Name server là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống DNS (Domain Name System). Thay vì phải sử dụng địa chỉ IP của máy chủ, người dùng có thể thông qua name server để truy cập và duyệt các trang web trên Internet bằng cách sử dụng tên miền. Tuy nhiên, trong thực tế thì đây không phải là một thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Vậy nên, nếu bạn đang muốn tìm hiểu khái niệm name server là gì thì ngay trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về những đặc điểm, tầm quan trọng và cách thay đổi name server nhanh chóng.
Name server là gì?
Trước khi làm rõ khái niệm name server là gì thì trước đó, bạn cần phải hiểu địa chỉ IP chính là một dãy với nhiều con số phức tạp và rất khó nhớ, chẳng hạn là 159.89.229.118 hay 159.89.229.119. Vậy nên thay vì phải nhập dãy số dài, người dùng sẽ gõ tên miền vào trong thanh trình duyệt. Tuy nhiên, tên miền không phải là một yếu tố dùng để truy cập trang web mà chúng cần phải có một hệ thống trung gian để chuyển đổi từ domain sang IP.
Lúc này, name server (máy chủ tên miền) sẽ giúp quá trình chuyển đổi trên được diễn ra hiệu quả. Cụ thể, name server chính là hệ thống giúp người dùng truy cập vào website thông qua tên miền. Chúng có chức năng tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền cần truy cập, từ đó thực hiện việc chuyển đổi và tiến hành truy cập trang web.
Ví dụ minh họa về vai trò của name server
Để có thể minh họa một cách cụ thể về vai trò của domain name server trong việc định hướng khả năng truy cập trên Internet, bạn có thể tham khảo ngay ví dụ sau đây:
Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn truy cập vào trang chủ Phương Nam Vina, bạn hãy gõ phuongnamvina.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt và lúc này, giao diện trang chủ của Phương Nam Vina sẽ xuất hiện. Về cơ bản thì khi nhìn vào, việc truy cập vào trang chủ Phương Nam Vina diễn ra rất đơn giản nhưng khi bạn gõ phuongnamvina.com vào thanh địa chỉ và nhấn Enter thì quy trình thật sự sẽ diễn ra như sau:
- Trình duyệt của bạn sẽ gửi một yêu cầu đến domain name server của tên miền đó.
- Name server sẽ nhanh chóng phản hồi lại bằng địa chỉ IP máy chủ (server) của trang web.
- Trình duyệt của bạn sẽ yêu cầu nội dung trang web từ chính địa chỉ IP đó.
- Trình duyệt tiến hành truy xuất nội dung và hiển thị chúng ngay trong trình duyệt của bạn.
Đặc điểm của name server là gì?
Name server trong thực tế có khá nhiều điểm đặc trưng, nhưng cơ bản nhất thì cần phải kể đến 3 yếu tố sau:
1. Lưu trữ tên miền tương ứng địa chỉ IP
DNS server được ví như là một quyển danh bạ khổng lồ và ở đó, chúng ta có thể tiến hành lưu trữ một số lượng lớn các tên miền tương ứng với những địa chỉ IP khác nhau. Tất cả đều sẽ được tổng hợp lại trong một trung tâm đăng ký và khi người dùng muốn truy cập vào trang web nào đó, họ chỉ cần gõ tên miền vào thanh trình duyệt là xong. Tất cả nhiệm vụ sau đó sẽ do hệ thống name server thực hiện, chúng sẽ tìm địa chỉ IP giúp bạn trong kho trung tâm khổng lồ và tiến hành lấy chúng ra.
2. Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP
Sau khi name server đã hoàn thành xong việc tìm ra địa chỉ IP tương ứng thì chúng sẽ thực hiện đổi tên miền sang dãy số IP. Như vậy, người dùng có thể trực tiếp tìm được trang web mà mình mong muốn.
3. Thời gian truy cập thông tin lên đến 8 tiếng
Thời gian để name server cập nhật thông tin với nhau sẽ dao động trong thời gian liên tục. Cụ thể, đối với các tên miền có đuôi .com và .net thì thời gian truy cập sẽ lên đến 8 tiếng. Còn đối với một số domain mở rộng khác (subdomain) thì thời gian truy cập lên đến 48 giờ.
Phân biệt DNS và name server
DNS server và name server thực tế là hai thuật ngữ hoạt động song song nhưng chúng lại là hai thứ khác nhau. Dưới đây chính là bảng so sánh giữa DNS và máy chủ tên miền (name server) dựa trên các chức năng và vai trò của chúng mà bạn có thể tham khảo.
Yếu tố so sánh | Hệ thống tên miền (DNS - Domain Name System) | Máy chủ tên miền (Name Server) |
Chức năng | Hệ thống ánh xạ tên miền sang thành địa chỉ IP và ngược lại. | Chỉ cung cấp thông tin về ánh xạ tên miền và địa chỉ IP. |
Đặc điểm chính | Hệ thống phân cấp sẽ bao gồm có Root Servers, TLD Servers và Authoritative Servers. | Máy chủ tên miền có thể sẽ là Root, TLD hoặc đôi khi là Authoritative. |
Cấu trúc | Gồm nhiều cấp khác nhau, từ Root cho đến các Authoritative Servers cụ thể. | Tùy thuộc vào vị trí trong hệ thống mà cấu trúc sẽ là Root, TLD hoặc cũng có thể là Authoritative, |
Nhiệm vụ | Cung cấp những thông tin quan trọng về cách ánh xạ tên miền và địa chỉ IP. | Lưu trữ và cung cấp toàn bộ các thông tin về ánh xạ cho một hoặc nhiều tên miền. |
Phân giải tên miền | Tiến hành tìm kiếm và truy vấn để có thể xác định địa chỉ IP tương ứng với tên miền cụ thể. | Trả lời các truy vấn DNS để cung cấp những thông tin về ánh xạ tên miền và địa chỉ IP. |
Vị trí | Phân bổ trên toàn cầu và lan rộng khắp mạng Internet. | Có thể được triển khai dễ dàng trên nhiều máy chủ khác nhau trên mạng. |
Ví dụ | Khi người dùng gõ "www.phuongnamvina.com" trong trình duyệt, DNS sẽ tiến hành tìm và cung cấp địa chỉ IP tương ứng. | Máy chủ tên miền của "phuongnamvina.com" sẽ cung cấp các thông tin về ánh xạ cho tên miền đó. |
Cách tra cứu name server của trang web
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều công cụ tra cứu name server trực tuyến. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi sẽ sử dụng mxtoolbox.com vì nó sẽ cho phép bạn có thể tra cứu name server và DNS records một cách chi tiết, kết hợp cùng một loạt thông tin hữu ích khác.
Trên trang web, bạn hãy nhập tên miền mà mình muốn tra cứu và thay đổi công cụ sang chế độ “DNS check”. Lúc này, khi chạy tìm kiếm thì bạn sẽ nhận được tên miền cho mỗi name server và địa chỉ IP của chúng trong khoảng vài giây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy thử nghiệm cục bộ bằng cách sử dụng command promts để kiểm tra name server trên hệ thống Windows, macOS và Linux như sau:
Tra cứu name server trên Windows
Để tra cứu name server của trang web trên Windows, bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
- Thực hiện lệnh tắt Windows + R trên bàn phím, sau đó nhập cmd và bấm OK.
- Lúc này, bạn sẽ thấy cửa sổ command prompt hiện ra và hãy tiến hành thực hiện những hành động còn lại bằng cách nhập lệnh:
nslookup -type = ns yourdomainname.com
Ở đây, chúng tôi sử dụng domain phuongnamvina.com để làm ví dụ và thông tin sẽ được hiển thị như dưới đây:
Tra cứu name server trên Linux
Để tiến hành kiểm tra name servers của bạn bằng Linux, hãy làm theo các bước sau:
- Nhấn Ctrl + Alt + T để tiến hành mở cửa sổ terminal của máy tính Linux.
Nhấn CTRL + ALT + T để mở cửa sổ terminal của máy tính Linux. Sau đó, bạn tiến hành nhập lệnh dưới đây:
dig ns yourdomainname.com
Ngay lập tức, thông tin của bạn sẽ được hiển thị tương tự như dưới đây:
Tra cứu name server trên macOS
Với macOS thì dưới đây sẽ là những thứ mà bạn cần phải làm để tra cứu name server:
- Mở macOS Launchpad bằng cách nhấp vào phím F4.
Trên thanh tìm kiếm của nó, bạn hãy gõ terminal và tiến hành nhấn Enter. Sau đó nhập lệnh sau:
dig ns yourdomainname.com
Ngay lập tức, bạn có thể tìm thấy server names bên dưới Phần Answer.
Lý do cần thay đổi name server cho tên miền
Một trong những nguyên nhân mà bạn cần phải tìm cách thay đổi name server cho tên miền đó là khi domain của website đang bị thuộc quyền lưu trữ và quản lý của một công ty. Tuy nhiên, người dùng lại muốn tìm kiếm và thuê dịch vụ web hosting khác có chất lượng tốt hơn. Trước khi tiến hành thay đổi nhà cung cấp hosting thì người dùng sẽ được quyền lựa chọn 1 trong 3 phương án sau:
- Chuyển tên miền sang nhà cung cấp mới: việc chuyển tên miền theo cách này sẽ khiến cho bạn tiêu tốn một khoản chi phí mới. Bởi lẽ, domain sẽ chỉ được gia hạn tiếp khi chúng được di chuyển hay có sự thay đổi nào.
- Đổi DNS A record: đây có lẽ là phương án không được nhiều chuyên gia khuyến khích lựa chọn bởi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào IP tĩnh. Theo đó, nếu như IP hosting thay đổi thì bạn sẽ cần phải trỏ lại A record nếu như không muốn website ngừng hoạt động.
- Đổi name server cho tên miền: bằng cách cập nhật lại name server, bạn đã có thể nhanh chóng chuyển quyền điều khiển DNS của tên miền tới nhà cung cấp một cách dễ dàng.
Như vậy, trong số 3 cách trên thì việc thay đổi name server cho tên miền vẫn luôn là giải pháp thông dụng và được nhiều người sử dụng hơn cả. Lý do bởi so với hai thức trên, cách thay đổi này được đánh giá là đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao và đặc biệt là không là hao tổn ngân sách của bạn.
Cách thay đổi name server cho tên miền đơn giản
Sau khi đã tìm hiểu xong lý do cần thay đổi name server là gì thì ở danh mục này, một trong những điều được nhiều người quan tâm nhất đó chính là cách thay đổi name server nhanh chóng. Vậy nên mà dưới đây sẽ là chi tiết các bước đổi name server mà bạn có thể tham khảo để áp dụng hiệu quả.
Bước 1: Mua tên miền tương ứng
Để tìm cách thay đổi name server cho tên miền thì trước tiên, việc mà bạn cần làm đó chính là đăng nhập vào trong trang quản trị tên miền, sau đó mua domain tại nhà cung cấp đó. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nắm đó chính là phải lấy link đúng. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định mua tên miền khác nhau.
Bước 2: Lấy thông tin name server
Sau khi đã hoàn thành việc mua tên miền phù hợp thì ở bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là lấy thông tin name server. Theo đó, bạn có thể tham khảo ngay hai cách lấy name server được nhiều người áp dụng nhất hiện nay như sau:
- Cách 1: lấy thông tin của name server thông qua địa chỉ email mà người dùng đã sử dụng khi đăng ký tên miền. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy thông tin name server một cách chính xác nhất bằng cách liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp.
- Cách 2: lấy thông tin name server từ chính tài khoản của hosting. Đối với cách này thì trước đó, bạn cần truy cập vào tài khoản của người dùng. Sau đó thực hiện lấy thông tin name server theo quy trình Đăng nhập vào tài khoản => Chọn mục quản lý tên miền => Chọn domain muốn đổi => Nhấp vào mục Manage và sau đó là chọn mục NameServer.
So với cách 1 thì phương án 2 sẽ giúp người xem tìm hiểu thông tin name server tại hệ thống cung cấp tên miền một cách đơn giản. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là tùy thuộc vào từng nhà cung cấp tên miền mà cách lấy thông tin name server từ tài khoản hosting sẽ có sự khác biệt. Vậy nên, một trong những cách hữu hiệu và nhanh chóng mà bạn nên áp dụng đó chính là liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ.
Bước 3: Đổi tên name server
Mỗi một nhà quản lý hosting sẽ có những cách khác nhau để thay đổi tên miền. Tuy nhiên, về quy trình cơ bản thì chúng cũng không có quá nhiều điểm khác biệt nên bạn hãy cùng xem cách đổi và đặt tên server hay ngay bên dưới đây:
- Đăng nhập vào trang quản trị tên miền giống như ở bước 1, sau đó đến Domain => All Domain => Set NameServer.
- Lúc này, bạn sẽ thấy form đăng ký đổi tên miền được hiện lên. Lưu ý là khái niệm của từng nhà cung cấp sẽ có sự khác biệt với 2 tùy chọn là:
+ NameServer #1 / nameserver chính.
+ NameServer #2 / Secondary Name Server.
Thậm chí, một số nhà cung cấp còn đặt tên là Nameserver #3, #4 hay #5,.... Tuy nhiên, dù cho tên gọi gọi có điểm khác biệt song cách sắp xếp sẽ đều thực hiện theo thứ tự như nhau. Việc của bạn lúc này đó chính là nhập thông tin có liên quan đến công ty hosting đã được lấy ở bước 2 vào trong form đăng ký theo thứ tự: NameServer đầu tiên tương ứng với ns1 còn NameServer thứ 2 tương ứng với ns2.
Bạn hãy cứ thực hiện tiếp quy trình này cho đến khi hết name server. Thông thường, mỗi một tên miền sẽ có ít nhất khoảng hai name server liên kết chung với nó. Nếu như gặp phải tình trạng xuất hiện quá nhiều chỗ điền thông tin của domain name server nhưng số lượng name server mà chúng ta có lại ít hơn thì lúc này, người dùng có thể để trống những dòng phía sau.
Bước 4: Hoàn tất quá trình thay đổi name server
Sau khi người dùng đã tiến hành thực hiện xong những thay đổi như đã nêu ở các bước trên thì lúc này, việc mà bạn cần làm đó chính là chờ quá trình xác nhận thông tin được thực hiện hoàn tất. Thông thường, thời gian tiến hành việc xác thực sẽ dao động trong khoảng từ 2 giờ đến 2 ngày. Sau thời gian trên, bạn có thể bắt đầu hoạt động với tên miền mới của mình.
Những câu hỏi thường gặp về name server
1. Bạn có thể sở hữu name server của riêng mình không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu name server của riêng mình. Theo đó, việc sở hữu riêng một domain name server sẽ mang đến cho bạn khá nhiều lợi ích trong nhiều trường hợp, điển hình có thể kể đến là:
- Quản lý một cách toàn diện: bạn có thể dễ dàng kiểm soát được hoàn toàn cấu hình và quản lý name server của mình với tính ổn định, bảo mật.
- Tùy chỉnh DNS Records: bạn có thể tự tạo và quản lý các bản ghi DNS như: CNAME, A, MX, TXT,.... Điều này đóng vai trò quan trọng cho việc quản quản lý email, dịch vụ Cloud hay các dịch vụ khác.
- Bảo mật và quyền riêng tư: bạn có thể tăng cường mức độ bảo mật và quyền riêng tư bằng cách tự quản lý name server của mình.
- Hiệu suất và tốc độ: bằng cách sử dụng name server riêng, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ truy cập cho người dùng của mình.
2. Một tên miền có thể có bao nhiêu name server?
Hiện nay, không có bất kỳ giới hạn nào về số lượng name server mà người dùng có thể sở hữu. Tuy nhiên, hầu hết thì các trang web đều sẽ chỉ sử dụng duy nhất có hai máy chủ. Máy chủ tên chính sẽ đảm nhận các công việc khó, nặng nhọc còn máy chủ phụ sẽ được đề phòng cho trường hợp máy chủ chính bị lỗi.
3. Có cần trỏ tên miền bằng cả 2 cách IP và name servers hay không?
Câu trả lời đó chính là không. Cụ thể, bạn chỉ cần sử dụng một trong hai cách là IP và name server để trỏ tên miền.
Như vậy, thông qua những nội dung, kiến thức đã được Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm name server là gì và những đặc điểm của nó cũng như nắm được cách thay đổi name server cho tên miền một cách hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Cách kiểm tra hosting của website đơn giản nhất
Web server là gì? Các loại web server thông dụng nhất hiện nay
Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả