External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

External link là một yếu tố quan trọng trong SEO nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu cách sử dụng chúng một cách tối ưu chưa? Việc đặt external links đúng cách đúng chỗ có thể giúp website của bạn tăng độ tin cậy, cải thiện thứ hạng và tạo mối liên kết chặt chẽ với các trang web khác. Tuy nhiên khi sử dụng sai, nó có thể gây ra những hệ quả tiêu cực cho SEO. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về external link là gì cho đến các chiến lược nâng cao để áp dụng tăng độ trust cho website hiệu quả. 
 

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z
 

External link là gì?

External link (liên kết ngoài) là những đường link từ trang web này dẫn đến các website khác trên Internet. Không giống với internal link liên kết các trang trong cùng 1 website, external link thường được sử dụng để bổ sung thông tin hoặc dẫn chứng nguồn đáng tin cậy, từ đó làm tăng giá trị cho nội dung của bạn. Nói một cách dễ hiểu, khi nhấp vào một external link, bạn sẽ được đưa đến một trang web khác ngoài website mà bạn đang xem. 

External link không chỉ cung cấp thêm kiến thức bổ sung mà còn giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề cụ thể. Ví dụ, khi viết về một nghiên cứu khoa học hoặc thuật ngữ kỹ thuật, bạn có thể dẫn nguồn từ các trang web uy tín như các tạp chí chuyên ngành hoặc báo cáo nghiên cứu. Điều này không chỉ chứng minh tính chính xác của thông tin bạn cung cấp mà còn tạo niềm tin đối với người đọc
 

External link là gì?
 

Tại sao external link lại quan trọng trong SEO?

External links đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO marketing, không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác về mặt kỹ thuật và uy tín cho website. Dưới đây là ba yếu tố chính khiến đường link này trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược SEO. 

1. Thông tin hữu ích đến người dùng

External link giúp bổ sung thêm thông tin, mở rộng kiến thức cho độc giả bằng cách dẫn họ đến các nguồn uy tín và chuyên sâu hơn mà không cần tạo ra mọi thông tin từ đầu. Bằng cách dẫn người đọc đến các nghiên cứu, báo cáo hoặc nguồn tài liệu chi tiết hơn, SEOer có thể tiết kiệm thời gian trong việc nghiên cứu và tạo ra các nội dung dài hạn. External link cũng giúp nội dung trở nên chất lượng hơn và tăng khả năng được người đọc chia sẻ. 

2. Tăng độ uy tín của website

Google sử dụng các tiêu chí như E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) để đánh giá website. Chính vì vậy, các external link dẫn đến nguồn uy tín sẽ giúp website đáp ứng tốt hơn các tiêu chí này, đặc biệt về độ uy tín và thẩm quyền. Một ví dụ dễ hiểu như các trang có liên kết đến website có domain authority cao (DA trên 80) thường có xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. 

Ngoài ra, trang có external link từ các trang web uy tín có tỷ lệ tăng trưởng organic traffic cao hơn 20-30% so với các trang không có liên kết outbound. Điều này chứng minh rằng external link có thể tạo hiệu ứng tích cực cho độ uy tín của website và giúp cải thiện thứ hạng SEO.

3. Xây dựng networking trong ngành

External link còn là công cụ giúp xây dựng mối quan hệ giữa các website, mở ra cơ hội hợp tác. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển chiến lược backlink – yếu tố quan trọng giúp tăng thứ hạng SEO.

Bên cạnh đó, chiến lược trao đổi link giữa các doanh nghiệp cũng giúp tăng cường sự xuất hiện của website trên các nền tảng khác, qua đó thu hút thêm lưu lượng truy cập tự nhiên. Lượng organic traffic còn có giá trị cao hơn so hơn với các traffic đến từ các chiến dịch PPC, vì vậy, đây là sự lựa chọn thông minh khi SEO nội bộ. 
 

External Link
 

Các loại external links thường gặp 

External link được chia thành hai loại chính dựa trên vai trò của chúng đối với website là inbound và outbound links. Outbound links giúp cải thiện chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng, trong khi inbound links là yếu tố quan trọng để nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tăng cường độ uy tín cho website của bạn. 

1. Outbound link (Liên kết đi)

Outbound link là những liên kết từ website của bạn trỏ đến các trang web khác. Mặc dù nhiều người lo lắng việc dẫn người dùng ra khỏi website của mình, nhưng outbound link thực tế mang lại nhiều lợi ích nếu bạn sử dụng đúng cách. Chẳng hạn, nếu bạn viết bài về cách tối ưu hóa tốc độ trang web và liên kết đến một nghiên cứu chuyên sâu về hiệu suất máy chủ, đây chính là outbound link giúp tăng giá trị thông tin cho bài viết. 

2. Inbound link (Liên kết đến)

Inbound link hay còn gọi là backlink, là các liên kết từ website khác trỏ về trang web của bạn. Đây là loại external link có ảnh hưởng lớn nhất đến SEO và là chìa khóa để tăng cường thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm. Inbound link được chia thành các loại sau:

 - Natural link: Đây là những liên kết mà các trang web khác tự nguyện chèn vào nội dung của họ để dẫn người dùng đến trang web của bạn mà không có bất kỳ yêu cầu hay sự can thiệp trực tiếp nào từ bạn. Những liên kết này thường được đánh giá cao nhất trong SEO vì chúng tự nhiên và không liên quan đến việc mua bán hoặc yêu cầu. Ví dụ, khi một trang web uy tín trong ngành viết bài về công cụ SEO và sử dụng hyperlink dẫn tới sản phẩm của bạn như một nguồn tài liệu giá trị. 

- Manually built link: Đây là các liên kết được tạo ra thông qua chiến lược tiếp cận có hệ thống như việc hợp tác với các influencer, affiliate marketer hoặc khách hàng. Build các link này đòi hỏi sự liên lạc và thỏa thuận trước. Ví dụ, khi bạn phối hợp với một influencer trong chiến dịch marketing và yêu cầu họ tích hợp các custom link vào nội dung.

- Self-created link: Đây là các liên kết bạn tự tạo trên các nền tảng trực tuyến như forum, blog comment, press release hoặc online directory nhằm hướng lưu lượng truy cập đến trang web của mình. Tuy nhiên, loại liên kết này thường bị hạn chế hiệu quả nếu không được thực hiện cẩn trọng vì các công cụ tìm kiếm có thể đánh giá đây là spam link nếu không đảm bảo tính tự nhiên.
 

Hệ thống external links
 

Một số hạn chế khi đặt link out

Mặc dù việc xây dựng hệ thống link out có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần hiểu rõ một số hạn chế để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến website của mình. 

- Số lượng link quá nhiều: Việc chèn quá nhiều link trong một bài viết có thể khiến nội dung trở nên rối rắm và phân tán sự chú ý của người đọc. Người dùng có thể bị sao lãng và không tập trung vào thông điệp chính của bài viết. Hơn nữa từ góc độ SEO, Google có thể xem xét số lượng external quá mức như một dấu hiệu của việc spam link. 

- Link không tự nhiên: Các link external cần được đặt một cách hợp lý và tự nhiên, phù hợp với nội dung. Nếu bạn cố gắng chèn link chỉ để tăng số lượng liên kết mà không cân nhắc đến mối liên kết với nội dung trong bài, điều này không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn gây nghi ngờ cho các công cụ tìm kiếm. 

- Link đến trang web chất lượng kém: Việc liên kết đến các trang web không uy tín có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy của website.Các công cụ tìm kiếm luôn đánh giá các liên kết dựa trên mức độ đáng tin cậy và uy tín của trang web mà chúng trỏ đến. Vì vậy, việc kiểm tra kỹ lưỡng và chọn lọc các trang uy tín để liên kết là vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu hóa SEO.

Top 5 chiến thuật xây dựng external link tăng độ trust cho website 

Việc xây dựng chiến lược external link đúng cách có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt không chỉ trong mắt người dùng mà còn trong các thuật toán xếp hạng giúp cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Dưới đây là một số chiến thuật xây dựng external link giúp tăng độ tin cậy cho website mà bạn có thể tham khảo.

1. Chọn nguồn outbound links uy tín

Một trong những điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi liên kết ngoài là chất lượng của các trang web bạn liên kết đến. Đây là một quá trình tốn khá nhiều thời gian nhưng nó rất cần thiết với một website chất lượng. Dưới đây là một số nguồn chất lượng cao mà bạn có thể khai thác để xây dựng hệ thống link out hiệu quả cho trang web của mình.

- Tính năng "Tìm kiếm liên quan" của Google: Tính năng này giúp bạn khám phá những trang web có liên quan đến lĩnh vực của mình. Bằng cách nhập từ khóa vào Google và cuộn xuống cuối trang kết quả, bạn sẽ tìm thấy danh sách các tìm kiếm liên quan. Những tìm kiếm này có thể dẫn bạn đến những trang chất lượng mà bạn có thể xem xét để liên kết.

- Các trang web của đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu các đối thủ trong ngành là một cách hữu hiệu để tìm kiếm các liên kết chất lượng. Bạn hãy xem xét các trang mà họ liên kết đến và cân nhắc việc tiếp cận những trang web này để thiết lập các liên kết cho riêng bạn.

- Phương tiện truyền thông xã hội: Phương tiện truyền thông xã hội là một kho tàng thông tin về các trang web chất lượng cao. Theo dõi những người có ảnh hưởng và chuyên gia trong lĩnh vực của bạn trên các nền tảng như Twitter, LinkedIn hay Facebook có thể giúp bạn nhận diện các liên kết tiềm năng. Ngoài ra, các trang web của chính phủ và các tổ chức uy tín như chính phủ có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy để tham khảo và liên kết.

- Sự kiện và hội nghị ngành: Tham gia các sự kiện và hội nghị trong ngành không chỉ giúp bạn kết nối mà còn mở ra cơ hội để tìm kiếm các trang web uy tín. Gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giúp bạn nhận được những gợi ý đáng giá về các liên kết. Các trang tin tức lớn như VnExpress hay Báo Tuổi Trẻ cũng thường có những thông tin mới mẻ và liên quan mà bạn có thể khai thác.

- Thư mục trực tuyến và trang web review: Các thư mục trực tuyến và trang web đánh giá thường liệt kê những trang hàng đầu trong các ngành nghề cụ thể. Những nguồn này là tài liệu tham khảo quý giá để bạn tìm kiếm các trang web chất lượng cao để liên kết, đặc biệt là các trang web có đuôi .edu và .gov. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học và báo cáo thống kê từ các tổ chức uy tín cũng có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy để tham khảo và liên kết.
 

Outbound Link
 

2. Sử dụng anchor text hiệu quả

Anchor text là phần văn bản có thể nhấp và hiển thị trong hyperlink. Khi thực hiện liên kết ngoài, việc sử dụng anchor text một cách thông minh là rất quan trọng. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được ngữ cảnh của các liên kết và cải thiện SEO của bạn.

- Mô tả chính xác nội dung: Thay vì sử dụng các cụm từ chung chung như "click here" hoặc "tìm hiểu thêm", bạn nên sử dụng các cụm từ mô tả chính xác nội dung mà bạn đang liên kết đến.

- Đảm bảo tính rõ ràng: Anchor text nên được thiết kế sao cho người đọc dễ dàng hiểu nội dung mà họ sẽ được dẫn đến. Việc này góp phần nâng cao mức độ tương tác và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên trang web của bạn. 

- Tránh spam: Bạn cần lưu ý rằng việc lạm dụng các cụm từ và từ khóa trong anchor text có thể dẫn đến việc bị đánh giá là spam, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng SEO.

3. Sử dụng thẻ nofollow và dofollow hợp lý

Việc sử dụng thẻ nofollow và dofollow là một chiến thuật quan trọng trong hệ thống link của website. Áp dụng thẻ nofollow và dofollow một cách hợp lý giúp xác định giá trị SEO mà bạn muốn truyền đi.

Khi đặt external link, thuộc tính dofollow cho phép các công cụ tìm kiếm theo dõi liên kết nên bạn có thể đặt ở các trang web chính phủ (.gov) hay giáo dục (.edu), trong khi nofollow link giúp bạn ngăn chặn được các trang quảng cáo hoặc các đường link trả tiền tăng độ uy tín cho website. 

Đối với nofollow link, thêm thuộc tính rel = "nofollow" vào thẻ :

< a href=" https://example.com" rel="nofollow" > Liên kết đến trang đích < /a >

Đối với dofollow link, bạn chỉ cần tạo liên kết bình thường:

< a href=" https://example.com " > Liên kết đến trang đích < /a >
 

Hệ thống External link

 

4. Cân bằng tỷ lệ internal và external links

Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa các liên kết nội bộ (internal links) và liên kết ngoài (external links) cũng là điều cần lưu ý. Sự cân bằng này không chỉ giúp tối ưu hóa cấu trúc nội dung của trang web mà còn tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

- Tỷ lệ lý tưởng: Thông thường, tỷ lệ lý tưởng nên nằm trong khoảng 70:30 hoặc 80:20, nghĩa là 70-80% liên kết nội bộ và 20-30% liên kết ngoài. Cân bằng này không chỉ giúp tối ưu hóa cấu trúc nội dung của trang web mà còn tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

- Tạo sự liên kết hợp lý: Các liên kết nội bộ không chỉ giúp người đọc điều hướng trang web một cách dễ dàng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc trang và nội dung của bạn. Các liên kết internal cung cấp thông tin bổ sung cho người đọc và có thể tăng độ tin cậy cho nội dung của bạn.

- Theo dõi và điều chỉnh: Bạn nên thường xuyên theo dõi tỷ lệ liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Nếu nhận thấy có sự mất cân bằng, bạn có thể ngay lập tức điều chỉnh bằng cách thêm hoặc giảm các liên kết phù hợp. 

5. Kiểm tra links định kỳ

Duy trì chất lượng trang web thông qua việc kiểm tra các liên kết định kỳ là một bước quan trọng trong quản lý SEO. Dưới đây là những khía cạnh cần chú ý:

- Đảm bảo không có link out hỏng: Các liên kết không hoạt động hay còn gọi là broken links không chỉ làm giảm trải nghiệm của người dùng mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO. Việc thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và loại bỏ các liên kết hỏng sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất của trang web.

- Cập nhật liên kết khi cần thiết: Trong quá trình duy trì nội dung trang web, một số liên kết có thể trở nên không còn phù hợp do thay đổi nội dung hoặc cấu trúc của trang đích. Do đó, việc cập nhật các liên kết này là cần thiết để đảm bảo người dùng không bị dẫn đến các trang không có thông tin giá trị.

- Loại bỏ các outbound links không phù hợp: Khi phát hiện các liên kết dẫn đến những trang có độ tin cậy thấp hoặc không còn phù hợp với nội dung của bạn, việc loại bỏ chúng là cần thiết.
 

External linking
 

Cạm bẫy khi đặt external link và những loại website bạn không nên chọn 

Xây dựng hệ thống outbound links là một phần quan trọng trong chiến lược SEO. Tuy nhiên, không phải mọi liên kết đều mang lại giá trị tích cực. Dưới đây là một số cạm bẫy và những loại website bạn nên tránh khi đặt external link để bảo vệ website.

- Website chứa phần mềm độc hại: Liên kết đến các website này không chỉ gây hại cho người dùng thông qua việc lây lan virus hoặc phần mềm độc hại mà còn có thể dẫn đến việc trang web của bạn bị liệt vào danh sách đen của các công cụ tìm kiếm. Hậu quả có thể là mất đi lưu lượng truy cập, giảm thứ hạng trên các trang tìm kiếm và ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

- Outbound link đến các trang cá nhân: Khi xây dựng outbound links, bạn cần tránh liên kết đến các loại trang cá nhân không đáng tin cậy như blog không được chứng thực, trang mạng xã hội cá nhân, diễn đàn không chính thức và các trang không rõ nguồn gốc. Những liên kết này có thể gây nhầm lẫn cho người dùng về độ tin cậy của nội dung và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của website. 

- Trang web có nội dung không liên quan: Việc liên kết đến các trang web có nội dung không liên quan đến lĩnh vực không chỉ gây mất thời gian cho người đọc mà còn làm giảm giá trị của nội dung trên website. Vì vậy, bạn phải đảm bảo luôn chọn các trang có nội dung liên quan để đảm bảo sự nhất quán và giá trị cho người dùng.
 

Link out
 

Một số công cụ hỗ trợ kiểm tra external links trên website

Có khá nhiều công cụ hữu ích khác giúp bạn kiểm tra và phân tích external links trên website. Mỗi công cụ có những ưu điểm và đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cách để sử dụng hai công cụ phổ biến nhất là Ahrefs và Screaming Frog để kiểm tra website qua phần tiếp theo nhé!

1. Ahrefs - Công cụ phân tích chuyên nghiệp

Nếu muốn có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về Outbound link của website, Ahrefs là một lựa chọn lý tưởng để kiểm tra và phân tích links trên website. 

Bước 1: Truy cập Ahrefs

- Vào trang chủ ahrefs.com.

- Đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Bước 2: Nhập URL website vào phần tìm kiếm

- Paste URL website cần phân tích vào ô Site Explorer.

- Chọn protocol (http/https) phù hợp với website.
 

Kiểm tra external link
 

Bước 3: Kéo thanh menu bên trái xuống, chọn "Linked domain"

- Tìm mục "Outgoing links" trong sidebar.

- Click vào "Linked domains" để xem danh sách.
 

Kiểm tra external links
 

Bước 4: Kiểm tra External Link ở trang kết quả

Bạn sẽ nhận được kết quả là những domain mà website đã liên kết đến. Trong đó:

- Cột Linked domain: Là những domain mà trang của bạn liên kết đến.

- Cột DR: Chỉ số độ uy tín của domain được link đến.

- Cột Links from target: Số lượng link trỏ đến từng domain cụ thể.

- Cột dofollow: Hiển thị số liên kết external, màu xanh đậm thể hiện cho việc Outbound Link mang thuộc tính dofollow hay nofollow.
 

Check hệ thống External links

 

2. Công cụ Screaming Frog

Screaming Frog phù hợp cho những ai muốn có một giải pháp quét nhanh chóng, đặc biệt là các liên kết đang trỏ đến các trang không tồn tại hoặc bị chuyển hướng và xuất dữ liệu dễ dàng. Công cụ này có bản miễn phí và những người mới có thể dễ dàng sử dụng.

Bước 1: Truy cập Screaming Frog

- Mở phần mềm Screaming Frog SEO Spider và click vào.

- Nhập website hoặc URL cần kiểm tra vào ô tìm kiếm.

- Nhấn nút "Start" để bắt đầu quét. Thao tác này sẽ thu thập và kiểm tra URL đã nhập và tất cả các URL có thể khám phá thông qua link trong HTML của các trang trên cùng một subdomain. 
 

Check hệ thống External link

 

Bước 2: Đợi quá trình crawl hoàn tất

- Theo dõi tiến độ crawl ở thanh status. Quá trình thu thập sẽ cập nhật theo realtime và tốc độ cũng như tổng số URL đã hoàn thành và còn lại có thể được xem ở cuối ứng dụng.

- Đợi đến khi crawl hoàn tất 100%.

Bước 3: Kiểm tra External Links

- Click vào tab "External" trên thanh menu.

- Xem danh sách toàn bộ external links của website.

- Các thông tin hiển thị bao gồm: URL address, Anchor Text, Status Code.
 

Kiểm tra External Linking
 

Bước 4: Xuất dữ liệu báo cáo

- Nhấn nút "Export" trên thanh công cụ.

- Chọn định dạng file xuất (CSV, Excel...) và tải về máy tính để xem chi tiết Link out của web.
 

Check External link
 

Qua bài viết của Phương Nam Vina, sử dụng external link hợp lý không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn gia tăng độ uy tín và thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Khi chọn nguồn liên kết uy tín, sử dụng anchor text phù hợp và duy trì sự cân bằng giữa internal và external links, bạn có thể khai thác tối đa lợi ích của các liên kết ngoài. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu và tránh lạm dụng, bạn nên đảm bảo rằng mọi liên kết đều thực sự mang lại giá trị cho người dùng và nội dung. 

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website SEO audit là gì? Hướng dẫn thực hiện audit website từ A - Z

icon thiết kế website Link building là gì? Các yếu tố xây dựng liên kết hiệu quả nhất

icon thiết kế website Link Juice là gì? Bật mí về sức mạnh của Link Juice trong SEO

Bài viết mới nhất

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Xây dựng cấu trúc landing page bán hàng hoàn hảo giúp bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế chỉ trong vài cú click chuột.

Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Khi nói đến an ninh mạng, nhiều người nghĩ ngay đến virus hay ransomware. Nhưng có một mối đe dọa âm thầm, thậm chí còn đáng sợ hơn, đó là rootkit.

Internal link là gì? Cẩm nang xây dựng hệ thống Internal link

Internal link là gì? Cẩm nang xây dựng hệ thống Internal link

So với external link, internal link dễ dàng tạo ra các hành trình người dùng mạch lạc hơn từ đó xây dựng được một hệ thống liên kết nội bộ hiệu quả

15+ mẫu landing page bán hàng thời trang đẹp, chuyển đổi cao

15+ mẫu landing page bán hàng thời trang đẹp, chuyển đổi cao

Landing page thời trang không chỉ là một công cụ bán hàng mà còn là kênh truyền thông hiệu quả để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh thu vượt trội.

Thiết kế website Thủ Dầu Một

Thiết kế website Thủ Dầu Một

Thiết kế website Thủ Dầu Một không chỉ là lựa chọn mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trước sự phát triển và cạnh tranh gay gắt nơi đây.

Snippet là gì? Bí quyết chiếm lĩnh vị trí số 0 trên Google

Snippet là gì? Bí quyết chiếm lĩnh vị trí số 0 trên Google

Có tới 70% lượt tìm kiếm kết thúc trong trang đầu tiên, vậy nên đạt được featured snippets là cách hiệu quả để tăng lượng truy cập trực tuyến.

 
zalo