Redirect 301 là gì? Bí quyết sử dụng redirect 301 hiệu quả

Tăng lưu lượng truy cập cho website là một trong những mục tiêu hàng đầu được các SEOer chú trọng để gia tăng thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Trong đó, redirect 301 chính là một giải pháp được áp dụng phổ biến bởi không chỉ làm tăng traffic cho web, kỹ thuật này còn giúp mang lại backlinks khá hữu dụng. Vậy redirect 301 là gì? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp 301 redirect và bí quyết sử dụng nhằm giúp trang web của bạn có thể cải thiện lượt truy cập hiệu quả.


Redirect 301 là gì? Bí quyết sử dụng redirect 301 hiệu quả
 

Kiến thức tổng quan về redirect

Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu khái niệm redirect 301 thì trước đó, bạn cần nắm được những kiến thức tổng quan về thuật ngữ redirect là gì.

1. Redirect là gì?

Redirect khi dịch sang nghĩa thuần Việt thì đó là “chuyển hướng”. Sự chuyển hướng ở đây chính là cách mà người dùng và công cụ tìm kiếm sẽ chuyển đến một link URL mới, khác với đường link URL cũ mà họ đang sử dụng. Hiện nay, có ba loại redirect được người dùng sử dụng phổ biến nhất, đó là 301, 302 và Meta Refresh.

2. Các dạng redirect thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn triển khai việc chuyển hướng link. Tuy nhiên nhìn chung, với phương pháp redirect thì chúng ta sẽ thường chia thành hai dạng chính đó là: Client-side redirects và Server-side redirects.

Client-side redirects

Khi bạn truy cập vào một URL đã được đặt lệnh Client-side redirects sẵn thì sau một khoảng thời gian cụ thể, chúng sẽ tự động chuyển hướng sang một URL khác. Tuy nhiên, dạng redirects này được nhận xét là không mang lại nhiều hiệu quả cho người dùng. Chưa kể, nếu bạn đặt lệnh Client-side redirects cho trang web của mình thì còn bị Google đánh giá là chất lượng thấp.

Server-side redirects

Để giúp cho lệnh Server-side redirects được hoạt động, bạn cần phải thực hiện thao tác trực tiếp trên máy chủ lưu trữ. Mục đích của việc làm này đó chính là gửi một phần nhỏ nội dung đến trình duyệt trên máy tính đang dùng, nội dung này được gọi là Status headers HTTP.

Qua đây, các trình duyệt sẽ tự động hiểu được yêu cầu và biết cần phải di chuyển tới đâu để bạn có thể theo dõi ngay lập tức. Bên cạnh đó, các headers HTTP này còn chứa code cho Server-side redirects và vị trí mới mà trình duyệt được đưa đến. Ngoài ra, ở trong lệnh Server-side redirects sẽ bao gồm các lệnh Redirect 301, Redirect 302 và Redirect 307.

Redirect

Redirect 301 là gì?

Redirect 301 hay 301 moved permanently là một phương pháp chuyển tiếp có vai trò đưa ra thông báo cho các trình duyệt và những công cụ tìm kiếm biết rằng, trang web đó đã được di chuyển sang một địa chỉ URL mới. Điều này có nghĩa khi người dùng tiến hành truy cập vào đường link cũ thì ngay lập tức, trang web sẽ được chuyển hướng sang một địa chỉ mới.

Hiểu theo cách ngắn gọn thì chuyển hướng redirect 301 chính là sự di dời vĩnh viễn URL đến một địa chỉ mới. Để nhận biết được tình trạng này thì khi truy cập vào một trang web, nếu bạn thấy xuất hiện mã lỗi 301 trong phần header thì tức là nó đang thông báo cho người dùng rằng trình duyệt hay máy chủ đã được chuyển đến một địa chỉ khác.

Lưu ý rằng, sau khi website này được di chuyển đến một địa chỉ mới thì nó cũng sẽ được kế thừa lại toàn bộ các backlink, anchor text và bao gồm cả những hình phạt từ Google mà trang web cũ đã nhận trước đó.


Redirect 301 là gì?
 

Một số ví dụ về redirect 301

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ 301 moved permanently thì dưới đây chính là một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo:

- Thực hiện thao tác 301 redirect với mục đích chuyển hướng đường dẫn từ phuongnamvina.com/domain-dep (URL cần thay đổi) qua đường dẫn phuongnamvina.com/domain-gia-re (URL sau khi đã được thay đổi). Như vậy, chỉ cần người dùng truy cập vào tên miền phuongnamvina.com/domain-dep thì trang web sẽ tự động chuyển đến đường dẫn phuongnamvina.com/domain-gia-re.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng redirect 301 để chuyển URL từ không có www thành có www hay ngược lại (www or non-www). Ví dụ, nếu như bạn muốn đổi địa chỉ từ phuongnamvina.com sang www.phuongnamvina.com hoặc ngược lại chẳng hạn.

Khi nào bạn nên sử dụng redirect 301?

Trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng sử dụng 301 moved permanently để thực hiện việc chuyển hướng. Thay vào đó, việc chuyển hướng chỉ nên được áp dụng khi xuất hiện một trong những trường hợp sau:

- Landing page của website đã được di chuyển hoặc bị thay thế bằng một đường link mới.

- Tên miền của trang web đã bị thay đổi và chuyển sang một tên miền mới, hoặc là thay đổi thương hiệu mới.

- Website đã thay đổi tên miền của một trang web.

- Trang nội dung cũ kỹ, bị lỗi thời hay mắc lỗi error 404.

- Trang nội dung bị trùng lặp và cần được thay thế, hoặc gộp nội dung của các bài lại với nhau.

- Chuyển hướng những backlink đã được xây dựng từ trước sang cho URL mới.

- Cải thiện lượng traffic của website.


301 redirect
 

Sự khác biệt giữa redirect 301 và 302

Bên cạnh redirect 301 thì 302 redirect cũng là cách chuyển hướng được nhiều người áp dụng. Theo đó, redirect 302 là dạng mã trạng thái HTTP - Response code HTTP được thiết lập để thông báo rằng, một website hay URL đã được chuyển tạm thời sang một địa chỉ mới vì lý do nào đó nhưng chúng vẫn hoàn toàn dựa trên URL cũ. Ví dụ, khi website chính cần bảo trì trong một khoảng thời gian thì việc thực hiện redirect 302 sẽ giúp di chuyển trang web tạm thời đến một địa chỉ mới.

Từ khái niệm trên, chúng ta cũng có thể nhận ra được sự khác biệt giữa redirect 301 và 302 như sau:

- Redirect 301: chuyển đổi vĩnh viễn toàn bộ địa chỉ website hay URL sang một địa chỉ mới, trong đó bao gồm cả các thông tin trên web hoặc URL.

- Redirect 302: chỉ chuyển đổi tạm thời trang web hay URL sang địa chỉ mới trong một khoảng thời gian với một lý do cụ thể. Toàn bộ thông tin ở website chính hay URL trước đó vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

Một số sai lầm thường gặp khi redirect 301

Về cơ bản, việc sử dụng redirect 301 không còn là một phương pháp mới mẻ khi các SEOer muốn xây dựng backlink. Thế nhưng, cách làm này sẽ mang lại nhiều sự nguy hiểm tác động đến website của doanh nghiệp và thường xuyên gây ra lỗi, đặc biệt là một số lý do dưới đây:

1. Đường link không liên quan

Google có một thuật toán tên là Penguin và chúng có nhiệm vụ tìm ra những trang web có hồ sơ backlink không đảm bảo chất lượng, chỉ xuất hiện các đường liên kết spam rời rạc, thiếu tính liên kết. Việc sử dụng redirect 301 với một tên miền không liên quan thì điều đó cũng đồng nghĩa là chúng ta đang yêu cầu thuật toán đánh sập trang web của mình.

2. Sử dụng anchor text không phù hợp

Cần lưu ý rằng, việc thực hiện redirect 301 cho một tên miền (domain) không liên quan sẽ làm mất toàn bộ tỷ lệ vàng của anchor text trên trang web của bạn. Thay vào đó, website sẽ chỉ còn lại những anchor không liên quan khiến chất lượng trang bị giảm nhanh chóng.

3. Tạo ra sự nhầm lẫn cho Google

Giả sử, nếu như website của bạn đang đẩy mạnh việc SEO cho từ khóa “thiết kế website” nhưng bạn lại tìm được một tên miền mới hết hạn và có chủ đề liên quan tới “bất động sản” cùng số lượng backlink cực khủng. Lúc này, vì muốn có được các chỉ số ấn tượng mà bạn đã thực hiện chuyển hướng 301 tên miền này tới trang web của mình. Như vậy, bạn đã cung cấp thêm cho Google các đường link cùng một bộ anchor text mới, nhưng nội dung của chúng lại không hề liên quan đến từ khóa “thiết kế website”.

Chính hành động trên đã vô tình tạo ra một sự nhầm lẫn về nhận biết cho Google. Khi đó, Google sẽ không thể nào phân biệt được đâu là chủ đề mà trang web đang muốn hướng đến, thiết kế website hay lĩnh vực bất động sản? Cũng bởi sự nhầm lẫn này của Google mà website của bạn sẽ khó lòng hiển thị được theo đúng chủ đề và bị ẩn đi, cũng như không thể tìm thấy được ở trên tất cả các công cụ tìm kiếm.


301
 

Các bước sử dụng Registrar hoặc CPanel Redirect

Hiện nay, để tiến hành redirect cho tên miền thì CPanel Redirect và Registrar là hai công cụ được sử dụng nhiều nhất. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể sử dụng một trong hai phần mềm này để chuyển hướng 301 hiệu quả.

1. Sử dụng cPanel

Nếu nền tảng hosting mà bạn đang sử dụng là cPanel thì quá trình thêm redirect cho website sẽ rất đơn giản theo các bước sau:

Bước 1: Tìm tính năng Redirects

Trước tiên, hãy đăng nhập vào cPanel và tìm kiếm thanh search bar của cPanel giống như hình bên dưới.
 

Redirect là gì?
 

Tại đây, hãy điền từ khóa “redirects” và click vào link Redirects ngay bên dưới mục Domains:


301 moved permanently là gì?
 

Bước 2: Sử dụng tính năng Redirects

Sau khi click vào nút Redirects, trang web sẽ dẫn bạn đến cửa sổ chính Redirects:


Khái niệm redirect 301

Lúc này, nếu kéo xuống cuối trang tại mục Current Redirects, bạn sẽ không thấy bất kỳ chuyển hướng nào có sẵn.


301 moved permanently
 

Quay trở lại cửa sổ chính Redirects, trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên đây thì bạn cần phải hiểu rõ một số lệnh của chúng. Trong đó:

Type bao gồm:

- Permanent: thông báo cho trình duyệt và khách truy cập biết rằng URL đã được thay đổi hoàn toàn và nó cần được tải tại đường dẫn nhanh nhất có thể ngay khi vừa truy cập vào trình duyệt.

- Temporary: lệnh này sẽ có vai trò thông báo cho trình duyệt / bộ máy tìm kiếm rằng URL đã thay đổi. Tuy nhiên, trước khi chuyển user tới URL đó thì bạn hãy thử tải lại link cũ trước.

http://(www .)? bao gồm:

- All Public Domains: nếu bạn không bấm lựa chọn này, việc chuyển hướng sẽ được áp dụng lên toàn bộ domain trong cPanel của bạn.

- Your chosen domain name: khác với lựa chọn tùy người (hiển thị trên tài khoản cPanel), nó sẽ giúp cho bạn chọn domain cần được chuyển hướng.

Bạn có thể hình dung rõ hơn về hai lệnh này theo như hình ảnh dưới đây:


Redirect nghĩa là gì?
 

Nếu đã hoàn thành hai bước trên, bạn hãy tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ bên dưới để giúp redirect hoạt động.
 

Khái niệm redirect
 

Trong đó:

- Mục 1: hãy điền thư mục con của trang web mà bạn đang muốn tự động chuyển sang website hay URL khác.

- Mục 2: tại mục Redirects lớn, bạn cần điền địa chỉ đích.

- Mục 3: trong phần www . redirection, bạn hãy chọn phương thức chuyển hướng phù hợp:

+ Only redirect with www: chỉ chuyển hướng các tên miền phía trước có www.

+ Redirect with or without www: chuyển hướng toàn bộ dù có www hay không.

+ Do Not Redirect www: chỉ chuyển hướng các tên miền không có www ở trước.

Sau cùng, để hoàn thành xong quá trình cài đặt thì bạn chỉ cần việc click vào lệnh Add. Nhưng trước đó hãy kiểm tra lại từng bước ở trên để chắc chắn rằng bạn đã thực hiện đúng mọi thứ.

2. Sử dụng Registrar

Để tiến hành 301 redirect cho tên miền của bạn thì trước tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản Namecheap rồi click vào danh mục Quản lý (manage) bên cạnh tên miền của bạn để thực hiện quá trình chuyển hướng:
 

Redirect 301 nghĩa là gì?
 

Bước 1: nhấp vào nút Quản lý (manage), bạn hãy tìm phần Tên miền chuyển hướng (Redirect Domain) và chọn Thêm chuyển hướng (Add Redirect)


301 redirect là gì?
 

Bước 2: Nhập tên miền của bạn vào trường URL nguồn (Source URL) và liên kết mà bạn cần chuyển tiếp domain vào trường URL đích. Trong trường hợp bạn muốn cả phần yourdomain.tld và www.yourdomain.tld cùng được chuyển hướng thì hãy thêm bản ghi cho www tương ứng. Sau đó, hãy lưu các thay đổi này bằng dấu tick màu xanh bên phải hoặc nút Lưu tất cả thay đổi (Save All Changes).


Định nghĩa 301 redirect
 

Bước 3: Di chuyển đến tab Advanced DNS để kiểm tra xem liệu có bản ghi nào xung đột hay không (A, CNAME, hoặc bản ghi chuyển hướng URL có giá trị khác nhau nhưng lại được đặt cho cùng một máy chủ). Đối với những bản ghi này thì cần phải được xóa để tên miền hoạt động bình thường.


Khái niệm 301 redirect
 

Bí quyết vận dụng tối đa kỹ thuật redirect 301

Mục đích của việc sử dụng kỹ thuật redirect 301 đó chính là giúp nâng cao mức độ uy tín của trang web. Nếu website của bạn càng uy tín sẽ càng giúp cho việc xếp hạng những từ khóa quan trọng trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, khi thực hiện phương pháp này thì bạn cũng cần đảm bảo tối ưu SEO onpage theo đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, đừng quá lạm dụng kỹ thuật này một cách quá mức vì nó có thể khiến cho trang web của bạn tăng khả năng bị phạt rất cao.

Phương pháp redirect 301 mới bạn không nên bỏ qua

Bởi vì phương pháp redirect 301 cũ gặp phải quá nhiều vấn đề nên khiến cho việc chuyển hướng bị thất bại. Tuy nhiên, bạn cũng không thể nào phủ nhận được tính hữu ích mà loại mã trạng thái này mang lại. Vậy nên, để giúp bạn có thể loại trừ được hết các mối nguy hiểm thì dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn một phương pháp 301 redirect mới giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.

Cụ thể, thay vì chọn các URL có chủ đề đa dạng thì với kỹ thuật mới, bạn chỉ cần được dùng các tên miền đã hết hạn và có chủ đề Topical Trust Flow (TFF) tương tự với trang web đang hoạt động.

Lúc này, sẽ có nhiều người thắc mắc rằng tại sao chỉ chuyển hướng những trang web có Topical Trust Flow tương tự mà không lấy luôn các website thuần lĩnh vực để mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thực tế thì việc tìm kiếm các trang web có cùng chủ đề sẽ dễ hơn rất nhiều lần so với việc bạn chọn được một website thuần lĩnh vực.

Ví dụ, nếu như website của bạn được xây dựng để kinh doanh bàn ghế thì hãy tìm các tên miền có cụm từ “đồ nội thất”, hoặc các chủ đề TFF có liên quan đến đồ nội thất. Với phương pháp này, cách thực hiện sẽ đơn giản hơn khi bạn chỉ cần tìm kiếm những tên miền hết hạn và có topic liên quan, thay vì domain có cụm từ “bàn ghế”.

Như chúng ta cũng đã biết, mức độ liên quan trong chủ đề chính là yếu tố cốt lõi khi tiến hành xây dựng backlink trên trang. Vậy nên, Google sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng phương pháp redirect truyền thống nếu nội dung bài viết và link trong trang không có bất kỳ mối liên quan nào với nhau. Nhưng với kỹ thuật chuyển hướng redirect 301 mới, hành động dùng các tên miền hết hạn và có chủ đề tương tự cũng giống như việc bạn đang thu mua một doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.


Bí quyết sử dụng redirect 301
 

Thông qua nội dung vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được về khái niệm redirect hay định nghĩa 301 moved permanently là gì. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chuyển hướng vĩnh viễn trang web sang một địa chỉ khác. Từ đó giúp cho đường link URL mới được index nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm, thu hút người dùng truy cập để gia tăng traffic và cải thiện thứ hạng hiển thị hiệu quả.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Lỗi 500 là gì? Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error

icon thiết kế website Cookies là gì? Cách xóa cookies trên trình duyệt nhanh nhất

icon thiết kế website Lỗi 504 là gì? Cách sửa lỗi 504 Gateway Timeout nhanh nhất

Bài viết mới nhất

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications không chỉ là công cụ gửi thông điệp nhanh chóng mà còn là chìa khóa giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động tức thời.

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản không chỉ là nền tảng cốt lõi của Internet hiện tại mà còn là chìa khóa mở ra vô vàn những cơ hội mới trong tương lai.

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Trong ngành nhà đất đầy cạnh tranh, thiết kế landing page bất động sản là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và chốt deal thành công.

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Mất tiền, mất thông tin cá nhân, danh tiếng bị ảnh hưởng là những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt nếu không cẩn thận kiểm tra web lừa đảo.

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS software solutions cung cấp các công cụ phần mềm trực tuyến giúp tối ưu hóa quản lý trong các ngành như tài chính, y tế, giáo dục và bán lẻ.

 
zalo