Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được thiên nhiên ưu ái trao tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đồng thời có thể trồng được rất nhiều loại trái cây khác nhau. Đây cũng được xem là khởi nguồn để giúp cho hoạt động kinh doanh trái cây tại nước ta không ngừng phát triển, lớn mạnh với tiềm năng khủng, thu nhập siêu cao và vốn đầu tư thấp. Tuy nhiên, liệu kinh doanh trái cây có thật sự dễ như mọi người vẫn thường tưởng tượng? Hãy tham khảo ngay những bí quyết dưới đây mà đội ngũ marketing Phương Nam Vina chia sẻ để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm bán trái cây hiệu quả, dễ thành công nhất.
- Những lợi ích và rủi ro khi kinh doanh trái cây
- Những kinh nghiệm bán trái cây đắt khách giúp bạn bội thu doanh số
- 1. Khởi nghiệp bán trái cây cần bao nhiêu vốn?
- 2. Hiểu rõ về các loại trái cây
- 3. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn mô hình kinh doanh
- 4. Tìm nguồn hàng trái cây uy tín, chất lượng
- 5. Chọn địa điểm kinh doanh hoa quả phù hợp
- 6. Trưng bày các loại trái cây gọn gàng và hấp dẫn
- 7. Hoàn tất các thủ tục mở cửa hàng bán trái cây
- 8. Xây dựng cửa hàng bán trái cây trên các nền tảng online
- 9. Định giá trái cây hợp lý
- 10. Liên kết với các đơn vị vận chuyển
- 11. Lên chiến lược marketing quảng bá thương hiệu
- 12. Bán hàng nhiệt tình và chăm sóc sau bán chu đáo
Những lợi ích và rủi ro khi kinh doanh trái cây
1. Những lợi ích khi kinh doanh trái cây
Không phải tự nhiên mà trái cây là một trong những sản phẩm được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh. Bên cạnh sự hậu thuẫn to lớn từ thiên nhiên, khởi nghiệp bán trái cây còn mang đến cho bạn những lợi thế ấn tượng sau:
- Vốn đầu tư nhỏ: Việt Nam nổi tiếng với khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nên không khó để bạn tìm được cho mình một nguồn cung cấp trái cây giá rẻ. Bên cạnh đó, trái cây nội địa tại nước ta cũng rất ngon và đa dạng nên không chỉ được người dân trong nước mà cả du khách quốc tế yêu thích. Vì vậy, khi mới bắt đầu kinh doanh thì bạn có thể nhập hàng trực tiếp tại nhà vườn, sau đó bán trái cây cắt sẵn hoặc nguyên trái,... là có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng, qua đó thu về lợi nhuận nhanh chỉ với số vốn thấp.
- Trái cây là thực phẩm tốt: trái cây chính là một trong những nhu yếu phẩm cơ bản của con người và cũng là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Đặc biệt, một số loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,... còn có thể chữa bệnh nên được hầu hết mọi người ưa chuộng và bổ sung hàng ngày.
- Lợi nhuận lớn: kinh doanh hoa quả là lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn cho người bán bởi giá nhập về thấp và khi bán ra được tính cao gấp từ 3 - 4 lần. Ví dụ, bí đỏ khi lấy giá buôn ngoài chợ là 6.000 đồng / kg thì lúc mang ra vỉa hè, cửa hàng,... giá bán có thể lên đến 10.000 đồng / kg hoặc nhiều hơn thế nữa.
2. Rủi ro khi bán trái cây
Khi bạn kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào kể cả sản phẩm vô hình hay hữu hình thì đó chắc chắn là một công việc không hề dễ dàng. Tương tự, mở cửa hàng bán trái cây cũng như vậy. Bên cạnh những thuận lợi thì kinh doanh hoa quả cũng có những rủi ro, khó khăn luôn thường trực trong suốt quá trình bán hàng và đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy để kịp thời nhận ra, cải thiện kịp thời.
- Thị trường đang bị bão hòa: trước những tiềm năng của việc bán hoa quả mang lại, ngày càng có nhiều cửa hàng trái cây liên tục được mở với các giá bán khác nhau. Điều này đã khiến cho thị trường trái cây ngày một thêm gay gắt hơn. Đó là sự cạnh tranh giữa cửa hàng với cửa hàng, cửa hàng với chợ hay với siêu thị, cá thể kinh doanh online,.... Đặc biệt, sự du nhập của hàng loạt trái cây nhập khẩu cũng vô tình khiến cho thị trường này ngày càng thêm bão hòa.
- Người tiêu dùng ngày càng kén chọn hơn: quay về thời điểm từ 2015, người tiêu dùng thường rất dễ tính trong việc lựa chọn trái cây hơn so với hiện tại. Một phần là do sự khan hiếm của các cửa hàng cùng ít chủng loại trái cây nhập khẩu hơn để lựa chọn. Còn đối với hoa quả nội địa thì phụ thuộc quá nhiều vào các lái buôn, sạp,.... Thế nhưng hiện nay, người tiêu dùng đang dần trở nên khó tính hơn bởi tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, phẩm màu, tiêm hóa chất,... đang lan tràn trên thị trường và rất khó để kiểm soát toàn diện. Trong đó, thực phẩm chính là loại thường xuyên bị làm giả nhất.
- Hàng hóa bảo quản không tốt: trái cây trong quá trình vận chuyển hay khi trưng bày nếu không được bảo quản tốt sẽ khiến chất lượng bị ảnh hưởng. Hoa quả bị dập, vỡ, hư, héo,... không những không bán được mà còn khiến cho uy tín của bạn trong mắt khách hàng bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Giá cả biến động: trái cây là một sản phẩm khá đặc thù vì phải chịu nhiều tác động từ thời tiết (khô hạn, mưa nhiều), thiên nhiên (sâu bệnh, côn trùng) hay giá xăng tăng làm chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao,.... Tất cả những điều này đều góp phần ảnh hưởng đến giá thành nhập hàng của bạn, đồng thời gây khó khăn trong việc duy trì mức giá niêm yết như thông thường.
Những kinh nghiệm bán trái cây đắt khách giúp bạn bội thu doanh số
Dù đang kinh doanh ở lĩnh vực nào thì kinh nghiệm bán hàng thực tế vẫn luôn là một điều cần thiết để có thể biến ý tưởng của bạn được thành công nhanh chóng. Đối với lĩnh vực kinh doanh trái cây, bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ và lên kế hoạch cụ thể để tránh việc bị thiếu hụt vốn hay gặp rủi ro không đáng có. Đặc biệt, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc tìm hiểu những bí quyết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trên bước đường kinh doanh sau này.
1. Khởi nghiệp bán trái cây cần bao nhiêu vốn?
Khi kinh doanh bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào, vốn cũng luôn là vấn đề khiến cho nhiều người cảm thấy đau đầu nhất. Tương tự, vốn để kinh doanh trái cây cũng không phải là điều ngoại lệ.
Để xác định số vốn sao cho phù hợp, bạn cần căn cứ vào tiềm lực tài chính cũng như mô hình kinh doanh mà bản thân muốn đầu tư vào. Nhưng thông thường, để mở một cửa hàng bán trái cây thì sẽ cần số vốn dao động trong khoảng từ 50 - 70 triệu đồng. Với số tiền này, bên cạnh việc dùng để nhập nguồn hàng trái cây, các bạn cũng có thể sử dụng số vốn này để trang trải cho một số khoản phí quan trọng như: thuê mặt bằng, nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị,....
Ngoài ra, trong khoảng thời gian đầu khi mới kinh doanh, bạn cũng nên chuẩn bị một số tiền dự phòng. Bởi khi mới mở tiệm, đây thường là khoảng thời gian mà bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất, cũng như chưa mang về nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy, khoản tiền dự trù này sẽ giúp cho bạn có thể duy trì hoạt động cửa hàng của mình trong vòng từ 3 - 6 tháng.
2. Hiểu rõ về các loại trái cây
Một trong những điều cơ bản cần học hỏi khi quyết định mở cửa hàng bán trái cây đó chính là tìm hiểu những thông tin liên quan đến sản phẩm mà bạn định kinh doanh. Với trái cây, bạn hãy học cách làm sao để giữ cho chúng luôn được tươi mới hay biện pháp ngăn chặn các tác nhân làm cho hoa quả mau hỏng,.... Khi nắm bắt được những thông tin này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhập hàng và biết cách bảo quản trái cây được lâu hơn.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên học cách lựa trái cây ngon thông qua màu sắc, cấu tạo hay trạng thái của từng loại quả khi nhập hàng. Nhờ vậy mà bạn có thể chọn được những lô hàng trái cây tươi ngon, chất lượng để cung cấp cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, việc biết phân loại trái cây cũng là cách để bạn tư vấn cho khách hàng, giúp họ không bị thất vọng và có thiện cảm với sạp hoa quả của bạn.
3. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn mô hình kinh doanh
Trong thị trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” thật sự rất chính xác và đúng đắn. Bên cạnh việc cần biết những đối thủ trực tiếp, gián tiếp của mình là ai, bạn cũng phải đánh giá điểm mạnh, điểm yếu mà họ đang gặp phải, những sản phẩm đang là mặt hàng chủ lực, được nhiều khách hàng quan tâm hay mức giá họ đang bán như thế nào,... để từ đó đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng là cách để giúp bạn biết được đâu chính là tệp khách hàng mà mình đang hướng đến. Đối tượng mua hàng của bạn có thể là học sinh, sinh viên, dân văn phòng, nội trợ hay các tầng lớp thượng lưu,.... Khi đã xác định được chân dung khách hàng mục tiêu của mình, bạn mới dễ dàng lên kế hoạch quảng bá, truyền thông hiệu quả để tiếp cận họ.
Sau khi đã nghiên cứu thị trường và dự trù số vốn mà mình đang có, bạn có thể lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp cho mình. Chẳng hạn, nếu có nhiều vốn, bạn có thể kinh doanh cửa hàng trái cây nhập khẩu phục vụ cho những vị khách có tiền. Với chi phí đầu tư thấp hơn, bạn có thể mở sạp trái cây với quy mô nhỏ hoặc bán hàng online để tối ưu số vốn đang có một cách hiệu quả.
4. Tìm nguồn hàng trái cây uy tín, chất lượng
Hiện nay, hàng loạt thông tin về các loại rau củ quả, thực phẩm bẩn có xuất xứ từ Trung Quốc liên tục khiến người tiêu dùng trở nên hoang mang, lo sợ. Những loại trái cây này thường được bơm chất tăng trưởng, hóa chất bảo quản được lâu,... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh trái cây thì hãy thử đặt mình vào vị trí của người mua để giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải. Đây cũng chính là cơ hội để bạn mở cửa hàng trái cây sạch để giúp xua tan đi nỗi lo lắng của khách hàng về thực phẩm bẩn. Hiện nay, trên thị trường đang có hai nguồn hàng chính để bạn lựa chọn để nhập hàng đó là trái cây nội địa và trái cây nhập khẩu.
- Trái cây nội địa: đối với các loại hoa quả trong nước, bạn có thể dễ dàng tìm đến các khu chợ đầu mối hay vựa trái cây, nhà vườn trong khu vực gần đó. Những mặt hàng tại đây đều rất đa dạng cùng mức giá rẻ, ổn định nên bạn có thể yên tâm chọn lựa.
- Trái cây nhập khẩu: khi quyết định kinh doanh hoa quả nhập khẩu, bạn cần phải kiểm soát một cách chặt chẽ khâu vận chuyển để giúp cho trái cây không bị dập, nát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải yêu cầu các loại giấy tờ xuất nhập khẩu, dán tem nhãn đầy đủ và rõ ràng nhất.
Với hai nguồn hàng này, bạn có thể dựa vào số vốn của mình đang có để quyết định nên nhập trái cây ở đâu. Nhưng nhìn chung, để có thể xây dựng lòng tin nơi khách hàng thì bạn phải đặt quyền lợi của họ lên hàng đầu. Nếu như sản phẩm của bạn luôn tươi ngon, có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì tự khắc, họ sẽ nhanh chóng tìm đến bạn.
5. Chọn địa điểm kinh doanh hoa quả phù hợp
Việc mở sạp bán trái cây thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào. Vậy nên, hãy lựa chọn một điểm bán chiến lược để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình lên một tầm cao mới. Chẳng hạn, những khu vực như: chợ, khu phức hợp, ven đường lớn, gần công ty, văn phòng,... luôn là điểm bán được đánh giá là dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Khách hàng của bạn sẽ thường là những người lớn có nhu cầu sử dụng trái cây thường xuyên để mua cho gia đình hoặc trẻ em trong nhà. Vì vậy, việc lựa chọn khu vực mà người lớn hay mua sắm để bán sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh trái cây được nhộn nhịp và thuận lợi hơn mỗi ngày.
6. Trưng bày các loại trái cây gọn gàng và hấp dẫn
Bạn có bao giờ tự thắc mắc, tại sao trái cây khi được bày bán trên sạp hay trong cửa hàng, siêu thị lúc nào cũng chinh phục được khách hàng? Theo đó, ngoài chất lượng mặt hàng thì cách trình bày trái cây trên quầy chính là yếu tố quyết định đến sự chú ý của khách mua.
Hãy thử tưởng tượng, nếu bước vào một cửa hàng hoa quả, bạn sẽ có cảm nhận thế nào nếu trái cây nằm lăn lóc, chồng lên nhau vô cùng lộn xộn. Chắc chắn rằng, ấn tượng đầu tiên của bạn dành cho cửa hàng đó chính là không đủ chuyên nghiệp, kém thẩm mỹ và quan trọng, việc này sẽ khiến cho các loại trái cây dù có tươi ngon nhất cũng sẽ bị dập nát gây khó khăn cho việc lựa chọn.
Vậy nên, việc trang trí quầy trái cây đẹp, gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp hoa quả không bị móp méo, tăng sức hấp dẫn cho người mua. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến sự chỉn chu của bao bì hoa quả. Điều này sẽ giúp cho khách hàng gia tăng thiện cảm và muốn mua trái cây từ cửa hàng của bạn nhiều hơn.
7. Hoàn tất các thủ tục mở cửa hàng bán trái cây
Để khởi nghiệp bán trái cây, bạn nên ưu tiên chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể vì đây là phương thức đăng ký khá đơn giản. Không chỉ vậy, so với việc thành lập công ty thì kinh doanh cá thể sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều. Đối với hình thức hộ kinh doanh cá thể, bạn cần phải chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Bản photo Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân của chủ hộ hoặc chủ cửa hàng.
- Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu không thuê cửa hàng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất).
Sau khi nhận hồ sơ, trong vòng 5 ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện / quận sẽ nhanh chóng xem xét và cấp giấy phép nếu hồ sơ bạn cung cấp hợp lệ.
8. Xây dựng cửa hàng bán trái cây trên các nền tảng online
Đời sống đang ngày càng hiện đại, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 mà xu hướng mua hàng của người dùng đang dần dịch chuyển từ offline sang online. Khi mua sắm trực tuyến, người mua vừa tiện lợi lại vừa không tốn thời gian để đến tận nơi như trước. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu và phát triển thêm cửa hàng online cho mình thông qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng và đặc biệt nhất là website.
Trong đó, sở hữu trang web cho cửa hàng là điều kiện mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn kinh doanh lâu dài. Khi thiết kế website trái cây, bạn có thể cho đăng tải toàn bộ các mặt hàng mà mình bán để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cung cấp các dịch vụ đóng gói, giao hàng tận nơi hay miễn phí với hóa đơn trên 300.000 đồng trong phạm vi 5km,....
Đặc biệt, với website thì bạn sẽ có cơ hội tư vấn và chăm sóc khách hàng 24 / 24. Đây cũng chính là phương pháp xây dựng thương hiệu nhanh chóng và tạo được vị thế nhất định của cửa hàng trong thời đại thương mại điện tử không ngừng phát triển. Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn nên chọn những công ty thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng trang web được tốt nhất. Trong đó, Phương Nam Vina với hơn 10 năm hoạt động chính là cái tên nổi trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà bạn có thể tin tưởng khi sử dụng dịch vụ thiết kế web bán hàng.
Sở hữu kinh nghiệm dày dặn cùng đội ngũ nhân viên lập trình, thiết kế tài năng, chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn những sản phẩm website chất lượng để hỗ trợ công việc bán hàng đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt, chỉ với một khoản đầu tư phù hợp là quý khách đã có ngay một kênh truyền thông mạnh mẽ để đưa các mặt hàng trái cây của mình đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế web của Phương Nam Vina thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
9. Định giá trái cây hợp lý
Kinh doanh trái cây nói riêng và thực phẩm nói chung là một lĩnh vực có đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn. Không chỉ vậy, giá thành cũng là một vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Do đó, để có thể duy trì sự tồn tại của cửa hàng và giúp lôi kéo được nhiều khách hàng thì bạn phải đưa ra một mức giá hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để làm được điều này thì bạn không được bỏ qua công đoạn nghiên cứu thị trường ở trên, qua đó cân đối được giữa giá thành và chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt là khi so sánh giá thành với đối thủ, bởi đôi khi chỉ với một chút khác biệt nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.
10. Liên kết với các đơn vị vận chuyển
Xu hướng mua hàng online đang ngày càng trở nên phổ biến, vì vậy mà nhu cầu đưa sản phẩm đến tận tay người mua cũng dần trở nên cần thiết. Điều này dẫn tới sự ra đời của các hãng shipper là hệ quả tất yếu trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.
Khi liên kết với các đơn vị vận chuyển nhanh như: Grab, Gojek, Bae Min, Shopee Food, Tiki,... sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, đồng thời nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và giúp họ hài lòng hơn về cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, khi sạp trái cây, cửa hàng được liên kết với các đơn vị vận chuyển thì bạn sẽ cắt giảm được kha khá chi phí thuê nhân viên giao hàng, quá trình quản lý đơn hàng cũng hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều.
11. Lên chiến lược marketing quảng bá thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là một điều tất yếu không thể bỏ qua trong chiến lược marketing từ xưa đến nay. Vậy nên, để chuẩn bị các phương án nhằm quảng bá cửa hàng, sản phẩm mình đang kinh doanh, bạn nên lựa chọn thiết kế logo, bộ nhận diện cho cửa hàng để thể hiện sự chính chủ, gây ấn tượng cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trước khi khai trương khoảng 2 tuần, bạn cũng nên chuẩn bị công tác hoàn chỉnh thông qua tờ rơi, banner, chạy quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội, Google,... để thu hút khách hàng. Qua đó tránh được tình trạng ngày mở cửa mà không ai biết thì người chịu thiệt chính là bạn.
Trong ngày khai trương cửa hàng, bạn nên thực hiện chiến lược giảm giá tại cửa hàng cho những vị khách check - in chia sẻ bài viết trên mạng xã hội đến với mọi người. Lưu ý một điều là kế hoạch truyền thông, quảng bá nên được thực hiện một cách dài hạn, thường xuyên trong thời gian thích hợp để khách hàng cảm nhận được sự hiện diện của bạn, tầm quan trọng của hoa quả cũng như chất lượng sản phẩm mà cửa hàng cung cấp.
Đặc biệt, một cách tiếp thị rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó chính là quảng cáo truyền miệng. Đây là hình thức tiếp thị từ những người tiêu dùng hoặc khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả nhưng buộc bạn phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Nếu bạn làm một vị khách thất vọng, chắc chắn 100 người khác cũng sẽ thất vọng như vậy. Nhưng nếu bạn làm một người tiêu dùng cảm thấy hài lòng, họ sẽ đi nói cảm nhận của mình cho 100 người khác. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách làm hài lòng người tiêu dùng và không bao giờ để họ cảm thấy thất vọng, khó chịu.
12. Bán hàng nhiệt tình và chăm sóc sau bán chu đáo
Ngoài việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cùng giá thành hợp lý thì dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là một điểm mà bạn cần hết sức lưu ý. Bởi chẳng có ai muốn mua hàng tại một nơi mà người bán không nhiệt tình và thân thiện với khách hàng. Vậy nên, hãy luôn nhớ rằng thái độ phục vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh dù ở bất cứ lĩnh vực nào.
Hãy luôn giữ một thái độ lịch sự, chu đáo từ khâu chào hỏi đến tư vấn, thanh toán cho đến trò chuyện qua website,.... Điều này giúp cho khách hàng mỗi khi ghé qua đều cảm thấy thoải mái và sẽ quyết định tiếp tục ủng hộ những sản phẩm mà bạn cung cấp.
Nên nhớ rằng, tổng chi phí để lôi kéo một khách hàng mới thường sẽ cao từ 4 - 10 lần so với việc để giữ chân khách hàng cũ. Vì vậy, việc triển khai tốt hoạt động chăm sóc khách hàng sau mua sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được một số tiền không nhỏ, đồng thời giúp hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc.
Trên đây là những kinh nghiệm bán trái cây quý báu mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Nhìn chung, việc mở cửa hàng bán trái cây là lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng và được nhiều người lựa chọn nhất, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Vì thế, để giúp cho công việc kinh doanh hoa quả gặp nhiều thuận lợi, bạn nên nắm rõ những bí quyết trong bài viết này để dễ dàng đạt được thành công như mong đợi.
Tham khảo thêm:
12 bước lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết hiệu quả