API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

Hãy thử tưởng tượng, bạn đang truy cập vào một ứng dụng gọi xe bất kỳ. Ứng dụng này sẽ nhanh chóng hiển thị bản đồ, ước tính giá cước và giúp bạn kết nối với tài xế gần nhất chỉ với một vài thao tác đơn giản. Vậy bạn có biết điều làm nên sự tiện lợi, linh hoạt này chính là API không? Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, API server đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo ra các ứng dụng thông minh nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Vậy API là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về API chi tiết hơn trong nội dung bên dưới nhé.


API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết
 

API là gì?

API là từ viết tắt của cụm từ "Application Programming Interface" trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Về cơ bản, API chính là một phương tiện cho phép các ứng dụng có thể tác và trao đổi thông tin với nhau một cách tiện lợi. Bên cạnh đó, các API cho phép các lập trình viên dễ dàng tiếp cận và truy xuất dữ liệu từ máy chủ, sau đó hiển thị chúng trên ứng dụng phần mềm hoặc website của mình.

Để hình dung API là gì thì bạn hãy tưởng tượng mình đang dùng bữa tại một nhà hàng. Lúc này, bạn ngồi trước một menu đa dạng và tiến hành chọn món. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ngay lúc này đó là làm thế nào mà nhà bếp biết được bạn muốn ăn gì và đưa món ăn đến bàn của bạn? Đây chính là lúc một người phục vụ xuất hiện và họ sẽ đóng vai trò giống như API.

Người phục vụ này sẽ nhận yêu cầu đặt món của bạn, sau đó truyền thông tin đến nhà bếp và mang thức ăn đến bàn của bạn sau khi đã đã chế biến xong. Tương tự, API cũng sẽ đóng vai trò trung gian để nhận yêu cầu từ ứng dụng của bạn, sau đó giao tiếp với hệ thống hoặc dịch vụ phù hợp và cuối cùng trả lại kết quả tương ứng. Điều này tạo ra một quá trình giao tiếp mượt mà giữa các phần của hệ thống với nhau, từ đó giúp cho ứng dụng của bạn hoạt động một cách hiệu quả và linh hoạt.

API là gì?

Phân loại API

Dựa trên hai yếu tố phạm vi sử dụng và kiến trúc, API được phân loại thành bốn loại chính:

- API riêng: Được thiết kế để kết nối các ứng dụng trong cùng một tổ chức hoặc doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa việc chia sẻ dữ liệu và tính linh hoạt trong quản lý hệ thống nội bộ.

- API công cộng: Là các giao diện mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập và sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng các API công cộng thì bạn có thể bị yêu cầu phải xác thực, thanh toán phí dịch vụ hoặc không cần làm gì hết, tất cả sẽ tùy thuộc vào chính sách của nhà cung cấp.

- API đối tác: Đây là loại API dành cho các nhà phát triển bên ngoài hoặc đối tác của tổ chức với mục đích hỗ trợ mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp..

- API tổng hợp: Loại API này sẽ tiến hành liên kết và tổ chức nhiều API khác nhau để xử lý các yêu cầu phức tạp hoặc tạo ra các tính năng mới, từ đó mang lại sự tiện lợi và linh hoạt hơn trong việc sử dụng dữ liệu, chức năng từ nhiều nguồn khác nhau.

Những ứng dụng phổ biến của API

Hiện nay, API đã trở thành một công cụ tiện ích khi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng. Phổ biến nhất cần phải kể đến chính là các ứng dụng sau:

- Web API: Hệ thống API này có thể được sử dụng trên nhiều website khác nhau và cho phép bạn có thể kết nối, truy xuất dữ liệu cơ sở một cách nhanh chóng. Ví dụ, nếu bạn muốn tích hợp chức năng đăng nhập (login) từ các dịch vụ như Google, GitHub, Facebook vào ứng dụng của mình, bạn có thể sử dụng API của họ để lấy dữ liệu một cách dễ dàng.

- Hệ điều hành và API: Cả Linux và Windows hiện nay đều cung cấp một loạt API đa dạng. Những tài liệu API này sẽ giúp mô tả các hàm và phương thức kết nối một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Nhờ vào những tài liệu này, bạn có thể tạo ra các phần mềm tương tác trực tiếp với hệ điều hành một cách dễ dàng.

- Thư viện phần mềm hoặc framework và API: API giúp mô tả các quy định về hành động mà một thư viện mong muốn được cung cấp. Trong một API, có rất nhiều cách mà bạn có thể thực hiện để đạt được cùng một kết quả. Điều này được đánh giá là rất tiện ích vì nó giúp cho chương trình được viết bằng một ngôn ngữ nhất định có thể sử dụng thư viện được viết dưới dạng ngôn ngữ khác một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một file PDF bằng ngôn ngữ C++, bạn có thể sử dụng PHP để đưa ra yêu cầu của mình.

Web API là gì?

Web API là một giao diện được sử dụng với mục đích xử lý các ứng dụng giữa máy chủ web và trình duyệt web. Mặc dù đều có tên gọi API nhưng bạn đừng nhầm lẫn Web API với API là một. Trên thực tế, mặc dù các Web API đều là API nhưng không phải API nào cũng được coi là Web API. Ví dụ, API Rest là một loại Web API chuyên biệt và nó chỉ sử dụng kiến trúc tiêu chuẩn.

Hiện nay, thuật ngữ API được người dùng gọi với đa dạng cái tên khác nhau, bao gồm: API Java, Web API. Sở dĩ có tên gọi này là vì theo lịch sử hình thành, API đã đã được thiết lập và có mặt trước khi cả mạng lưới trên toàn cầu xuất hiện. Ngoài ra, Web API hiện đại cũng có thể được gọi là API Rest khi đề cập về các thông tin liên quan vì đây vốn là hai dạng API tương đương nhau.


Web API là gì?
 

Cách thức hoạt động của web API

Để một web API có thể hoạt động, chúng ta cần thực hiện thông qua 04 bước sau:

Bước 1: Xây dựng URL API để máy khách có thể gửi yêu cầu đến máy chủ thông qua các giao thức HTTP hoặc HTTPS với mục đích truy cập nội dung hoặc dịch vụ cần thiết.

Bước 2: Tại web server sau khi đã cung cấp nội dung, các ứng dụng nguồn sẽ chủ động kiểm tra tính xác thực (nếu cần) rồi sau đó tìm kiếm nguồn tài nguyên phù hợp để tạo nội dung và trả về kết quả phù hợp.

Bước 3: Server sẽ trả lại kết quả về máy khách dưới định dạng XML và JSON thông qua cổng HTTP, HTTPS.

Bước 4: Dữ liệu XML/JSON sẽ được phân tích từ nguồn yêu cầu ban đầu là ứng dụng di động hoặc ứng dụng web. Khi dữ liệu đã được trích xuất đầy đủ, ứng dụng sẽ tiếp tục triển khai một số tác vụ như hiển thị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu,... theo yêu cầu cụ thể của ứng dụng.

Đặc điểm nổi bật của web API

Trong thời gian gần đây, API đã trở thành một công nghệ mạnh mẽ và liên tục được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực lập trình web. Tất cả chính là nhờ vào 5 đặc điểm nổi bật dưới đây mà API trở thành một xu hướng không thể phủ nhận:

1. Khả năng tự động hóa sản phẩm

API có khả năng tự động cập nhật các luồng công việc mới và quản lý công việc theo cách sáng tạo hơn. Điều này giúp tăng cao năng suất công việc và cho phép người dùng xử lý nhiều công việc hơn so với bình thường. Không những vậy, Web API còn cho phép bạn cập nhật những yếu tố liên quan đến sản phẩm như giá cả, mô tả, hình ảnh một cách tự động, điều này giúp đảm bảo thông tin hàng hóa luôn được cập nhật mới nhất và chính xác trên website, ứng dụng di động cũng như các kênh bán hàng khác.

2. Tích hợp linh động, dễ dàng

Nhờ vào API, người dùng có khả năng truy xuất nội dung từ bất kỳ trang web hoặc ứng dụng phần mềm nào một cách dễ dàng. Thậm chí, nhiều người còn so sánh API với một chiếc cổng vì nó giúp tránh được các yêu cầu không mong muốn nhưng vẫn cho phép người dùng lấy những thông tin mà họ quan tâm hoặc cần tìm hiểu.

Bên cạnh đó, Web API còn cho phép các ứng dụng web và dịch vụ trực tuyến có thể giao tiếp với nhau dù cho chúng sử dụng bất kể ngôn ngữ lập trình hay nền tảng công nghệ nào. Nhờ tính tương tác linh hoạt này mà các nhà phát triển web có thể xây dựng các ứng dụng tích hợp nhiều tính năng và dữ liệu từ các nguồn khác nhau, tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú và liền mạch.

3. Cập nhật thông tin theo thời gian thực

Chức năng thay đổi của API sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích vì dịch vụ cung cấp sẽ trở nên linh hoạt hơn, thông tin đưa ra sẽ đảm bảo chính xác và việc truyền dữ liệu cũng được thực hiện hiệu quả hơn. Đặc điểm này chính là một trong những lý do quan trọng giúp tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn hơn vì mọi người có thể theo dõi sự thay đổi dữ liệu theo thời gian thực và phản hồi ngay lập tức, từ đó tạo ra cảm giác kết nối liên tục.

4. Tiêu chuẩn chung giúp sử dụng dễ dàng

Một trong những điểm nổi bật của API đó chính là nó rất dễ sử dụng. Bất kỳ công ty hay người dùng nào cũng đều có thể điều chỉnh nội dung và dịch vụ mà mình đang sử dụng một cách dễ dàng. Điều này được thực hiện do API đã hỗ trợ đầy đủ các thành phần của kiến trúc MVC như Routing, Filter, Controller, Model Binder,... từ đó giúp cho tính ứng dụng của API trở nên cao hơn và giúp người dùng có thể tận dụng API một cách linh hoạt.


API
 

Đánh giá ưu nhược điểm của web API

Mỗi ứng dụng đều có những ưu, nhược điểm riêng và điều này cũng không phải là một ngoại lệ cho web API. Vì vậy, việc nắm rõ những mặt tốt và các điểm còn thiếu sót của web API sẽ giúp bạn ứng dụng chúng một cách hiệu quả.

1. Ưu điểm của API

Không phải ngẫu nhiên mà API lại được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này chính là nhờ vào những ưu điểm sau:

- Web API được sử dụng rộng rãi trên các ứng dụng desktop, di động và cả website.

- Cho phép trả về dữ liệu dưới các định dạng như JSON, XML hoặc các định dạng khác tùy thuộc vào nhu cầu của client.

- Cung cấp các tính năng cần thiết để xây dựng dịch vụ HTTP như URL, header của request/response, versioning, caching và có thể host trên ứng dụng hoặc IIS một cách dễ dàng.

- Web API là mã nguồn mở và hỗ trợ đầy đủ các tính năng của kiến trúc RESTful, đồng thời có thể sử dụng với bất kỳ client nào hỗ trợ XML, JSON.

- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như routing, actionresult, controller, model binder, filter, dependency injection, IoC container và unit test để giúp việc phát triển, quản lý API trở nên dễ dàng hơn.

- Đảm bảo độ tin cậy cao trong giao tiếp bằng cách xác nhận giao tiếp hai chiều, giúp tăng tính ổn định và tin cậy cho ứng dụng.

2. Nhược điểm của API

Mặc dù được ứng dụng phổ biến nhưng trên thực tế, API vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm dễ nhận biết như sau:

- Hiện tại, web API mới chỉ hỗ trợ mặc định các phương thức GET và POST, chúng chưa đạt được đầy đủ các nguyên tắc của kiến trúc RESTful.

- Để sử dụng web API một cách hiệu quả, người phát triển cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình backend và kinh nghiệm thực tiễn.

- Việc phát triển và duy trì web API tốn nhiều thời gian, chi phí từ việc thiết kế, triển khai cho đến bảo trì, nâng cấp.

- Có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến bảo mật khi hệ thống sử dụng web API bị tấn công, đặc biệt là khi nó không giới hạn điều kiện truy cập và xác thực đúng cách.


Web API
 

Web API trong lập trình và thiết kế website

Từ những chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng Web API đã mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau và điều đó đã giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc của các website. Do đó, thay vì sử dụng các trang web tĩnh với nội dung cứng nhắc, các website hiện đại ngày nay có thể tận dụng Web API để cung cấp nội dung linh hoạt và cá nhân hóa hơn cho người dùng. Ví dụ có thể kể đến là:

1. Chức năng tìm kiếm

Tính năng tìm kiếm là một phần quan trọng của các trang web để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi sử dụng chức năng tìm kiếm thông thường, người dùng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin mà mình cần khi có quá nhiều nội dung khác nhau được đăng tải.

Ví dụ: Trên một trang web nấu ăn, người dùng thường sẽ có xu hướng tìm kiếm về các công thức nấu ăn, thông tin dinh dưỡng của từng món hay cách chế biến thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng (trẻ em, bà bầu, người cao tuổi,...). Nói tóm lại, sẽ có rất nhiều thông tin mà người dùng quan tâm và tìm kiếm trên website nấu ăn đó.

Lúc này, việc có một API mạnh mẽ kết hợp với tính năng tìm kiếm sẽ là điều cần thiết để website cung cấp cho người dùng thông tin chính xác nhất. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm của người dùng mà còn giúp tạo ra một ấn tượng tích cực hơn từ phía họ.

2. Khả năng tích hợp kênh mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như Facebook đang dần trở thành những thị trường lớn và thu hút một lượng lớn người dùng trên toàn thế giới. Vì vậy mà hiện nay, hầu hết các website đều sẽ tích hợp các tính năng từ các nền tảng mạng xã hội. Thậm chí, một số trang web còn cho phép người dùng đăng nhập và tương tác bằng cách sử dụng tài khoản mạng xã hội của họ để bình luận, chia sẻ.

Để thực hiện điều này, các lập trình viên sẽ cần sử dụng API của những nền tảng mạng xã hội để nhúng các tính năng này vào trang web của họ. Thông qua API, trang web và mạng xã hội có thể trao đổi dữ liệu một cách dễ dàng hơn, từ đó cho phép người dùng tương tác với cả hai bên một cách dễ dàng.

3. Tính năng của website bán hàng trực tuyến

API không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn hỗ trợ rất nhiều cho công việc của các lập trình viên, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng website và thiết kế các trang web bán hàng.

Bằng cách sử dụng API, bạn có thể dễ dàng tích hợp các chức năng cần thiết cho website bán hàng của mình, điển hình như giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, theo dõi quá trình vận chuyển, quản lý sản phẩm và đơn hàng. Điều này sẽ giúp lập trình viên rút ngắn quá trình phát triển website nhưng vẫn đảm bảo có đầy đủ các tính năng cần thiết cho một trang web bán hàng online hiệu quả.


API server
 

Quy trình tạo API chuyên nghiệp trong 5 bước

Để thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và tăng độ uy tín của API trong mắt họ quả thật không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu bớt những khó khăn trong quá trình tạo ra một API chất lượng cao thì bạn hãy tham khảo theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch cho API

Bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện khi tạo API chuyên nghiệp đó chính là lập kế hoạch chi tiết cho API. Trong bản kế hoạch này, bạn hãy xác định rõ ràng yêu cầu và mục tiêu của API. Cụ thể, bạn cần trả lời được API cần giải quyết vấn đề gì? Phục vụ đối tượng người dùng nào? Cần cung cấp những tính năng và dữ liệu gì? Bên cạnh đó, bạn cũng cần dự đoán các tình huống sử dụng khác nhau của API và xây dựng chúng theo tiêu chuẩn, phù hợp với các tiêu chí phát triển của các API khác trên thị trường.

Bước 2: Triển khai API

Sau khi hoàn thiện kế hoạch, nhóm thiết kế API sẽ thiết kế kiến trúc và triển khai bảng mã nguyên mẫu của API. Đặc biệt, họ sẽ có thể điều chỉnh bảng mã nguyên mẫu này để phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của doanh nghiệp và đảm bảo các yếu tố hiệu quả, bảo mật, dễ sử dụng, bảo trì và có khả năng mở rộng.

Bước 3: Kiểm nghiệm API

Ở bước này, việc kiểm nghiệm API như thử nghiệm phần mềm sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ sự cố nào do lỗi thiết bị. Một điều cần lưu ý là công cụ được sử dụng để kiểm nghiệm API cần phải có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng đối với API này. Việc kiểm nghiệm API thông thường sẽ bao gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử hiệu suất.

Bước 4: Lập các tài liệu cho API

Việc lập tài liệu cho API giúp các nhà phát triển có thể tạo ra hướng dẫn cần thiết để tăng cường tính khả dụng của API. Thông thường, các tài liệu của API sẽ được biên soạn một cách hoàn chỉnh, trong đó bao gồm các trường hợp sử dụng và phạm vi, đồng thời giới thiệu các chức năng một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Bước 5: Cho API tiếp cận với thị trường

Ngoài việc phát triển API cho doanh nghiệp, bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn thu nhập cho mình từ chính việc này. Ví dụ như trên sàn thương mại điện tử Amazon, bạn có thể niêm yết mức giá của API và thực hiện giao dịch trực tuyến trên nền tảng này.


Tìm hiểu về API
 

Điểm cuối API là gì và vì sao nó quan trọng?

Trong cấu trúc giao tiếp của API, điểm cuối API cũng chính là điểm kết nối cuối cùng của hệ thống và chúng bao gồm các yếu tố như: URL máy chủ, dịch vụ cùng các địa chỉ kỹ thuật số cụ thể liên quan. Thông qua điểm cuối này, dữ liệu sẽ được truyền tải và tạo ra sự tương tác giữa các hệ thống khác nhau. Do đó, điểm cuối API là một phần quan trọng và được nhiều doanh nghiệp tập trung vào vì hai yếu tố dưới đây:

- Tính bảo mật: Điểm cuối API thường là điểm dễ bị tấn công trong hệ thống, do đó việc quản lý API để ngăn chặn các hành vi lạm dụng là điều rất cần thiết:

- Về hiệu năng: Nếu doanh nghiệp gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạng hoặc giảm hiệu suất của hệ thống thì đó có thể là do điểm cuối API. Với sự tập trung lưu lượng người dùng truy cập, điểm cuối này đôi khi sẽ gây ra những vấn đề về hiệu suất của website.

Bí quyết đảm bảo tính bảo mật cho API

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, vấn đề bảo mật cũng đang dần được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Và với API, việc bảo mật cũng thật sự rất quan trọng vì nó liên quan đến khả năng bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.

1. Những vấn đề phổ biến liên quan đến bảo mật API

Trước khi đi tìm hiểu chi tiết hơn về những bí quyết đảm bảo tính bảo mật cho API thì đầu tiên, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá hai vấn đề mà API thường hay gặp phải trong quá trình bảo mật.

SQL Injection

Injection hay SQL Injection chính là một trong những lỗi nghiêm trọng mà các trang web thường gặp phải. Theo đó, những kẻ tấn công sẽ tận dụng lỗ hổng trong quá trình xử lý dữ liệu của website để thực hiện các cuộc tấn công vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Bằng cách này, chúng có thể khai thác và thu thập thông tin nhạy cảm từ người dùng.

Vậy nên, để ngăn chặn các cuộc tấn công Injection thì việc ràng buộc dữ liệu nhập từ người dùng là điều rất cần thiết. Phương án phổ biến thường được áp dụng đối với trường hợp này đó là sử dụng Regular Expression để loại bỏ các ký tự không hợp lệ và các ký tự đặc biệt khỏi dữ liệu. Ngoài ra, các hàm xử lý dữ liệu như hàm chuẩn có sẵn cũng được ưu tiên sử dụng để giảm thiểu nguy cơ của việc gặp phải lỗi này.

Spam request

Các request được để ở chế độ công khai thường dễ gặp phải tình trạng spam. Chẳng hạn như trong quá trình đăng ký tài khoản, người dùng chỉ cần điền tên và mật khẩu vào ô tương ứng mà không yêu cầu xác thực.

Với trường hợp này, một giải pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là làm cho các request trở nên phức tạp hơn. Bạn có thể thêm một số yêu cầu bổ sung, câu hỏi bảo mật hoặc yêu cầu người dùng phải chờ một thời gian trước khi tiếp tục các thao tác tiếp theo. Bằng cách này, khả năng bảo mật sẽ được cải thiện và tình trạng spam có thể được ngăn chặn tối đa.

2. Gợi ý một số phương án ngăn chặn rò rỉ thông tin trong API

Ngoài hai vấn đề thường gặp ở trên và cách khắc phục nhanh chóng, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phương án khác nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin trong API một cách hiệu quả:

- Xác thực ứng dụng thật cẩn thận: Ngoài việc xác thực người dùng cuối, bạn cũng cần chú ý đến quá trình xác thực của ứng dụng. Ví dụ, khi sử dụng các ứng dụng như AirBnB, Uber,... các ứng dụng này thường gọi cho các API của mình để thực hiện quá trình xác thực.

- Mã hóa dữ liệu được truyền đi từ nền tảng: Bằng cách sử dụng chứng chỉ SSL, bạn có thể dễ dàng mã hóa các dữ liệu quan trọng trong quá trình truyền tải để giúp ngăn chặn tình trạng bị tấn công hoặc đánh cắp dữ liệu.

- Tránh dùng mật khẩu cố định hoặc quá dễ đoán: Nhiều người thường có thói quen sử dụng các mật khẩu dễ đoán hoặc cố định cho tài khoản của mình. Họ thậm chí còn tái sử dụng mật khẩu và thông tin cá nhân trên nhiều ứng dụng di động khác nhau. Điều này tạo ra nguy cơ bảo mật lớn và cần phải được giải quyết một cách nghiêm túc nếu bạn muốn bảo vệ thông tin cá nhân của mình khỏi rủi ro bị đánh cắp.

- Sử dụng chữ ký số: Chữ ký số là một chuỗi ký tự duy nhất đại diện cho một người dùng cụ thể. Nó cho phép bạn lưu trữ dễ dàng các thông tin này trong cơ sở dữ liệu và chỉ cung cấp chúng khi người dùng nhập đúng tên cùng mật khẩu tương ứng. Đây là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm tra và tăng cường tính bảo mật cho API.


Lập trình web API
 

Trên đây là những thông tin về API là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể nói, API có vai trò rất lớn trong việc giảm tải công việc và tăng cường chính xác cho lập trình viên khi thiết kế các loại website, ứng dụng khác nhau. Không chỉ vậy, những đặc điểm nổi bật của API và Web API cũng đều đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống hiện đại bằng cách làm cho mọi thứ trở nên tiện lợi và thông minh hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Wireframe là gì? Các bước xây dựng wireframe hiệu quả

icon thiết kế website iFrame là gì? Bật mí những thông tin quan trọng về iFrame

icon thiết kế website Website development là gì? Tổng quan về web development

Bài viết mới nhất

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm nhưng cũng đầy rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Alt tag là văn bản mô tả truyền tải ý nghĩa của hình ảnh trong nội dung số, được thiết kế để giúp người khiếm thị có thể tiếp cận nội dung trực quan.

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet như một con virus lây lan âm thầm và nhanh chóng, biến thiết bị trở thành một phần của mạng lưới tội phạm khổng lồ trước khi bạn kịp nhận ra.

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Trong kỷ nguyên số hóa, một trang web load chậm không chỉ khiến khách hàng bỏ đi mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu.

Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Khám phá cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược SEO, cải thiện thứ hạng trang web và tăng lưu lượng truy cập.

 
zalo