Công nghệ được xem như một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Trung bình mỗi ngày, một người sẽ dành ra khoảng từ 4 - 6 tiếng để sử dụng điện thoại, truy cập Internet để vào những ứng dụng phổ biến như: Facebook, Zalo, Youtube hay Instagram,.... Nhưng liệu bạn có biết, những ứng dụng này thực chất vốn được tạo ra từ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Vậy ngôn ngữ lập trình là gì? Có bao nhiêu loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay? Hãy cùng với đội ngũ biên tập của Phương Nam Vina tìm hiểu chi tiết ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia, ngôn ngữ lập trình hay Programming language trong tiếng Anh được xem là ngôn ngữ hình thức. Nó bao gồm một tập hợp các lệnh được tạo nên bởi nhiều loại đầu ra khác nhau và là một dạng ngôn ngữ máy tính, được dùng để viết ra phần mềm, tập lệnh hoặc các hướng dẫn cho máy tính làm theo.
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới hiện đang có tổng cộng hơn 7.000 ngôn ngữ lập trình được ra mắt và con số này không ngừng tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng mỗi loại sẽ có những cú pháp sử dụng riêng biệt. Điều này cũng vô tình đặt ra một bài toán khó cho những lập trình viên vì họ phải ghi nhớ các cú pháp, quy tắc và cấu trúc ngôn ngữ thì mới thực hiện việc viết mã nguồn được dễ dàng hơn.
Phân loại ngôn ngữ lập trình
Khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, các loại ngôn ngữ lập trình đã đóng một vai trò cần thiết trong công nghệ và cả cuộc sống đời thường. Với tính ứng dụng cao cùng khả năng tạo dựng linh hoạt, các ngôn ngữ lập trình liên tục được ưa chuộng để thiết kế giao diện website hay tạo ra ứng dụng phù hợp hoạt động trên Android và iOS,.... Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay thì bạn cần phải biết cách phân loại chúng trước khi tiến hành sử dụng.
1. Ngôn ngữ máy - mã máy (Machine language)
Ngôn ngữ máy - mã máy (machine language) là một ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý và cũng được xem là cơ bản nhất. Đây cũng là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý có thể nhận diện và thực hiện chúng một cách trực tiếp.
Các chỉ thị trong ngôn ngữ máy được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân. Theo đó, các chương trình được viết trong tất cả những loại ngôn ngữ khác sẽ đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành.
2. Hợp ngữ (Assembly language)
Hợp ngữ (assembly language) thường bị đánh giá là một trong những loại ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Trước đây, hợp ngữ đã từng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh của lập trình nhưng theo thời gian, nó có xu hướng chỉ được dùng trong một số lĩnh vực hẹp hơn. Chủ yếu để giao tiếp với phần cứng hoặc xử lý một số vấn đề có liên quan đến tốc độ cao, điển hình như: hệ thống nhúng cấp thấp, trình điều khiển thiết bị, ứng dụng thời gian thực,....
Tuy nhiên, hợp ngữ là một chương trình khá phức tạp, cồng kềnh và khó nhớ,.... Đó là còn chưa kể nó còn bị phụ thuộc vào bộ vi xử lý. Để cho các thiết bị điện tử có thể hiểu và thực thi được chương trình này thì cần phải có một công cụ hợp dịch để dịch từ hợp ngữ này ra ngôn ngữ máy. Do đó, dù cho có được viết bằng từ những viết tắt trong tiếng Anh thì hợp ngữ vẫn không thể duy trì được vị thế của mình so với các ngôn ngữ lập trình hiện đại khác.
3. Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language)
Khác biệt hoàn toàn với hai loại trên, ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language) nổi bật với sự hiện đại, độc lập, kết hợp với ngôn ngữ tự nhiên và không bị phụ thuộc vào trình dịch hay loại thiết bị sử dụng. Một số loại ngôn ngữ lập trình bậc cao hiện nay có thể kể đến như: Java, C, C++, Pascal, PHP, Visual Basic,.....
Ngoài 3 loại ngôn ngữ lập trình trên, chúng ta cũng có thể phân loại ngôn ngữ lập trình theo phương pháp xây dựng và tiến hành thực hiện chương trình như sau:
- Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: từ chương trình chính chia nhỏ thành các chương trình con. Ở mỗi chương trình con tiến hành thực hiện một công việc xác định. Đáng chú ý là chương trình chính sẽ gọi chương trình con theo một quy trình hay cấu trúc được xác định ngay trong chương trình chính. Các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc phổ biến hiện nay thường có là Pascal và C.
- Ngôn ngữ lập trình tuyến tính: là chương trình được thực hiện theo thứ tự từ đầu đến cuối. Tức là lệnh nào viết trước thì sẽ cho thực thi trước, viết sau thì cho chạy sau.
- Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: phương pháp lấy đối tượng làm nền tảng để có thể xây dựng chương trình, giải thuật. Một số ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến hiện nay gồm có C++, Java,....
Các ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ cho phép bạn có thể ứng dụng để tiến hành xây dựng trải nghiệm thực tế ảo, tạo ra các trò chơi điện tử hay nhiều ý tưởng tuyệt vời hơn thế. Nhưng như đã nhấn mạnh ở trên, trên thế giới dù có rất nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng chỉ có một số ngôn ngữ là được sử dụng phổ biến nhất.
1. JavaScript - Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
JavaScript hiện đang là ngôn ngữ lập trình phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay. Một trong những lý do giúp cho JavaScript trở thành ngôn ngữ lập trình được yêu thích nhất đó là do có nhiều cú pháp linh hoạt và sự thân thiện đối với hầu hết các trình duyệt web.
Một điểm đặc biệt của ngôn ngữ lập trình này đó chính là giúp tăng độ mượt mà cho người sử dụng trong quá trình tương tác trên website. Không chỉ vậy, cơ hội việc làm cho những người học JavaScript cũng được nhận xét là mang đến nhiều tiềm năng cùng tương lai rộng mở.
Ưu điểm:
- Được đánh giá là ngôn ngữ lập trình quan trọng để thiết kế giao diện người dùng của các website.
- Cung cấp giao diện phong phú cho web.
- Khả năng hoạt động rất linh hoạt.
- Có thể chạy ngay lập tức trong trình duyệt web vì không có yêu cầu biên dịch.
- Tiến trình thực hiện đơn giản, dễ dàng phát hiện lỗi và sửa lại nhanh chóng.
- Hoạt động đặc biệt tối với những ngôn ngữ lập trình khác.
- Có nhiều tài nguyên cũng như sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng.
Nhược điểm:
- Bảo mật vẫn còn kém, không có khả năng giấu mã.
- Có thể khiến cho ứng dụng website của bạn trở nên nặng nề hơn.
- Vì không có trình biên dịch riêng nên JavaScript chỉ được chạy bởi trình duyệt hỗ trợ. Do đó, nếu không bật JavaScript hay trình duyệt không hỗ trợ thì ngôn ngữ lập trình này sẽ không chạy được.
2. PHP
PHP được viết tắt bởi từ Personal Home Page, đây là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất để thiết kế website. Theo ước tính, những website được ứng dụng ngôn ngữ lập trình PHP chiếm khoảng 1 / 3 tổng số lượng trang web trên toàn cầu, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến Facebook.
Ưu điểm:
- Sử dụng mã nguồn mở cùng tính ổn định nên việc cài đặt trở nên dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ so với việc sử dụng những ngôn ngữ khác.
- Dễ dàng học khi đã có sẵn nền tảng kiến thức về HTML, C.
- Mức độ phổ biến cao.
- Dựa vào XAMP (dễ cấu hình).
- Thường đi cặp với mySQL - hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở lớn nhất trên thế giới.
- Nhiều hệ thống CMS miễn phí cho người dùng.
- Khi dùng PHP để phát triển cho website thì web rất linh hoạt, khả năng tương tác và phản hồi tốt.
Nhược điểm:
- Còn gặp nhiều hạn chế về cấu trúc của ngữ pháp, thiết kế không được gọn gàng, đẹp mắt như nhiều ngôn ngữ khác.
- Chỉ có thể chạy được trên ứng dụng web.
3. Python
Được ra mắt từ năm 1989, Python cũng là ngôn ngữ lập trình được đánh giá thân thiện với người dùng, kết hợp cùng tất cả các cú pháp trực quan, rõ ràng. Đặc biệt, ngôn ngữ này thậm chí còn được đánh giá là tương đồng với tiếng Anh nên sẽ không khó để làm quen nếu bạn là người mới.
Đối với những ai đang có định hướng theo đuổi con đường trở thành một lập trình Back-end thì chắc chắn, Python chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Theo như thống kê cho biết thì ngôn ngữ lập trình này đã giúp cho các developer có được nguồn thu nhập lên đến $107.000 / năm (đứng thứ hai tại Mỹ).
Ưu điểm:
- Cấu trúc rõ ràng, cú pháp ngắn gọn.
- Xuất hiện trên tất cả các nền tảng hệ điều hành hiện nay từ Windows, UNIX, Mac OS, MS - DOS, Linux cùng các OS khác thuộc họ Unix.
- Có khả năng tương thích mạnh mẽ với hardware, Unix, third-party software với số lượng thư viện cực khủng lên đến 400 triệu người sử dụng.
- Tốc độ xử lý nhanh giúp Python dễ dàng tạo ra các chương trình từ những script siêu nhỏ cho tới phần mềm cực lớn như Blender 3D.
Nhược điểm:
- Không có các thuộc tính như: private, protected hay public.
- Không có các vòng lặp do…while và switch….case.
- Mặc dù tốc độ xử lý của Python được nhận xét là nhanh hơn so với PHP nhưng sẽ không bằng Java và C++.
4. Ruby
Ruby là ngôn ngữ lập trình được chính Yukihiro Matz Matsumoto sáng tạo vào năm 1993. Với niềm tin về lý tưởng sống để hạnh phúc, ngôn ngữ Ruby đã được ra đời để giúp cho công việc lập trình được nên đơn giản hơn. Nhờ sự đơn giản và dễ học, Ruby nhanh chóng được các developer ưa chuộng và sử dụng như một loại ngôn ngữ lập trình chính.
Ưu điểm:
- Chất lượng code cao hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác.
- Tính bảo mật cao.
- Có thư viện cho các tác vụ phổ biến.
- Cộng đồng hỗ trợ to lớn, mạnh mẽ.
- Cập nhật các phiên bản gỡ lỗi thường xuyên.
Nhược điểm:
- Khó bảo trì
- Tốc độ xử lý của Ruby chậm hơn so với những ngôn ngữ khác. Cụ thể, Ruby chậm hơn PHP khoảng 1.75 ~ 2 lần và chậm hơn Java tới tận 10 lần.
5. Pascal
Mặc dù không quá phổ biến ở thực tế, nhưng Pascal lại là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều trong các giáo trình tin học ở cấp 2, cấp 3. Thay vì phải sử dụng các ký tự và dấu ngoặc phức tạp như các loại ngôn ngữ lập trình khác, Pascal sử dụng từ khóa là chủ yếu. Do đó, đây cũng xem là một ngôn ngữ lập trình đơn giản để những người mới có thể học vả tìm hiểu để xây dựng chương trình cơ bản.
Ưu điểm:
- Là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc nên dễ nghiên cứu, phân tích và học tập.
- Dễ dàng tạo ra các chương trình rõ ràng, hiệu quả và an toàn.
- Hỗ trợ định hướng đối tượng (OOP – object oriented programming)
- Có thể biên dịch thành các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Sử dụng được Pascal trên nhiều nền tảng, hệ thống máy tính khác nhau qua thao tác biên dịch và chuyển đổi.
Nhược điểm:
- Cấu trúc tương đối đơn giản nên dễ bị tấn công.
- Độ lặp lại cao nên một điều chỉnh nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả tập hơn.
- Có thể chuyển đổi không rõ ràng một số đối tượng trong tập hợp khá phức tạp và có liên quan mật thiết với nhau.
- Khả năng kiểm soát chỉ dừng lại ở mức trung bình.
6. C/C++
C/C++ chính là ngôn ngữ lập trình mệnh danh cho câu “Old is gold” - “Cũ nhưng giá trị”. Ra mắt vào năm 1970, C đã có vai trò mạnh mẽ cho nền lập trình trên toàn cầu khi là nguồn cảm hứng cho sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ như: C#, Java, Objective-C,.... Thậm chí ngày nay, mỗi khi cần xây dựng một ứng dụng high-performance thì ngôn ngữ C chính là sự lựa chọn số 1.
C++ là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển dựa trên C. Đây cũng chính là lý do để giúp cho C++ trở thành ngôn ngữ lập trình được nhiều developer tin tưởng khi muốn thiết kế các ứng dụng cấp cao, vượt mặt cả các ngôn ngữ khác.
Ưu điểm:
- Dễ dàng tương tác với Database.
- Chuyển sử dụng để lập trình cho Windows.
- Ngôn ngữ mã nguồn mở, kết hợp cùng thư viện .NET nhẹ, dễ cài đặt và hoàn toàn miễn phí.
- Ngôn ngữ dễ học, nhanh tiếp cận được với Java.
- Có thể sử dụng để lập trình website thông qua C# hoặc ASP.NET.
- Code/Build trên Visual Studio, một IDE ( đây là môi trường được tích hợp dùng để viết code, qua đó phát triển ứng dụng) tiện lợi và đầy mạnh mẽ của Microsoft.
Nhược điểm:
- Chỉ thật sự mang lại hiệu quả tốt nhất trên Window.
- Khi muốn sử dụng IDE thì cần phải trả phí sử dụng.
- Sử dụng Database tốt nhất với SQL Server.
- Lập trình mobile sẽ cần phải thông qua trung gian Xamarin có tốn phí.
7. C# (C-Sharp)
C# hay C-Sharp được sản xuất bởi Microsoft với mục tiêu mang đến sự tiện lợi và dễ dàng hơn cho người sử dụng. Ngôn ngữ lập trình C# chính là sự kết hợp giữa C và C++, nó tận dụng toàn bộ những ưu điểm tuyệt vời của hai ngôn ngữ này để tạo ra một ngôn ngữ hiện đại hơn. Với khả năng vượt trội, C# có thể được sử dụng để lập trình bất kỳ ứng dụng nào. Trong đó. thế mạnh lớn nhất của C# vẫn là lập trình và phát triển ứng dụng web.
Ưu điểm:
- Vì xây dựng trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình mạnh nên C# được thừa hưởng những tinh hoa, ưu điểm của chúng.
- Có mối quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ lập trình thông dụng như Java, C++, Pascal.
- Khắc phục được một số khuyết điểm của C / C++ như hiệu ứng phụ, con trỏ.
- Dễ dàng tiếp cận và phát triển.
- Được .NET Framework “chống lưng” phía sau.
Nhược điểm:
- C# chỉ chạy được trên nền tảng Windows và có cài .NET Framework.
- Thao tác ở phần cứng vẫn còn yếu hơn so với nhiều ngôn ngữ khác, gần như phải dựa hết vào Windows.
8. Swift
Do chịu nhiều sự ảnh hưởng từ Python và Ruby nên ngôn ngữ lập trình Swift khi được thiết kế đều rất thân thiện với người dùng. Mặc dù được phát triển dựa trên cấu trúc của Objective-C nhưng ngôn ngữ Swift này lại được đánh giá là dễ đọc, linh hoạt, an toàn và dễ debug hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, Swift cũng yêu cầu ít code hơn và việc chuyển đổi những công nghệ sử dụng như: Java, JavaScript hay C#,... sang Swift cũng không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Ưu điểm:
- Có thể dùng Swift cho cả Swift cho iOS Apps lẫn MacOS.
- Các đoạn mã Swift có tốc độ thực thi nhanh.
- Hỗ trợ phát triển các ứng dụng được nhanh hơn.
- Được xem là mã nguồn mở và sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Nhu cầu tuyển lập trình Swift đang ngày càng tăng cao.
Nhược điểm:
- Lập trình viên sẽ cần phải học một ngôn ngữ hoàn toàn mới, đồng thời gây khó khăn cho những người chưa có nền tảng kiến thức căn bản trước đó.
- Cộng đồng phát triển, hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Swift chưa nhiều và cũng không thật sự lớn mạnh.
9. Objective-C
Objective-C được ra mắt lần đầu vào năm 1980 và là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nó được Apple sử dụng cho hệ thống điều hành iOS, OS X và APIs. Vì được mở rộng từ chính ngôn ngữ C nên những đặc điểm, thuộc tính của C đều tồn tại trong Objective-C.
Ưu điểm:
- Tương thích với C và C++.
- Trình biên dịch nhanh chóng.
- Hỗ trợ Runtime.
- Tích hợp với Cocoa - thư viện mạnh mẽ dành cho các ứng dụng cảm ứng.
Nhược điểm:
- So với Swift thì ngôn ngữ lập trình này khó học hơn nhiều.
- Cần phải nắm vững các kiến thức về cách phân phát bộ nhớ phần cứng, sử dụng các lệnh truy xuất hợp lý, tối ưu bộ nhớ,... thì ứng dụng sau khi hoàn thành mới hoạt động mượt mà.
- Cú pháp sử dụng các API của Objective C khá phiền phức.
- Khả năng bảo mật vẫn còn kém hơn ngôn ngữ Swift.
10. Java
Java chính là ngôn ngữ lập trình lâu đời và hiện đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Java cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc phát triển ứng dụng mobile, website, dịch vụ tài chính, big data,....
Cách học Java cũng rất dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, với cộng đồng người dùng lớn mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng nên bạn sẽ không bao giờ có cảm giác lạc lõng hoặc bị bỏ lại.
Ưu điểm:
- Sử dụng mã nguồn mở, rõ ràng và tách biệt với giao diện HTML.
- Visual Studio có thể sinh mã, qua đó giúp tiết kiệm thời gian viết code hiệu quả.
- Chạy chậm hơn so với PHP và ASP.NET nhưng lại cải thiện được bằng hardware.
- Khi đã có kiến thức C+, HTML thì việc học Java sẽ trở nên đơn giản hơn.
- Hoạt động trên Linux, có thể trên IIS – Windows.
- Nếu không có Java Studio thì thay thế bằng NetBean, Eclipse,... để viết code.
- Tương thích trên mọi nền tảng, mạnh mẽ, an toàn và cú pháp mạch lạc, rõ ràng.
Nhược điểm:
- Tốc độ vẫn còn hơi chậm, nhưng trong khả năng chấp nhận được.
- Config nhiều, dễ làm beginet,…giữa .NET và PHP.
Trên đây chính là những kiến thức về ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Trong khi lập trình, việc lựa chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp cực kỳ quan trọng bởi nó không chỉ liên quan đến việc dễ dàng sửa chữa mà đó còn là tính bảo mật. Sau khi đã lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp trong 10 gợi ý đã được trình bày ở trên, việc mà bạn cần làm bây giờ đó là hãy bắt tay ngay vào thực hành. Bởi chỉ có không ngừng trau dồi kiến thức và thực hành mới giúp bạn trở thành một lập trình viên tài năng, thành công.
Tham khảo thêm:
Các phần mềm mã nguồn mở thiết kế website tốt nhất
Web động là gì? Web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động
Source Code là gì? Tổng hợp các kiến thức từ A - Z về Source Code