B2E là gì? Cách hoạt động của mô hình Business To Employee

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều rất chú trọng thúc đẩy mối quan hệ bền chặt với khách hàng (B2C) cùng những doanh nghiệp khác (B2B). Mặc dù không thể phủ nhận, trải nghiệm của của khách hàng, đối tác chính là yếu tố quan trọng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên (B2E) cũng là một yếu tố cốt lõi mà mọi công ty hiện nay không thể thiếu. Vậy mô hình B2E là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu nội dung dưới đây để khám phá nhiều hơn về tầm quan trọng của B2E đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay.
 

B2E là gì? Cách hoạt động của mô hình Business To Employee
 

B2E là gì?

Trong khi những khái niệm B2B, B2C, C2B hay C2C,... đã trở nên quá quen thuộc trong lĩnh vực thương mại điện tử thì mô hình B2E là gì vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Theo đó, B2E chính là từ viết tắt của cụm từ Business - To - Employee, dịch sang tiếng Việt là doanh nghiệp với người lao động.

Hiểu theo một cách cụ thể, B2E chính là mô hình thương mại liên kết giữa hai đối tượng chính bao gồm doanh nghiệp và những người lao động đang làm việc trong chính công ty. Bên cạnh đó, B2E còn được định nghĩa một cách sâu xa hơn khi đóng vai trò là mô hình giúp gắn kết nội bộ của doanh nghiệp lại với nhau.

Khác với những mô hình còn lại thường hướng mục tiêu tới nhu cầu của người tiêu dùng, đối tác, B2E lại hoàn toàn chỉ tập trung duy nhất vào người lao động. Theo đó, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò cung cấp các thông tin, sản phẩm và dịch vụ đến với những nhân viên trong công ty. Không những vậy, B2E còn cung cấp thêm những thông tin nhằm hỗ trợ giải đáp cho người lao động toàn bộ các khúc mắc, vấn đề khó hiểu như một cuốn từ điển bách khoa thực thụ. Tính đến thời điểm hiện tại, B2E đang là mô hình được các doanh nghiệp áp dụng và triển khai nhiều nhất trong nội bộ của mình.

B2E là gì?

Đặc điểm của mô hình B2E

Có thể thấy, mỗi một mô hình thương mại điện tử hiện nay không chỉ có sự khác nhau về chủ thể tham dự mà còn mang trong mình những đặc điểm riêng biệt. Vậy nên, căn cứ vào những đặc điểm dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về mô hình B2E đang hoạt động như thế nào. Qua đó có thể dễ dàng phân biệt với các mô hình thường gặp khác để tránh sự hiểu lầm không đáng có.

- Có một đường dẫn URL duy nhất dành cho tất cả các nhân viên trong cùng một công ty để họ có thể dễ dàng truy cập vào và sử dụng.

- Sở hữu một danh sách có thông tin về các tổ chức cùng từng nhân viên cụ thể.

- Có khả năng phát triển và tăng cường năng lực cho một số nhân viên cụ thể.

Bên cạnh đó, chiến lược của B2E còn tác động bao trùm lên cuộc sống hằng ngày của nhân viên thông qua những trường hợp như sau:

- Cập nhật các thông báo mới nhất của doanh nghiệp cho nhân viên.

- Quản lý bảo hiểm trực tuyến của nhân viên trong công ty.

- Không chỉ đáp ứng những yêu cầu trực tuyến của đối tác, khách hàng mà còn cả nhân viên.

- Thông báo cho nhân viên những lợi ích của họ, đó sẽ là những lợi ích dành riêng cho nhân viên mới hoặc những nhân viên có thời gian hoạt động lâu dài tại doanh nghiệp.
 

Hoạt động B2E
 

Cách thức hoạt động của mô hình thương mại điện tử B2E

Về bản chất, B2E vốn dĩ là một mô hình kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, khi xét các yếu tố chức năng cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì B2E còn có mối liên hệ trực tiếp với Internet. Ngoài ra, như đã nhấn mạnh ở trên rằng đặc điểm của B2E là có một đường dẫn URL để mọi người trong doanh nghiệp truy cập và sử dụng. Vì điều này mà B2E còn được nhìn nhận với hình thức là một mô hình thương mại điện tử. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tự động hóa rất nhiều quy trình, hoạt động trong nội bộ của mình một cách nhanh chóng. Như vậy, cách thức hoạt động B2E cũng sẽ được phân chia theo từng chức năng cụ thể:

- Cung cấp dịch vụ, sản phẩm, thông tin: thông qua đường dẫn URL đã được thiết lập trước đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin, sản phẩm, dịch vụ của mình cho người lao động. Điều đặc biệt là những thông tin hay các sản phẩm, dịch vụ mà người lao động nhận được là vô cùng đa dạng, điển hình như chế độ khen thưởng, đãi ngộ hay bảo hiểm.

- Nhân viên mua sản phẩm được chiết khấu: với các sản phẩm, dịch vụ do công ty của mình cung cấp, người lao động hoàn toàn có thể trực tiếp mua sắm và đồng thời nhận được mức chiết khấu hay giảm giá riêng.

- Doanh nghiệp liên lạc với nhân viên chủ yếu qua Internet: trên các nền tảng Internet hiện nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc với toàn bộ nhân viên ở bất kỳ thời điểm nào một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều kiện duy nhất là các tài khoản của nhân viên đã được thiết lập và liên kết.
 

Mô hình B2E
 

Lợi ích của B2E trong hoạt động kinh doanh

Vốn được xem như là một sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và người lao động nên khi đưa vào vận hành, mô hình B2E đã mang đến rất nhiều ưu điểm lớn. Cũng chính nhờ những ưu điểm này mà nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng hoặc dành mối quan tâm hàng đầu cho mô hình B2E. Cụ thể hơn về những lợi ích này thì các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong nội dung dưới đây:

- Giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng hành chính: từ những đặc điểm của mô hình thương mại điện tử B2E, các thông tin hoặc những văn bản nội bộ đều sẽ được truyền đến sớm với toàn bộ nhân viên qua mạng Internet mà không cần nhân sự hành chính, người quản lý hay ban lãnh đạo phải trực tiếp xuống làm việc. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng loại bỏ bớt những thủ tục hành chính không cần thiết và qua đó giúp việc kết nối với nhân viên trở nên dễ dàng hơn.

- Thúc đẩy tinh thần nhân viên, tạo ra môi trường làm việc hiệu quả: việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với mức giá ưu đãi cho nhân viên đã phần nào thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Khi tinh thần của nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì tự khắc hiệu suất công việc cũng sẽ được nâng cao hơn.

- Cung cấp các nguồn tin nội bộ một cách chính xác nhất: nhờ có mô hình B2E mà doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin chính thống một cách rõ ràng, đầy đủ. Thậm chí, ngay cả những nhân viên mới vừa gia nhập công ty cũng sẽ thông qua đây để tìm hiểu, nghiên cứu dễ dàng hơn là tiếp cận với nguồn thông tin sai sự thật. Đặc biệt, không chỉ tìm kiếm thông tin được chính xác mà nhân viên cũng có thể dựa vào đây để chia sẻ đến mọi người được nhanh hơn.
 

Lợi ích của B2E là gì?
 

Ứng dụng của mô hình B2E

Hiện nay, mặc dù đã được xây dựng và phát triển ở nhiều công ty, doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về ứng dụng của mô hình B2E. Theo đó, ứng dụng của mô hình này được triển khai theo hai hướng chính là ứng dụng hỗ trợ và ứng dụng thực tế. Mỗi một ứng dụng sẽ có cách thiết lập khác nhau bao gồm cả về mặt quy trình cũng như phương thức hoạt động.

Ứng dụng hỗ trợ của B2E

Ứng dụng này được đưa vào vận hàng một cách phổ biến trong tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Đương nhiên, bạn sẽ rất dễ dàng để bắt gặp về kiểu ứng dụng này của mô hình B2E trong quá trình làm việc của mình như: quản lý bảo hiểm trực tuyến, cập nhật thông tin, cung cấp các chính sách về đãi ngộ, quyền lợi cho nhân viên,....

Với ứng dụng này, mô hình B2E sẽ giống như một cổng thông tin điện tử giúp cho người lao động có thể tìm kiếm, tiếp cận và nhận thông tin cần thiết dễ dàng. Cũng thông qua ứng dụng này mà doanh nghiệp cũng dễ dàng truyền đạt những lưu ý, nội dung cần thiết mà không phải tiêu tốn nhiều thời gian về nguồn lực, thời gian.

Ứng dụng thực tế của B2E

Một điểm làm cho ứng dụng thực tế trở nên khác biệt hơn so với ứng dụng hỗ trợ đó chính giá trị mang lại. Theo đó, ứng dụng thực tế sẽ hướng đến mục tiêu quản lý và kết nối nhân viên. Thông thường, những doanh nghiệp với quy mô rộng lớn sẽ thường tập trung phát triển B2E theo cách này nhiều hơn.

Ví dụ về mô hình B2E của Coca Cola

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên của thương hiệu Coca Cola luôn được xem là một ví dụ kinh điển được rất nhiều người nhắc đến khi nói về mô hình B2E. Có thể thấy, để duy trì được sự uy tín, vị thế của mình trên toàn cầu trong suốt hơn 100 năm qua, chắc chắn Coca Cola đã có một sự nỗ lực to lớn không chỉ trong chất lượng sản phẩm, mối quan hệ với khách hàng, đối tác mà còn cả người lao động.

Từ lâu, Coca Cola đã đưa mô hình B2E vào trong quá trình vận hành của doanh nghiệp và mang lại thành công, hiệu quả lớn. Được biết, hướng áp dụng của họ chính là ứng dụng thực tế và liên quan trực tuyến đến việc quản lý cũng như tạo ra sự kết nối chặt chẽ với đội ngũ nhân viên vô cùng đông đảo của mình.

- Từ phía doanh nghiệp: Coca Cola luôn tiếp nhận những ý kiến, đánh giá từ các nhân viên của mình trong tất cả mọi vấn đề. Sau đó, phía doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xử lý, giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả để giúp tăng sự hài lòng của người lao động.

- Từ phía người lao động: mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp đều sẽ cung cấp đến nhân viên một cách kịp thời. Ngoài ra, thông qua hệ thống thì các nhân viên cũng không khó để tra cứu bất kỳ điều gì, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho họ trong việc tìm hiểu thông tin.
 

Ví dụ về mô hình B2E
 

Tầm quan trọng của B2E trong doanh nghiệp

Ngày nay, mô hình B2E ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều công ty, doanh nghiệp từ tầm trung cho đến quy mô lớn. Không chỉ hoạt động với mục đích cung cấp thông tin, phân phối hàng hóa, dịch vụ đến với người lao động, mô hình B2E cũng giúp cho doanh nghiệp khai thác thêm nhiều giá trị khác nhau trong quá trình kinh doanh và quản trị của mình như: quản lý nhân sự, tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm nguồn lực, chi phí,.... Ngoài ra, có hai điều còn giúp cho mô hình B2E nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt hơn của các doanh nghiệp, đó là:

- Sự hài lòng của nhân viên: đây là điều mà phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều rất quan tâm. Một môi trường làm việc không nhận được sự hài lòng của người lao động chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như năng suất làm việc của họ. 

Đặc biệt, khi bản thân một người có sự bất mãn dù chỉ với những điều nhỏ nhặt thì cũng rất dễ tạo ra năng lượng tiêu cực. Chắc chắn, năng lượng xấu này không chỉ ảnh hưởng đến họ mà còn lan rộng ra những người xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến cả một tập thể. Ngược lại, một môi trường làm việc nhận được sự hài lòng của nhân viên chắc chắn sẽ làm cho năng suất công việc được cao hơn, từ đó mang về nhiều doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Giữ chân nhân sự: giữ chân người lao động cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi liên tục thay đổi nhân viên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, làm mất thời gian, chi phí và quan trọng là ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc này cũng sẽ làm giảm tinh thần của nhân sự cũ và có thể gây khó khăn, trở ngại trong việc giúp công ty duy trì hoạt động.

Vì vậy, ngoài việc đảm bảo sự hài lòng cho nhân viên thì khích lệ họ cũng là cách mà doanh nghiệp cần làm để giữ chân người lao động. Do đó, các công ty cần nên làm mọi thứ trong khả năng cho phép để tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên của mình như chế độ đãi ngộ, lương, thưởng rõ ràng, tổ chức teambuilding, event, du lịch định kỳ.
 

Mô hình B2E là gì?
 

Trên đây là những thông tin về mô hình B2EPhương Nam Vina vừa chia sẻ đến các bạn. Hi vọng từ bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ khái niệm B2E là gì cùng những đặc điểm, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của mô hình này đối với doanh nghiệp. Sau khi đã hiểu rõ về mô hình này rồi thì bạn có thể áp dụng vào trong công ty của mình để vừa có thể phát triển doanh nghiệp, vừa gắn kết tinh thần với người lao động một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website E-commerce là gì? Kiến thức cần biết về E commerce

icon thiết kế website KPI là gì? Phân loại và xây dựng chiến lược KPI hiệu quả

icon thiết kế website Top 6 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo