Theo như công bố gần đây nhất, Internet Live Stats đã chỉ ra rằng mỗi ngày Google đã xử lý tổng cộng hơn 8,5 tỷ lượt tìm kiếm. Cũng theo các chuyên gia nhận định, sự thành công của Google phần lớn nhờ vào khả năng cung cấp những thông tin chất lượng và phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Tận dụng lợi thế này, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn Google làm nền tảng để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và kinh doanh hiệu quả.
Trong đó, quảng cáo Google là một chiến lược giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập website khi người dùng thực hiện một số truy vấn có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đặc biệt, để hỗ trợ tối đa chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp, Google đã đưa ra đa dạng các loại hình quảng cáo để bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều phương thức khác biệt. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại quảng cáo Google này, chúng tôi mời bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây để qua đó lựa chọn được một hình thức phù hợp cho chiến dịch của mình.
- Có mấy loại quảng cáo Google?
- Bật mí 6 loại quảng cáo Google được ưa chuộng nhất hiện nay
- Các thuật ngữ về quảng cáo Google Adwords bạn cần biết
- 1. Quality Score (Điểm chất lượng quảng cáo)
- 2. Call to Action (Nút kêu gọi CTA)
- 3. Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp - CTR)
- 4. Cost Per Click (CPC)
- 5. Pay Per Click (PPC)
- 6. A / B Testing (Split Testing)
- 7. Landing Page (Trang đích)
- 8. Conversion (Chuyển đổi)
- 9. Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)
- 10. Daily budget (Ngân sách hàng ngày)
- Hình thức quảng cáo Google nào mang lại hiệu quả cao nhất
- Cách tính phí quảng cáo Google theo CPC, CPM
- Dịch vụ quảng cáo Google hiệu quả, uy tín, giá rẻ
Có mấy loại quảng cáo Google?
Quảng cáo Google hay còn được gọi là Google Ads, đây chính là một công cụ quảng cáo trực tuyến trả phí được phát triển và cung cấp bởi chính Google. Doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo Google như một phương tiện để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các công cụ tìm kiếm khác nhau, từ Youtube cho đến các website là đối tác của Google. Trong quá trình thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh ngân sách, cách thức hướng mục tiêu, thời điểm bắt đầu và kết thúc chiến dịch bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, khi sử dụng Google Ads thì doanh nghiệp cũng có thể tự mình lựa chọn các hình thức quảng cáo khác nhau để được ưu tiên thứ hạng hiển thị với những khách hàng tiềm năng khi họ bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Google. Vậy hiện nay, có mấy loại quảng cáo Google đang được sử dụng?
- Quảng cáo tìm kiếm (Google search): Quảng cáo dưới hình thức văn bản trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
- Quảng cáo hiển thị (Google display network): Quảng cáo hình ảnh trên các website hoặc thông qua Gmail khi người dùng truy cập.
- Quảng cáo video (Video Ads): Quảng cáo video trên Youtube hoặc trên các website là đối tác của Google.
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads): Ưu tiên hiển thị danh sách sản phẩm trên Google.
- Quảng cáo ứng dụng (Google App): Quảng cáo ứng dụng trên nhiều kênh khác nhau.
- Quảng cáo thông minh (Smart): Quảng cáo được tự động hóa trên Google, Google Maps và cả website.
- Quảng cáo địa phương (Local Search Ads): Hướng khách hàng tiềm năng đến một vị trí cụ thể trong thực tế.
- Quảng cáo khám phá Google (Google Discovery Ads): Quảng cáo một cách trực quan, sinh động và được hiển thị tự nhiên trên các sản phẩm của Google ở quy mô rộng khắp.
Bật mí 6 loại quảng cáo Google được ưa chuộng nhất hiện nay
1. Quảng cáo tìm kiếm Google (Google Search)
Quảng cáo tìm kiếm còn được biết đến với một tên gọi khác là Google Search, đây là một hình thức quảng cáo do chính “ông lớn” Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm của mình. Theo đó, khi người dùng tiến hành nhập một truy vấn mà họ quan tâm vào ô tìm kiếm, Google sẽ nhanh chóng trả về những kết quả khác nhau. Trong đó, các kết quả dưới dạng quảng cáo sẽ được hiển thị đúng hoặc gần đúng với cụm từ có liên quan đến từ khóa của chiến dịch Google Search mà bạn đã lên trước đó.
Ví dụ, khi bạn nhập từ khóa “căn hộ cao cấp”, Google sẽ trả về một loạt kết quả có liên quan. Lúc này, bạn hãy để ý những kết quả nào có gắn chữ Ad / Quảng cáo / Sponsored đều là hình thức quảng cáo tìm kiếm Google. Đa phần, những kết quả có quảng cáo vẫn sẽ được cố định dù cho bạn có truy cập sang các trang khác. Bên cạnh đó, công cụ cũng sẽ cho phép Google Search hiển thị tối đa 7 vị trí (bao gồm 4 vị trí đầu và 3 vị trí cuối). Ngoài ra, vị trí này cũng có thể ít hơn tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp hoặc lĩnh vực cạnh tranh.
Nhiệm vụ của Google Search đó là giúp thúc đẩy mọi hành người hành động theo như mục đích ban đầu mà doanh nghiệp đề ra, chẳng hạn như: tạo động lực để họ nhấp vào quảng cáo, để lại thông tin liên hệ, gọi điện tư vấn hay thậm chí là mua hàng,.... Mặc dù trên thực tế, đây là một hình thức quảng cáo mang tính cạnh tranh cao nhất nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn không ngần ngại chi một khoản tiền lớn để đầu tư vào.
Lý do thật ra cũng rất đơn giản bởi đây chính là hình thức quảng cáo mang lại kết quả cao nhất cho doanh nghiệp khi hỗ trợ website được hiển thị với thứ hạng đầu. Theo một khảo sát, trong trang đầu tiên của Google thì kết quả hiển thị số một lúc nào cũng nhận được từ 71 - 92% lưu lượng truy cập. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi website của bạn nằm ở trang đầu tiên và có thứ hạng cao thì chắc chắn, lưu lượng truy cập vào trong web cũng sẽ được tăng trưởng.
2. Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)
Nghe thì có vẻ khá dài dòng nhưng thực chất, đây cũng là một hình thức quảng cáo phổ biến không kém gì Google Search. Nhờ có quảng cáo hiển thị Google, doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận với nhiều người hơn bằng cách phát trên các trang web mà họ yêu thích, Youtube, kiểm tra tài khoản Gmail hay sử dụng thiết bị di động và những ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Nếu như trong Google Ads, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng khi họ đang tìm kiếm các sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó thì với quảng cáo hiển thị Google, bạn có thể dễ dàng thu hút được sự chú ý của người dùng sớm hơn trong chu kỳ mua sắm. Tức là hiển thị quảng cáo cho người dùng trước khi họ quyết định tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đây được xem như là một chiếc chìa khóa cho chiến lược quảng cáo tổng thể khi bạn có thể gợi ý cho mọi người về những gì mà họ quan tâm, hoặc tiếp thị lại cho những khách hàng đã từng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn.
Nhiều người thường nghĩ rằng Google Display Network chỉ hiển thị mỗi hình ảnh nhưng thực tế, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để quảng cáo của mình được xuất hiện, bao gồm:
- Dạng văn bản: quảng cáo hiển thị phần lớn là văn bản, đó có thể là một câu giới thiệu, lời kêu gọi hành động để hấp dẫn khách hàng nhấn vào.
- Dạng hình ảnh: dạng quảng cáo banner hình ảnh động hoặc tĩnh, kèm theo đó là nút CTA dẫn về trang đích của sản phẩm / dịch vụ.
- Dạng video: quảng cáo hiển thị các video ngắn trên hệ thống website hoặc ứng dụng là đối tác của Google. Hình thức này không giống với Youtube Ads vì những video đó chỉ hiển thị riêng trên nền tảng này.
3. Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Quảng cáo mua sắm chính là một trong những sự lựa chọn hàng đầu dành cho nhà bán lẻ hiện nay và không bao gồm bất kể lĩnh vực. Đối với hình thức quảng cáo sản phẩm trên Google này, người dùng sẽ được cung cấp toàn bộ các thông tin về mặt hàng mà họ quan tâm từ hình ảnh, mô tả, thương hiệu cho đến giá thành,... khi ghé thăm showroom trực tuyến. Ngoài cung cấp thông tin cho khách hàng, chiến dịch quảng cáo này còn giúp gia tăng lưu lượng truy cập cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, chiến dịch Google Shopping Ads cũng chủ yếu dành cho các nhà bán lẻ hơn là những doanh nghiệp có tên tuổi lớn hiện nay.
Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “giày cao gót”, Google sẽ nhanh chóng đề xuất rất nhiều Shopping Ads ở vị trí quảng cáo trên cùng của trang kết quả tìm kiếm. Điểm chung của các mẫu quảng cáo này là đều có hình ảnh, thông tin cơ bản như: tên loại giày, màu sắc, thương hiệu, giá thành và đường link dẫn đến website có miêu tả chi tiết hơn về sản phẩm đó.
Nhờ hình thức quảng cáo này, người dùng có thể cảm nhận được một cách mạnh mẽ về sản phẩm mà họ đang tìm trước khi quyết định nhấp vào quảng cáo, qua đó giúp bạn có được những vị khách tiềm năng chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chiến dịch Google Shopping Ads cho sản phẩm và cửa hàng ngoài đời của mình bằng cách sử dụng một trong ba loại hình dưới đây:
- Quảng cáo mua sắm sản phẩm: đây là quảng cáo được tạo nên dựa trên nhưng dữ liệu sản phẩm mà doanh nghiệp đã gửi trong Merchant Center (Google cho nhà bán lẻ).
- Quảng cáo trưng bày mặt hàng: doanh nghiệp có thể tạo loại quảng cáo này ngay trong Google Ads bằng cách nhóm những mặt hàng có liên quan lại với nhau. Qua đó mà mọi người có thể dễ dàng so sánh một số sản phẩm và truy cập vào những món đồ mà bản thân thấy phù hợp nhất.
- Quảng cáo hàng lưu kho tại cửa hàng gần nhất: loại quảng cáo này sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ quảng cáo hàng lưu kho tại cửa hàng gần nhất để có thể hút người dùng trên quảng cáo mạng hiển thị của Google. Đồng thời giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng ghé qua các cửa hàng thực tế ngay tại chính địa phương của bạn.
4. Quảng cáo video (Video Ads)
Một trong các cách quảng cáo trên Google hiện nay cần phải kể đến đó chính là Video Ads. Đây là một loại hình quảng cáo với định dạng video trên Youtube và trên các website là đối tác của Google. Mục đích của việc này đó chính là giúp doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng tiềm năng tìm đến sản phẩm của mình.
Thông thường, các quảng cáo Video Ads sẽ được xuất hiện dưới dạng banner ở góc bên phải hoặc ngay trong video trên Youtube. Ngoài ra, cũng có một trường hợp khác là khi người dùng tìm kiếm trên Youtube, video ads sẽ được hiển thị trên top của kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, khi bạn đang xem một video nào đó trên Youtube và bất ngờ bị gián đoạn bởi một video khác chèn vào. Video được chèn vào này chính là một video ads và có thời lượng ngắn từ 15 giây, 30 giây cho đến hơn 1 phút. Tuy nhiên, thường thì sau khi video phát khoảng từ 5 - 20 giây, người dùng có thể bỏ qua nó bằng cách nhấn vào “Skip Ad” bên góc phải màn hình.
Lợi thế lớn nhất của loại hình này đó là hướng đến mục tiêu theo nhân khẩu học, sở thích, vị trí, từ khóa và thiết bị để quảng cáo có thể tiếp cận đúng đối tượng trên Youtube và các GDN (Google Display Network). Trong đó, Youtube là trang web được truy cập nhiều thứ 2 trên toàn cầu khi có 33 tỷ lượt truy cập, đồng thời là nền tảng có thời lượng truy cập trung bình dài nhất khi lên đến 20 phút / lượt. Đây chính là một con số ấn tượng để doanh nghiệp có thể tận dụng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo của mình nhằm tiếp cận thêm nhiều đối tượng hơn. Một số hình thức quảng cáo bằng video được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
- Quảng cáo trong luồng (Skippable in-stream ads): là loại quảng cáo mà người xem có thể bỏ qua sau 5 giây đầu tiên kể từ khi video được phát. Quảng cáo này thường được sử dụng để bán hàng, gia tăng lưu lượng truy cập, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
- Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): loại hình này yêu cầu người xem phải theo dõi toàn bộ thông điệp mà video muốn truyền tải. Thời lượng mà đoạn quảng cáo này diễn ra sẽ khoảng là 15 giây và thường được ứng dụng cho mục tiêu tăng khả năng nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận.
- Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): đây là quảng cáo bắt đầu phát mà không có bất kỳ âm thanh nào và người xem sẽ tự bật tiếng cho video bằng cách nhấp vào. Hình thức này thường được thiết kế để gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng nhưng với chi mức chi phí được tối ưu hơn hẳn.
- Quảng cáo đệm (Bumper ads): cho phép bạn có thể truyền tải một thông điệp ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ với độ dài chỉ tối đa từ 6 giây trở lại. Do đó, để có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận, doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra một nội dung thật thu hút, thú vị thì mới chiếm được cảm tình của người xem.
- Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): thường được hiển thị trên trang web đã đăng ký đối tác GDN (Google Display Network) của Google và xuất hiện khi người mọi người sử dụng thiết bị di động. Đây là một trong các loại Google Ads có vai trò làm tăng nhận thức của người xem về thương hiệu bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận.
5. Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)
Quảng cáo ứng dụng toàn cầu còn được gọi là Google Apps hay quảng cáo ứng dụng trên Google. Đây là một trong hình thức quảng cáo khá khác biệt so với các loại Google Adwords ở trên bởi nó sẽ giới thiệu ứng dụng của bạn trên toàn cầu thông qua các công cụ như: Google Search, Google Play, YouTube hay Google Display Network. Nhiệm vụ của bạn đó là chỉ cần bổ sung thêm một vài dòng văn bản, giá thầu cũng như một số nội dung cụ thể, mọi chuyện sau đó sẽ được Google tối ưu hóa để người dùng có thể tìm thấy ứng dụng của bạn một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Cách quảng cáo Google Apps cũng không giống với các loại quảng cáo Google khác. Bạn không cần phải tự mình thiết kế một chiến dịch quảng cáo riêng lẻ bởi Google sẽ sử dụng chính nội dung và ý tưởng văn bản quảng cáo từ danh sách cửa hàng ứng dụng, sau đó tạo nên một loạt quảng cáo trên nhiều mạng và ở nhiều định dạng khác nhau.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn vừa phát triển ra một ứng dụng mới và muốn quảng bá để mọi người có thể biết đến. Lúc này, bạn có thể dùng Google Apps để giới thiệu ứng dụng của mình lên Youtube chẳng hạn. Vì lượng người dùng trên Youtube ngày càng lớn nên khả năng ứng dụng của bạn được nhiều người biết đến sẽ càng cao.
6. Quảng cáo thông minh (Smart)
Quảng cáo thông minh (Smart) được biết đến là một tính năng quảng cáo hoàn toàn mới của Google Ads. Hình thức quảng cáo này được chính Google bổ sung để dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khi sử dụng quảng cáo thông minh (Smart), bạn sẽ dễ dàng làm nổi bật được điểm bán hàng của mình. Không chỉ vậy, Smart còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hút được khách hàng thông qua quảng cáo trên Google, Google Maps và cả các trang web là đối tác.
Ngoài ra, khi thực hiện chạy chiến dịch quảng cáo thông minh (Smart), bạn còn có thể tự mình chọn một trong ba mục tiêu khác nhau, bao gồm: tăng số lượng cuộc gọi đến doanh nghiệp, tăng số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng trực tiếp hay làm tăng lượt bán hàng, đăng ký qua website. Nhờ vào cách mà bạn lựa chọn mục tiêu phù hợp, quảng cáo thông minh này sẽ nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến gấp 3 lần, qua đó tạo cơ hội mang đến thành công cho chiến dịch.
Các thuật ngữ về quảng cáo Google Adwords bạn cần biết
1. Quality Score (Điểm chất lượng quảng cáo)
Điểm chất lượng là một chỉ số đo lường từ Google dựa trên mức độ liên quan giữa mẫu quảng cáo, từ khóa đã được thiết lập và URL là đích đến của quảng cáo. Thông thường, điểm chất lượng sẽ được tính khi từ khóa của bạn trùng khớp với truy vấn tìm kiếm của người dùng, đồng thời có tiềm năng để kích hoạt quảng cáo hiển thị trên trang tìm kiếm. Để có thể đánh giá điểm chất lượng cho các hình thức quảng cáo Google, người ta sẽ thường căn cứ vào những yếu tố sau:
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR - Click Through Rate).
- Mức độ liên quan của từ khóa đối với mỗi nhóm quảng cáo.
- Mức độ liên quan của văn bản quảng cáo.
- Hiệu suất tài khoản Google của bạn trước đây.
Nếu điểm chất lượng càng cao thì điều này cũng đồng nghĩa với việc, quảng cáo của bạn sẽ ở vị trí cao hơn và chi phí cũng sẽ tiết kiệm hơn cho mỗi lần click chuột. Điều này cũng đồng nghĩa rằng từ khóa, mẫu quảng cáo và cả trang đích của bạn sẽ phù hợp, có giá trị cho những người xem.
2. Call to Action (Nút kêu gọi CTA)
Call to Action hay còn được gọi tắt là CTA, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là lời kêu gọi hành động. Đây chính là một lời nhắc trên website để khuyến khích người dùng có thể thực hiện một tác vụ, hành động cụ thể. Thông thường, lời kêu gọi sẽ được xuất hiện dưới dạng câu lệnh hoặc là cụm từ hành động, chẳng hạn như: đăng ký, mua ngay,... và có một nút hay siêu liên kết. Trong các loại quảng cáo Google, CTA có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường là sẽ ở phần cuối để người xem có thể biết được họ nên làm gì tiếp nếu như đang quan tâm, chú ý đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
3. Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp - CTR)
Trong các cách quảng cáo trên Google, tỷ lệ nhấp chuột (Click Through Rate - CTR) chính là một chỉ số quan trọng để bạn nắm được có bao nhiêu người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Tỷ lệ nhấp chuột có vai trò là đo lường mức độ thành công của quảng cáo trong việc thu hút sự chú ý từ người dùng. Nếu CTR càng cao thì cũng tức là quảng cáo của bạn càng có cơ hội thành công và tạo ra lãi suất.
Công thức tính CTR: CTR = (Số nhấp chuột / Lần hiển thị) x 100%. Ví dụ, nếu khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn được 10 lần trong khi quảng cáo đó đã có 1000 lần hiển thị thì CTR sẽ là 1%.
4. Cost Per Click (CPC)
Đây là số tiền trung bình mà bạn sẽ phải trả cho một lượt click chuột trên mẫu quảng cáo của bạn. Khoản chi phí này được tính dựa trên giá thầu mà bạn đặt cho từ khóa của quảng cáo. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đặt giá thầu cao hoặc thấp hơn tùy vào mục đích sử dụng cũng như giá trị của từ khóa đối với chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Chẳng hạn: bạn nhận được hai lượt truy cập vào quảng cáo, một lần có giá thầu là 0.2$ và một lần có chi phí 0.4$. Vậy CPC trung bình sẽ được tính là: (0.2 + 0.4) / 2 = 0.3$.
5. Pay Per Click (PPC)
Cũng giống như Cost Per Click (CPC), PPC là một hình thức đưa quảng cáo của bạn được xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền mỗi khi ai đó truy cập vào. Do bản chất khá tương tự nhau rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa CPC và PPC. Tuy nhiên, thực tế thì hai loại này vẫn có một sự khác biệt nhỏ, đó là: PPC là một loại hoạt động của marketing phải trả cho quảng cáo, còn CPC là tỷ lệ tính trên đơn vị tiền được thanh toán cho mỗi lần click vào quảng cáo.
6. A / B Testing (Split Testing)
A / B testing hay còn được biết đến với tên gọi khác là Split Testing. Đây là một quy trình có hai phiên bản và được so sánh trong cùng môi trường / tình huống nhất định. Qua đó đưa ra được nhận xét, đánh giá để biết được đâu là phiên bản tối ưu hơn. Trong các hình thức quảng cáo Google, A / B testing sẽ cho người thực hiện nắm được những số liệu tương quan đối chiếu. Để dễ hiểu hơn thì nền tảng này sẽ cho biết các thông số cần thiết để so sánh hai chiến dịch, hai nhóm quảng cáo,... để bạn xem xét và đánh giá được bên nào hiệu quả, dễ thành công hơn.
7. Landing Page (Trang đích)
Landing page là một trang có tên miền, giao diện, nội dung gần giống như một website thông thường. Tuy nhiên, landing page lại đơn giản hơn khi chỉ tập trung vào một số nội dung nhất định, ví dụ: chương trình khai chương cửa hàng A, sự kiện B dành cho các doanh nhân trẻ hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của nhãn hàng C,.... Thậm chí, một số giao diện của trang đích chỉ có một trang duy nhất cùng với nội dung được gói gọn lại.
Mục tiêu của landing page đó chính là thu hút người xem, lượt truy cập hay kích thích hành vi mua sắm của họ thông qua các hành động kêu gọi như: đăng ký nhận thông tin, điền form hay nhấn mua hàng.
8. Conversion (Chuyển đổi)
Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) biểu thị phần trăm người dùng đã hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra trong các chiến dịch quảng cáo. Đây được xem là một lượt chuyển đổi thành công khi khách hàng truy cập vào quảng cáo của bạn, sau đó chuyển hướng đến trang đích và hoàn thành một tác vụ cụ thể như: mua sắm, điền form,....
Tỷ lệ chuyển đổi không phải chỉ được dùng cho mục tiêu bán hàng mà còn áp dụng cho nhiều chiến dịch khác nhau tùy thuộc vào mong muốn của bạn, chẳng hạn như: số lần đăng ký tư vấn, để lại thông tin liên hệ (email, số điện thoại), đăng ký tài khoản, mua ebook, tải ứng dụng,....
9. Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)
Ad Rank trong các loại Google Adwords được hiểu là vị trí xếp hạng của quảng cáo trên Google. Kết quả của Ad Rank sẽ được xác định thông qua các thuật toán xếp hạng trang web từ kết quả tìm kiếm ngẫu nhiên của chính Google, qua đó giúp tìm ra thứ tự và vị trí cho mẫu quảng cáo.
Ad Rank sẽ được tự động tính toán lại mỗi khi quảng cáo của bạn có thể đáp ứng đủ điều kiện xuất hiện và cạnh tranh trong các phiên đấu giá. Tất nhiên, khả năng hiển thị của quảng cáo cũng như xếp hạng của Ad Rank sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như: giá thầu, ngưỡng xếp hạng quảng cáo, ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng, điểm chất lượng, tác động dự kiến của các tiện ích hay định dạng của quảng cáo.
10. Daily budget (Ngân sách hàng ngày)
Ngân sách hàng ngày (daily budget) chính là số tiền trung bình mà bạn muốn chi ra mỗi ngày cho chiến dịch quảng cáo của mình. Đặc biệt, Google sẽ sử dụng daily budget của bạn mà không tuân theo bất kỳ một nguyên tắc nào. Nếu quảng cáo của bạn phổ biến hơn trong một số ngày thì Google có thể sẽ chi tiêu gấp đôi ngân sách trung bình của bạn lên. Mặc dù vậy, Google Ads vẫn sẽ cố gắng chi tiêu sao cho nằm ở mức ngân sách tổng thể trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch để tối ưu hóa hiệu suất.
Hình thức quảng cáo Google nào mang lại hiệu quả cao nhất
Hiện nay trên thị trường, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều được Google hỗ trợ bằng việc tạo ra các loại quảng cáo Google phù hợp để họ tiếp cận khách hàng hiệu quả theo từng thời điểm. Chẳng hạn, khi mới bắt đầu kinh doanh một sản phẩm nào đó và chúng vẫn chưa được nhiều người biết đến thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là giới thiệu sản phẩm đến thị trường. Sau đó, bạn mới có thể thành công trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tiếp đến là nảy sinh nhu cầu và có hành động mua hàng.
Với mục tiêu này thì khi kinh doanh, bạn có thể chia thành hai giai đoạn gồm giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu và bán hàng. Trong đó, ở giai đoạn đầu tiên thì bạn có thể triển khai chiến dịch quảng cáo hiển thị (Google Display Network), còn đối với giai đoạn hai thì bạn hãy lựa chọn chiến dịch quảng cáo tìm kiếm Google (Google Search), tiếp đến là quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads). Bằng việc sử dụng từng loại hình quảng cáo phù hợp trong mỗi một giai đoạn, bạn có thể tận dụng được tối đa hiệu quả mà quảng cáo đó mang lại.
Bên cạnh đó, hiệu quả quảng cáo đạt được sẽ còn tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh cũng như quy mô của chiến dịch,... Vì thế, nếu như bạn đang thắc mắc đâu là hình thức quảng cáo tốt nhất của Google thì rất khó để trả lời cụ thể, bởi mỗi loại sẽ có một cách triển khai riêng để phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Đó là chưa kể đến việc, còn có một yếu tố cũng quan trọng không kém đó chính là chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai chiến dịch. Chỉ khi bạn sử dụng đúng loại và đúng phương pháp, quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ mang lại thành công to lớn.
Cách tính phí quảng cáo Google theo CPC, CPM
CPC chính là số tiền mà bạn phải bỏ ra khi người dùng thực hiện hành vi nhấp chuột vào quảng cáo dựa trên số tiền đấu giá trước đó. Hình thức này thường được áp dụng cho quảng cáo tìm kiếm Google (Google Search) và quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network) với công thức tính như sau: CPC = chi phí mỗi click x số lượng click.
Còn đối với CPM thì khoản chi mà bạn bỏ ra sẽ được tính theo mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Tức là chỉ cần người dùng nhìn thấy quảng cáo thì bạn sẽ bị mất phí, dù cho họ có tiến hành nhấp vào hay không. Thông thường, hình thức này sẽ được dùng cho hệ thống mạng hiển thị của Google và được tính như sau: CPM = (số tiền đã chi / số lần hiển thị) x 1000.
Dịch vụ quảng cáo Google hiệu quả, uy tín, giá rẻ
Mặc dù là một dịch vụ mang lại nhiều thành quả lớn cho việc kinh doanh như: tiếp cận khách hàng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hay xây dựng thương hiệu,... nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức và sự am hiểu khi bắt tay vào việc chạy quảng cáo Google. Bằng chứng là đã có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp vì không tìm hiểu kỹ càng đã bắt tay vào việc chạy quảng cáo Google một cách vô tội vạ. Hậu quả sau cùng mà họ phải nhận không chỉ dừng ở việc tốn nhiều chi phí mà còn khiến cho chiến dịch không đạt được thành công như mong đợi.
Vậy nên, thay vì tốn thời gian tự mình tìm kiếm các cách quảng cáo trên Google thì bạn có thể chọn hình thức thuê một công ty chuyên cung cấp gói dịch vụ Google Ads uy tín, chuyên nghiệp. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, đồng thời giúp cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp gặt hái được những kết quả ấn tượng.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng dịch vụ này tăng cao cũng đồng nghĩa với việc, có rất nhiều công ty đang cung cấp dịch vụ quảng cáo trên thị trường. Thế nhưng, với một thị trường đa dạng, rộng lớn như hiện nay thì không phải công ty nào cũng thật sự uy tín, chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, việc sử dụng dịch vụ quảng cáo Google của Phương Nam Vina với hơn 10 năm kinh nghiệm chính là sự lựa chọn hàng đầu mà bạn nên tham khảo, tin tưởng.
Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, Công ty Phương Nam Vina đã và đang không ngừng xây dựng thương hiệu cùng danh tiếng của mình đối với khách hàng bằng chất lượng dịch vụ Google Ads. Tại Phương Nam Vina, chúng tôi sở hữu một đội ngũ nhân viên chạy quảng cáo chuyên nghiệp, tài năng nên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng trong thời gian sớm nhất, qua đó hỗ trợ cải thiện doanh thu hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người tiêu dùng hay không biết nên chạy quảng cáo Google Ads như thế nào thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
Như vậy, nội dung trên đã trình bày toàn bộ những chia sẻ của Phương Nam Vina về các loại quảng cáo Google được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhìn chung, các hình thức quảng cáo Google đều có những đặc điểm và cách thức hoạt động riêng biệt, hiệu quả mà chúng mang lại cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và loại chiến dịch mà họ hướng đến. Do đó, bạn cần phải dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, chiến lược marketing của mình để lựa chọn được một phương thức quảng cáo phù hợp nhất, từ đó mới có thể mang đến sự phát triển vượt bậc, bền vững nhất.
Tất nhiên, nếu bạn đang cần một công ty hỗ trợ triển khai chiến dịch Google Ads hiệu quả thì đừng quên liên hệ với Phương Nam Vina, chúng tôi sẽ giúp bạn gặt hái được những kết quả ấn tượng từ quảng cáo mà chắc chắn, bạn sẽ không thể nào làm được khi thực hiện một mình.
Tham khảo thêm:
Các phương pháp quảng cáo trực tuyến hiệu quả