Website development là gì? Tổng quan về web development

Website development là thuật ngữ quen thuộc thường được các lập trình viên sử dụng để miêu tả quá trình xây dựng và duy trì các trang web trên môi trường Internet. Tính đến thời điểm hiện tại, dù không còn là lĩnh vực mới lạ nhưng web development vẫn luôn là cái tên đầu bảng trong danh sách những nghề được trả lương cao. Vậy website development hay phát triển web là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.


Website development là gì? Tổng quan về web development
 

Web development là gì?

Web development (hay phát triển web) là quá trình tạo ra các ứng dụng và trang web có khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng trình duyệt khác nhau. Đây là một quy trình phức tạp, bao gồm từ việc thiết kế giao diện người dùng, tích hợp dữ liệu, phát triển máy chủ cho đến việc kiểm thử và cuối cùng là tiến hành triển khai sản phẩm. Hiện nay, web development thường được chia thành ba mục chính, bao gồm: client-side (front-end), server-side (back-end) và công nghệ cơ sở dữ liệu. Từng loại đều có đặc điểm, nhiệm vụ riêng nhưng nhìn chung đều đóng vai trò quan trọng vào việc tạo nên một trang web hoàn chỉnh.

Các chuyên gia thực hiện công việc này được gọi là web developer. Vậy web developer là gì? Trên thực tế, đây là thuật ngữ chỉ các lập trình viên web với nhiệm vụ tạo ra những ứng dụng web có thể chạy được trên các trình duyệt website. Họ sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác nhau như JavaScript, HTML, CSS để xây dựng trang web nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên Internet hiệu quả.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng website trên thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài nắm giữ vai trò là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, trang web còn là một kênh bán hàng online hiệu quả giúp mang về doanh thu, lợi nhuận cao. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của web developer nói riêng và website development nói chung trong việc xây dựng, phát triển web. Khi thời đại công nghệ số ngày càng phát triển thì chắc chắn, nghề lập trình viên sẽ càng phát triển mạnh mẽ, đi kèm với đó đương nhiên không thể bỏ qua mức lương vô cùng hấp dẫn.

Quy trình vận hành của một trang web

Sau khi đã nắm rõ khái niệm phát triển web là gì thì chắc chắn, việc làm thế nào để vận hành nó cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể, để một website có thể hoạt động thì bạn cần phải sử dụng trình duyệt. Khi đó, trình duyệt sẽ có những nhiệm vụ sau:

- Tiến hành phân tích, render HTML và CSS thành nội dung hoặc định dạng thị thành web page.

- Trong quy trình vận hành của một trang web, JavaScript được thực thi để tạo ra các chức năng, bao gồm cả việc sửa đổi cấu trúc của trang web. Đồng thời, trình duyệt cũng đảm nhiệm việc gửi các yêu cầu tới máy chủ để lấy nội dung đã được render của trang web. Khi yêu cầu được gửi tới máy chủ web, máy chủ sẽ tìm và trả về nội dung cần thiết cho trình duyệt để hiển thị trên trang web nếu nó tồn tại.

- Sau khi nhận được phản hồi từ máy chủ, trình duyệt sẽ phân tích và thực thi nội dung đó. Nội dung này sau đó sẽ được hiển thị trên trang web để người dùng có thể xem.


Website development
 

Tại sao website development lại có sức hút đến vậy?

Phát triển web là một trong những ngành nghề hấp dẫn nhất hiện nay. Với niềm đam mê dành cho công nghệ, bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận cơ hội trở thành web developer vì những lý do sau:

1. Không yêu cầu về bằng cấp

Đây là sự thật mà những người trong ngành không thể phủ nhận bởi không ít developer hiện nay cũng không có bằng cấp chính thức. Tất nhiên, việc học chuyên ngành IT tại đại học hoặc cao đẳng sẽ là một ưu điểm cho bạn nhưng khi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên chọn những nhà phát triển web có kinh nghiệm thực tiễn hơn là những developer chỉ có kiến thức lý thuyết.

2. Nhu cầu tuyển dụng cao

Khi quyết định làm việc trong lĩnh vực web development thì điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề không có việc làm. Nếu xảy ra tình trạng thất nghiệp thì có lẽ đó là do mức lương hiện tại chưa đáp ứng được mong đợi của bạn.

Trước năm 1981, nếu khái niệm về web developer vẫn còn khá mới mẻ thì ngày nay, mỗi năm có đến hơn 80.000 việc làm cho các developer được đăng tuyển trên các trang tuyển dụng. Số liệu này cho chúng ta thấy rõ rằng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này đang rất cao.


Web development
 

3. Lương web developer cao

Lương cao chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều bạn trẻ quyết định chọn nghề web developer. Theo ước tính tại Việt Nam, mức lương trung bình cho một web developer mới bắt đầu là khoảng 7 - 9 triệu / tháng. Đối với web developer đã có kinh nghiệm, mức lương này sẽ thường dao động khoảng 10 - 30 triệu / tháng. Đặc biệt, với những nhà phát triển web có nhiều kinh nghiệm thì mức lương mà họ đạt được có thể lên đến khoảng 40 - 80 triệu / tháng.

4. Có cơ hội làm việc trực tiếp ở nước ngoài

Một điểm cộng lớn dành cho lĩnh vực phát triển website đó là các developer không gặp phải hạn chế về không gian làm việc. Bạn có thể lựa chọn làm việc trong nước hoặc phát triển sự nghiệp của mình ở nước ngoài để mở rộng cơ hội. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội linh hoạt cho các developer khi lựa chọn môi trường làm việc phù hợp nhất với họ.

5. Thoải mái chọn lựa hình thức làm việc

Không giống với nhiều ngành nghề khác đòi hỏi nhân viên phải có mặt thường xuyên tại văn phòng, các developer có thể linh hoạt lựa chọn giữa việc làm freelancer, remote (từ xa), hybrid hoặc gắn bó với một công ty lâu dài. Nhìn chung thì chỉ cần bạn có năng lực và thành thạo ngoại ngữ thì cơ hội việc làm chắc chắn sẽ luôn rộng mở.


Phát triển web là gì?
 

Các kỹ năng then chốt mà lập trình viên web development cần sở hữu

Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực hiện nay đều đòi hỏi nhân viên phải thành thạo những kỹ năng, kiến thức cụ thể thì mới dễ dàng thực hiện các công việc một cách hiệu quả. Trường hợp này cũng không ngoại lệ đối với lĩnh vực phát triển và lập trình website, nơi mà việc thành thạo ba kỹ năng chính sau đây là điều kiện bắt buộc:

1. Front-end

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà phát triển web vì nó đóng vai trò quyết định phần "mặt tiền" của website - nơi toàn bộ giao diện web sẽ được hiển thị. Hiểu một cách đơn giản thì đây là nơi chứa tất cả mọi thứ mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác trực tiếp, từ màu sắc, font chữ, menu cho đến thanh trượt,.... Bên cạnh đó, nếu bạn thích thiết kế và muốn giao tiếp trực tiếp với người dùng thì việc trở thành front-end developer cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Nhìn chung thì với front end, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

- Các kiến thức cơ bản về CSS / HTML / JavaScript.

- Một số thông tin liên quan đến trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI).

- Các kỹ năng cần thiết trong thiết kế và sử dụng Photoshop hiệu quả.

- Hiểu biết về một số framework và thư viện phổ biến như AngularJS, jQuery, EmberJS,....

- Kỹ năng thiết kế giao diện web responsive để đảm bảo giao diện hiển thị đúng trên nhiều loại thiết bị.

2. Back-end

Nếu kỹ năng front-end có vai trò quản lý phần giao diện của một trang web thì back-end lại chịu trách nhiệm quản lý phần bên trong của trang web. Và cũng vì đặc điểm này mà back-end sẽ là nền tảng không thể nhìn thấy được của trang web, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Do đó, để trở thành một back-end developer, bạn cần phải có những kỹ năng sau:

- Để viết được back-end, bạn cần phải nắm vững các ngôn ngữ server-side như Python, Java, Ruby,....

- Cần có kiến thức về các web framework và ngôn ngữ lập trình như Spring, Django, Rails, ASP.NET MVC,....

- Phải có sự hiểu biết về cơ sở dữ liệu SQL như MS SQL Server, MySQL,....

- Nắm vững kiến thức về website và một số hệ thống quản lý nội dung (CMS) như Umbraco, WordPress, Joomla,....


Web developer là gì?
 

3. Database technology

Các website hoạt động hiệu quả nhờ vào hệ thống quản lý dữ liệu (database). Nhờ có database mà việc truy cập, sắp xếp, chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu website trở nên dễ dàng và linh hoạt, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web. Hiện nay, database thường chạy trên server (máy chủ) và hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu quan hệ (RDBMS) là sự lựa chọn phổ biến cho các website.

Bạn có thể lựa chọn học một trong hai kỹ năng Back-end hoặc front-end để trở thành web developer. Tuy nhiên, khi lập trình viên nắm vững kiến thức thức front-end, back-end và cả database technology thì họ được gọi là full stack developer. Mức lương của một full stack developer thường rất hấp dẫn và nằm ở mức đáng mơ ước. Họ có khả năng xử lý mọi công việc liên quan đến dữ liệu, bảo mật, máy chủ và cả phát triển back-end và front-end. Vậy nên, để trở thành một full stack developer thì bạn cần phải sở hữu những kỹ năng sau:

- Ngôn ngữ lập trình: PHP, Java, C#, Ruby, Python...

- Thành thạo việc sử dụng framework và thư viện bên thứ ba.

- Kiến thức vững về front-end bao gồm CSS, HTML, JavaScript…

- Tinh thông kỹ thuật cache và quản lý cơ sở dữ liệu.

- Có kỹ năng thiết kế gồm: Prototype design, UX design, UI design.

4. Một số kỹ năng quan trọng khác

Ngoài các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật, full stack developer cần sở hữu những kỹ năng mềm quan trọng để phát triển sự nghiệp một cách bền vững. Dưới đây là một số kỹ năng mềm mà họ cần có:

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

- Kỹ năng quản lý thời gian linh hoạt.

- Tư duy phản biện, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

- Khả năng quản lý mối quan hệ với khách hàng.

- Sáng tạo và có tầm nhìn.

- Tính cẩn thận, chi tiết và kiên nhẫn.

- Khả năng tự học và tiếp tục nâng cao kiến thức.

Những kỹ năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các web developer làm việc một cách hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng niềm tin vững chắc từ phía khách hàng.


Website development là gì?
 

Những kiến thức cơ bản mà mọi web developer không nên bỏ qua

Dù là back-end, front-end hay full stack thì bạn cũng cần phải nắm vững các kiến thức về Git, SSH, cấu trúc dữ liệu, dòng lệnh Linux, HTTP / HTTPS, mã hóa ký tự, giải thuật và sử dụng GitHub, cụ thể:

- Git: Là hệ thống quản lý phiên bản phân tán giúp hoạt động làm việc nhóm và quản lý mã nguồn trở nên dễ dàng hơn.

- HTTP/HTTPS: Hai giao thức này là “xương sống” của mỗi trang web, vì vậy việc hiểu biết về chúng là kiến thức bắt buộc đối với mọi nhà phát triển.

- Cấu trúc dữ liệu, giải thuật: Để giải quyết các vấn đề phức tạp trên trang web, bạn cần hiểu rõ về cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

- GitHub: Là dịch vụ lưu trữ mã nguồn sử dụng hệ thống Git revision trên web.

- SSH: Giao thức mạng cho phép tương tác an toàn giữa máy chủ và thiết bị người dùng. Qua đó giúp người dùng có thể kiểm soát và chỉnh sửa server từ xa qua Internet.

- Dòng lệnh Linux: Dòng lệnh Linux là kiến thức quan trọng đối với cả web developer và mobile developer. Việc nắm vững Linux Command Line cũng rất cần thiết và nó đòi hỏi bạn cần phải bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu.

- Mã hóa ký tự: Để trang web có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, bạn cần hiểu về mã hóa ký tự như UTF-16 Unicode, ASCII và UTF-8 Unicode.

- Technical SEO: Kiến thức này hỗ trợ bạn trở thành một web developer chuyên nghiệp, giúp cải thiện hiệu suất và thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Một số xu hướng phát triển web đáng chú ý hiện nay

Với sự phát triển không ngừng, website luôn được nâng cấp để mang lại những trải nghiệm mới mẻ hơn cho người dùng. Dưới đây là 5 xu hướng phát triển website đáng chú ý nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo và triển khai ngay trong thời điểm này.

1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML)

Trong quá trình phát triển web, công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều công ty và nhà phát triển web cũng đang tích hợp những công nghệ này vào trong trang web và ứng dụng của họ.

Bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML), web developer có thể tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng, cải thiện tính năng tìm kiếm và tự động hóa các nhiệm vụ. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi không chỉ tăng cường khả năng tương tác của website với người dùng mà còn thúc đẩy nhiều chuyển đổi tích cực hơn trong lĩnh vực kinh doanh.

2. Progressive Web Apps (PWAs)

Được ra mắt từ năm 2015, Progressive Web Apps (PWA) được mô tả như những ứng dụng web có thể được tải lên và hoạt động như các trang web thông thường, nhưng lại cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hơn, chẳng hạn như: working offline (làm việc ngoại tuyến), push notifications (gửi và nhận thông báo) và truy cập vào các tính năng phần cứng của thiết bị, điều vốn chỉ có trong các ứng dụng native. Một số ví dụ về Progressive Web Apps hiện nay bao gồm: Tinder, Trivago, Ola, 9GAG, Alibaba, Aliexpress, 5 Miles,....


Phát triển web
 

3. Single Page Application (SPA)

Các ứng dụng đơn trang (single-page) là một giải pháp hữu hiệu để mang lại một trải nghiệm thú vị cho người dùng. Điểm nổi bật của chương trình này đó là chỉ tải một trang hiển thị duy nhất mà không yêu cầu sức tải nặng, đồng thời giúp gia tăng tốc độ duyệt web một cách hiệu quả. Hiện nay, một số SPA phổ biến trong cuộc sống mà chúng ta thường gặp đó là mạng xã hội Facebook, Gmail, Trello và Google Maps.

4. Push Notifications

Một trong những xu hướng phát triển web được yêu thích trong nhiều năm gần đây mà bạn không thể bỏ qua đó chính là website notifications. Đây là chương trình giúp cho website của bạn có thể tương tác được với người dùng nhiều hơn nhờ vào các thông báo từ trang web như: chương trình giảm giá, khuyến mãi hay thông báo ra mắt sản phẩm mới,.... Với chức năng, chủ sở hữu website có thể thu hút thêm nhiều khách hàng truy cập vào trang web nhờ những thông báo cực hấp dẫn của mình.

5. AI Chatbot

Hiện nay, có rất nhiều công ty đang hoạt động với đa dạng múi giờ khác nhau trên toàn cầu. Điều này vô tình trở thành một rào cản khiến dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 bị cản trở. Vì vậy, với website AI Chatbot thì những công cụ này sẽ hỗ trợ chăm sóc khách hàng theo thời gian thực như trả lời câu hỏi được lập trình sẵn, hay xử lý đơn hàng.

6. Phát triển dựa trên điện toán đám mây

Một lợi thế lớn của việc phát triển web dựa trên điện toán đám mây đó chính là khả năng mở rộng. Cụ thể, với cơ sở hạ tầng được triển khai dựa trên đám mây thì các lập trình viên có thể mở rộng ứng dụng phát triển web của họ để xử lý lượng truy cập hay có nhu cầu gia tăng nhưng lại không cần phải nâng cấp phần cứng đắt tiền.


Web development là gì?
 

Với những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ thì bạn có lẽ cũng đã hiểu rõ về lĩnh vực website development là gì và những kỹ năng mà một nhà phát triển web cần phải trang bị rồi đúng không. Hi vọng với những ai đang muốn theo đuổi con đường trở thành web developer thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc định hình mơ ước của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chatbox là gì? Lợi ích và cách tích hợp chatbox vào website

icon thiết kế website Nâng cấp website là gì? Những cách nâng cấp website hiệu quả

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

TTFB là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu Time To First Byte

TTFB là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu Time To First Byte

TTFB là chỉ số quan trọng khi đo lường hiệu suất website, có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, thứ hạng SEO và chuyển đổi trên web.

502 Bad Gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 502

502 Bad Gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 502

Lỗi 502 Bad Gateway nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây phiền toái cho người dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, uy tín doanh nghiệp.

First Contentful Paint (FCP) là gì? Tất tần tật về chỉ số FCP

First Contentful Paint (FCP) là gì? Tất tần tật về chỉ số FCP

First Contentful Paint (FCP) chính là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu suất của trang web, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO.

Google PageSpeed Insights là gì? Cách dùng PageSpeed Insights

Google PageSpeed Insights là gì? Cách dùng PageSpeed Insights

Hiểu rõ cách Google PageSpeed Insights đo lường hiệu suất website bằng các chỉ số giúp cải thiện tốc độ tải trang và nâng cao khả năng leo top Google.

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm nhưng cũng đầy rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

zalo