Freelancer là gì? Tổng hợp các công việc freelancer phổ biến nhất

Với sự phát triển của Internet trong thời đại 4.0 hiện nay, xu hướng làm việc theo hình thức chủ động từ thời gian, địa điểm mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập mỗi tháng được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Hình thức làm việc này được gọi là freelancer và đang dần hứa hẹn sẽ trở thành ngành nghề cực hot trong thời gian tới. Vậy freelancer là gì? Có những công việc freelancer phổ biến nào tại Việt Nam? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu nội dung dưới đây để biết chi tiết thêm về công việc này nhé.
 

Freelancer là gì? Tổng hợp các công việc freelancer phổ biến tại Việt Nam
 

Freelancer là gì?

Freelancer là khái niệm chỉ những người làm công việc tự do về thời gian cũng như địa điểm làm việc. Đối với công việc này, họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào mà không phải chịu quá nhiều áp lực 8 tiếng / ngày hay sức ép từ người quản lý.

Thông thường, các freelancer sẽ thường được trả tiền để thực hiện công việc, nhiệm vụ từ phía khách hàng trong một thời gian ngắn. Đối tượng khách hàng của freelancer cũng rất đa dạng từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Thậm chí, freelancer còn có thể thực hiện song song nhiều công việc cùng một lúc nhưng vẫn cam kết hoàn thành đúng tiến độ, cũng như chất lượng công việc đã nhận.

Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ mà các hoạt động giao dịch giữa người làm việc tự do và khách hàng cũng thường diễn ra chủ yếu trên Internet, thông qua các mạng xã hội phổ biến, website giới thiệu của freelancer hoặc qua một bên trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ freelancer chẳng hạn.

Freelancer là làm công việc gì?

Mặc dù freelancer là công việc giúp cho mọi người thể chủ động trong thời gian, địa điểm nhưng không phải lĩnh vực nào cũng có thể làm việc theo hình thức này. Tại Việt Nam đang có rất nhiều ngành nghề xuất hiện hình thức làm việc tự do, nhưng nổi bật nhất cần phải kể đến một số nhóm ngành phổ biến dưới đây:

- Dịch thuật: nếu bạn có khả năng dịch thuật ngôn ngữ, bạn hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức sẵn có của mình để nhận những dự án dịch sách báo, phụ đề phim ảnh chẳng hạn.

- Content / Viết lách: Chỉ cần bạn là một người yêu thích viết lách và có một chút kỹ năng trong việc sáng tạo nội dung thì có thể đảm nhận những công việc liên quan đến content marketing như viết bài trên mạng xã hội, bài SEO cho website hay mô tả sản phẩm cho các sàn thương mại điện tử, cửa hàng trực tuyến,....

- Thiết kế / Graphic Design: để nhận công việc này, bạn cần phải sử dụng thành thạo một số phần mềm nhất định để hỗ trợ cho quá trình thiết kế được diễn ra tốt hơn như Photoshop, Canva, Al,.... Mặc dù vậy, công việc này lại được đánh giá cao vì mức thu nhập mang lại là khá tốt.

- Lập trình: với công việc này, những người lập trình sẽ nhận các dự án phát triển phần mềm, lập trình web hay thiết kế ứng dụng,.... Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn và hiểu rõ về các ngôn ngữ lập trình như: CSS, HTML, Javascript, jQuery, Python,....
 

Freelancer là gì?
 

Ưu và nhược điểm của hình thức làm việc tự do

Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn hình thức làm việc tự do, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, nếu đang có ý định trở thành một freelancer thì bạn cần phải cân nhắc những ưu và nhược điểm mà mình sẽ gặp trong công việc này.

1. Ưu điểm

- Tự do trong địa điểm làm việc: nếu là một nhân viên chính thức, bạn cần phải dành 8 tiếng / ngày tại văn phòng. Tuy nhiên, các freelancer lại hoàn toàn trái ngược khi họ có thể tự do lựa chọn địa điểm làm việc mà mình cảm thấy yêu thích, thoải mái như tại nhà, quán cà phê,....

- Chủ động trong việc kiểm soát công việc: với hình thức làm việc này, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc sắp xếp, cũng như toàn quyền lựa chọn công việc, chủ dự án mà bạn cảm thấy phù hợp. Trong trường hợp nếu như công việc có mức thù lao thấp, hoặc không đúng chuyên môn của mình thì bạn có thể từ chối và tìm kiếm một đối tác mới.

- Linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian: khi làm nhân viên chính thức tại văn phòng, bạn sẽ dành khoảng 8 tiếng / ngày hoặc tăng ca để hoàn thành mọi công việc được giao. Nhưng đối với freelancer, thời gian của bạn là tự do. Bạn hoàn toàn có thể tùy chọn khoảng thời gian trong ngày để làm việc, hoặc linh động sắp xếp mỗi khi có công việc đột xuất. Không chỉ vậy, bạn thậm chí có thể chọn nghỉ ngơi một vài ngày cho thư giãn rồi quay trở lại làm việc mà vẫn không ảnh hưởng đến tiến độ chung.

- Thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau: ngày nay, phần lớn các công ty thường sẽ có xu hướng thuê freelancer để thực hiện những dự án, công việc ngắn hạn. Do đó, đây chính là cơ hội để bạn có thể học hỏi, trải nghiệm cùng một lúc nhiều ngành nghề. Điều này sẽ giúp cho bạn được trau dồi về cả kiến thức cũng như kỹ năng làm việc, đồng thời còn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm quý giá.

- Thử sức ở nhiều môi trường khác nhau: như đã nhấn mạnh ở trên, khi là một freelancer thì bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều dạng công việc khác nhau từ các công ty, chủ dự án. Từ đó tạo ra cho bạn một môi trường làm việc đa dạng để bạn phát triển các kỹ năng mềm và tích lũy thêm nhiều bài học kinh nghiệm từ họ.

- Mở rộng các mối quan hệ, tạo cơ hội để phát triển: Khi thử sức với vai trò là một freelancer, bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ nhiều người khác nhau ở đa dạng lĩnh vực. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội được làm quen, học hỏi và xây dựng cho mình những mối quan hệ lâu dài cho tương lai.

2. Nhược điểm

- Thu nhập không ổn định: đặc điểm của nghề freelancer đó chính là làm việc tự do và không hoàn thành gấp nên thu nhập cho từng dự án chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn so với một nhân viên cùng vị trí trong công ty. Thế nhưng, bạn sẽ chỉ nhận được lương khi dự án đã hoàn thành, do đó mà thu nhập của bạn tuy cao nhưng sẽ không ổn định. Cũng vì không được nhận lương đều đặn hàng tháng như nhân viên chính thức, freelancer buộc phải liên tục tìm kiếm công việc để giúp nguồn thu nhập được linh động.

- Yêu cầu tính kỷ luật và tự giác cao: khi làm những công việc tự do, bạn sẽ không cần phải lo lắng việc bị ai thúc ép làm việc cũng như quản lý. Bạn có thể làm bất cứ lúc nào mà mình muốn miễn sao đảm bảo được hiệu suất công việc khi hoàn thành. Thậm chí, kể cả khi bạn làm 4 tiếng hay 10 tiếng thì cũng không có hình phạt nào dành cho bạn. Nhưng nếu không có tính kỷ luật cùng tự giác, bạn sẽ khiến cho tình trạng này diễn ra thường xuyên. Khi đó, chắc chắn thu nhập của bạn sẽ bị thâm hụt đi rất nhiều và tham vọng được thăng tiến trong nghề nghiệp gần như là điều không thể xảy ra.

- Công việc dễ thì mức độ cạnh tranh lớn: tại Việt Nam, xu hướng làm việc tự do đang ngày càng phát triển và thịnh hành ở cả mọi lứa tuổi. Đó là chưa kể có rất nhiều công việc hiện nay có thể kiếm ra tiền và phần lớn các freelancer cũng cực kỳ dễ chịu trong việc thỏa thuận mức lương. Chính vì vậy, khi thị trường này ngày càng mở rộng thì bạn cũng cần phải luôn trau dồi bản thân và kinh nghiệm làm việc để trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

- Không có các chế độ phúc lợi: vì không phải là một nhân viên chính thức từ các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào nên freelancer cũng sẽ không được hưởng những chế độ phúc lợi như bảo hiểm, cơ hội tăng lương, thăng chức, du lịch, teambuilding,.... Đặc biệt nhất là vấn đề về sức khỏe sẽ không được đảm bảo do không có bảo hiểm y tế.

- Không có đơn vị trung gian: thông thường, những người lao động và đơn vị cung cấp việc làm sẽ thỏa thuận với nhau qua trung gian kết nối. Bên trung gian sẽ là một cá nhân, doanh nghiệp đại diện hoặc đơn vị môi giới việc làm. Lúc này, các đơn vị trung gian sẽ đóng vai trò thương thảo và giải quyết toàn bộ những khúc mắc. Vậy nên, nếu lựa chọn là một freelancer thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự giải quyết toàn bộ mọi khúc mắc mà không nhận được sự hỗ trợ từ phía bên thứ ba.

- Dễ gặp lừa đảo: đa phần các công việc freelancer hiện nay sẽ được trao đổi phần lớn dựa trên hình thức online và không cần phải gặp mặt khách hàng trực tiếp ngoài đời. Thậm chí, một vài công việc ngắn hạn sẽ không có ký kết hợp đồng với nhau mà chỉ thỏa thuận miệng hay qua tin nhắn. Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn làm nghề tự do thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng cùng những thỏa thuận rõ ràng để công việc luôn được minh bạch.
 

Các công việc freelancer
 

Các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam

1. Nghề freelancer dịch thuật

Công việc freelancer dịch thuật hiện nay thường bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ pháp lý, y tế cho đến nghiên cứu thị trường. Chính vì sự đa dạng của các ngành nghề mà người đảm nhận công việc cần phải có sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này. Nói chung, muốn trở thành một dịch giả chuyên nghiệp thì bạn cần phải có khả năng đọc hiểu, truyền tải ngôn ngữ và ngữ pháp tuyệt vời, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết và một chiếc máy tính kết nối Internet để soạn thảo văn bản, tra từ điển,.... Hầu hết các công việc này cũng đều được làm tại nhà và thậm chí có nhiều công ty cho phép bạn có thể tùy thời làm nhiều hay ít, miễn là hoàn thành theo đúng thời gian mà họ đưa ra.
 

Nghề freelancer
 

2. Nghề viết bài

Nghề viết bài là một trong những công việc freelancer truyền thống và đi đầu xu hướng làm việc tự do lúc bấy giờ. Đây là công việc dành cho những người có khả năng viết lách, biết khai thác nội dung và diễn giải dưới dạng văn bản. Cũng giống như dịch thuật, nghề viết bài không có sự ràng buộc nào về không gian và thời gian, chỉ cần bạn giao nộp đúng hạn như thỏa thuận là được. Thông thường, freelancer viết bài sẽ nhận dự án chuyên về quảng cáo, tin tức cho diễn đàn, mạng xã hội, website,... và hoàn toàn có thể nhận nhiều dự án cùng một lúc.

3. Tiếp thị, quan hệ công chúng (PR)

Khác với những ngành nghề khác, tiếp thị và PR không phải là một công việc đơn giản để bạn có thể làm tự do. Lý do vì tiếp thị, PR chính là cả một quá trình với nhiều nhiệm vụ khó nhằn và cần phải được hoàn thành bởi nhiều người. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một freelancer trong lĩnh vực tiếp thị, PR thì bạn có thể chọn cung cấp dịch vụ liên quan đến một nhiệm vụ cụ thể thuộc quy trình tiếp thị, PR như: lên kế hoạch, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, viết nội dung truyền thông,....

4. Freelancer thiết kế website

Nếu bạn là một người giỏi về lập trình web hay có kinh nghiệm thiết kế website nhưng lại không muốn làm việc tại công ty thì có thể nhận dự án bên ngoài để làm ở nhà. Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể đăng dịch vụ kèm theo profile của mình lên những trang freelancer trong và ngoài nước. Đây cũng là một điểm đặc biệt của công việc này vì bạn hoàn toàn có thể nhận làm web cho những khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, điều tất yếu là bạn cần phải giỏi tiếng Anh để dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin, giao dịch,....

Hiện nay, nhu cầu thiết kế website đang dần trở nên rất đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, bao gồm: thiết kế website giá rẻ, thiết kế website giới thiệu, thiết kế web bán hàng, thiết kế website rao vặt,.... Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng như thế nào mà bạn có thể đưa ra các mức giá khác nhau cho từng sản phẩm web.
 

Công việc freelancer là gì?
 

5. SEO Website

Ngày nay, SEO đang dần trở thành một công cụ Marketing vô cùng đắc lực cho các công ty, doanh nghiệp. Vai trò của SEO là giúp cho trang web được hiển thị với thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Bing, Cốc Cốc,.... Khi khách hàng có nhu cần tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ nào đó sẽ nhập các từ khóa có liên quan và trang web của bạn sẽ được hiện ra đầu tiên. Điều này sẽ giúp cho website được tăng traffic hiệu quả và cũng là cách để quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi hơn. Cũng nhờ thế mà ngày nay, không ít doanh nghiệp đã tìm đến các freelancer cung cấp dịch vụ SEO để trang web của mình phát triển vượt bậc.

6. Freelancer thiết kế đồ họa

Thiết kế logo, poster hay banner quảng cáo,... đều là những công việc của các freelancer thiết kế đồ họa. Vậy nên, nếu bạn có đam mê, tài năng về design thì đừng bỏ qua một công việc hấp dẫn như thế này. Tương tự như nhiều công việc freelancer khác, khi bắt đầu làm design thì bạn cần phải chuẩn bị một chiếc máy tính có kết nối với Internet, đi cùng với đó là sự sáng tạo, tư duy, tính thẩm mỹ cùng kỹ năng thiết kế tốt.

Nhiệm vụ chính của freelancer thiết kế đồ họa đó là giúp truyền tải một thông điệp mà khách hàng của mình muốn truyền tải đến với người xem từ thị giác. Cũng chính vì vậy mà freelancer nào càng có ý tưởng độc đáo, phong cách thiết kế sáng tạo, ấn tượng thì càng có nhiều cơ hội phát triển trong nghề.

Ngoài ra, đặc thù của công việc thiết kế đó chính là nhận lương theo từng sản phẩm nên phù hợp với các freelancer hơn là nhân viên chính thức. Trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ được thoải mái hơn về mặt thời gian cũng như không bị gò bó trong môi trường làm việc 8 tiếng / ngày. Điều này đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ tư duy và óc sáng tạo của bạn được phát huy một cách tối đa.

7. Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi

Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều bản thảo sách vở, đồ án tốt nghiệp hay những văn bản quan trọng được viết nhưng lại chưa thật sự trau chuốt về câu từ, thường sai lỗi chính tả. Do đó, công việc của người chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi đó chính là kiểm tra, chỉnh sửa câu từ lại sao cho thật mượt mà, rõ ràng và đảm bảo cấu trúc câu được tốt nhất có thể. Một người biên tập lại nội dung chuyên nghiệp sẽ phải đảm bảo được tính dễ đọc của bản thảo, điều chỉnh lại ngữ pháp, chính tả trong câu chữ nhưng vẫn phải thể hiện được thông điệp mà người viết muốn nhắn gửi.

8. Nhập dữ liệu

Nếu bạn có khả năng gõ được 60 từ trong vòng một phút hoặc nhiều hơn thì hoàn toàn có thể tham khảo công việc nhập dữ liệu. Đây là công việc không yêu cầu bạn phải sử dụng trí não hay áp lực tâm lý mà chỉ đơn thuần là việc làm lặp đi lặp lại. Theo đó, bạn chỉ cần nhập các dữ liệu từ sổ sách truyền thống vào trong bảng tính excel hoặc nhập tài liệu viết tay lên một phần mềm chuyên dụng.

Mặc dù là công việc đơn giản nhưng cũng cần bạn phải có kiến thức chuyên môn, sự tỉ mỉ và cẩn thận để chắc chắn rằng mọi thông tin đầu vào đều là chính xác. Công việc này cũng có thể thực hiện từ nhiều vị trí khác nhau với thời gian cực kỳ linh động. Tuy nhiên, đi đôi với tính chất công việc thì mức lương từ nghề nhập dữ liệu cũng không được cao như mọi lĩnh vực khác.
 

Những công việc freelancer
 

9. Làm trợ lý ảo

Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm trong việc quản lý văn phòng, làm trợ lý cá nhân hay trợ lý hành chính, bạn hoàn toàn có thể chọn một công việc tương tự cho nhiều khách hàng khác nhau. Địa điểm làm việc của trợ lý ảo là tại nhà riêng và cung cấp hỗ trợ hành chính thông qua điện thoại, mạng xã hội hay Internet. Công việc trợ lý ảo freelancer sẽ giúp lan rộng ra hồ sơ của các ứng viên, đồng thời cắt giảm ngân sách hoạt động giải trí cho những doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều đang tìm kiếm những ứng viên có trình độ học vấn hay kinh nghiệm văn phòng với một số năng lực hành chính. Vì vậy, là một trợ lý ảo thì bạn có thể sẽ làm việc với tư cách như một nhà thầu độc lập và hoạt động với nhiều khách hàng. Bạn cũng sẽ cần phải có kỹ năng tổ chức tốt, khả năng đa tác vụ cũng như cách giao tiếp điện thoại, đi cùng với đó là các thiết bị văn phòng thích hợp tại nhà để có thể cung cấp hỗ trợ hành chính trực tuyến một cách thuận lợi.

10. Dạy kèm online

Nghề freelancer này phù hợp với những người có trình độ sư phạm và giảng dạy một hoặc nhiều bộ môn khác nhau thông qua hình thức online. Mặc dù đây là công việc linh động và có thu nhập tốt nhưng cũng đòi hỏi người làm phải có bằng cấp, trình độ nhất định và đặc biệt là người tuyển sẽ kiểm tra thông tin ứng viên rất cẩn thận.

Đối với công việc dạy kèm online, một số nơi sẽ trả tiền dạy kèm trực tuyến cho bạn theo giờ. Nhưng cũng có một vài công ty sẽ cung cấp nền tảng để kết nối giữa gia sư và học sinh, sinh viên. Sau đó, mức thu nhập sẽ được chia theo tỷ lệ phần trăm từ lệ phí kiếm được bởi những gia sư.

11. Trở thành kế toán freelancer

Nếu đã có nghiệp vụ kế toán, bạn hoàn toàn có thể tận dụng để trở thành một freelancer cho công việc này. Đặc biệt khi hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kế toán tự do tại các công ty, doanh nghiệp là rất lớn. Chính nhờ vậy mà bạn hoàn toàn có thể làm việc cho nhiều công ty cùng một lúc để mang về một khoản thu nhập hấp dẫn. Đương nhiên, bạn cũng cần phải chú ý vì nghề kế toán này được nhận xét là có rất nhiều áp lực.

12. Freelancer huấn luyện viên thể hình online (PT online)

Trên thực tế, công việc của một huấn luyện viên thể hình online cũng không khác gì của một huấn luyện viên truyền thống. Điểm khác nhau duy nhất là các PT online sẽ hướng dẫn khách hàng tập luyện, đưa ra giáo án phù hợp, thiết kế chế độ dinh dưỡng,... cho khách hàng thông qua các kênh online như: Facebook, Zalo, Youtube,....

Lợi thế của công việc freelancer này đó chính là thời gian tập luyện rất linh hoạt, bạn cũng có thể dễ dàng sắp xếp lịch học giữa các học viên một cách nhanh chóng. Song song với đó, vì làm việc theo hình thức online nên bạn cũng có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng bất cứ lúc nào miễn là họ thắc mắc. Đặc biệt, khóa học của các huấn luyện viên thể hình online lúc nào cũng rẻ hơn so với các PT truyền thống nên khả năng thu hút khách hàng cũng cao hơn.

Tuy nhiên, muốn làm PT online cũng không phải chuyện đơn giản. Bạn cần có một ngoại hình tốt cùng các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực để tạo lòng tin nơi khách hàng. Thậm chí, với kỹ năng và kinh nghiệm của mình thì bạn hoàn toàn có thể tự tin khởi nghiệp cho mình một phòng gym trong tương lai.
 

Công việc freelancer
 

13. Youtuber affiliate marketing

Youtuber chính là một công việc freelancer với nhiệm vụ sáng tạo các video để đăng tải trên kênh Youtube. Với nghề này, bạn sẽ kiếm được tiền từ số lượng lượt xem và quảng cáo từ Youtube. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian đầu thì bạn sẽ không có được thu nhập từ kênh này. Nhưng sau một thời gian sáng tạo và liên tục cho đăng tải những nội dung chất lượng, theo kịp xu hướng thì kênh Youtube của bạn sẽ có triển vọng và được nhiều người theo dõi hơn.

Khi lượng follow từ người xem đạt được một mức độ nhất định, bạn có thể kiếm tiền dễ dàng từ chính kênh của mình. Để trở thành một youtuber affiliate marketing, một trong những điều giúp bạn trở nên thành công đó là sự tự tin, kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nhất định như: sức khỏe, sắc đẹp, thời trang,... kết hợp cùng kỹ năng quay dựng video chuyên nghiệp, góc quay thu hút và ấn tượng.

Xem thêm: Affiliate marketing là gì? Cách làm affiliate marketing cho người mới

14. Tik Tok content creator

Tik Tok chính là một nền tảng video âm nhạc và cũng là mạng xã hội của Trung Quốc rất phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Xuất phát điểm chỉ là một kênh giải trí thông thường nhưng giờ đây, Tik Tok đã trở thành miền đất hứa cho rất nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều cá nhân được mọi người biết đến với danh xưng Tiktoker, Influencer nổi tiếng. Trong trường hợp nếu họ không làm việc cho bất kỳ một đơn vị tổ chức nào thì được xem là một freelancer Tiktok content creator với các nội dung đa lĩnh vực như: giải trí, vlog ngắn, review,.... Mặc dù không nhận được tiền từ chính kênh Tik Tok nhưng khi có nhiều người biết đến, bạn sẽ được các công ty, doanh nghiệp trả tiền để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của họ.

15. Freelancer reviewer

Reviewer là những người sẽ nói cho bạn biết về các trải nghiệm thực tế khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay địa điểm nhất định như: đồ ăn, mỹ phẩm, công nghệ, du lịch,... dưới hình thức video hoặc văn bản. Tương tự, một reviewer làm việc tự do sẽ được gọi là freelancer và không chịu sự quản lý từ bất kỳ tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào. Một điều đặc biệt là các reviewer không chỉ được trả lương quảng cáo bởi các khách hàng mà còn có thêm thu nhập từ lượt người xem video. Nếu bạn làm tốt công việc của mình, mức lương cho reviewer có thể lên đến hàng chục triệu đồng và số tiền này sẽ càng gia tăng tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của bạn.
 

Tổng hợp các công việc freelancer
 

16. Freelancer voice talent

Giọng nói hay, ấn tượng cũng có thể mang lại cho bạn một công việc freelancer với thu nhập đảm bảo. Điều kiện đi kèm là ngoài chất giọng tốt, bạn cũng phải có sự tự tin, dạn dĩ và đặc biệt là cần biết cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thu âm. Hiện nay, các công việc freelancer voice talent bao gồm có các dịch vụ như: tư vấn bán hàng qua điện thoại, ghi âm cho audiobook (sách nói), chăm sóc khách hàng, giọng nói cho games, giảng bài trực tuyến,.... Công việc này không chỉ giúp  kiếm thêm nhiều thu nhập mà còn tăng sự tự tin cho bạn khi giao tiếp trước đám đông xung quanh.

17. Freelancer makeup artist

Freelancer makeup artist còn được biết đến với một tên gọi khác đó chính là chuyên viên trang điểm tự do. Để theo đuổi công việc này, bạn cần phải có niềm đam mê mãnh liệt với nghề cùng kỹ thuật trang điểm tốt. Hiện nay, công việc trang điểm và làm đẹp được rất nhiều chị em làm freelancer quan tâm với mức thu nhập khá cao. Thậm chí, nhiều nhân viên chuyên nghiệp với kỹ năng, tay nghề cao còn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

18. Dropshipping Tiki, Shopee, Lazada

Dropshipping chính là một hình thức bán lẻ đang có sự phát triển nhanh chóng. Đối với hình thức này, bạn sẽ không cần phải tốn chi phí để mở một cửa hàng, cũng không cần lo lắng về vấn đề hàng tồn kho. Bằng cách tạo cho mình một cửa hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội, website hay các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada.

Với công việc này, bạn sẽ có nhiệm vụ nhận đơn từ khách hàng, sau đó liên lạc với đơn vị cung cấp để vận chuyển sản phẩm đến người mua. Điều quan trọng khi làm việc bằng hình thức này, bạn cần phải thiết kế “cửa hàng” thật tốt để tạo thiện cảm với khách hàng, đồng thời chọn được một đơn vị cung ứng hàng hóa uy tín để đảm bảo được sản phẩm giá không cần phải bán cao nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
 

Tổng hợp những công việc freelancer
 

Một số trang web tìm kiếm công việc freelancer uy tín

Từ những ưu, nhược điểm mà những người làm việc tự do sẽ nhận được, nếu bạn vẫn muốn trở thành một freelancer thì có thể tham khảo những nguồn tìm việc đáng uy tín dưới đây:

1. Upwork

Đây là trang web tìm việc freelancer lớn nhất hiện nay. Để bắt đầu công việc, chủ thuê sẽ phải thanh toán cho bên Upwork, sau đó số tiền này sẽ được chuyển khoản vào tài khoản của bạn khi công việc được hoàn thành. Vì vậy, khi nhận dự án trên này thì bạn có thể yên tâm rằng số tiền mà mình nhận được sẽ luôn được trả đầy đủ với công sức mà bạn bỏ ra.
 

Những công việc làm freelancer
 

2. Fiverr

Fiverr là một trang web tuyển dụng dành cho các freelancer tại Israel. Mặc dù độ tin cậy của trang này sẽ thấp hơn so với Upwork nhưng ngược lại rất dễ để đăng ký. Đặc biệt, để phòng ngừa trường hợp có nhiều kẻ đang cố gắng lừa đảo những người đang tìm việc nên phí trung gian mà bạn cần phải trả cho Fiverr là 20% số tiền bạn nhận được.

3. Freelancer.com

Đây chắc hẳn chính là một địa chỉ chất lượng và gần như được mọi người trong giới freelancer hiện nay biết đến. Freelancer cũng là trang web tìm việc tự do hoạt động sôi nổi bậc nhất trên thế giới khi có đến 15 triệu tài khoản đăng ký cùng hơn 7 triệu dự án khác nhau đang tồn tại. Thông qua các dịch vụ mà trang Freelancer mang lại, các nhà tuyển dụng có thể tìm thấy các ứng viên tiềm năng của mình ở nhiều lĩnh vực như: thiết kế, phát triển phần mềm, marketing hay sales.

4. People Per Hour

Đây là trang web dành cho các freelancer được tạo ra bởi People Per Hour Limited - một công ty có trụ sở đặt tại Vương quốc Anh. Tương tự như Upwork, People Per Hour được đánh giá rất cao về mức độ tin cậy và có nhiều công việc thuộc đa dạng ngành nghề để bạn có thể lựa chọn. Phí trung gian của website tìm việc này là 20% cho $500 đầu tiên mà bạn kiếm được trong tháng, sau đó sẽ giảm xuống còn 5% cho khoản thu nhập tiếp theo bạn nhận được vào tháng đó.
 

Công việc freelancer nghĩa là gì?
 

5. Vlance

Tại Việt Nam, Vlance là website tìm việc freelancer nổi tiếng nhất. Để có thể nhận việc trên trang web này, bạn sẽ cần miêu tả một cách chi tiết về cách mà bạn sẽ giải quyết công việc và đưa ra mức giá mình mong muốn. Khi đó, chủ thuê sẽ lựa chọn người phù hợp nhất với yêu cầu của mình để hợp tác.

6. Toptal

Cũng là một mạng lưới tìm việc làm và đăng tuyển vô cùng uy tín, Toptal được đánh giá cao bởi các nhà phát triển phần mềm, quản lý sản phẩm, quản lý dự án và chuyên gia tài  chính. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là sẽ không có nhiều công việc thiên về lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật xuất hiện tại đây như: viết lách, âm nhạc, nhiếp ảnh,.... Đặc biệt, Toptal cũng không lấy bất kỳ khoản hoa hồng nào từ người làm việc tự do.

Nói tóm lại, freelancer là công việc tự do, không bị gò bó về thời gian cũng như địa điểm. Tuy nhiên, công việc này lại khá bấp bênh và không dự đoán được tương lai vì có thể mỗi tháng sẽ khác. Tuy vậy, nếu bạn có kỹ năng giỏi, trình độ chuyên môn xuất sắc thì thu nhập không còn là vấn đề lớn đối với bạn. Hi vọng từ những thông tin mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ, các bạn sẽ hiểu được công việc freelancer là gì để có thể tiến xa hơn trên con đường nghề nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website KPI là gì? Phân loại và xây dựng chiến lược KPI hiệu quả

icon thiết kế website Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân dễ dàng thành công

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo