Cũng giống như một thương hiệu uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, website có domain authority cao sẽ được Google ưu ái, tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu và mang về lượt truy cập lớn. Có thể nói, domain authority là yếu tố đánh giá khả năng xếp hạng của một miền trong các công cụ tìm kiếm và quyết định đến sự thành công của một chiến dịch SEO. Chỉ số này không chỉ phản ánh sức mạnh của website mà còn ảnh hưởng đến cách mà người dùng nhìn nhận và tương tác với thương hiệu.
- Domain authority là gì?
- Sự khác biệt giữa domain authority (DA) và page authority (PA)
- Vai trò của chỉ số DA trong SEO và đánh giá website
- Chỉ số domain authority như thế nào là tốt?
- Hướng dẫn check website domain authority
- Bí quyết cải thiện domain authority cho website
- Một số hiểu lầm thường gặp về DA website
Domain authority (DA) là một chỉ số do công ty Moz phát triển, được thiết kế để dự đoán khả năng một trang web sẽ xếp hạng cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). DA được tính dựa trên một thuật toán phức tạp, sử dụng dữ liệu từ các yếu tố như số lượng backlink trỏ về trang web, chất lượng các liên kết này và nhiều yếu tố SEO khác. Chỉ số DA dao động từ 1 đến 100 với con số càng cao thể hiện khả năng website của bạn có thể xếp hạng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Thuật ngữ domain authority là gì thường được các chủ doanh nghiệp và SEOer tìm hiểu kỹ lưỡng vì DA không chỉ giúp đo lường hiệu quả SEO hiện tại của website mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lập chiến lược phát triển dài hạn. DA thường được sử dụng như một chỉ số so sánh để đánh giá sự mạnh mẽ của một trang web trong lĩnh vực SEO, đặc biệt khi đặt website của mình cạnh tranh với các đối thủ.
Domain authority và page authority (PA) đều là những chỉ số quan trọng trong SEO, nhưng chúng có những điểm khác biệt chính mà người làm SEO cần hiểu rõ để có chiến lược tối ưu đúng đắn.
- Domain authority: Đây là chỉ số đo lường sức mạnh tổng thể của toàn bộ domain hoặc website. Nó đánh giá độ uy tín của cả trang web trên phạm vi rộng, dựa vào tất cả các trang con và đường dẫn liên kết đến website.
- Page authority: Ngược lại, PA chỉ tập trung vào một trang cụ thể, đo lường mức độ mạnh mẽ và tiềm năng xếp hạng của một trang đơn lẻ trong domain. Ví dụ, một trang chủ có PA cao không có nghĩa là tất cả các trang con khác trên cùng một website cũng sẽ có PA cao tương tự.
Sự khác biệt giữa DA và PA là quan trọng bởi vì việc tối ưu hóa một trang web tổng thể đòi hỏi chiến lược dài hạn và cần đầu tư công sức vào toàn bộ trang web, trong khi việc tối ưu PA chỉ tập trung vào nội dung và các yếu tố của một trang cụ thể.
Vai trò của chỉ số DA trong SEO và đánh giá website
Tuy Google không sử dụng domain authority như một yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng các SEOer có thể dựa vào DA website để đánh giá tiềm năng, mức độ uy tín và tầm ảnh hưởng của website trong lĩnh vực hoạt động.
- Đánh giá đối thủ: DA cung cấp một công cụ so sánh sức mạnh giữa các trang web trong cùng một lĩnh vực, giúp SEOer xác định xem đối thủ cạnh tranh đang dẫn trước mình bao xa.
- Định hướng xây dựng backlink: Chỉ số DA cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết từ các trang web có uy tín. Nếu một trang web có DA cao liên kết đến trang của bạn, điều này sẽ giúp tăng mức độ uy tín của website bạn theo thời gian.
- Dự đoán xếp hạng: Domain authority giúp đưa ra dự đoán về khả năng một website có thể xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. DA cao thường là dấu hiệu của một website được Google đánh giá cao, với nhiều nội dung hữu ích và một hệ thống liên kết chất lượng.
- Tối ưu hóa chiến lược SEO tổng thể: Theo dõi sự thay đổi DA theo thời gian giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược để cải thiện nội dung, xây dựng liên kết và tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật nhằm nâng cao xếp hạng website.
Không có con số "hoàn hảo" cố định cho mọi website. Chỉ số domain authority lý tưởng phụ thuộc vào lĩnh vực mà website của bạn hoạt động và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.
- Từ 0 - 40: Các trang web mới thường có domain authority trong khoảng này. Đây là giai đoạn khởi đầu và việc tăng chỉ số này sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược nội dung và xây dựng backlink.
- Từ 40 - 50: Các DA website trong khoảng này thường đã có sự phát triển ổn định về nội dung và backlink. Đây là mức tốt cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc website thương mại điện tử nhỏ.
- Từ 50 - 60: Đây là mức domain authority mạnh thường thuộc về các website lớn, có uy tín và nhiều backlink từ các trang web khác. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường đã có thương hiệu vững chắc và khả năng cạnh tranh cao.
- Trên 60 - 100: Những website này thuộc về các công ty lớn hoặc các trang web có uy tín lâu năm, như Wikipedia, Facebook, hay Google. Việc đạt được mức này là cực kỳ khó khăn và đòi hỏi chiến lược SEO toàn diện.
Một chỉ số domain authority tốt là khi nó vượt qua đối thủ trực tiếp của bạn trong cùng lĩnh vực. Điều này đảm bảo rằng bạn đang trên con đường tốt để cải thiện thứ hạng của mình trên các công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra domain authority của một trang web, có nhiều công cụ cả miễn phí và trả phí cung cấp thông tin này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng từng công cụ riêng biệt, bao gồm các bước cụ thể và tính năng bổ sung mà mỗi công cụ mang lại.
Moz là nơi khởi xướng chỉ số domain authority, và công cụ kiểm tra DA của Moz được đánh giá là đáng tin cậy nhất khi cần kiểm tra chỉ số này. Dưới đây là cách sử dụng Moz’s Domain Authority Checker một cách chi tiết:
Bước 1: Truy cập Moz: Đầu tiên, vào trang chủ Moz tại moz.com và điều hướng đến phần Free Domain SEO Analysis Tool hoặc trực tiếp vào Link Checker.
Bước 2: Nhập URL website: Trong ô tìm kiếm, bạn nhập địa chỉ URL của trang web mà bạn muốn kiểm tra DA. Ví dụ, nhập “https:// yourwebsite.com” để phân tích DA của trang này.
Bước 3: Kiểm tra kết quả: Sau khi nhấn nút Analyze, hệ thống sẽ trả về kết quả bao gồm chỉ số Domain Authority cùng với một số chỉ số khác như:
- Page Authority (PA) của trang cụ thể
- Số lượng backlink trỏ về trang web
- Số lượng domain trỏ liên kết về website
- Top Linking Domains có ảnh hưởng nhất liên kết đến trang web của bạn.
2. Sử dụng Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ nhất hiện nay, không chỉ tập trung vào DA mà còn bao gồm hàng loạt tính năng SEO khác. Để kiểm tra chỉ số DA qua Ahrefs, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập Ahrefs: Vào trang chủ ahrefs và chọn phần Site Explorer.
Bước 2: Nhập URL: Nhập địa chỉ URL của website vào ô tìm kiếm và nhấn nút Search.
Bước 3: Kết quả trả về: Ahrefs sẽ hiển thị chi tiết các thông tin liên quan đến website, bao gồm:
- Domain Rating (DR): Chỉ số tương tự DA nhưng do Ahrefs phát triển, đánh giá độ mạnh của domain dựa trên số lượng và chất lượng các backlink.
- Backlink profile: Chi tiết về số lượng và chất lượng của các backlink.
- Organic traffic: Ahrefs cũng cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập tự nhiên, số lượng từ khóa mà website xếp hạng, và vị trí xếp hạng từ khóa.
- Referring Domains: Số lượng domain liên kết đến trang web.
3. Kiểm tra bằng SEMrush
SEMrush là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp thông tin chi tiết về nhiều yếu tố SEO, bao gồm DA. Để kiểm tra DA với SEMrush, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
(1) Truy cập SEMrush: Vào trang web semrush. com và chọn công cụ Domain Overview từ thanh điều hướng.
(2) Nhập URL: Nhập URL website bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm và nhấn Search.
(3) Xem kết quả: SEMrush cung cấp một báo cáo chi tiết về:
- Authority Score: Đây là chỉ số của SEMrush nhưng cũng tương tự như DA của Moz, giúp đánh giá tổng thể sức mạnh và độ uy tín của website.
- Backlinks: Báo cáo này bao gồm tổng backlink, số lượng liên kết dofollow/nofollow và các trang web có liên kết đến.
- Organic Search Traffic: SEMrush cũng cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập tự nhiên, số lượng từ khóa mà website đang xếp hạng và thứ hạng của từng từ khóa.
- Tính năng bổ sung: SEMrush còn cho phép bạn theo dõi xếp hạng từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh và thực hiện site audit để phát hiện và khắc phục các vấn đề SEO kỹ thuật.
4. So sánh kết quả giữa các công cụ
Khi kiểm tra DA website với các công cụ như Moz, Ahrefs và SEMrush, bạn có thể thấy rằng kết quả không phải lúc nào cũng giống nhau. Điều này là do mỗi công cụ sử dụng các thuật toán và cách tính toán riêng. Một số điểm cần lưu ý:
- Moz tính toán domain authority dựa trên chất lượng và số lượng của các backlink, đặc biệt là các backlink từ các domain uy tín.
- Ahrefs sử dụng domain rating (DR), tương tự DA nhưng chú trọng nhiều hơn vào sức mạnh của các liên kết đến.
- SEMrush sử dụng Authority Score, một chỉ số tương tự nhưng tích hợp thêm yếu tố về hiệu suất của lưu lượng truy cập và các chỉ số SEO khác.
Dù bạn sử dụng công cụ nào, Moz Domain Authority Checker vẫn được coi là tiêu chuẩn phổ biến nhất khi nói đến DA. Tuy nhiên, kết hợp nhiều công cụ sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về sức mạnh tổng thể của website.
Cải thiện domain authority đòi hỏi một chiến lược SEO toàn diện và lâu dài. Dưới đây là những yếu tố quan trọng:
Bước 1. Chọn tên miền chất lượng
Tên miền là nền tảng đầu tiên của website. Việc chọn tên miền phù hợp và chất lượng có thể tạo ảnh hưởng lớn đến chỉ số DA:
- Lâu đời: Google thường đánh giá cao các tên miền đã tồn tại trong một thời gian dài. Các tên miền này thường được coi là có độ tin cậy hơn so với các tên miền mới.
- Có liên quan đến ngành nghề: Chọn tên miền có chứa từ khóa liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm của bạn giúp cải thiện sự liên quan giữa nội dung và tên miền. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh đồ nội thất, tên miền có thể bao gồm từ “noithat”, tạo cảm giác liên quan và dễ nhớ.
- Đơn giản, dễ nhớ: Một tên miền ngắn gọn, dễ đọc sẽ thu hút người dùng quay lại và dễ dàng chia sẻ. Điều này gián tiếp cải thiện DA qua việc tăng lượng truy cập và tương tác.
- Có đuôi phổ biến: Tên miền .com, .org, .net thường có xu hướng được tin cậy hơn, giúp website nhận được đánh giá cao hơn trong mắt Google.
Bước 2: Tối ưu hóa nội dung on-page
Nội dung on-page đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện domain authority. Những yếu tố như từ khóa, cấu trúc trang và tính tối ưu cho người dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số:
- Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng: Đảm bảo rằng nội dung của bạn tập trung vào những từ khóa chính có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Nội dung chất lượng cao: Nội dung phải có giá trị, chuyên sâu và cập nhật. Các bài viết không chỉ dài mà còn phải cung cấp thông tin mà người đọc thực sự cần
- Tối ưu hóa thẻ tiêu đề và mô tả: Các thẻ title và meta description là các yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng SEO của website. Cần sử dụng từ khóa chính trong thẻ tiêu đề, thẻ H1 Và giữ mô tả hấp dẫn, đúng trọng tâm để người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung trang.
- Cấu trúc URL rõ ràng: URL của các trang cần ngắn gọn, rõ ràng và chứa từ khóa quan trọng.
Bước 3. Tạo nội dung liên kết
Backlink là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển domain authority. Tuy nhiên, không phải mọi backlink đều có giá trị như nhau nên bạn cần chú ý đến việc xây dựng hệ thống liên kết chất lượng:
- Backlink từ website uy tín: Backlink từ các website có DA cao giúp cải thiện đáng kể DA của trang web. Điều này cho thấy trang của bạn đáng tin cậy và có liên quan trong ngành.
- Backlink tự nhiên: Backlink nên được tạo ra một cách tự nhiên, không nhồi nhét hoặc spam. Việc spam backlink từ các trang không liên quan hoặc chất lượng thấp có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
- Chiến dịch PR và guest blogging: Guest blogging (viết bài trên các trang blog khác) hoặc tạo các chiến dịch PR chất lượng có thể giúp bạn nhận được các backlink có giá trị từ các trang web liên quan. Đây là phương pháp hiệu quả để xây dựng liên kết tự nhiên, đồng thời nâng cao danh tiếng của bạn trong ngành.
Bước 4: Xây dựng cấu trúc internal link
Internal link (liên kết nội bộ) là cách bạn liên kết các trang khác nhau trong cùng một website với nhau. Đây là một trong những chiến lược đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện DA website:
- Liên kết các trang có liên quan: Đảm bảo rằng liên kết nội bộ trỏ đến các trang liên quan về nội dung. Điều này giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các phần khác nhau của trang web và tạo nên cấu trúc website logic, dễ hiểu.
- Tăng cường trải nghiệm người dùng: Việc liên kết các bài viết cũ hoặc các trang liên quan sẽ giữ người đọc ở lại website lâu hơn giúp giảm tỷ lệ bounce rate (tỷ lệ thoát trang). Đây là một yếu tố giúp cải thiện Domain Authority
- Anchor text tối ưu hóa: Anchor text (văn bản hiển thị của liên kết) nên chứa từ khóa liên quan để Google dễ dàng hiểu được nội dung trang đích. Tuy nhiên, không nên lạm dụng từ khóa để tránh bị xem là tối ưu hóa quá mức.
Bước 5: Loại bỏ đường link độc hại
Link độc hại (toxic links) là những liên kết từ các trang web có chất lượng thấp hoặc vi phạm các quy tắc của Google. Để tránh bị phạt, bạn cần loại bỏ những đường link này:
- Kiểm tra và phân tích backlink: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, Moz, hoặc SEMrush để phân tích hồ sơ backlink của website. Tìm ra các liên kết đến từ các trang web không uy tín hoặc có nội dung không liên quan.
- Từ chối liên kết xấu: Google cung cấp công cụ Disavow Tool để bạn từ chối các liên kết không mong muốn. Bằng cách này, bạn có thể thông báo với Google rằng không muốn các liên kết này ảnh hưởng đến chỉ số DA của website.
- Liên hệ với quản trị viên: Trong một số trường hợp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với quản trị viên của trang web gây ra backlink xấu để yêu cầu họ gỡ bỏ liên kết.
Bước 6: Đảm bảo friendly-mobile
Google ngày càng chú trọng đến trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động. Chính vì vậy, một trang web thân thiện với mobile sẽ có lợi thế lớn:
- Responsive design: Thiết kế web phải linh hoạt, tự động điều chỉnh để hiển thị tốt trên mọi kích thước màn hình, từ máy tính đến điện thoại di động.
- Trải nghiệm người dùng tốt: Tốc độ tải trang trên thiết bị di động phải nhanh và giao diện phải dễ sử dụng. Google sẽ đánh giá cao các trang web có trải nghiệm người dùng tốt
Bước 7: Thúc đẩy nhận diện thương hiệu - nâng cao danh tiếng
Nội dung chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter sẽ giúp website thu hút thêm nhiều người dùng, tạo điều kiện cho việc xây dựng backlink tự nhiên.
Ngoài ra, hợp tác với các chuyên gia, người có ảnh hưởng trong ngành là một phương án thông minh để tăng cường nhận diện thương hiệu. Khi các influencer đề cập hoặc liên kết đến trang web của bạn, điều này giúp nâng cao uy tín và cải thiện DA.
Bước 8: Tốc độ tải trang
Google đánh giá cao những trang web có tốc độ tải nhanh. Vậy nên, bạn có thể tối ưu tốc độ load web bằng cách:
- Nén hình ảnh: Hình ảnh nên được nén để giảm kích thước tệp mà không làm giảm chất lượng hiển thị. Bạn có thể sử dụng các công cụ như TinyPNG hoặc ImageOptim để tối ưu hóa hình ảnh.
- Tối ưu mã nguồn: Xóa các đoạn mã không cần thiết, giảm số lượng file CSS và JavaScript để tăng tốc độ tải trang.
- Sử dụng CDN: Hệ thống Content Delivery Network (CDN) giúp phân phối nội dung từ máy chủ gần nhất với người dùng, giảm thời gian tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Một số hiểu lầm thường gặp về DA website
Có một số hiểu lầm về chỉ số domain authority, đặc biệt đối với những người mới làm SEO.
- DA website ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng Google: Thực tế, Google không sử dụng chỉ số DA trong thuật toán xếp hạng của mình. Chỉ số này chỉ là một chỉ số tham khảo giúp bạn đánh giá sức mạnh website.
- Tăng domain authority nhanh chóng bằng cách mua backlink: Mua backlink không phải là cách tốt để tăng DA. Google có thể phạt website nếu phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng các chiến thuật mua bán liên kết không tự nhiên.
- DA cao luôn tốt hơn thấp: Chỉ số domain authority cần được so sánh với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Một trang web có chỉ số thấp vẫn có thể xếp hạng tốt nếu nội dung và trải nghiệm người dùng tốt hơn đối thủ.
Tóm lại, qua bài viết của Phương Nam Vina, domain authority là một công cụ hữu ích trong SEO, giúp bạn đánh giá sức mạnh tổng thể của website và khả năng cạnh tranh trên thị trường tìm kiếm. Để cải thiện, cần có một chiến lược dài hạn bao gồm nội dung chất lượng, xây dựng liên kết tự nhiên và tối ưu hóa kỹ thuật. Tuy chỉ số này không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp của Google, việc có một chỉ số DA cao vẫn mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường khả năng hiển thị và cải thiện thứ hạng trang web.
Tham khảo thêm:
Gia hạn tên miền là gì? Cách gia hạn tên miền chi tiết
Addon domain là gì? Cách add domain vào host cPanel
Đường link là gì? Ý nghĩa của đường link trong quá trình SEO web