Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống

Trong số các lĩnh vực kinh doanh đang hot hiện nay thì mở nhà hàng, quán ăn là lĩnh vực khá an toàn vì ăn uống là nhu cầu cơ bản hàng ngày và không thể thiếu của con người. Thế nên, ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống ra đời. Tuy nhiên, bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ có mức độ cạnh tranh riêng, đòi hỏi người chủ phải hiểu rõ về thị trường và sở hữu những kỹ năng cần thiết để phát triển công việc kinh doanh của mình. Nếu bạn cũng đang có ý định đầu tư vào ngành ẩm thực, những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống mà Phương Nam Vina chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn không phải bỡ ngỡ và nắm chắc thành công trong tay.
 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng
 

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Nói đến mô hình kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, ăn uống thì có vô số hình thức cho bạn lựa chọn. Chẳng hạn như: nhà hàng cao cấp, bình dân, phục vụ buffet, take away, nhà hàng tiệc cưới,….Bạn nên định hình phong cách mà mình muốn theo đuổi ngay từ đầu để có hướng đi đúng đắn.

Bên cạnh các hình thức kinh doanh này, bạn nên sáng tạo thêm những ý tưởng độc đáo, mới lạ theo phong cách của riêng mình để thu hút khách hàng.

Nghiên cứu thị trường

Có một thực tế là không một mô hình kinh doanh nào hấp dẫn được tất cả mọi người nên bạn phải nghiên cứu thị trường để quyết định xem nhóm khách hàng mình muốn hướng đến là ai. Từ đó mới có thể đưa ra những chiến lược, hướng đi tiếp theo. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng quán ăn thành công là bạn chỉ cần nhắm vào 5% - 10% thị trường và phục vụ tốt nhóm khách hàng đó.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo nhiều yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, sở thích ăn uống,….Mỗi một nhóm khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau khi lựa chọn nơi ăn uống nên bạn cần dựa vào đó để phân tích, lên kế hoạch cho phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng đừng quên tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mình hướng đến cũng như đối thủ cạnh tranh trực tiếp (những nhà hàng cùng loại) và đối thủ cạnh tranh gián tiếp (những nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác) để có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống bổ ích.

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường
 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống
 

Dự toán chi phí mở nhà hàng ăn uống

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi khởi nghiệp kinh doanh. Đối với dịch vụ nhà hàng ăn uống, số vốn sẽ giao động tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Với một nhà hàng bình dân, chi phí ban đầu ít nhất cũng phải hơn 300 triệu đồng. Những quán ăn quy mô nhỏ hơn, có thể chỉ khoảng vài chục đến 100 triệu đồng. Để có được con số chính xác thì bạn cần lập một bảng dự toán, ước tính số tiền cần bỏ ra để thuê và đặt cọc mặt bằng, trang trí nội thất, trang bị hệ thống máy móc nhà bếp và phần mềm quản lý, thuê đầu bếp, nhân viên phục vụ,….
 

Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn
 

Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng

1. Lựa chọn vị trí kinh doanh

Vị trí kinh doanh nhà hàng phải được xác định dựa vào nhóm khách hàng mà bạn hướng đến. Hãy chọn địa điểm mở nhà hàng ở nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, chẳng hạn như: Mở quán ăn cho nhân viên văn phòng ở nơi có nhiều công ty; Quán ăn phục vụ người trẻ cần mở ở nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng hay khu vui chơi,....

Sau khi đã khoanh vùng được khu vực thích hợp, bạn hãy dạo quanh các con phố và tìm hiểu rõ những đặc điểm, thói quen của khách hàng ở đó và những điều có thể sẽ ảnh hưởng đến nhà hàng khi hoạt động để có hướng điều chỉnh phù hợp. Một mặt bằng kinh doanh nhà hàng lý tưởng là nơi nằm ở khu vực đông đúc, trên các trục đường thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng. Đặc biệt, cần tránh mở ở khu vực đang có đối thủ nặng ký vì nhà hàng của bạn mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh được với họ.

2. Diện tích và không gian

Kinh nghiệm mở nhà hàng quán ăn đông khách là địa điểm phải thông thoáng, có đủ ánh sáng để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, nhất là vào những ngày nóng bức. Ngoài ra, cần đảm bảo thêm được những yếu tố khác như: chỗ để xe rộng rãi, có đường đi ra kho bếp khỏi phải đi ngang qua khu vực kinh doanh thì sẽ càng tốt,….
 

Kinh nghiệm mở quán ăn
 

3. Chi phí thuê mặt bằng

Ngân sách cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn rút ngắn được thời gian và thu hẹp phạm vi tìm kiếm mặt bằng. Lựa chọn mặt bằng dù đẹp nhưng giá thuê quá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của nhà hàng.

4. Mối quan hệ với chủ thuê

Thực tế đã xảy ra không ít trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với người thuê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Khi chọn một mặt bằng, bạn cần xem chủ nhà có phải là người tính toán, không đáng tin hay không. Đôi khi, bạn đang kinh doanh rất tốt, họ muốn lấy lại mặt bằng để mở dịch vụ cạnh tranh với bạn và tìm mọi cách để không phải bồi thường hợp đồng.

5. Hợp đồng thuê mặt bằng

Hợp đồng thuê mở nhà hàng, quán ăn ban đầu nên có thời hạn khoảng 1 - 2 năm. Các điều khoản quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt và cần nói rõ về:

- Thời gian cho mượn để sửa chữa mặt bằng.

- Thời hạn và quy định tăng tiền nhà.

- Quy định đền bù nếu chủ lấy lại mặt bằng khi chưa hết hợp đồng,….
 

Kinh nghiệm mở nhà hàng
 

Phong cách thiết kế nhà hàng

Phong cách thiết kế là một trong những lý do ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Có thể món ăn của bạn không quá nổi bật nhưng thiết kế nội thất lại mang đến cho thực khách cảm giác thích thú, hài lòng, họ vẫn sẽ sẵn sàng quay lại ở lần sau.

Có rất nhiều vấn đề bạn cần quan tâm đến trong thiết kế nội thất nhà hàng. Bao gồm: kiểu dáng bàn ghế, màu tường, ánh sáng, vị trí sắp xếp bàn ăn,….Phong cách trang trí cần phải phù hợp với loại hình kinh doanh, ánh sáng đủ để tôn lên sức hấp dẫn của món ăn. Đây là một kinh nghiệm kinh doanh quán ăn rất quan trọng bạn cần ghi nhớ.
 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng quán ăn
 

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1. Cơ sở vật chất

Để nhà hàng được xem là đạt chuẩn cũng như ghi điểm về phần hình thức với khách hàng thì cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ. Trong đó, khu vực đón khách, khu vực phục vụ và nhà bếp là ba nơi bạn cần đặc biệt chú trọng.

Khu vực đón khách nên thiết kế lối đi thông từ bãi đỗ xe để thuận tiện cho việc di chuyển, bày trí bắt mắt để tạo ấn tượng cho thực khách ngay khi vừa bước vào bên trong. Khu vực phục vụ ăn uống phải được sắp xếp, bày trí khoa học, đảm bảo khoảng cách hợp lý để tạo được sự thoải mái cho khách. Khu vực bếp nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh với cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi,…được tính toán cẩn thận.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý sắp xếp khu vực dành cho khách chiếm khoảng 40% - 60% diện tích nhà hàng, 30% cho khu chế biến và phần còn lại là văn phòng, nơi trữ hàng.
 

Kinh nghiệm mở nhà hàng quán ăn
 

2. Quản lý nhà hàng

Một kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống hiệu quả, chuyên nghiệp nữa là cần trang bị thêm các phần mềm hỗ trợ. Chẳng hạn như: Phần mềm quản lý nhân viên giúp bạn không phải đau đầu mỗi khi đến hạn thanh toán lương cũng như có đủ cơ sở để xem xét thưởng, phạt xứng đáng; Phần mềm gọi món giúp quá trình order được rút ngắn thời gian và tránh trường hợp nhầm lẫn, khiến nhà hàng bị mất điểm trong mắt thực khách. Ngoài ra, nhà hàng phải được trang bị đầy đủ hệ thống thoát hiểm, chữa cháy, camera an ninh để phục vụ những lúc cần thiết.

Menu nhà hàng

1. Cân đối giá và định lượng món ăn

Kinh doanh nhà hàng không giống với buôn bán những mặt hàng có sẵn, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc tính toán giá bán các món ăn của mình. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà đây lại là vấn đề khiến khá nhiều người mới phải đau đầu. Kinh nghiệm cho bạn là hãy lấy tổng giá vốn của sản phẩm chia cho 35% để ra được giá bán. Ví dụ, một món ăn có tổng giá các nguyên liệu là 60.000 đồng, cộng thêm 10.000 đồng cho gia vị là 70.000 đồng, bạn lấy 70.000 chia cho 35% sẽ có được giá bán khoảng 200.000 đồng. Tùy thuộc vào các loại chi phí của nhà hàng, lợi nhuận mong muốn mà bạn có thể bán giá cao hơn. Chưa kể đến vấn đề giá nguyên vật liệu có thể lên xuống theo thời điểm nhưng giá bán thì không thể cứ liên tục thay đổi nên hãy tính toán thật cẩn thận trước khi khai trương kinh doanh.

Bên cạnh đó, tính toán định lượng món ăn như thế nào cho hợp lý cũng là vấn đề bạn cần lưu ý. Một phần ăn quá ít sẽ gây bất mãn cho khách hàng, còn nếu quá nhiều, khách không dùng hết thì sẽ gây lãng phí. Bạn hãy thảo luận với đầu bếp chính của mình để đưa ra được mức định lượng hợp lý nhất. Mỗi một món ăn cần phải có công thức, số lượng nguyên liệu chính xác để thuận tiện cho việc nhập hàng và quản lý.

2. Thiết kế menu đẹp

Thiết kế thực đơn cũng là một cách thể hiện đẳng cấp của nhà hàng nên bạn không được xem nhẹ vấn đề này. Các món ăn trong menu phải được sắp xếp khoa học, trình bày đẹp mắt, giá cả đầy đủ để khách hàng dễ dàng xem và lựa chọn. Thiết kế của thực đơn phải đồng bộ với thiết kế chủ đạo của nhà hàng, thể hiện đẳng cấp tương xứng. Nếu món ăn được đặt tên cầu kỳ hoặc mới lạ, nên chú thích thêm thành phần chính để khách dễ hình dung.
 

Kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống
 

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Dù nhà hàng hay quán ăn có quy mô như thế nào thì cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên vẫn luôn cần phải được chú trọng, kể cả nhân viên phục vụ, bảo vệ hay đầu bếp cũng yêu cầu phải hết sức chuyên nghiệp, làm tròn trách nhiệm của mình. Bởi chỉ cần một nhân viên có thái độ không tốt cũng sẽ có thể khiến khách hàng không muốn quay lại nhà hàng của bạn. 

 

Kinh nghiệm mở quán ăn nhà hàng
 

Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần phải có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật. Bao gồm: giấy phép kinh doanh và các loại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống là bạn hãy hoàn thành giấy tờ đầy đủ trước khi hoạt động để tránh gặp phải những vấn đề phiền toái về sau.

Quy định an toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì thế, bạn hãy tuân thủ theo đúng những quy định đã được đặt ra để nâng cao uy tín của nhà hàng cũng như không gặp phải những hệ luy không hay sau này. Nếu khách hàng gặp phải vấn đề ngộ độc, chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ không thể tiếp tục hoạt động, đặc biệt là ở thời buổi truyền thông, Internet có ảnh hưởng mạnh mẽ như hiện nay.
 

Kinh nghiệm mở quán ăn uống
 

Marketing và quảng bá rộng rãi

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có kế hoạch marketing tốt để thu hút khách hàng và kinh doanh quán ăn, nhà hàng cũng không phải là ngoại lệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị công nghệ và Internet như hiện nay, việc tận dụng và khai thác nguồn khách hàng tiềm năng trên mạng sẽ mang lại hiệu quả bán hàng rất tốt. Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn thường sử dụng hình thức đăng ký quảng cáo trên trang web và ứng dụng về ẩm thực. Việc đầu tư thiết kế website nhà hàng kết hợp với làm quảng cáo online là một trong những giải pháp quảng bá thông tin, hình ảnh rộng rãi và thu hút khách hàng đầy hiệu quả.
 

Website nhà hàng
 

Song song đó, trong quá trình hoạt động, nhà hàng nên đưa ra những chương trình ưu đãi để lôi kéo khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn như: giảm giá cho nhóm 4 người, tặng món ăn cho hóa đơn trên 300k, tặng voucher cho lần đi sau,…. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Làm thế nào để tăng doanh thu nhà hàng?
 

Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhà hàng
 

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ ở trên của đội ngũ marketing Công ty Phương Nam Vina chúng tôi, bạn đã có thêm những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống hữu ích để áp dụng cho công việc của mình trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo