Kinh doanh giáo dục là hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi đơn vị chủ quản phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của pháp luật lẫn phụ huynh học sinh. Đặc biệt, mở trường mầm non tư thục lại càng có nhiều vấn đề phức tạp hơn vì đây là cấp học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất. Do đó, những ai đang có ý định hoặc mới thành lập trường mẫu giáo tư thục chắc chắn sẽ khó tránh khỏi khó khăn, bỡ ngỡ. Những kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục hữu ích mà đội ngũ Phương Nam Vina chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn quản lý và xây dựng hoạt động nhà trường tốt hơn.
1. Xin giấy phép kinh doanh và giấy phép hoạt động
Để thành lập trường thì trước tiên, bạn cần phải có giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động. Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục và quy trình xin giấy phép được nêu tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Cụ thể, bao gồm 04 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin thành lập trường
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghi thành lập trường mầm non tư thục.
- Đề án thành lập trường.
- Văn bản, hợp đồng giao đất xây dựng trường tối thiểu 05 năm.
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin thành lập trường
Nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đặt trụ sở của trường.
Ủy ban sẽ xem xét để đưa ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép trong vòng 15 ngày làm việc.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động
Trong vòng 02 năm kể từ ngày nhận được cấp phép thành lập, chủ cơ sở phải xin giấy phép hoạt động thì mới có thể đưa trường mầm non tư thục vào hoạt động. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động.
- Bản sao quyết định cho phép thành lập trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Danh sách cán bộ giữ các chức vụ chủ chốt của trường.
- Chương trình và tài liệu phục vụ cho công tác.
- Danh mục số lượng phòng học, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng cho công tác giang dạy.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến: đất xây dựng trường, số vốn hiện có, phương án huy động vốn trong 05 năm kể từ khi tuyển sinh.
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Bước 4: Nộp hồ sơ xin phép hoạt động
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đến nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục sẽ tổ chức thẩm định thực tế. Nếu đạt yêu cầu, trường sẽ được cấp phép hoạt động trong thời hạn 05 ngày tiếp theo.
2. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất và quản lý nhà trường
Để được cấp phép hoạt động, trường mầm non cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Về cơ sở vật chất: Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; Cổng trường đảm bảo an toàn cho trẻ; Phòng sinh hoạt chung đảm bảo mật độ ít nhất 1,5m2/trẻ; Phòng ngủ mật độ tối thiếu 1,2m2/trẻ; Nhà vệ sinh diện tích trung bình tối thiểu 0,4m2/trẻ.
- Về người quản lý: Dưới 65 tuổi; Có tối thiểu bằng trung cấp; Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý hoặc bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày.
3. Quản lý đội ngũ giáo viên
Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục chất lượng phần lớn là nhờ vào đội ngũ giáo viên của nhà trường. Để tuyển dụng giáo viên, bạn có thể đăng tải thông tin trên website của nhà trường hoặc các trang tuyển dụng uy tín. Giáo viên mầm non phải có bằng cấp, đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có tình yêu với nghề và biết yêu thương trẻ em. Số lượng giáo viên cần phải được tính toán cho cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một người quản lý quá nhiều em, dẫn đến không đảm bảo chất lượng dạy học, chăm sóc cũng như uy tín của nhà trường.
4. Cơ chế dạy học
Dù là trường mầm non tư thục nhưng nhà trường cũng phải đảm bảo cơ chế dạy và học tuân theo quy định của Bộ Giáo dục. Về phương pháp giảng dạy, có thể thay đổi linh động theo kinh nghiệm, sự sáng tạo của mỗi giáo viên.
5. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của nhà trường
Với số lượng trường mầm non chất lượng cao ngày một gia tăng, việc chú trọng xây dựng và quảng bá hình ảnh nhà trường là điều vô cùng cần thiết. Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu như tất cả các phụ huynh đều tham khảo, tìm kiếm thông tin trường học cho con em mình qua các trang mạng. Do đó, nhà trường cần đầu tư thiết kế website trường học, xây dựng fanpage thật ấn tượng, chuyên nghiệp, đăng tải đầy đủ thông tin và thường xuyên cập nhật các hoạt động lên trang. Điều đó giúp nâng cao uy tín nhà trường trong mắt phụ huynh. Bố mẹ cũng cảm thấy an tâm và dễ dàng theo dõi, quản lý hoạt động của con em mình.
6. Kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục
Để đảm bảo và duy trì hiệu quả hoạt động, đội ngũ cán bộ đứng đầu nhà trường cần biết cách quản lý. Chẳng hạn như:
- Lưu trữ hồ sơ học sinh trên trang mạng, phần mềm để dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa.
- Lắp đặt camera trong lớp học và nhiều khu vực của nhà trường; Thường xuyên quan sát, kiểm tra camera để kịp thời can thiệp khi có sự cố.
- Thường xuyên kiểm tra hiệu quả giảng dạy, tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên,….
Với những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục trên đây, hi vọng rằng bạn sẽ không còn quá băn khoăn, lo lắng mà ngần ngại thực hiện ước mơ ấp ủ của mình. Nếu cần được tư vấn thêm về dịch vụ làm website và marketing trường mầm non, hãy liên hệ ngay với Công ty Phương Nam Vina qua số Hotline: 0912 817 117, 0915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!