Kinh doanh điện thoại đơn giản với các bí quyết dễ sinh lời

Thời đại công nghệ số lên ngôi, điện thoại di động không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp thông thường mà còn dần trở thành vật dụng bất ly thân của phần lớn người Việt. Thậm chí hiện nay, có đến hơn 80% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại và rất nhiều người trong số đó sở hữu từ hai chiếc điện thoại trở lên. Điều này cho thấy một điều, ngành kinh doanh điện thoại đang thật sự trở thành một “mảnh đất” đầy tiềm năng để chờ bạn đầu tư, khai phá. Vậy nên, nếu đang có ý tưởng làm giàu từ điện thoại nhưng chưa biết nên làm thế nào, các bạn có thể theo dõi nội dung dưới đây để cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina khám phá ngay những bí quyết kinh doanh hiệu quả nhé.


Kinh doanh điện thoại đơn giản với các bí quyết dễ sinh lời
 

Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, việc xác định thị trường và khách hàng mục tiêu luôn là một trong những điều mà bạn cần phải chú trọng. Không chỉ vậy, việc xác định đúng thị trường còn giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và chính xác nhất.

Hiện nay, điện thoại thông minh ngày càng được phát triển mạnh mẽ trên thị trường với đa dạng mẫu mã, thương hiệu, màu sắc và tính năng khác nhau,....Trong đó, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn những mẫu điện thoại đến từ các thương hiệu nổi tiếng, điển hình như Iphone, Samsung, Xiaomi, Vivo,....

Vậy nên, nếu mở một cửa hàng kinh doanh điện thoại riêng cho mình, bạn không thể chỉ bán duy nhất một thương hiệu điện thoại bởi điều này sẽ bị giới hạn số lượng người mua hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến nhóm đối tượng khách hàng từ 20 - 45 tuổi vì đây được xem là độ tuổi sử dụng điện thoại di động nhiều nhất, đồng thời họ cũng có khả năng chi trả cho việc mua sắm hay sửa chữa thiết bị của mình.


Kinh doanh điện thoại
 

Xác định mô hình kinh doanh điện thoại

Không giống như nhiều lĩnh vực khác, mô hình cửa hàng điện thoại cần phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng sức hấp dẫn của lĩnh vực này là rất lớn khi nhu cầu sử dụng điện thoại của con người liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy nên, nếu không sở hữu một số vốn khủng để mở cửa hàng mới, các bạn có thể tham khảo những ý tưởng kinh doanh điện thoại dưới đây:

1. Nhượng quyền cửa hàng điện thoại

Khi kinh doanh điện thoại, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng chất lượng, phù hợp với xu hướng và kế hoạch quảng bá hiệu quả thì hãy xem xét đến mô hình nhượng quyền cửa hàng điện thoại.

Với mô hình này, sản phẩm điện thoại của bạn sẽ được đảm bảo chất lượng, uy tín và giá thành cạnh tranh đến khách hàng. Không chỉ vậy, bên nhượng quyền sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ bạn cách tiết kiệm chi phí xây dựng cửa hàng, quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong tháng đầu tiên. Quan trọng hơn, bạn cũng sẽ không phải mất nhiều thời gian, chi phí và tiền đầu tư để xây dựng thương hiệu bởi danh tiếng đã có sẵn từ bên nhượng quyền.

2. Mở cửa hàng điện thoại nhỏ, độc lập

Nếu quyết định kinh doanh cửa hàng điện thoại nhỏ, độc lập thì sẽ cần phải chuẩn bị một số vốn nhất định. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách kết nối, thương thảo với các nguồn nhập hàng uy tín, sắm sửa trang thiết bị và lên kế hoạch tính toán giá bán, chính sách, ưu đãi,... sao cho thật hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng ở khu vực xung quanh và căn cứ vào nguồn vốn sẵn có của mình để xác định xem liệu bản thân có phù hợp với mô hình cửa hàng này hay không.

3. Làm đại lý thương hiệu điện thoại nổi tiếng

Nếu muốn kinh doanh điện thoại bằng cách làm đại lý của những thương hiệu khác thì nên chọn những cái tên có tiếng, nổi bật nhất trong lĩnh vực này. Trong đó, Samsung là một sự lựa chọn thích hợp bởi đây là thương hiệu uy tín, chất lượng và được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng.

Không những vậy, khi làm đại lý cho Samsung, bạn còn được nhập giá theo các chính sách ưu đãi khác nhau, khách hàng nhờ vậy mà cũng yên tâm hơn về chất lượng cũng như giá thành của những cửa hàng tư nhân thông thường.

4. Mở cửa hàng bán điện thoại kết hợp sửa chữa

Bên cạnh việc mở cửa hàng điện thoại, bạn cũng có thể kết hợp với dịch vụ sửa chữa để kiếm thêm thu nhập cho mình. Điều kiện để kinh doanh mô hình này đó là bạn phải có sự hiểu biết về kỹ thuật thì mới có thể mở dịch vụ sửa chữa thành công. Còn nếu không, bạn hoàn toàn có thể thuê nhân viên có chuyên môn để sửa điện thoại hiệu quả.

5. Kinh doanh điện thoại cũ

Một trong những ý tưởng kinh doanh điện thoại với số vốn nhỏ mà bạn có thể tham khảo đó chính là bán sản phẩm đã qua sử dụng. Đây là một ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội kinh doanh dồi dào do nhu cầu thị trường tăng cao, nguồn hàng nhập về cũng khá thấp.

Để kinh doanh điện thoại cũ, bạn nên chọn nhập các dòng điện thoại đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Iphone hay Samsung bởi đây đều là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.


Mở cửa hàng điện thoại
 

Kinh doanh điện thoại cần bao nhiêu vốn?

Sau khi đã xác định thị trường mục tiêu và mô hình kinh doanh điện thoại di động, việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là xác định được số vốn mình sẽ chuẩn bị khi mở cửa hàng. Tùy thuộc vào mô hình bạn chọn, kết hợp cùng quy mô cửa hàng, mục tiêu và định hướng kinh doanh mà số vốn sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, dù vốn nhiều hay ít thì khi mở cửa hàng điện thoại, bạn sẽ cần phải chú trọng đến những khoản chi phí sau:

1. Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng điện thoại

Chi phí thuê mặt bằng có mối liên hệ chặt chẽ với số vốn đầu tư mà bạn đang có, thường dao động trong khoảng từ 5 - 15 triệu đồng. Chẳng hạn, nếu có ngân sách ổn định, bạn nên thuê riêng một mặt bằng có vị trí đắc địa, đẹp và giao thông thuận tiện. Còn nếu không, bạn có thể thuê một địa điểm có diện tích nhỏ hơn (ở trong chợ) và tập trung đẩy mạnh vào chất lượng sản phẩm.

2. Chi phí nhập hàng

Để xác định chi phí nhập hàng cụ thể, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiến lược kinh doanh điện thoại bằng cách khảo sát những địa điểm xung quanh, đồng thời tìm hiểu nguồn phân phối để nhập hàng. Muốn nhập điện thoại về bán, bạn có thể chọn làm đại lý phân phối của các thương hiệu lớn, nhập hàng cũ hay hàng xách tay,....

Tùy thuộc vào mô hình cửa hàng điện thoại bạn chọn mà số vốn nhập hàng sẽ rơi vào từ 200 - 500 triệu đồng. Nếu có thêm vốn, bạn có thể nhập thêm các loại phụ kiện khác nhau như dây sạc, tai nghe hay ốp điện thoại,... để kiếm thêm thu nhập.

3. Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng

Ấn tượng trong mắt của khách hàng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà việc trang trí cũng như thiết kế cửa hàng luôn là điều mà bạn cần quan tâm. Đối với cửa hàng điện thoại, công đoạn này sẽ đơn giản và không tốn nhiều thời gian, chi phí như việc kinh doanh mỹ phẩm, thời trang.

Theo đó, để đầu tư vào việc trang trí, thiết kế cho cửa hàng, bạn sẽ cần mua các loại kệ, tủ kính, máy quét mã vạch, quầy thu ngân,.... Tùy thuộc vào chất lượng đồ dùng, thiết bị mà chi phí bỏ ra sẽ khác nhau, khoảng từ 30 cho đến 50 triệu đồng.

4. Chi phí thuê nhân viên

Dù quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ thì bạn cũng nên có một lượng nhân viên vừa đủ để hỗ trợ khách hàng. Bởi với khối lượng công việc lớn, bạn không thể vừa quản lý, vừa bán hàng 24 / 24 được. Vậy nên, nếu cửa hàng có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần tuyển thêm một người để hỗ trợ còn với quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần nhiều nhân viên như: nhân viên bán hàng, thu ngân, kiểm tra kho, bảo vệ,.... Mức lương trung bình cho từng vị trí thường rơi vào khoảng từ 6 - 8 triệu đồng / tháng / người, chưa kể đến tính thưởng theo doanh số.


Mô hình cửa hàng điện thoại
 

Thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng điện thoại

Mặt bằng mở cửa hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Việc thuê cửa hàng phụ kiện điện thoại sẽ còn tùy thuộc vào số vốn và lợi thế riêng về mặt bằng mà bạn có được. Ví dụ, nếu bạn có sẵn nhà riêng ở những địa điểm đông đúc thì việc thuê cửa hàng sẽ không còn là một vấn đề to tát.

Còn nếu không có sẵn lợi thế này, bạn buộc phải đi thuê bên ngoài nên sẽ cần cân đối số vốn mà mình đang có. Không nên cố gắng chọn một mặt bằng có chi phí quá đắt khi số vốn đầu tư lại không đủ, nhất là khi tiền thuê địa điểm thường phải đóng trước từ 3 - 6 tháng theo yêu cầu từ phía chủ nhà.

Đăng ký giấy phép kinh doanh mở cửa hàng điện thoại

Để kinh doanh điện thoại, các chủ cửa hàng cần phải thực hiện việc đăng ký giấy phép kinh doanh để hoạt động bán hàng tuân thủ theo các thủ tục mà Pháp luật quy định. Nếu không có giấy phép kinh doanh và bị các cơ quan chức năng vào kiểm tra thì cửa hàng sẽ phải đối mặt với rắc rối lớn, bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là yêu cầu đóng cửa.

Khi muốn mở cửa hàng có quy mô nhỏ, bạn cần phải đảm bảo rằng bản thân là công dân trên 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, tiệm của bạn chỉ được đăng ký tại duy nhất một địa điểm và sử dụng ít hơn 10 lao động. Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh cửa hàng điện thoại sẽ gồm có:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

- Bản kê khai đầy đủ họ tên của người kinh doanh hoặc đại diện hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ mở cửa hàng, số vốn đầu tư và ngành nghề hoạt động.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của người mở cửa hàng hay người đại diện hộ kinh doanh cá thể.


Làm giàu từ điện thoại
 

Nguồn nhập hàng điện thoại uy tín, chất lượng

Một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua khi muốn làm giàu từ điện thoại đó là phải chọn được nguồn hàng uy tín, chất lượng. Hiện nay, nguồn hàng phụ kiện điện thoại thường có rất nhiều, bạn có thể nhập hàng ở nhiều nơi khác nhau như: đại lý, chợ đầu mối, cửa hàng bán sỉ hoặc nhập từ nước ngoài.

Mỗi một nguồn hàng đều sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau và bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được nguồn cung uy tín. Chẳng hạn như chợ đầu mối, nguồn hàng ở đây thường rất đa dạng, giá thành rẻ nhưng chất lượng lại chưa thật sự được đảm bảo 100%. Còn đối với các đại lý bán sỉ, nguồn hàng của họ thường đã qua chọn lọc, chất lượng tốt hơn nhưng giá thành cũng sẽ đắt hơn so với ở chợ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhập hàng tại một số đơn vị từ nước ngoài như Thâm Quyến, Quảng Châu - Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc hay Mỹ,.... Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên tìm kiếm nguồn hàng có mẫu mã đa dạng, thường xuyên cập nhật nhanh nhạy xác xu hướng mới. Tuy nhiên, điều kiện là bạn sẽ phải tốn công để đi ra nước ngoài nhập về và tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ cho việc chuyển hàng về Việt Nam.

Xây dựng chính sách giá hợp lý

Khi kinh doanh cửa hàng điện thoại, bạn cần đưa ra được các chính sách về giá cả cạnh tranh. Theo đó, giá thành của các dòng điện thoại di động mà bạn dự tính bán ra ngoài thị trường sẽ phải có sự cạnh tranh đối với các cửa hàng điện thoại di động xung quanh.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý đó chính là phải tham khảo mức giá của các cửa hàng khác để tiệm của mình có mức giá phù hợp, không bị phá giá so với thị trường. Đồng thời, bạn đừng quên việc cho khách hàng thấy được mức giá của mình là hợp lý nhất đối với dòng sản phẩm mà cửa hàng đang bán ra.


Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại
 

Xác định danh mục sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng điện thoại

Khi lên ý tưởng kinh doanh điện thoại, bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng mình sẽ bán thêm nhiều loại sản phẩm khác nhau chứ không phải chỉ riêng mỗi điện thoại di động. Vì vậy, hãy lên kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu kỹ những tài liệu về nhu cầu của khách hàng đối với lĩnh vực điện thoại và cả độ hấp dẫn của từng sản phẩm mà bạn dự tính kinh doanh, sau đó hãy quyết định nên bán mặt hàng gì.

1. Điện thoại di động

Điện thoại di động luôn là một sản phẩm chủ chốt mà bất cứ cửa hàng nào khi kinh doanh trong lĩnh vực này cũng cần có. Như đã trình bày ở trên, vì là đồ công nghệ nên người dùng hiện nay thường có xu hướng lựa chọn những mặt hàng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Iphone, Samsung, Xiaomi, Vivo,.... Do đó, khi nhập hàng về, bạn nên cân đối việc lựa chọn các mẫu mã điện thoại của những thương hiệu này và nên tập trung vào dòng sản phẩm hot, có mức giá phù hợp với khách hàng.

2. Các loại phụ kiện điện thoại

Kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng là một dịch vụ mà bạn nên đầu tư, bổ sung trong danh mục của cửa hàng vì đây là lĩnh vực rất nhanh hồi vốn, chi phí nhập hàng cực kỳ rẻ do đa phần đều là đồ Trung Quốc, khi mua sỉ sẽ chỉ có giá vài nghìn đồng. Đây cũng được xem là một ý tưởng kinh doanh ít vốn được nhiều người lựa chọn vì sản phẩm vừa dễ bán, vừa không cần đầu tư lớn mà nhu cầu của thị trường cũng rất cao.

3. Dịch vụ sửa chữa điện thoại

Nếu bạn có sự hiểu biết về kỹ thuật thì có thể kết hợp thêm dịch vụ sửa chữa điện thoại. Kinh doanh dịch vụ này không yêu cầu bạn phải tốn tiền vốn nhập hàng mà sẽ dựa vào tay nghề để kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình sửa chữa, bạn có thể sẽ phải mua linh kiện thay thế, mà đối với các dòng điện thoại cao cấp, đắt đỏ thì những linh kiện này cũng có giá không hề nhỏ.

4. Dịch vụ "độ" điện thoại

“Độ” điện thoại thực chất là việc thay đổi vỏ ngoài, thậm chí là các linh kiện bên trong của thiết bị để trông chúng trở nên nổi bật hơn. Nghe sơ qua thì việc “độ” điện thoại trông giống việc thay phụ kiện, nhưng thực chất thì nó lại phức tạp hơn rất nhiều. Dịch vụ này phù hợp với những ai có óc sáng tạo và khả năng nghệ thuật, mỗi lần “độ” thành công đều sẽ mang về cho bạn một khoản tiền khá lớn.


Ý tưởng mở cửa hàng điện thoại
 

Xây dựng cửa hàng trên các kênh online

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, khi mà bán hàng online đang dần trở thành một trong những kênh thương mại chủ chốt trên toàn cầu thì việc đưa công việc kinh doanh của mình lên trên thị trường trực tuyến là một điều nên làm. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại mà bạn cần phải ghi nhớ nếu muốn hoạt động bán hàng của mình gặt hái được thành công như mong đợi.

Hiện nay, khi kinh doanh online thì nhiều người thường lựa chọn các kênh bán hàng phổ biến là mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, những kênh này lại chưa đủ sự chuyên nghiệp và mức độ uy tín để thu hút khách hàng đặt mua một sản phẩm có giá trị lớn như điện thoại di động. Vậy nên, để doanh nghiệp có thể thật sự lôi kéo được khách hàng tiềm năng tin tưởng vào mình thì website mới là kênh mà bạn nên chú trọng đầu tư.

Xét về cơ bản, các hình thức này đều có điểm chung là bán hàng online trên Internet và không bị giới hạn về thời gian, không gian hay phạm vi tiếp cận khách hàng,.... Tuy nhiên, website bán hàng vẫn mang đến những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các hình thức kinh doanh trực tuyến khác bởi một số lý do như: tự mình làm chủ, thiết kế cửa hàng theo ý muốn của mình; bán hàng mọi nơi, mọi lúc; khách hàng dễ dàng tìm hiểu thông tin mà không cần nhân viên tư vấn; tìm kiếm thông tin sản phẩm dễ dàng; không bị “bóp” tương tác giống mạng xã hội hay chịu hoa hồng cao như sàn thương mại điện tử; đặc biệt là làm tăng tính chuyên nghiệp và sự uy tín của thương hiệu trên thị trường.


Kinh doanh điện thoại online
 

Với một lĩnh vực kinh doanh cần xây dựng nhiều lòng tin cho khách hàng như điện thoại di động, việc sở hữu cho mình một trang web riêng có lẽ là điều mà các chủ đầu tư nên tập trung vào. Vậy nên, nếu các bạn đang muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hơn nữa trên thị trường nhưng bằng cách làm website nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website bán điện thoại tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cùng đội ngũ nhân viên thiết kế, lập trình tài năng, chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một trang web điện thoại chất lượng nhất để hoạt động kinh doanh hiệu quả. Website của Phương Nam Vina không chỉ đáp ứng được giá trị thẩm mỹ mà còn đảm bảo các yếu tố: chuẩn SEO, responsive, giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh và khả năng bảo mật tuyệt đối.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ Google Ads để website điện thoại có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng, nhanh chóng và cực kỳ chính xác. Vậy nên, nếu các bạn đang muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của Công ty Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!


Mở cửa hàng điện thoại online
 

Thực hiện chiến dịch marketing tăng uy tín thương hiệu

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại để được nhiều người biết đến và duy trì lượng khách hàng ổn định thì chắc chắn, bạn phải cần có chiến dịch marketing, quảng cáo sao cho phù hợp. Kế hoạch quảng cáo sẽ phụ thuộc vào ngân sách cá nhân của bạn, khả năng sáng tạo cũng như nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà cửa hàng đang hướng đến.

Chẳng hạn, nếu nhóm khách hàng bạn hướng tới là giới trẻ thì nên áp dụng những chiến lược tiếp thị hiện đại như: quảng cáo qua Facebook, Instagram, Google,... Còn đối với nhóm đối tượng nhiều tuổi hơn thì có thể sử dụng hình thức quảng cáo truyền thống như áp phích, banner hay phát tờ rơi,....

Khi mới khai trương cửa hàng, bạn cũng nên áp dụng một số chương trình khuyến mãi để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra trong ngày này, bạn cũng nên mời đông đảo bạn bè, người thân và gia đình đến chung vui cùng mình để tạo sự náo động, cũng như thu hút sự chú ý của người qua đường. Bên cạnh ngày khai trương, bạn cũng nên thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi định kỳ trong khoảng thời gian nhất định. Không nên giảm giá hàng hóa liên tục vì nó có thể khiến cho sản phẩm của bạn bị mất giá, khách hàng cũng có xu hướng đợi giảm giá rồi mới mua hàng,....

Một số vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng điện thoại

Kinh doanh điện thoại là một lĩnh vực được nhiều người lựa chọn để đầu tư vào. Bên cạnh những khoản lợi nhuận hấp dẫn, thị trường này vẫn tồn tại một số khó khăn, rủi ro khác nhau khiến những người mới kinh doanh e ngại. Mặc dù chúng ta biết rằng, kinh doanh lĩnh vực nào cũng cần phải đối đầu với những khó khăn, thử thách, nhưng những trắc trở khi mở cửa hàng điện thoại vẫn luôn là vấn đề có một số đặc tính riêng biệt so với lĩnh vực khác, cụ thể:

1. Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại

Tốc độ phát triển của thị trường điện thoại không ngừng tăng lên nhanh chóng, điều này vô tình gây ra sự cạnh tranh không nhỏ giữa các đối thủ với nhau, đặc biệt là các “ông lớn” trong lĩnh vực này như: Thế giới di động, FPT Shop hay CellphoneS,.... Do đó, nếu bạn không có cho mình những kế hoạch kinh doanh riêng cùng chiến lược tiếp thị hiệu quả, khả năng bạn bị bỏ lại là rất lớn.


Kinh nghiệm kinh doanh điện thoại
 

2. Vấn đề quản lý hàng hóa

Với đặc trưng là những mặt hàng nhỏ, đa dạng chủng loại, mẫu mà cùng hàng loạt linh kiện, phụ kiện khác biệt,... nên việc quản lý hàng hóa điện thoại sẽ gây ra những khó khăn cho cửa hàng, nhất là những người chưa có kinh nghiệm thì đây lại càng là vấn đề lớn.

3. Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Đã qua rồi cái thời mà khách hàng là những người cần bạn khi hiện nay, chỉ với một sản phẩm thì họ đã có cho mình vô số các sự lựa chọn khác nhau. Vậy nên, để có thể thật sự thu hút khách hàng và giữ chân họ tin tưởng mua sắm, sử dụng dịch vụ của mình một cách bền vững, lâu dài, bạn cần có một quy trình chăm sóc khách hàng thật chuyên nghiệp.

Để làm được điều này, ngoài việc tuyển chọn nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng bán hàng và thái độ nhiệt tình, bạn còn phải đào tạo và trau dồi cho họ những kiến thức về điện thoại. Điều này không chỉ giúp cho cửa hàng trở nên uy tín hơn mà còn giúp khách hàng đánh giá cụ thể chất lượng sản phẩm, dịch vụ, qua đó thúc đẩy họ mua hàng nhanh chóng.


Bí quyết kinh doanh điện thoại
 

Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại đơn giản, dễ mang về lợi nhuận cao mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho bạn. Không thể phủ nhận rằng, những lợi thế và tiềm năng mà lĩnh vực điện thoại mang lại cho người bán là rất lớn. Tuy nhiên, để công việc kinh doanh có thật sự hiệu quả hay không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cùng bản lĩnh của mỗi người. Vậy nên thông qua bài viết này, bạn sẽ lên được kế hoạch kinh doanh điện thoại chi tiết để giúp cho cửa hàng của mình làm ăn thuận lợi hơn nữa trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Mở cửa hàng bán phụ kiện điện thoại cần bao nhiêu vốn?

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo