DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng DMCA Protected

Hiện nay, xây dựng nội dung chất lượng đã và đang trở thành một yếu tố bắt buộc trong kế hoạch phát triển web. Tuy nhiên, vì nội dung trên mạng là tài nguyên công khai nên đôi khi sẽ không thể tránh khỏi trường hợp bị đánh cắp. Vì vậy, việc đăng ký DMCA trở thành vấn đề cấp bách để bạn có thể bảo vệ quyền tác giả cho website của mình. Vậy DMCA là gì? Làm thế nào để đăng ký DMCA? Theo dõi nội dung sau để có câu trả lời nhé.


DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng DMCA Protected
 

DMCA là gì?

DMCA là chữ viết tắt của Digital Millennium Copyright Act - một đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành chính thức vào năm 1998. Đạo luật này tập trung vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên Internet và giải quyết các vấn đề xoay quanh bản quyền trong thế giới kỹ thuật số.

Về cơ bản, DMCA có nhiều quy định khác nhau nhưng chủ yếu đều đề cập đến việc bảo vệ quyền tác giả và chủ sở hữu nội dung trên Internet, bao gồm video, âm nhạc, sách và các tác phẩm sáng tạo khác. Ngoài ra, nó cũng quy định rõ về vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc vi phạm bản quyền trên nền tảng của họ. Khi có thông báo về vi phạm, ISP sẽ tiến hành loại bỏ hoặc ngăn chặn quyền truy cập vào nội dung vi phạm bản quyền.

Những lợi ích khi đăng ký DMCA cho website

Trong thị trường số ngày càng phát triển, việc đăng ký DMCA mang lại rất nhiều lợi ích cho website, cụ thể:

1. Góp phần bảo vệ bản quyền nội dung

DMCA giúp bảo vệ nội dung sáng tạo của bạn tránh việc bị sao chép trái phép và sử dụng khi chưa được cấp quyền. Bằng cách đặt mã thông báo bản quyền DMCA trên trang web, bạn có thể ngăn chặn hoặc xử lý khi các website khác lấy cắp nội dung của mình.

2. Xử lý các vi phạm nhanh chóng, hiệu quả

Một trong những điểm nổi bật của DMCA là quy trình thông báo và loại bỏ (notice and takedown) để cho phép chủ sở hữu bản quyền thông báo về vi phạm, đồng thời yêu cầu loại bỏ nội dung không cấp phép một cách nhanh chóng. Khi nhận được thông báo, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ ngay lập tức loại bỏ hoặc ngăn chặn quyền truy cập vào các nội dung vi phạm để hạn chế tối đa việc lan truyền nội dung sao chép.

3. Nâng cao uy tín thương hiệu và cải thiện hiệu quả SEO

Việc áp dụng DMCA giúp bảo vệ nội dung sáng tạo và chất lượng của trang web khỏi việc sao chép trái phép. Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín thương hiệu bằng cách đảm bảo rằng nội dung của bạn là duy nhất và chất lượng, mà còn giúp cải thiện vị thế của trang web trên SERP - trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Bởi lẽ, các công cụ tìm kiếm như Google thường đánh giá cao các website chất lượng và có nội dung độc quyền. Vậy nên, với việc loại bỏ nội dung sao chép và bản quyền từ các trang web khác thông qua DMCA, website của bạn sẽ có khả năng được đánh giá tốt và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm.

4. Tạo ra một cộng đồng trực tuyến văn minh

Việc thực hiện DMCA không chỉ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn tạo ra một môi trường hợp tác tích cực giữa chủ sở hữu trang web và cộng đồng trực tuyến. Bằng cách thúc đẩy tuân thủ DMCA, bạn đang gửi đi một thông điệp rằng trang web của bạn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tạo ra nội dung. Điều này giúp tạo ra một môi trường an toàn, đáng tin cậy cho người sử dụng, khi họ biết rằng nội dung họ tiếp cận là hợp pháp và được bảo vệ bởi luật pháp.


DMCA là gì?
 

Một số hạn chế của DMCA

Mặc dù chứng nhận DMCA là một đạo luật giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số nhưng trên thực tế, nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế mà bạn nên ghi nhớ:

- Khuyến khích việc gỡ bỏ nội dung hợp lý: Quá trình báo cáo vi phạm DMCA có thể dẫn đến việc gỡ bỏ nội dung hợp lý mà không cần xác minh đầy đủ về việc vi phạm bản quyền. Điều này có thể khiến cho các tác phẩm có bản quyền hợp lý trên mạng vô tình bị xóa sổ.

- Cản trở sự sáng tạo và cạnh tranh: Việc sử dụng quyền bản quyền để kiểm soát nội dung có thể tạo ra một rào cản khi các cá nhân, tổ chức sợ phải đối mặt với hậu quả pháp lý khi sử dụng tác phẩm có bản quyền cho mục đích sáng tạo hay mục đích phi thương mại.

- Thiên vị các công ty lớn: Cơ chế bảo vệ DMCA thường có lợi cho các công ty lớn khi họ có tài nguyên và quyền lực hơn để tham gia vào quá trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ so với các cá nhân hoặc tổ chức có quy mô nhỏ.

- Khả năng lạm dụng: Có nguy cơ một số tổ chức hoặc cá nhân lạm dụng quyền bảo vệ DMCA để gỡ bỏ nội dung mà họ không muốn, thậm chí nếu nó không vi phạm bản quyền.

- Khó khăn trong việc thực hiện: Đôi khi, việc xác định và thực hiện các quy định của DMCA có thể gây khó khăn, đặc biệt đối với các nền tảng trực tuyến lớn với lượng lớn nội dung được tải lên hàng ngày.

Các nội dung được DMCA bảo hộ quyền sở hữu

DMCA bảo vệ nhiều loại thông tin liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên Internet, bao gồm:

- Nội dung văn bản: bài viết, blog, bài đăng trên mạng xã hội, kịch bản, sách điện tử, email, thư từ,....

- Nội dung đa phương tiện: hình ảnh cá nhân, ảnh chụp màn hình, hình ảnh tự thiết kế hoặc chụp từ người sở hữu, bản vẽ, thiết kế, video, âm thanh, nhạc, podcast,....

Chương trình máy tính phần mềm: các chương trình phần mềm, ứng dụng, trang web tự viết, cơ sở dữ liệu,....

- Nội dung sáng tạo khác: logo, nhãn hiệu, biểu tượng cảm xúc, meme, bản đồ, biểu đồ, bảng biểu, hồ sơ cá nhân hoặc của doanh nghiệp,....

Trong trường hợp phát hiện các trang web khác vi phạm những loại thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng DMCA để báo cáo ngay lập tức.


DMCA
 

DMCA sẽ bảo vệ bản quyền website như thế nào?

Để có thể bảo vệ bản quyền sở hữu cho các sản phẩm công nghệ như ứng dụng, chương trình hay website,... thì bạn cần mã thêm chứng nhận DMCA vào trang web của mình. Mục đích của việc này chính là để thông báo rằng bạn muốn DMCA bảo hộ bản quyền cho những sản phẩm do mình tạo ra.

Sau khi đã cài đặt bảo vệ bản quyền bằng DMCA thì ngay lập tức, bạn có thể tố cáo bất kỳ trang web nào đang có hành vi sao chép, lấy cắp nội dung từ website của mình. Khi đã hoàn thành việc báo cáo, nhiệm vụ của bạn đó chính là chờ đợi và DMCA sẽ thông báo cho chủ trang web vi phạm để giải quyết vấn đề.

Nếu chủ trang web vi phạm không phản hồi hoặc không thừa nhận vi phạm, DMCA sẽ liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để cùng nhau xử lý trường hợp này.

Chi phí đăng ký DMCA Protected cho website là bao nhiêu?

Hiện nay, có 2 lựa chọn đăng ký DMCA cho website mà bạn có thể tham khảo, bao gồm: miễn phí hoặc trả phí. Đối với gói trả phí, DMCA.com hiện đang cung cấp các tùy chọn gỡ bỏ như sau:

- Gói công cụ tự gỡ bỏ ($10 / tháng): Đây là một chương trình DIY của DMCA.com và người dùng sẽ được cung cấp một bộ công cụ đầy đủ để tự thực hiện quy trình gỡ bỏ.

- Gói gỡ bỏ chuyên nghiệp ($199): Đây là dịch vụ gỡ bỏ chuyên nghiệp khi DMCA sẽ làm mọi thứ cho bạn. Bạn chỉ cần điền vào biểu mẫu và hệ thống sẽ hoàn tất quy trình gỡ bỏ.

Ngoài ra, DMCA cũng đang cung cấp thêm hai gói dịch vụ để hỗ trợ bạn bảo vệ nội dung trên website của mình, cụ thể:

- Gói bảo vệ chuyên nghiệp ($10/tháng): Hỗ trợ bảo vệ nội dung trên website của bạn bao gồm văn bản, hình ảnh, đồ họa và mã.

- Gói giám sát ($10/tháng): Theo dõi mức độ hiển thị nội dung của bạn trên Internet, bao gồm văn bản và hình ảnh.

Trong đó, gói DMCA miễn phí sẽ bảo vệ website của bạn ở cấp độ cơ bản. Tuy nhiên, với gói trả phí chuyên nghiệp $199 của DMCA thì website của bạn sẽ có nhiều tính năng hơn như:

- Có thể cài DMCA cho 10 website cùng lúc.

- Miễn phí 10 lần yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 1 năm.

- Lựa chọn từ nhiều logo của DMCA để cài đặt vào website.

- Hỗ trợ tìm kiếm các trang web sao chép nội dung từ website của bạn.

- Hỗ trợ kiểm tra thông tin của các trang web vi phạm.

- Ưu tiên hơn khi báo cáo DMCA.

- DMCA sẽ thay bạn gửi thông báo trực tiếp đến website vi phạm cũng như nhà cung cấp dịch vụ của trang web đó.

- DMCA cung cấp bản quyền sở hữu đối với tất cả nội dung do website của bạn đăng tải.


Đăng ký DMCA
 

Cách đăng ký DMCA cho website qua 4 bước đơn giản

Để đăng ký DMCA và bảo vệ website của mình, bạn có thể thực hiện theo 4 bước đơn giản sau:

Bước 1: Truy cập vào DMCA

Truy cập trang chính thức của DMCA tại https://www.dmca.com/ để bắt đầu quy trình đăng ký tài khoản.

Bước 2: Chọn lý do đăng ký DMCA

Khi nhấn nút Đăng ký, bạn sẽ được hỏi lý do vì sao đăng ký DMCA. Khi đó, bạn hãy chọn Get a FREE Badge (Nhận huy hiệu miễn phí) để lấy logo của DMCA cùng đoạn mã của họ và thêm vào footer website của mình.

Chứng nhận DMCA

Bước 3: Điền thông tin đăng ký

Ở bước này, bạn hãy nhập đầy đủ các thông tin đăng ký cần thiết và chính xác nhất.


Đăng ký chứng nhận DMCA

Bước 4: Dán mã code DMCA vào website

Sau khi tiến hành đăng ký, DMCA sẽ giới thiệu các logo DMCA PROTECTED để bạn lựa chọn. Nhiệm vụ của bạn là chọn một trong số đó và sao chép mã code tương ứng để dán vào footer của website.

Khi đã hoàn thành việc dán mã code vào footer, bạn hãy kiểm tra lại để đảm bảo logo DMCA đã được hiển thị. Điều này chứng tỏ bạn đã cài đặt thành công và bắt đầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình trên website.


Cách đăng ký DMCA
 

Hướng dẫn báo cáo vi phạm bản quyền DMCA khi website bị sao chép nội dung

Khi phát hiện có trang web đang sao chép nội dung của mình một cách trái phép, bạn có thể thực hiện việc báo cáo vi phạm bản quyền theo hướng dẫn sau:

1. Gửi báo cáo bị phạm bản quyền Google

Bước 1: Truy cập vào trang https://reportcontent.google.com/forms/dmca_search để báo cáo vi phạm bản quyền DMCA và điền các thông tin liên hệ sau đây:

- Tên: Nhập tên của bạn.

- Họ: Nhập họ của bạn.

- Tên công ty: Có thể để trống.

- Chủ bản quyền mà bạn đại diện: Chọn Bản thân người dùng và đánh dấu vào ô xác nhận.

- Địa chỉ email: Nhập địa chỉ email của bạn, ưu tiên là Gmail nếu bạn quản lý tài khoản Google Search Console cho website của mình.

- Quốc gia/Vùng: Chọn Việt Nam.

- Tại mục Thông tin đã gửi có liên quan đến hành vi truyền trực tuyến trái phép một sự kiện trực tiếp sắp diễn ra không? => Hãy chọn "Không đúng".
 

Hưỡng dẫn đăng ký DMCA
 

Bước 2: Điền thông tin về các URL đã lấy cắp nội dung của bạn theo 3 phần dưới đây:

- Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền: Dán lại đoạn nội dung bị sao chép tại đây, bạn có thể cung cấp cả URL hình ảnh của bạn nhưng không được vượt quá 500 ký tự.

- Chúng tôi có thể xem mẫu được cấp phép của tác phẩm ở đâu: Nhập URL của trang có chứa nội dung gốc trên website của bạn.

- Vị trí của tài liệu vi phạm: Nhập URL có chứa nội dung đánh cắp trên website của kẻ vi phạm.


Cách sử dụng DMCA
 

Bước 3: Bạn đánh dấu vào tất cả các điều khoản dưới đây, sau đó điền ngày gửi đơn tố cáo và tên của bạn vào ô chữ ký trước khi gửi.
 

Cách sử dụng DMCA

2. Xem kết quả báo cáo

Bạn có thể kiểm tra cách mà Google xử lý đơn báo cáo vi phạm bản quyền DMCA và trạng thái xử lý của chúng tại trang reportcontent.google.com/dashboard.

URL được chấp nhận: Đây là những URL mà Google đã duyệt và xóa khỏi kết quả tìm kiếm do vi phạm bản quyền.

URL bị từ chối: Đây là những URL mà Google không phê duyệt. Trong trường hợp này, bạn cần báo cáo lại và cung cấp thông tin chính xác hơn. Khi đó, có thể Google sẽ gửi email yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin.

URL đang chờ xử lý: Đây là những URL mà Google đang xem xét. Bạn cần chờ đợi thêm khoảng từ 3 đến 7 ngày để có kết quả.

Nếu đơn báo cáo của bạn được chấp nhận, Google sẽ xóa các URL vi phạm khỏi kết quả tìm kiếm và thông báo cho bên vi phạm. Ngược lại, trong trường hợp báo cáo của bạn không đủ thuyết phục thì Google sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin.


DMCA Protected

3. Cung cấp thêm thông tin nếu Google yêu cầu

Nếu đơn báo cáo vi phạm bản quyền DMCA của bạn chưa đủ thuyết phục, Google sẽ gửi một email yêu cầu bạn cung cấp thêm bằng chứng buộc tội bên đánh cắp nội dung.

Ví dụ như hình ảnh bên dưới, Lucid Gen đã báo cáo vi phạm bản quyền 181 URL một trang web sử dụng nội dung và hình ảnh của Lucid Gen trên trang web của họ. Do số lượng báo cáo quá nhiều nên Google đã yêu cầu Lucid Gen cung cấp thêm thông tin để có đủ bằng chứng thuyết phục chứng minh vi phạm.


DMCA Protected là gì?
 

Làm thế nào để kiểm tra website có bị report DMCA hay không?

Khi website của bạn bị báo cáo vi phạm DMCA, Google sẽ thông báo cho bạn qua email và cho biết các liên kết bài viết của bạn đã bị xóa. Để có thể nhận được thông báo này thì trước tiên, bạn cần cài đặt Google Search Console cho trang web của mình. Đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí cung cấp thông tin đầy đủ về quyền sở hữu và bản quyền DMCA.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem trang web của mình có bị vi phạm DMCA hay không bằng cách click vào đường link: https://www.lumendatabase.org/ của trang web Lumen. Tại giao diện chính, bạn hãy nhập tên miền website của bạn để hệ thống tiến hành kiểm tra. Nếu trang web bị báo cáo, bạn sẽ thấy danh sách các khiếu nại DMCA gửi đến Google. Trong đó bao gồm có tên người gửi, ngày gửi báo cáo, cũng như URL của bài viết gốc và bài viết bị nghi ngờ vi phạm bản quyền.

Một cách khác để bạn kiểm tra website của mình đó là sử dụng cú pháp:

https://transparencyreport.google.com/copyright/domains/+ tên miền trang web của bạn trên thanh tìm kiếm Google

Nếu kết quả hiển thị lỗi 404, điều này cho thấy website của bạn không bị báo cáo vi phạm DMCA. Nhưng nếu nó hiển thị một danh sách thì có thể trang web của bạn đang bị báo cáo vi phạm DMCA.

Cách kháng cáo DMCA nhanh chóng cho website để tránh án phạt

Trong trường hợp bạn bị đối thủ chơi xấu lấy nội dung website và báo cáo DMCA thì lúc này, hãy tiến hành kháng cáo DMCA theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn vào mục Thông báo phản đối DMCA trong phần Thông báo về việc xóa kháng cáo DMCA. Để nhanh chóng hơn, bạn có thể nhấn chọn ô Tìm kiếm trong công cụ Google Search Console trên Google và tiến hành kháng cáo.

Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy cung cấp thông tin và nội dung cần thiết cho quá trình phản đối DMCA.

Bước 3: Sau khi hoàn thành, nhấn Gửi và chờ đợi Google phản hồi qua email.

Bước 4: Theo dõi thông tin và phản hồi từ Google qua email.

Bước 5: Kiểm tra lại việc index sau khi nhận được email thông báo và thực hiện việc khôi phục URL bài viết bị xóa.

Kháng cáo DMCA

Trên đây là đầy đủ các thông tin về DMCA là gì và hướng dẫn cách đăng ký, sử dụng và kháng cáo DMCA Protected chi tiết mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng rằng với những nội dung vừa rồi, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để giúp website hoạt động đúng pháp luật, tránh rủi ro tiềm ẩn và hỗ trợ quá trình kháng cáo thêm thuận lợi hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Analytics 4

icon thiết kế website Cách đăng ký và thông báo website với Bộ Công Thương

icon thiết kế website Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Bài viết mới nhất

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications không chỉ là công cụ gửi thông điệp nhanh chóng mà còn là chìa khóa giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động tức thời.

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản không chỉ là nền tảng cốt lõi của Internet hiện tại mà còn là chìa khóa mở ra vô vàn những cơ hội mới trong tương lai.

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Trong ngành nhà đất đầy cạnh tranh, thiết kế landing page bất động sản là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và chốt deal thành công.

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Mất tiền, mất thông tin cá nhân, danh tiếng bị ảnh hưởng là những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt nếu không cẩn thận kiểm tra web lừa đảo.

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS software solutions cung cấp các công cụ phần mềm trực tuyến giúp tối ưu hóa quản lý trong các ngành như tài chính, y tế, giáo dục và bán lẻ.

 
zalo