Bug là gì? Các loại bug thường gặp và cách ghi lại bug hiệu quả

Với những chuyên gia về IT, khái niệm bug là gì có lẽ không còn quá xa lạ. Nhưng đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình, thuật ngữ này đôi khi vẫn còn khá mơ hồ. Vì vậy mà trong bài viết này, bạn hãy đồng hành với chúng tôi để có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm bug cùng một số loại bug phổ biến hiện nay để áp dụng vào trong công việc của mình nhé.


Bug là gì? Các loại bug thường gặp và cách ghi lại bug hiệu quả
 

Bug là gì?

Trong lĩnh vực lập trình, bug còn được hiểu là lỗi hoặc những sai sót xuất hiện trong một chương trình máy tính và gây ra các sự cố không mong muốn. Trong vòng đời phát triển phần mềm kể từ giai đoạn thiết kế cho đến việc lập trình, kiểm thử, nếu lập trình viên không cẩn thận thì việc xảy ra tình trạng code bug là điều không thể nào tránh khỏi. Khi một phần mềm bị lỗi bug, chúng có thể khiến cho chương trình bị treo / crash, ứng dụng không chạy được như mong muốn, chạy chậm hoặc hiển thị thông tin thiếu chính xác,....

Phân biệt bug, debug và fix bug

Nếu bug là lỗi thì debug chính là thuật ngữ để chỉ quá trình tìm kiếm và phát hiện ra bug. Việc rà soát hàng chục nghìn dòng mã code để tìm ra bug ở đâu trong một chương trình không phải là nhiệm vụ dễ dàng, điều này đặt ra một thách thức lớn đối với quá trình debug và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ từ người lập trình. Bên cạnh việc giúp lập trình viên kiểm tra quá trình thực thi của chương trình, debug còn cung cấp cơ hội để tối ưu hóa mã nguồn hiệu quả.

Ngay sau khi debug để phát hiện ra lỗi, các lập trình viên sẽ tiến hành fix bug. Theo đó, fix bug là quá trình khắc phục lỗi nhằm đảm bảo rằng chương trình (program) hoạt động đúng và mượt mà.


debug
 

Các loại bug phổ biến hiện nay

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn viết mã nguồn, bug code là vấn đề mà có lẽ bất cứ lập trình viên nào cũng sẽ phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Trong đó, một số loại bug là xuất hiện phổ biến và liên tục hơn cả, bao gồm:

1. Bug chức năng (Functional bug)

Functional bug là lỗi liên quan tới các chức năng của hệ thống, khiến hệ thống hoạt động không đúng hoặc khác với thiết kế. Trong đó, một số trường hợp thường gặp nhất là: ứng dụng không thể đăng nhập bằng tài khoản đã tạo trước đó, chức năng tìm kiếm không hoạt động, không thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng hay chức năng thanh toán trực tuyến bị lỗi. Bug chức năng thường xuất hiện trong quá trình kiểm thử phần mềm và xếp vào loại bug dễ phát hiện, sửa chữa.


Bug
 

2. Bug logic (Logical bug)

Sự xuất hiện của bug logic có thể làm gián đoạn quy trình làm việc theo dự kiến của phần mềm / ứng dụng, dẫn đến tình trạng thực thi không đảm bảo hoặc thiếu sự chính xác, đồng thời gây gây ra một số sự cố bất ngờ trên hệ thống.

Việc để xảy ra tình trạng lỗi bug logic thường là do lập trình viên hiểu sai logic của ứng dụng. Ví dụ như trường hợp gán sai giá trị cho biến hay thực hiện phép chia thay vì cộng lại,... ngoài ra còn những lỗi tương tự khác.

3. Bug quy trình làm việc (Workflow bug)

Lỗi quy trình thường liên quan đến cách người dùng tương tác với một website hay ứng dụng phần mềm, đặc biệt là trong quá trình điều hướng. Ví dụ điển hình cho loại bug này đó là sau khi điền biểu mẫu trên website, người dùng lúc này sẽ có ba tùy chọn: Lưu, Lưu và thoát, Trang trước.

Trong trường hợp người dùng chọn "Lưu và thoát", điều này sẽ được hiểu là họ muốn lưu thông tin và sau đó thoát khỏi biểu mẫu. Tuy nhiên, nếu việc nhấp vào nút "Lưu và thoát" thực tế lại dẫn đến việc thoát mà không lưu thông tin thì đó được xem là bug của quá trình làm việc.


Bug là gì?
 

4. Bug cấp đơn vị (Unit level bug)

So với các loại bug khác, bug cấp đơn vị (Unit level bug) thường dễ xử lý hơn khi lập trình viên chỉ cần làm việc với một lượng code nhỏ. Khi phát triển các module ban đầu của chương trình phần mềm, việc quan trọng mà bạn đảm bảo đó là các đoạn mã nhỏ hoạt động đúng như ý định và để đáp ứng điều này, nhà phát triển sẽ thường triển khai unit testing. Unit testing sẽ giúp developer phát hiện lỗi bug khi vẫn trong giai đoạn viết code, từ đó họ có thể sửa chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng theo dõi quá trình fix bug.

Ví dụ như khi tạo một biểu mẫu cho website, việc thực hiện unit testing sẽ giúp bạn xác minh liệu các trường đầu vào có chấp nhận đầu vào phù hợp không. Bên cạnh đó, nó cũng giúp kiểm tra xem các nút hoạt động trên trang web có thực hiện đúng chức năng của chúng hay không. Nếu bạn phát hiện rằng một hay nhiều trường không chấp nhận các ký tự thích hợp thì đây là dấu hiệu của bug cấp đơn vị.

5. Bug tích hợp cấp hệ thống (System-Level integration bug)

Bug tích hợp cấp hệ thống thường bắt nguồn từ việc hai hoặc nhiều đơn vị mã nguồn do các lập trình viên khác nhau viết và không có sự tương tác qua lại. Những lỗi bug code này chủ yếu phát sinh do sự mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các thành phần khác nhau.

Điều đáng nói là việc theo dõi và khắc phục những lỗi như vậy là một nhiệm vụ khó khăn vì các nhà phát triển phải kiểm tra một số lượng code lớn. Đó là chưa kể đến việc, quá trình tái tạo lỗi cũng gây mất nhiều thời gian. Hiện nay, sự cố tràn bộ nhớ hay thiếu tính tương thích giữa giao diện người dùng ứng dụng và cơ sở dữ liệu là ví dụ lỗi điển hình cho những khía cạnh không hòa hợp khi tích hợp cấp hệ thống.

6. Bug ngoài giới hạn (Out of bound bug)

Khi người dùng tương tác với giao diện và vô tình nhập một giá trị hay tham số nằm ngoài giới hạn sử dụng, đó là lúc bug ngoài giới hạn (Out of bound bug) có thể xuất hiện. Ví dụ như nhập một số vô cùng lớn, một số rất nhỏ, hoặc giá trị đầu vào không thuộc kiểu dữ liệu xác định. Lỗi này thường xuất hiện khi lập trình viên tiến hành kiểm tra chức năng xác thực của website hoặc ứng dụng di động.


Bug code
 

Cách ghi lại bug hiệu quả và khoa học để fix bug

Để fix bug một cách hiệu quả, quá trình debug cần diễn ra một cách khoa học và chi tiết. Việc mô tả chính xác, cách sửa lỗi và kiến thức rút ra từ trải nghiệm đều sẽ là những bài học quý giá cho lập trình viên để tránh tình trạng tạo ra bug trong tương lai. Theo đó, nguyên tắc của việc ghi lại bug có thể được thực hiện theo quy trình dưới đây:

- Thông tin nền: bao gồm ngày phát hiện ra bug, triệu chứng của bug (có thể mô tả, chụp ảnh hoặc quay video để lưu trữ), nguyên nhân xuất hiện và cách tìm ra bug.

- Cách triển khai xử lý bug code như thế nào? Thời gian sửa lỗi kéo dài bao lâu?

- Bài học rút ra cho bản thân từ code bug để tránh lặp lại.

Những báo cáo chi tiết này sẽ giúp người tiếp quản code hiểu rõ hơn. Trong trường hợp gặp phải lỗi tương tự, họ cũng sẽ dễ dàng định vị chính xác được vị trí lỗi để khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân phát sinh bug trong quá trình lập trình website, phần mềm

Trong quá trình phát triển phần mềm hay lập trình web, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lỗi bug code xuất hiện và hầu hết chúng đều bắt nguồn từ quyết định, hành động của con người trong quá trình design, viết code. Cụ thể, nguyên nhân phát sinh bug khi lập trình thường là do các yếu tố sau:

1. Bug phát sinh do yếu tố con người

Khi tiến hành viết code và xử lý thông tin, lập trình viên không thể nào tránh khỏi một số sai sót ngoài ý muốn. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra bug bởi cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công cụ sử dụng AI nào có thể tạo ra phần mềm mà không bị dính lỗi. Vì vâyh mà quá trình kiểm thử (tester) đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng mọi sản phẩm trước khi được tung ra thị trường đều đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng.


Code bug
 

2. Bug do vấn đề trao đổi thông tin

Việc trao đổi thông tin giữa khách hàng, đội ngũ kiểm thử cùng đội ngũ phát triển phần mềm đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến thành công / thất bại của một dự án phần mềm. Nếu quá trình trao đổi không diễn ra suôn sẻ thì nó có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu sai ý giữa các bên, từ đó khiến phần mềm sau khi thiết kế bị, gây ra nhiều bug và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

3. Hạn chế về mặt thời gian

Các lỗi (bug) thường xuất hiện khi sản phẩm phải đối mặt với áp lực thời gian code hạn chế. Theo đó, việc đặt deadline quá nhanh sẽ buộc lập trình viên phải gia tăng tiến độ, từ đó khiến sự căng thẳng liên tục dâng lên và rất dễ gây ra những sai sót do không có đủ thời gian để tối ưu hóa các đoạn mã.

4. Sự phức tạp của các tính năng

Việc áp dụng các kỹ thuật hướng đối tượng có độ phức tạp cao có thể tạo ra những thách thức trong quá trình viết code, làm tăng khả năng xuất hiện bug code. Hơn nữa, trong những trường hợp ứng dụng sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng với kích thước lớn, bug có thể gây ảnh hưởng đến size tổng thể của hệ thống.

5. Yêu cầu thay đổi và chỉnh sửa liên tục

Sau khi các công việc từ yêu cầu ban đầu của khách hàng đã được hoàn tất thì lúc này, mọi chỉnh sửa hoặc thay đổi đột ngột cho dù lớn hay nhỏ cũng đều tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với phần mềm. Ngoài ra, việc liên tục thay đổi yêu cầu từ khách hàng cũng khiến cho lập trình viên gặp khó khăn trong việc giải quyết tất cả các vấn đề liên quan hoặc nhận ra sự tác động của những thay đổi đối với các chức năng khác.


fix bug là gì?
 

6. Logic design không thiết thực để code

Đôi khi, chính thiết kế phức tạp hoặc vượt quá khả năng thực hiện của kỹ thuật code cũng là nguyên nhân khiến bug xuất hiện. Lúc này, yêu cầu được đặt ra đó là cần phải có sự trao đổi thông tin chặt chẽ giữa nhà phát triển và những người có thẩm quyền để điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp. Phương án đó có thể là gia hạn thêm thời gian hay tiến hành mời các chuyên gia lập trình để hợp tác và thực hiện dự án.

7. Phát sinh bug do sử dụng tool có sẵn

Việc lập trình viên sử dụng các công cụ hỗ trợ từ bên thứ ba như: class libraries, HTML editors, shared DLLs, debuggers, bộ gỡ lỗi, compilers,... mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng đôi khi có thể mang theo những rủi ro tiềm ẩn khiến cho quá trình phát triển phần mềm trở nên phức tạp hơn. Do đó, việc kiểm tra kỹ lưỡng các công cụ khi sử dụng và test lại sản phẩm trước khi được ra mắt là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tính ổn định của ứng dụng, phần mềm.

8. Cách build version không đồng nhất

Việc build version không đồng nhất có thể dẫn đến một loạt các chuỗi lỗi bug code khó kiểm soát. Khi mỗi bản build có một phiên bản đánh số khác nhau, việc xác định nguồn gốc của lỗi sau nhiều lần kiểm thử sẽ trở nên phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, các lập trình viên cần phải đặt version cho các bản build một cách nhất quán để giúp tối ưu hóa quá trình debug và fix bug, đồng thời mang lại hiệu suất tốt hơn cho phần mềm.

9. Code chưa thực sự hiệu quả

Bug cũng có thể nảy sinh khi lập trình viên viết code không đúng, ví dụ như quên thiết lập quy tắc xác thực dữ liệu, không áp dụng xử lý lỗi một cách chính xác hoặc không sử dụng các công cụ deBuggers hay compilers hiệu quả. Khi đó, việc quản lý hiệu suất và chất lượng code là một phần quan trọng để giảm thiểu rủi ro xuất hiện bug trong quá trình phát triển phần mềm.

10. Quy trình kiểm thử, tester thiếu chuyên nghiệp

Sự thiếu chuyên nghiệp trong quá trình kiểm thử của tester sẽ dẫn đến việc sản phẩm bị xuất hiện nhiều bug khi đưa vào hoạt động thực tế. Điều này cũng lý giải tại sao các ứng dụng / sản phẩm hiện nay sau khoảng một thời gian sử dụng đều được nâng cấp và cập nhật phiên bản mới.


Debug là gì?
 

Một số câu hỏi thường gặp về bug code

Ngoài những kiến thức vừa được chia sẻ ở trên, không ít lập trình viên khi tìm hiểu về bug cũng sẽ gặp phải một số nỗi trăn trở dưới đây.

1. Có trường hợp bug không phải là bug không?

Trường hợp bug không phải là bug sẽ còn phụ thuộc vào tình huống mà chúng không nằm trong phạm vi đặc tả ban đầu của thiết kế. Hiểu một cách đơn giản thì bug này sẽ không đến từ phần mềm, sản phẩm mà là do thiết bị của người dùng đang bị lỗi.

2. Lợi ích của việc “chiến đấu” với bug là gì?

Trong quá trình viết code, việc phát hiện và fix bug là điều mà các lập trình viên không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên thì trên thực tế, bug đôi khi không hẳn là lỗi, mà đây là cơ hội để giúp bạn nhận được những lợi ích sau:

- Tăng kiến thức về lĩnh vực lập trình: Fixing bug không chỉ là việc giải quyết vấn đề, mà đây còn là cơ hội để bạn nâng cao kiến thức và học hỏi từ những thách thức mới. Mỗi bug sẽ mang đến những bài học độc đáo để bạn áp dụng những kiến thức lý thuyết mà mình đã học vào trong thực tế, từ đó làm cho quá trình học tập trở nên thực tế và hiệu quả hơn.

- Code sẽ dễ dàng debug hơn: Khi tự mình fix bug, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm code sao cho khi gặp bug, việc debug sẽ dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp cho việc xử lý các tình huống phát sinh sau đó trở nên đơn giản, nhanh chóng.

- Fix bug mang lại niềm vui cho cả bạn và khách hàng: Fix bug chính là một trải nghiệm thú vị trong công việc lập trình. Mỗi bug sau khi được khắc phục chính là một thành tựu nhỏ, qua đó mang đến cảm giác hài lòng và niềm vui cho bạn vì đã hoàn thành một công việc. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cảm thấy hài lòng vì các vấn đề về bug được giải quyết nhanh chóng, không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh trực tuyến.

- Niềm vui của việc giải đố: Khi gặp phải bug, các lập trình viên lúc này cần phải tiến hành debug và fix bug ngay lập tức. Điều này buộc họ cần phải tỉ mỉ xem xét, khám phá để phát hiện những lỗi bug code và tìm cách khắc phục sao cho tốt ưu, nhanh chóng.


Khái niệm bug
 

Hi vọng với những kiến thức cơ bản vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về bug là gì cùng những nguyên nhân phát sinh ra nó. Từ đó bỏ túi cho mình thêm nhiều kinh nghiệm khi đối mặt với bug để việc debug và fix bug sau đó trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Các phần mềm mã nguồn mở thiết kế website tốt nhất

icon thiết kế website Framework là gì? Các loại framework phổ biến hiện nay

icon thiết kế website Ngôn ngữ lập trình là gì? Top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo