bị tình trạng dead link.

Ví dụ, website của bạn đang hoạt động bình thường, nhưng hosting bị lỗi trong 2 ngày → tất cả liên kết nội bộ tạm thời bị hỏng. Sau 2 ngày, website hoạt động trở lại, nhưng nếu không có bản backup, một số trang có thể bị mất vĩnh viễn.

4. Chặn bởi file robots.txt hoặc cài đặt quyền truy cập sai

File robots.txt là một tệp văn bản hướng dẫn các trình thu thập thông tin (crawlers) của công cụ tìm kiếm về những trang hoặc thư mục mà chúng không được phép truy cập. Nếu một trang web liên kết đến một URL mà đã bị chặn trong file robots.txt, mặc dù trang đó có thể vẫn tồn tại, nhưng các công cụ tìm kiếm sẽ không thể thu thập thông tin và người dùng có thể gặp thông báo lỗi hoặc không tìm thấy nội dung khi nhấp vào liên kết từ các kết quả tìm kiếm. 

Tương tự, việc cài đặt quyền truy cập sai, chẳng hạn như yêu cầu đăng nhập hoặc đặt trang ở chế độ riêng tư mà không cung cấp quyền truy cập cho người dùng thông thường cũng sẽ dẫn đến tình trạng liên kết bị hỏng đối với những người không có đủ quyền hạn để xem nội dung đó.

5. Plugin hoặc mã nhúng bên thứ ba bị lỗi

Nếu bạn nhúng video, bản đồ hoặc tiện ích từ bên thứ ba (YouTube, Google Maps, Instagram, Twitter), nhưng dịch vụ đó thay đổi URL hoặc ngừng hoạt động, nội dung sẽ không hiển thị. Ví dụ, bạn nhúng video từ YouTube lên website, nhưng video đã bị chủ sở hữu xóa. Kết quả là khung video hiển thị lỗi "This video is unavailable".
 

Broken link
 

Tác hại nghiêm trọng của broken link đối với website

Đừng xem nhẹ những liên kết hỏng! Broken link không chỉ gây ra trải nghiệm bực bội cho người dùng mà còn âm thầm "ăn mòn" hiệu suất và uy tín của website.

1. Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Đây có lẽ là tác động trực tiếp và dễ nhận thấy nhất của broken link. Khi người dùng truy cập vào website của bạn và nhấp vào một liên kết nhưng lại nhận được thông báo lỗi như 404 Not Found hoặc Page Not Found, họ sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và bực bội. Điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực sau:

- Gián đoạn trải nghiệm duyệt web: Dead link phá vỡ dòng chảy tự nhiên trong quá trình khám phá nội dung của người dùng. Họ không thể tiếp cận được thông tin mà họ đang tìm kiếm, gây ra sự hụt hẫng và khó chịu.

- Tăng tỷ lệ thoát trang (bounce rate): Khi gặp phải dead link, người dùng thường có xu hướng rời bỏ trang web ngay lập tức để tìm kiếm thông tin ở nơi khác. Điều này làm tăng tỷ lệ thoát trang, một chỉ số quan trọng cho thấy sự không hài lòng của người dùng với website.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng của người dùng: Một website chứa nhiều broken link tạo ấn tượng về sự cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp. Điều này làm giảm sự hài lòng của người dùng, khiến họ không muốn khám phá các nội dung khác trên web và ít có khả năng quay lại tương lai.

2. Ảnh hưởng đến SEO

Broken link không chỉ gây hại cho người dùng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google. Dưới đây là những tác động cụ thể:

- Giảm thứ hạng tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm xem xét trải nghiệm người dùng là một yếu tố quan trọng để xếp hạng website. Một website có nhiều liên kết hỏng sẽ bị coi là có chất lượng kém và không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, do đó có thể bị hạ thứ hạng.

- Lãng phí tài nguyên thu thập dữ liệu (Crawl budget): Các công cụ tìm kiếm có một "ngân sách" nhất định cho việc thu thập dữ liệu trên mỗi website. Khi gặp phải broken link, các bot tìm kiếm sẽ lãng phí thời gian và tài nguyên để cố gắng truy cập các trang không tồn tại, thay vì tập trung vào các nội dung quan trọng khác.

- Mất đi giá trị liên kết (Link equity): Các liên kết nội bộ và liên kết ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải giá trị SEO giữa các trang web. Broken link làm gián đoạn dòng chảy này, khiến website mất đi một phần sức mạnh SEO tiềm năng.

- Ảnh hưởng đến khả năng lập chỉ mục (Indexing): Nếu có quá nhiều dead link, công cụ tìm kiếm có thể đánh giá website của bạn không được duy trì tốt và giảm tần suất thu thập dữ liệu, thậm chí bỏ qua một số nội dung quan trọng.

3. Ảnh hưởng đến uy tín và độ tin cậy của website

Một website chứa nhiều liên kết bị hỏng sẽ tạo ấn tượng xấu, khiến khách hàng không tin tưởng vào thương hiệu. Họ có thể nghĩ rằng website của bạn không được quản lý tốt, thiếu chuyên nghiệp hoặc đã bị bỏ hoang và không được ai chăm sóc. Nguy hiểm hơn, nếu các liên kết dẫn đến trang sản phẩm, dịch vụ hoặc các page quan trọng khác bị hỏng, website sẽ mất đi cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng vì họ đã nhanh chóng chuyển sang đối thủ của bạn. 

Không những thế, nếu bạn chạy quảng cáo hoặc tìm kiếm đối tác, việc có quá nhiều broken link sẽ làm giảm giá trị website vì rõ ràng là không ai muốn hợp tác, đặt ads trên một trang có quá nhiều lỗi.

Liên kết hỏng

Cách kiểm tra broken link trên website

Để "bắt bệnh" cho website và sớm phát hiện những liên kết hỏng đang âm thầm gây hại, việc kiểm tra broken link là một bước vô cùng quan trọng. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để nhanh chóng rà soát và xác định các liên kết bị hỏng trên trang web của mình.

1. Kiểm tra thủ công

Cách đơn giản nhất để kiểm tra dead link là tự bấm vào từng liên kết trên website. Nếu liên kết nào dẫn đến trang lỗi 404 hoặc không hoạt động, đó chính là broken link. Trong quá trình kiểm tra, hãy ghi chú lại danh sách các liên kết bị hỏng và vị trí chúng xuất hiện trên website (URL của trang chứa liên kết).

Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn miễn phí, phù hợp với website nhỏ có số lượng liên kết ít và bạn có thể trực tiếp đánh giá trải nghiệm người dùng khi gặp phải broken link. Tuy nhiên, với các website lớn có hàng trăm hoặc hàng nghìn trang, việc kiểm tra thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Khả năng bỏ sót các dead link là rất cao, đặc biệt là trên các website phức tạp. Đặc biệt, việc lặp lại quy trình kiểm tra thủ công thường xuyên là không thực tế.

2. Sử dụng công cụ hỗ trợ

Sử dụng công cụ hỗ trợ là phương pháp kiểm tra liên kết hỏng hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn, đặc biệt đối với các website có quy mô lớn. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau mà bạn có thể sử dụng:

- Google Search Console: Công cụ miễn phí giúp bạn kiểm tra lỗi thu thập dữ liệu, bao gồm cả broken link. Để kiểm tra, bạn chỉ cần vào mục Trạng thái chỉ mục hoặc Lỗi thu thập dữ liệu -> Xem danh sách các URL bị lỗi 404 hoặc không thể truy cập.

- Screaming Frog SEO Spider: Đây là công cụ mạnh mẽ giúp kiểm tra broken link tự động trên toàn bộ website. Sau khi quét toàn bộ website, bạn hãy chuyển sang tab Response Codes, lọc các trang có mã lỗi 404 (Not Found), xem danh sách broken internal links và tiến hành sửa lỗi.

- Ahrefs: Công cụ SEO mạnh mẽ, không chỉ kiểm tra dead link mà còn giúp phân tích toàn bộ website. Sau khi đăng nhập, bạn hãy vào Site Explorer, nhập URL website -> Chọn mục Broken Links để xem danh sách liên kết bị lỗi. 

Ngoài 3 công cụ phổ biến trên, bạn có thể sử dụng một số công cụ kiểm tra liên kết hỏng trực tuyến khác như BrokenLinkCheck.com, Dead Link Checker, Online Broken Link Checker. Bạn chỉ cần nhập URL của website vào công cụ và nó sẽ tự động quét toàn bộ website để tìm kiếm các liên kết bị hỏng. Sau khi hoàn tất, công cụ sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các broken link, vị trí của chúng và mã trạng thái HTTP.

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục broken link hiệu quả

Việc phát hiện và sửa chữa broken link là một phần quan trọng trong việc duy trì một website khỏe mạnh và thân thiện với cả người dùng lẫn các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là những giải pháp giúp bạn khắc phục triệt để vấn đề này.

1. Chỉnh sửa hoặc xóa bỏ liên kết gãy

Trước tiên, bạn cần tìm chính xác trang và vị trí mà liên kết bị hỏng xuất hiện. Sau đó xác định xem liên kết đó có còn quan trọng hay không. Nếu không còn quan trọng, bạn có thể gỡ bỏ liên kết hoàn toàn. Nếu nội dung mà liên kết cũ trỏ đến vẫn còn tồn tại ở một URL khác, hãy tìm kiếm và thay thế liên kết cũ bằng liên kết mới.
 

Broken links
 

2. Chuyển hướng (Redirect) URL bị hỏng

Chuyển hướng là một kỹ thuật gửi người dùng và các công cụ tìm kiếm từ một URL cũ (bị hỏng) đến một URL mới. Bạn nên sử dụng phương pháp này khi nội dung của trang bị hỏng đã được chuyển sang một URL mới và bạn muốn đảm bảo người dùng không gặp phải lỗi 404 Not Found.

Các loại chuyển hướng phổ biến bao gồm:

- Chuyển hướng 301 (Moved Permanently): Sử dụng khi trang đã được chuyển vĩnh viễn đến một URL mới. Đây là loại chuyển hướng tốt nhất cho SEO vì nó chuyển toàn bộ sức mạnh liên kết (link juice) sang URL mới.

- Chuyển hướng 302 (Found) hoặc 307 (Temporary Redirect): Sử dụng khi trang chỉ được chuyển tạm thời. Tuy nhiên, đối với việc khắc phục broken link vĩnh viễn, bạn nên ưu tiên sử dụng chuyển hướng 301.

Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng sai loại chuyển hướng (ví dụ: dùng 302 cho nội dung đã chuyển vĩnh viễn) hoặc cấu hình không chính xác có thể gây nhầm lẫn cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm, thậm chí tạo ra vòng lặp chuyển hướng làm chậm tốc độ tải trang. Do đó, phải luôn đảm bảo bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại chuyển hướng (301, 302, 307) và áp dụng đúng ngữ cảnh.

3. Cập nhật nội dung thường xuyên

Đối với những liên kết hỏng xuất hiện do nội dung lỗi thời hoặc bị xóa bỏ. Để tránh tình trạng này, bạn cần:

- Cập nhật, rà soát nội dung định kỳ, đặc biệt với bài viết cũ chứa nhiều link nội bộ và external links.

- Kiểm tra xem các nguồn trích dẫn tham khảo được chèn link trên trang có còn chính xác không, nếu trang web bên ngoài bị xóa hoặc thay đổi, bạn cần thay thế bằng một nguồn mới.

- Dùng công cụ phân tích Google Analytics hoặc Google Search Console để tìm các trang ít traffic, kiểm tra và cập nhật nội dung.

- Nếu nội dung đã cũ nhưng vẫn có giá trị, hãy cập nhật thay vì xóa bỏ để tránh tạo thêm broken link.

4. Liên hệ với chủ website có external broken link

Nếu bạn phát hiện một external link trên website của mình bị lỗi (tức trang web mà bạn liên kết đến không còn hoạt động), bạn có thể:

- Tìm URL mới thay thế nếu trang đó đã chuyển sang địa chỉ khác.

- Chủ động liên hệ với chủ sở hữu của website đó để hỏi về URL mới cập nhật.

Bạn có thể sử dụng công cụ Wayback Machine để xem lại nội dung cũ của trang web bị lỗi. Nếu nội dung đó quan trọng, bạn có thể viết lại bài tương tự trên website của bạn và chuyển hướng link về bài viết mới.

5. Xử lý liên kết hỏng trong hình ảnh

Ngoài các liên kết văn bản, broken link còn có thể xảy ra với hình ảnh. Khi đường dẫn đến tệp hình ảnh bị sai, tệp hình ảnh bị xóa hoặc di chuyển đến một vị trí khác, trình duyệt sẽ không thể hiển thị hình ảnh và thường hiển thị biểu tượng "broken image". Việc này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của website mà còn có thể ảnh hưởng đến thông tin truyền tải nếu hình ảnh đó mang nội dung quan trọng. 

Để xử lý liên kết hỏng trong hình ảnh, bạn cần kiểm tra kỹ đường dẫn (URL) của hình ảnh trong mã HTML hoặc trình quản lý nội dung. Hãy đảm bảo rằng đường dẫn này trỏ chính xác đến vị trí hiện tại của tệp hình ảnh trên máy chủ. Nếu tệp hình ảnh đã bị xóa hoặc di chuyển, bạn cần tải lại hình ảnh lên vị trí đúng hoặc cập nhật đường dẫn tương ứng. Trong trường hợp hình ảnh không còn cần thiết, bạn có thể xóa bỏ hoàn toàn đoạn mã HTML hoặc phần tử chứa hình ảnh đó.
 

Broken link image
 

Những sai lầm cần tránh khi sửa broken link

- Không xác định nguyên nhân gốc rễ: Chỉ đơn thuần sửa chữa bề mặt mà không tìm hiểu lý do tại sao liên kết bị hỏng có thể dẫn đến việc vấn đề tái diễn. Bạn hãy xem xét liệu trang đích có bị xóa, URL thay đổi, hay lỗi do thao tác nào đó gây ra.

- Xóa bỏ liên kết tùy tiện mà không có giải pháp thay thế: Trước khi xóa một liên kết, hãy cân nhắc giá trị của nó. Có thể liên kết đó vẫn còn hữu ích nếu được cập nhật hoặc thay thế bằng một nguồn thông tin tương tự. Việc xóa bỏ bừa bãi có thể làm mất đi những nguồn tài nguyên giá trị.

- Không kiểm tra kỹ lưỡng sau khi sửa: Sau khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, việc không kiểm tra lại để đảm bảo liên kết đã hoạt động bình thường là một sai lầm lớn. Hãy nhấp vào liên kết đã sửa để chắc chắn nó dẫn đến đúng trang mong muốn.

- Không có quy trình nhất quán: Việc sửa chữa broken link một cách ngẫu hứng mà không có quy trình rõ ràng có thể dẫn đến việc bỏ sót hoặc thực hiện sai sót. Do đó, bạn hãy xây dựng một quy trình kiểm tra và sửa chữa broken link định kỳ.

Xử lý broken link

Cách ngăn chặn broken link xuất hiện trong tương lai

Việc sửa chữa broken link là cần thiết, nhưng ngăn chặn chúng xuất hiện ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và duy trì website hoạt động ổn định.

- Xây dựng kế hoạch liên kết cẩn thận ngay từ đầu: Khi tạo nội dung, bạn hãy suy nghĩ kỹ về cấu trúc website và cách các trang liên kết với nhau. Sử dụng các anchor text mô tả và đảm bảo các liên kết trỏ đến đúng trang và vị trí mong muốn. Hạn chế việc liên kết đến các trang hoặc tài liệu mà bạn không chắc chắn về tính ổn định lâu dài của chúng.

- Kiểm tra kỹ trước khi xuất bản nội dung: Trước khi đăng bài viết hoặc cập nhật nội dung mới, hãy kiểm tra kỹ URL và các liên kết bên trong bài viết. Đặc biệt khi đặt URL bài viết, hãy đảm bảo phần slug chứa từ khóa chính để tránh những vấn đề khi thay đổi tiêu đề về sau.

- Chọn nguồn liên kết ngoài đáng tin cậy: Khi liên kết đến các trang web bên ngoài, hãy chọn những website có độ tin cậy cao và có khả năng duy trì nội dung ổn định. 

- Hạn chế xóa hoặc chuyển URL không hợp lý: Trước khi xóa trang hoặc chuyển hướng URL, hãy kiểm tra xem có trang nào đang liên kết đến nó không. Nếu có, hãy cập nhật các liên kết này.

- Thực hiện kiểm tra website định kỳ: Sử dụng công cụ hỗ trợ SEO để tự động quét toàn bộ website của bạn theo lịch trình và thông báo về bất kỳ broken link nào được phát hiện. Điều này giúp bạn phát hiện và khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng và triệt để.
 

Broken internal links
 

Qua bài viết của Phương Nam Vina, có thể thấy rằng broken link không chỉ là một lỗi nhỏ gây khó chịu cho người dùng mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng, uy tín của website và hiệu quả SEO. Việc hiểu rõ broken link là gì và những tác động tiêu cực của nó là bước đầu tiên quan trọng để các chủ sở hữu website có thể chủ động tìm kiếm, khắc phục và ngăn chặn chúng, từ đó xây dựng một không gian trực tuyến thân thiện và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Sitelink là gì? Cách tạo sitelink cho web để thu hút trafflic

icon thiết kế website Link dofollow là gì? Phân biệt thuộc tính dofollow và nofollow

icon thiết kế website Link building là gì? Các yếu tố xây dựng liên kết hiệu quả nhất

Bài viết mới nhất

Tên miền .io là gì? Vì sao giới công nghệ ưa chuộng tên miền .io?

Tên miền .io là gì? Vì sao giới công nghệ ưa chuộng tên miền .io?

Giữa hàng triệu website sử dụng domain .com hay .net, tên miền .io có thể là chìa khóa giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn trong kỷ nguyên 4.0.

Google Penguin là gì? Cách nhận biết và khắc phục khi bị phạt

Google Penguin là gì? Cách nhận biết và khắc phục khi bị phạt

Google Penguin là một thuật toán Google xử phạt các website có hành vi thao túng thứ hạng tìm kiếm thông qua việc sử dụng backlink không tự nhiên.

User journey là gì? Chìa khóa xây dựng website user journey

User journey là gì? Chìa khóa xây dựng website user journey

Website user journey là nền tảng để xây dựng trải nghiệm người dùng tuyệt vời, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt các mục tiêu kinh doanh trực tuyến.

Client server là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng thực tế

Client server là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng thực tế

Mô hình client server giúp tối ưu quản lý dữ liệu, tăng cường bảo mật, cải thiện hiệu suất hệ thống nhờ phân chia nhiệm vụ giữa client và server.

Sitelink là gì? Cách tạo sitelink cho web để thu hút trafflic

Sitelink là gì? Cách tạo sitelink cho web để thu hút trafflic

Tối ưu sitelink giúp website hiển thị chuyên nghiệp hơn trên Google, tăng tỷ lệ nhấp chuột và thu hút traffic và cải thiện thứ hạng SEO.

Thiết kế website thi trắc nghiệm trực tuyến uy tín, giá tốt

Thiết kế website thi trắc nghiệm trực tuyến uy tín, giá tốt

Thiết kế website thi trắc nghiệm trực tuyến là giải pháp mạnh mẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý dễ dàng, giảm sai sót và gian lận.

zalo