Kinh nghiệm mở đại lý sữa chi tiết, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Mở đại lý sữa đang là một xu hướng kinh doanh được ưa chuộng trong những năm gần đây. Lý do bởi nước ta là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, kết hợp với mức thu nhập của người Việt đang được cải thiện tích cực đã làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Tất cả những điều này đã tạo nên một thị trường béo bở dành cho những ai có ý tưởng mở cửa hàng sữa để làm giàu nhanh chóng.

Tuy nhiên, nói thì có vẻ dễ nhưng không phải cứ đầu tư vào là có thể gặt hái được thành công như mong đợi. Đó cũng là lý do mà trong nội dung dưới đây, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm mở đại lý sữa quý giá. Nếu biết cách tận dụng tốt những bí quyết này, con đường phát triển của bạn chắc chắn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.


Kinh nghiệm mở đại lý sữa chi tiết, kiếm tiền triệu mỗi ngày
 

Lợi nhuận và rủi ro khi kinh doanh sữa

Khi mở đại lý sữa hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác, việc tìm hiểu những yếu tố lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đóng một vai trò quan trọng. Với lợi nhuận, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhìn thấy những tiềm năng của việc kinh doanh sữa mang lại là lớn như thế nào. Nhưng với các rủi ro, bạn có thể cân nhắc và chuẩn bị sẵn sàng một số kế hoạch phòng ngừa, đối phó để vượt qua những khó khăn này một cách dễ dàng để không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

1. Mở đại lý sữa có lãi không?

Mở đại lý sữa có lời lãi không dường như luôn là câu hỏi cửa miệng của bất cứ ai khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó, đặc trưng của ngành kinh doanh sữa đó là lợi nhuận trên mỗi hộp thường không cao, chỉ dao động trong từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, bù lại thì số lượng bán ra của sản phẩm này lại không hề nhỏ và có thể lấy số lượng để lấp vào lợi nhuận. Đặc biệt, sữa cũng là một mặt hàng thiết yếu nên mỗi tháng, phụ huynh thường phải mua vài lần và thậm chí còn đổi sang nhiều loại khác nhau nếu con mình uống không hợp.

Ngoài ra, để gia tăng lợi nhuận trên từng sản phẩm, bạn có thể trực tiếp nhập hàng từ một số đơn vị phân phối, nhà sản xuất để có mức chiết khấu cao và giá rẻ hơn. Không chỉ vậy, một số nhãn hàng cũng sẵn sàng bằng lòng để chi trả thêm hoa hồng nhằm trưng bày các dòng sản phẩm mới, hoặc sản phẩm chủ lực của họ tại vị trí nổi bật trong cửa hàng.

Bên cạnh việc chọn sữa, tâm lý của nhiều vị phụ huynh thường có xu hướng mua thêm các loại tã bỉm, đồ chơi, bình sữa,... cho con. Vậy nên, bạn hãy tận dụng ngay tâm lý này của các bà mẹ để nhập thêm nhiều hàng về bán thêm. Nhìn chung, nếu kinh doanh một cách khéo léo và có tính toán cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể thu được nhiều lợi nhuận khi mở cửa hàng sữa cho mình.


Đại lý sữa
 

2. Rủi ro khi kinh doanh sữa

Không thể phủ nhận trong những năm gần đây, xu hướng kinh doanh sữa đang ngày càng được nhiều chủ đầu tư quan tâm và chú ý. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì cũng không ít các nhà kinh doanh đã rơi vào tình trạng bị thua lỗ, điều này chủ yếu đến từ một số nguyên nhân như: định vị thương hiệu không tốt; dễ bị đối thủ lâu đời đánh bại; lựa chọn mặt bằng chưa phù hợp; không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu của khách hàng trong khu vực; nguồn nhập hàng chưa đảm bảo chất lượng; ôm hàng với số lượng quá lớn hay chiến lược định giá sản phẩm bị sai lệch;....

Tuy nhiên, những rủi ro này không hẳn là một thách thức quá lớn đối với các nhà đầu tư khi kinh doanh. Bởi chỉ cần bạn chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch cụ thể cùng các phương án xử lý hiệu quả những vấn đề trên thì công việc kinh doanh vẫn nhận được lợi nhuận cao như mong đợi.


Mở đại lý sữa
 

Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Bên cạnh những tiềm năng, rủi ro có thể xảy đến trong kinh doanh, mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn cũng là một vấn đề thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Theo đó, lượng vốn tối thiểu để mở đại lý sữa sẽ còn tùy thuộc vào khả năng tài chính cùng quy mô cửa hàng mà bạn chuẩn bị mở.

Nhìn chung theo tình hình hiện nay, để mở đại lý sữa thì bạn cần có trong tay khoảng từ 200 - 500 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu không đủ số vốn như quy định thì bạn có thể mở cửa hàng sữa với quy mô nhỏ hơn cùng mức vốn rơi vào khoảng 100 triệu. Từ số vốn hiện có, ngoài việc dùng để nhập hàng thì các bạn còn cần phải chi trả cho các khoản chi phí sau:

1. Vốn thuê mặt bằng

Vốn thuê một mặt bằng tầm trung sẽ có giá từ 5 - 7 triệu đồng / tháng. Tuy nhiên, hầu như mọi đơn vị cho thuê đều sẽ phải yêu cầu bạn đóng trước 6 tháng tiền nhà. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần chi khoảng 30 - 42 triệu đồng cho việc thuê mặt bằng cửa hàng sữa ngay trong tháng đầu tiên.

2. Vốn mua thiết bị kinh doanh, bán hàng

Khi mới bắt đầu kinh doanh đại lý sữa, bạn sẽ cần phải đầu tư vào cơ sở vật chất cùng những trang thiết bị, vật tư phù hợp cho hoạt động buôn bán của mình, điển hình là:

- Kệ trưng bày các loại sữa: thường sẽ có giá từ 5 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra giá thành trước khi đặt hàng hoặc mua đồ thanh lý để tiết kiệm chi phí kinh doanh.

- Thiết bị bán hàng: công nghệ ngày càng phát triển, hầu hết các chủ cửa hàng sữa sẽ đều đầu tư vào việc mua các loại máy móc để bán hàng như: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, máy tính tiền,....


Mở cửa hàng sữa
 

3. Chi phí làm giấy phép kinh doanh

Một trong những khoản ngân sách tiếp theo cần chuẩn bị đó là chi phí làm giấy phép kinh doanh. Thông thường, bạn sẽ chỉ tốn khoảng vài trăm nghìn là hoàn thành xong các công đoạn, thủ tục để làm giấy phép kinh doanh cửa hàng sữa. Nhưng để nhanh chóng và thuận tiện hơn, bạn có thể thuê luật sư để hoàn thành thủ tục với chi phí tầm 3 - 6 triệu đồng.

4. Các loại thuế

Hàng năm, các doanh nghiệp sẽ thanh toán thuế môn bài một lần tùy theo vốn đăng ký của mình. Trong năm đầu tiên, nếu là doanh nghiệp thì số vốn mà bạn cần đóng sẽ rơi vào khoảng từ 1 - 3 triệu đồng, còn kinh doanh theo dạng cá thể thì khoảng 300.000 - 1 triệu đồng. Ngoài ra, số tiền thuế này cũng sẽ còn tùy thuộc vào thời điểm mà bạn thành lập cửa hàng sữa của mình. Nếu thành lập vào giai đoạn 6 tháng cuối năm thì bạn chỉ cần nộp 1 / 2 số thuế môn bài theo như quy định.

5. Vốn lưu động

Ngoài các khoản ngân sách ở trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số vốn lưu động để phòng ngừa những chi phí phát sinh không mong muốn. Trung bình, đối với một đại lý sữa vừa và nhỏ, khoản tiền mà các chủ đầu tư cần chi cho vốn lưu động sẽ rơi vào khoảng 30 cho đến 70 triệu đồng, thậm chí nhiều hơn đối với những đơn vị có quy mô lớn.

Cửa hàng sữa
 

Nghiên cứu thị trường và xác định tệp khách hàng cho đại lý sữa

Sữa là một mặt hàng luôn có đòi hỏi sự cao độ về uy tín cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc dù có thể bạn sở hữu một sản phẩm tốt, nhưng nếu không biết cách xác định nhu cầu mua sắm của khách hàng thì vẫn dễ gặp phải những rủi ro, thất bại khi mở đại lý sữa. Đó chính là lý do vì sao mà ngay từ đầu, việc phân tích thị trường mục tiêu thực sự quan trọng để tạo nền tảng phát triển cho hoạt động bán hàng càng thêm hiệu quả, lâu dài.

Hãy hướng đến việc mở đại lý sữa ở những khu vực dân cư có tri thức và thu nhập cao. Lý do bởi những người này thường luôn hướng đến các sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao và đi cùng với đó là giá thành đắt hơn thông thường. Vậy nên, nếu đại lý sữa của bạn không đáp ứng được những yêu cầu này của khách hàng tại đây thì rất khó để người mua tìm đến bạn.

Ngược lại, với những vùng nông thôn ở quê, thu nhập của họ thường không cao như thành phố nên việc bán các sản phẩm đắt giá thường không mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lại tỏ thái độ thiếu trung thực và có hành vi bất đạo đức trong quá trình bán hàng. Thay vào đó, hãy kinh doanh những sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng ở mức vừa đủ cùng giá thành phải chăng để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở khu vực nông thôn này.


Mô hình cửa hàng sữa
 

Xác định những loại sữa sẽ bán

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều dòng sữa khác nhau để các nhà kinh doanh lựa chọn và phân phối đến người tiêu dùng. Trong đó, một số dòng sữa được đánh giá là bán chạy nhất hiện nay thường có: sữa Nan Nestle, sữa Physiolac của Pháp, sữa Dielac của Vinamilk, sữa Enfa a +, Abbott, sữa Friso Gold, sữa Meiji, sữa Morinaga Nhật Bản và sữa Aptamil,....

Đây đều những mặt hàng sữa đã được cơ quan kiểm định rõ ràng về chất lượng và bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết siêu thị sữa trên thị trường. Trong đó, sữa có giá thành trung bình và được sản xuất trong nước như Vinamilk thường có giá trị dinh dưỡng vừa phải. Còn đối với dòng sữa nhập khẩu có thành cao như Abbott thì dưỡng chất sẽ cao hơn do hàm lượng dinh dưỡng được bổ sung, nhưng giá thành vì thế mà cũng đắt hơn rất nhiều.


Kinh nghiệm mở đại lý sữa
 

Tìm nhà cung cấp sữa các loại

Tâm lý chung của các ông bố, bà mẹ hiện nay khi mua sắm đồ dùng cho con là thường tìm đến những đơn vị uy tín nhất để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bởi khác với người lớn, hệ miễn dịch của con trẻ vẫn còn yếu nên nếu uống phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Vậy nên, một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi quyết định mở cửa hàng sữa đó là chọn nhà cung cấp uy tín.

Việc tìm được một nguồn cung chất lượng không chỉ giúp cho bạn tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn hỗ trợ hoạt động kinh doanh thêm thuận lợi hơn bao giờ hết. Hiện nay, trên thị trường đang có ba nguồn nhập sữa uy tín mà các bạn có thể tham khảo để lựa chọn và áp dụng cho cửa hàng của mình.

1. Nhập hàng công ty

Mỗi một công ty chuyên sản xuất sữa sẽ có một nhà phân phối cho từng khu vực, bạn có thể liên hệ với họ để lấy được mức giá sỉ cùng sản phẩm chính hãng. Lợi thế khi nhập hàng về từ công ty đó là bạn không cần phải lo lắng về chất lượng sữa, cũng như được chiết khấu ở mức nhất định tùy thuộc vào số lượng hàng nhập. Thậm chí, nếu vượt chỉ tiêu nhập hàng và bán ra trên thị trường, bạn còn được nhận một phần thưởng vô cùng hấp dẫn từ công ty cung cấp.

2. Nhập hàng từ các đại lý

Sản phẩm sữa từ các đại lý lớn thường có nguồn hàng phong phú, giá sỉ buôn cho các đơn vị, cửa hàng kinh doanh nhỏ hơn. Tuy nhiên, vì đại lý đã qua bước trung gian nên mức giá có thể cao hơn khi bạn nhập về từ nhà phân phối. Nhưng bù lại, mức chiết khấu khi nhập hàng cao, số lượng sản phẩm không bị giới hạn cho mỗi lần nhập. Đặc biệt, chiết khấu sẽ được trừ vào đơn hàng chứ không phải đến cuối tháng mới tổng kết như nhà phân phối, do đó mà vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng.

3. Nhập hàng từ sữa ngoại xách tay

Bên cạnh các thương hiệu sữa được phân phối trong nước thì nhiều khách hàng cũng rất ưa chuộng các dòng sữa ngoại của: Nga, Úc, Đức hay Nhật,... vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, so với việc nhập khẩu trực tiếp sữa từ nước ngoài thì sữa xách tay lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều do không bị tính thuế. Tuy nhiên, để kinh doanh theo mô hình này thì bạn phải biết cách tìm được mối uy tín thì mới chọn được nơi cung cấp hàng chính hãng.


Kinh nghiệm kinh doanh sữa
 

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng sữa

Người xưa vốn có câu: “Thiên thời địa lợi nhân hòa” để nói đến việc lựa chọn địa điểm phù hợp trong kinh doanh để thu hút khách hàng. Đối với lĩnh vực mở cửa hàng sữa, mặt bằng có thể là yếu tố giúp công việc kinh doanh làm ăn phát đạt nhưng đồng thời, nếu không lựa chọn khéo thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của bạn.

Chẳng hạn, địa điểm bán sữa không có chỗ để xe sẽ khiến cho khách hàng khó dừng xe lại để vào mua sắm. Đó là chưa kể đến trường hợp khách hàng thường có xu hướng mua sắm vào buổi chiều, sau giờ làm. Nhưng nếu của bạn lại nằm ngược chiều đi lại của khách thì họ cũng sẽ rất ngại qua đường để mua hàng. Vì thế, hãy cố gắng trong việc tìm kiếm một mặt bằng đẹp, đông người qua lại cùng giao thông thuận lợi để thu hút khách hàng hiệu quả.

Hoàn tất các thủ tục pháp lý mở đại lý sữa

Theo như quy định của Pháp luật, bất cứ một hình thức hoạt động thương mại kinh doanh nào cũng cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tương tự như khi kinh doanh mô hình cửa hàng sữa, bạn cũng phải chú ý đến việc đăng ký đầy đủ các loại giấy tờ, xin xác nhận của các cấp quản lý,... để hợp pháp hóa hoạt động bán hàng của đại lý. Cụ thể, hồ sơ mà bạn cần phải chuẩn bị để đăng ký mở cửa hàng sữa sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu còn thời hạn của chủ cửa hàng.

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng sữa.

Sau khi chuẩn bị xong các loại giấy tờ sau, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi mà bạn đặt địa điểm kinh doanh của mình. Sau khoảng 5 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể để bắt đầu hoạt động kinh doanh.


Cách mở cửa hàng sữa
 

Trang trí, trưng bày cửa hàng sữa

Cũng giống như những ngành nghề khác, việc trang trí, trưng bày cửa hàng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Theo đó, không gian trong đại lý cần được sắp xếp sao cho thuận tiện với khách hàng bằng cách bố trí tủ kệ hợp lý, sản phẩm được bày trí khoa học, dễ tìm.

Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh thêm các mặt hàng tã, sản phẩm dành cho trẻ em thì hãy nhớ áp dụng quy tắc: sữa nằm bên dưới, tã và bỉm có trọng lượng nhẹ và chiếm diện tích nên ưu tiên đặt ở trên, bình sữa và các đồ dùng trẻ em khác thì nằm bên ngoài, quầy thanh toán thì bố trí ngay khu vực cửa ra vào,....

Đối với những cửa hàng có diện tích nhỏ, việc sử dụng những chiếc kệ có nhiều màu sắc sẽ tạo cảm giác chật hẹp. Ngược lại, màu sắc nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn nổi bật cho người xem và giúp không gian thêm rộng rãi, thoáng đãng hơn.


Cách mở đại lý sữa
 

Xây dựng cửa hàng sữa trên các kênh online

Ngoài việc kinh doanh mô hình cửa hàng sữa truyền thống, bạn cũng có thể mở rộng thêm đại lý của mình bằng các bán hàng online để gia tăng số lượng đơn hàng, đồng thời tiếp cận người mua trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, khi lựa chọn kinh doanh online cũng có những rủi ro nhất định mà không phải chủ cửa hàng cũng có thể thích nghi dễ dàng.

Trong đó, vấn đề mua hàng qua các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử không đảm bảo được chất lượng,... diễn ra một cách thường xuyên. Vậy nên, đối với sản phẩm cần rất nhiều lòng tin nơi khách hàng như sữa thì việc sở hữu website để xây dựng thương hiệu, tạo sự uy tín trên thị trường đóng một vai trò quan trọng.

Thông qua website, bạn sẽ có ngay cho mình một cửa hàng đích thực chứ không phải đi “thuê” địa điểm như trên các nền tảng khác, đồng thời cũng không phải tuân thủ theo những quy định, áp đặt khắt khe từ đơn vị quản lý thứ ba dẫn đến việc bị xóa tài khoản, phần trăm hoa hồng cao, giảm tương tác,....


Kinh doanh sữa online
 

Với trang web, bạn có thể tự mình cho đăng tải hàng loạt sản phẩm sữa cùng nội dung miêu tả để khách hàng tìm hiểu và mua sắm bất cứ lúc nào họ muốn. Nhờ lượng thông tin được cập nhật một cách chi tiết, khách hàng có thể tự mình tìm hiểu và đánh giá sản phẩm sữa mà không cần phải nhờ đến sự tư vấn từ bạn. Đặc biệt, việc sở hữu trang web bán sữa sẽ giúp cửa hàng của bạn có thể giới thiệu một cách chi tiết về mình, bao gồm địa chỉ kinh doanh, năm thành lập, các loại giấy tờ chứng minh về sản phẩm sữa sạch, an toàn,... qua đó xây dựng lòng tin của khách hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Từ những lợi ích mà website mang lại, việc có cho mình một trang web để kinh doanh bây giờ có lẽ là mong muốn hàng đầu của nhiều đại lý sữa. Tuy nhiên, để tạo ra một website chuyên nghiệp để kinh doanh là điều không hề dễ dàng nên nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website bán hàng của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên thiết kế, lập trình chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một trang web chất lượng để đảm bảo hoạt động kinh doanh thêm hiệu quả. Ngoài ra, với dịch vụ Google Ads mà chúng tôi cung cấp, các bạn có thể nhờ nó để tiếp cận số lượng lớn khách hàng mục tiêu một cách chính xác, nhanh chóng nhất để mang về lợi nhuận hấp dẫn. Vậy nên, nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ thiết kế web của chúng tôi thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Mở đại lý sữa online
 

Thực hiện các chiến dịch marketing hút khách cho đại lý sữa

Ngoài những kiến thức phục vụ cho quá trình kinh doanh, bạn cũng cần phải trang bị thêm cho mình một số chiến lược marketing phù hợp trước khi bắt tay vào bán hàng. Bởi với thời đại hiện nay, câu nói “hữu xạ tự nhiên hương” đã không còn thật sự phù hợp. Muốn được mọi người biết đến, cửa hàng của bạn buộc phải thực hiện những chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút khách hàng đến với mình.

Để tiếp cận được nhiều người mua hơn, bạn có thể tham khảo các chương trình giảm giá, khuyến mãi hoặc quảng cáo để tăng doanh thu cho sản phẩm. Đây đều là những phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Đối với phương diện quảng cáo, các bạn có thể áp dụng hình thức phát tờ rơi, truyền miệng, nhờ người thân, bạn bè hay mở các sự kiện,.... Ngoài ra, chủ đại lý còn có thể tận dụng truyền thông qua các trang mạng xã hội, Google,... bằng cách chạy quảng cáo trực tuyến, đăng bài thường xuyên, tích cực tương tác,.....

Một số câu hỏi thường gặp khi mở đại lý sữa

1. Nên đa dạng sản phẩm sữa hay bán chuyên một loại?

Kinh nghiệm mở đại lý sữa giúp đảm bảo lợi nhuận và hiệu quả nhất đó chính là chỉ nên bán sữa hoặc những sản phẩm liên quan như: sữa bột trẻ em, sữa chua, váng sữa, cho cho người bệnh,.... Khách hàng của bạn chủ yếu là các bà mẹ bỉm sữa, nội trợ,... nên tâm lý của họ thường muốn chọn một nơi uy tín như cửa hàng chuyên về sữa để có thể yên tâm mua sắm hơn là đến các tiệm tạp hóa có bán sữa.


Mô hình kinh doanh sữa
 

2. Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất?

Bán sữa của hàng nào thì tốt nhất thực chất có ba lớp nghĩa khác nhau, tốt đối với chất lượng sữa, tốt cho công việc kinh doanh và lượng tiêu thụ. Trong đó, lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa được bán nhiều, cụ thể như Dielac của Vinamilk, Enfa a+, Friso gold hay Abbott.

Còn đối với chất lượng sữa tốt thì còn tùy thuộc vào câu “tiền nào của nấy”. Chẳng hạn, sữa có giá thành thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, còn giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì sữa tốt hay không sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như khẩu vị của mỗi bé. Sau cùng, sữa tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và được nhiều người mua. Đây mới thật sự là cái tốt mà bất cứ người kinh doanh sữa nào cũng đang muốn hướng đến.

3. Có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không?

Nhiều người khi quyết định kinh doanh mô hình cửa hàng sữa thường e ngại việc lập nghiệp ở nông thôn vì cho rằng đây là thị trường không sôi động, mức thu nhập trung bình và việc đầu tư 300.000 - 500.000 để mua sữa có lẽ là điều không khả quan.

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do các khu công nghiệp, nhà máy về nhiều khu vực nông thôn thì đời sống người dân được cải thiện nhanh chóng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng nhu cầu mua sắm để nâng cao chất lượng đời sống và sữa là một sản phẩm nằm trong số đó. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc mở đại lý sữa tại nông thôn nếu trước đó đã có bước nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng.

4. Có giải pháp nào cho việc tồn hàng không?

Sữa là một sản phẩm có mức độ tiêu thụ lớn nhưng trước khi bắt đầu kinh doanh mặt hàng này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về chúng để tránh xảy ra những tình trạng không mong muốn, đặc biệt là hàng tồn kho. Ngoài dòng sản phẩm sữa bột có thời gian bảo quản lâu thì các loại sữa chua, váng sữa, sữa tươi hay một số mặt hàng lên men trong ngày,... sẽ rất dễ bị hỏng nếu chưa được khách hàng tiêu thụ. Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không biết cách nhập hàng sao cho cân đối.

Vậy nên, giải pháp để giúp bạn giải quyết hàng tồn đó chính là tìm nơi cung cấp hàng hóa cam kết cho bạn hoàn lại sản phẩm hay đổi sang những mặt hàng có hạn sử dụng dài hơn. Ngoài ra, bạn cũng phải tìm hiểu kỹ để biết khách của mình thường ưu tiên mua những sản phẩm nào, qua đó nhập hàng về một cách phù hợp, tránh tình trạng tồn đọng dẫn đến cửa hàng bị lỗ vốn.


Mở cửa hàng kinh doanh sữa
 

5. Quản lý doanh số và lợi nhuận thế nào tốt nhất?

Hiện nay, trong thời kỳ công nghệ số thì việc thống kê doanh số lẫn lợi nhuận đã không còn phụ thuộc 100% vào con người. Thay vào đó, với sự xuất hiện của nhiều phần mềm hiện đại mà công việc quản lý này đã được tối ưu một cách hoàn hảo.

Thông qua các phần mềm quản lý bán hàng được cài đặt trên máy tính, bạn sẽ nắm rõ mọi vấn đề về doanh thu, lợi nhuận và cả hàng tồn kho của mình. Đừng lo lắng khi mới đầu, lợi nhuận của sữa mang lại khá thấp vì đây vốn là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, bạn chỉ cần dùng số lượng để bù lại lãi suất thì vẫn có lợi nhuận cao như mong đợi.

6. Cách chăm sóc khách hàng cho đại lý sữa như thế nào?

Một cách mở cửa hàng sữa giúp bạn buôn may bán đắt và dễ dàng thành công đó chính là tạo lòng tin từ khách hàng của mình. Khi người mua cảm thấy tin tưởng vào đại lý của bạn, họ sẽ chủ động tìm đến thường xuyên hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè,... qua đó giúp cửa hàng càng thêm phát triển.

Tất nhiên, để có thể tạo dựng lòng tin nơi khách hàng thì ngoài chất lượng sản phẩm, nhân viên cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. Lý do bởi khách đến mua sữa, đặc biệt là sữa dành cho trẻ nhỏ thường rất quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Do đó, việc có những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm sẽ giúp bạn có thể tư vấn cho khách hàng một cách hiệu quả, qua đó xây dựng lòng tin và kích thích họ mua sản phẩm của mình.


Cách mở đại lý sữa hiệu quả
 

Trên đây là những kinh nghiệm mở đại lý sữa mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ để giúp bạn có thể áp dụng vào trong quá trình kinh doanh của mình. Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hơn để bắt đầu mở cửa hàng sữa với số vốn phù hợp cùng những kế hoạch kinh doanh, marketing,... được triển khai một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Bí quyết chăm sóc khách hàng thành công

icon thiết kế website Kinh nghiệm kinh doanh sữa hạt chi tiết, đạt hiệu quả cao

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

Bài viết mới nhất

Customer experience là gì? Cách đo lường và nâng cao CX

Customer experience là gì? Cách đo lường và nâng cao CX

Customer experience là một trong những chiến lược được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Customer centric là gì? Giải mã chiến lược customer centric

Customer centric là gì? Giải mã chiến lược customer centric

Customer centric là một trong những chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận và xây dựng tệp khách hàng trung thành.

Doanh số là gì? Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu

Doanh số là gì? Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu

Doanh số là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả kinh doanh và triển khai các chiến lược tiếp thị chính xác.

Telemarketing là gì? Cách cưa đổ khách hàng với telemarketing

Telemarketing là gì? Cách cưa đổ khách hàng với telemarketing

Telemarketing là một trong những hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhờ tính trực tiếp, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.

USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

Làm thế nào để bạn thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình thay vì đối thủ? Câu trả lời nằm ở USP - Unique Selling Point.

Sales promotion là gì? Bứt phá doanh số với sales promotion

Sales promotion là gì? Bứt phá doanh số với sales promotion

Sales promotion là một trong những chiến lược tiếp thị được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng để cải thiện doanh số hiệu quả, nhanh chóng.

zalo