Mở đại lý thức ăn chăn nuôi và những kinh nghiệm quý giá

Việt Nam vốn là một nước thuần nông nghiệp khi có đến 70% dân số đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Trong đó, có đến gần 50% người lao động làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và hàng năm xuất khẩu một số lượng lớn ra nước ngoài. Song, mặc dù là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam cũng là quốc gia phải nhập rất nhiều nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi chưa qua chế biến.

Đối với một nước luôn coi nông nghiệp là thế mạnh của mình thì tình trạng liên tục nhập thức ăn chăn nuôi là một sự phụ thuộc khá nguy hiểm vì không chỉ làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất mà còn ảnh hưởng đến tính chủ động của ngành. Chính vấn đề nan giải này đã tạo điều kiện thuận lợi để mở ra con đường làm giàu cho những người có ý định kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong nước với tiềm năng được đánh giá là vô hạn.


Mở đại lý thức ăn chăn nuôi và những kinh nghiệm quý giá
 

Các bước mở đại lý thức ăn chăn nuôi chi tiết từ A - Z

Có một sự thật rằng, thức ăn chăn nuôi là mặt hàng mà có lẽ nhiều người sẽ không lựa chọn khi muốn khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, chính quyết định này đã khiến cho họ bỏ qua một “mỏ vàng” bởi vốn là quốc gia nông nghiệp, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm này thường rất cao. Chính vì vậy, nếu đang có ý tưởng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và muốn thuận lợi hơn trong quá trình mở cửa hàng, bạn cần trang bị cho mình một kiến thức nền thật tốt, tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước hay đơn giản là theo dõi những nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

1. Nghiên cứu và đánh giá thị trường

Không chỉ riêng đối với lĩnh vực buôn bán thức ăn chăn nuôi mà ở bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, việc nghiên cứu và đánh giá thị trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Theo đó, quá trình này không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng mà còn xác định về khả năng cạnh tranh của mình, phân tích đối thủ xung quanh bao gồm những ai và họ đang làm gì để có được khách hàng. Để làm tốt công đoạn nghiên cứu và đánh giá thị trường, bạn hãy cố gắng làm rõ những vấn đề sau:

- Đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng đến là ai? Đó là những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ hay các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn?

- Khách hàng khi mua thức ăn chăn nuôi thường hay sử dụng sản phẩm của những thương hiệu nào? Nhu cầu của họ dành cho các sản phẩm này như thế nào?

- Đối thủ của bạn là ai? Họ đang làm tốt điều gì? Họ có nhược điểm gì không? Sản phẩm nào của đối thủ được nhiều khách hàng lựa chọn nhất?


Đại lý thức ăn chăn nuôi
 

2. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Vốn chính là một trong những yếu tố hàng đầu để hoạt động kinh doanh cửa hàng thức ăn gia súc của bạn có thể vận hành, phát triển một cách hiệu quả. Vì đặc thù là một sản phẩm có giá trị tương đối, các chủ đại lý thức ăn chăn nuôi cần đảm bảo số vốn mà mình đang có sẽ đủ cho việc nhập hàng với số lượng lớn, đồng thời đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ngoài chi phí nhập hàng, bán thức ăn gia súc cũng cần phải đầu tư ngân sách cho việc thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên. Đặc biệt, vốn dự phòng cũng được xem là khoản chi phí quan trọng để giúp đại lý thức ăn gia súc của bạn có thể đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cũng như giúp cửa hàng vượt qua được giai đoạn đầu khi chưa có nhiều khách. Từ những chi phí cần phải đầu tư như trên thì nhìn chung, số vốn để có thể mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào khoảng từ 70 - 200 triệu đồng.

3. Xác định các sản phẩm kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi có rất nhiều loại gia súc, gia cầm và các loài vật khác nhau, từ bò, trâu, dê, heo, ngựa, gà.... Chính vì vậy mà thức ăn dành cho chúng cũng được chia thành rất nhiều loại với các ưu điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào định hướng cũng như nhu cầu của khách hàng ở nơi bạn đang kinh doanh mà chủ đại lý có thể chọn những sản phẩm sao cho phù hợp, cụ thể:

- Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn: thóc, gạo, ngô, lúa mì, gluten các loại, đậu tương và những sản phẩm từ đậu tương, sắn khô, khô dầu, nguyên liệu có nguồn gốc từ thủy sản, nguyên liệu có nguồn gốc động vật, thức ăn hỗn hợp cho từng loại,....

- Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật: thức ăn chăn nuôi không phân biệt nguồn gốc xuất xứ (vitamin, ngũ cốc, cỏ khô,...) và thức ăn chăn nuôi có phân biệt nguồn gốc xuất xứ (sản phẩm từ trứng, sữa, ngũ cốc, men, hóa chất hữu cơ, hóa chất vô cơ,...).

Sau khi đã xác định xong nhóm sản phẩm mà mình chọn kinh doanh, bạn cũng cần trang bị thêm cho mình những kiến thức liên quan đến thú y, dinh dưỡng cho các loại gia súc, gia cầm,... để tư vấn cho khách hàng, đồng thời xây dựng lòng tin nơi họ.


Kinh doanh thức ăn chăn nuôi
 

4. Lựa chọn nhà phân phối thức ăn chăn nuôi chất lượng, giá tốt

Sau khi đã chuẩn bị xong nguồn vốn để mở đại lý và sản phẩm sẽ bán, việc tiếp theo mà bạn cần làm khi kinh doanh cám gia súc đó chính là tìm kiếm nguồn hàng phân phối thức ăn uy tín. Hiện nay, không khó để bạn nhận thấy có rất nhiều nhà xưởng, doanh nghiệp chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng nhưng bên cạnh đó, vẫn có những nguồn hàng nhái, kém chất lượng đang xuất hiện nhan nhản trên thị trường.

Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi của người mua mà còn khiến bạn tự đặt dấu chấm hết cho hoạt động kinh doanh của mình. Vậy nên, để chọn được nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng, bạn nên tham khảo những tiêu chí sau:

- Nhà phân phối đã có thương hiệu trên thị trường chăn nuôi.

- Được rất nhiều khách hàng, chủ đại lý phản hồi tốt, đánh giá cao.

- Quy mô kinh doanh lớn, là nhà phân phối cho các đại lý nổi tiếng.

Một lưu ý dành cho bạn trước khi quyết định hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp nào, đó chính là không nên bỏ qua dịch vụ giao hàng, hình thức thanh toán. Sau khi ký kết hợp đồng, cửa hàng của bạn cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các đối tác bằng cách thường xuyên thăm hỏi, tặng quà,.... Việc này sẽ giúp cho việc nhập hàng của bạn sau này sẽ diễn ra trơn tru hơn, thậm chí bạn còn nhận được chiết khấu với ưu đãi có lợi cho đại lý của mình.

5. Lựa chọn mặt bằng và thiết kế không gian cửa hàng

Mặt bằng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của bất cứ cửa hàng nào chứ không chỉ riêng đại lý thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, trước khi quyết định thuê mặt bằng, bạn nên tiến hành khảo sát thị trường, khu vực địa lý để xác định tình hình. Đối với cửa hàng thức ăn gia súc, trọng lượng của các loại bao thức ăn thường khá lớn. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc đến việc thuê mặt bằng rộng rãi để có đủ không gian chứa hàng, đồng thời thuận tiện cho quá trình nhập, xuất kho và vận chuyển hàng hóa.

Thông thường, các đại lý cám sẽ thường bố trí địa điểm kinh doanh gần với những kho bãi, nhà cung cấp chính để có thể tiện tiếp cận khách hàng, vận chuyển thuận lợi. Lưu ý là không nên mở cửa hàng ở những khu vực quá đông đúc như chợ, siêu thị hay gần trường học,.... Lý do bởi thức ăn chăn nuôi thường được vận chuyển bằng xe tải nên nếu đi trong khu vực đông người, nó sẽ dễ gây ùn tắc giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Cách tốt nhất đó là bạn hãy chọn mặt bằng rộng rãi, có đường hai chiều để đảm bảo an toàn cho quá trình ra vào, vận chuyển và dỡ hàng của đại lý.

Khi đã có mặt bằng, bạn cũng cần chú ý đến việc thiết kế không gian cửa hàng sao cho thật hợp lý. Trên thực tế, sản phẩm thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất vẫn là chất lượng và giá thành phù hợp nên không cần phải quá chú trọng vào cách trang trí cửa hàng. Thay vào đó, bạn chỉ cần thiết kế không gian đại lý sao cho thật gọn gàng, khoa học và sử dụng những kệ sắt chắc chắn để trưng bày thức ăn, bên dưới là giá bán được cập nhật thường xuyên, rõ ràng.


Cửa hàng thức ăn gia súc
 

6. Hoàn tất các thủ tục pháp lý khi mở đại lý thức ăn chăn nuôi

Mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi là một ngành nghề kinh doanh có cơ hội phát triển rất lớn. Do đó, khi có ý định muốn làm giàu trong lĩnh vực này, các cá nhân, tổ chức phải cần đáp ứng những yêu cầu nhất định. Trong đó, việc hoàn thành các thủ tục pháp lý chính là điều kiện trọng yếu để cửa hàng của bạn có thể hoạt động ổn định và chịu sự bảo hộ trước Pháp luật.

Điều kiện đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Để có thể hoàn tất các thủ tục pháp lý khi mở đại lý, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là đáp ứng các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng cách chuẩn bị theo những gợi ý dưới đây:

- Có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi.

- Có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.

- Kho hàng, không gian đại lý phải thông thoáng, không ẩm ướt, đủ ánh sáng để hạn chế các ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, bụi bẩn và một số tác động xấu từ môi trường.

- Nơi bày bán, bảo quản sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, thiết bị kinh doanh cần phải đặt riêng biệt đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại khác.

- Những sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần phải nằm trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có bảng tiêu chuẩn áp dụng, không chứa kháng sinh cấm sử dụng, hóa chất độc hại,.... 

Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Để mở đại lý thức ăn chăn nuôi, việc bạn cần làm đó là chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Theo đó, các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi thiết lập mô hình này sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

- Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc với trường hợp bạn đã có sẵn địa điểm kinh doanh.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn hoặc đại diện cửa hàng có thể mang đến nộp tại Ủy ban nhân dân quận hoặc huyện trực thuộc. Trong vòng 5 ngày làm việc, cửa hàng của bạn sẽ được xem xét và cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Sau khi đã có giấy phép, đại lý của bạn sẽ có thể đi vào hoạt động ngay lập tức.


Bán thức ăn gia súc
 

Một số bí quyết kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành công

Như chúng ta cũng đã thấy, Việt Nam là một nước nông nghiệp và lĩnh vực chăn nuôi đóng một phần không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế quốc gia càng thêm hưng thịnh. Vì vậy, việc kinh doanh cửa hàng thức ăn gia súc sẽ không bao giờ bị hết thời và phát triển lâu bền. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng, ngành nghề nào rồi cũng sẽ gặp phải những rủi ro không mong muốn khiến quá trình phát triển bị ngáng đường.

Tương tự, với việc mở đại lý bán thức ăn gia súc cũng như vậy, đó có thể là khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, giải quyết vấn đề hàng tồn kho, quảng bá sản phẩm, xây dựng lòng tin nơi khách hàng,.... Vậy nên, để có thể dễ dàng đối mặt, vượt qua những thách thức trên thì ngoài việc phải có kiến thức, sự am hiểu về thị trường, sản phẩm, người làm kinh doanh cũng cần phải chuẩn bị những bí quyết kinh doanh riêng cho mình để công việc làm ăn càng thêm thành công hơn nữa.

1. Cách định giá sản phẩm cạnh tranh

Vì là một mặt hàng có nhu cầu rất lớn nên hàng năm, sản phẩm thức ăn chăn nuôi luôn có sự điều chỉnh giá. Do đó, để thay đổi giá bán sao cho phù hợp với thị trường chung, chủ đại lý nên cập nhật thông tin giá nhập hàng của thức ăn chăn nuôi một cách thường xuyên.

Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ rằng vì đây là một thị trường có sự cạnh tranh khá lớn nên cần cân nhắc mức giá so với đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó đưa ra giá bán hợp lý nhất cho khách hàng, thu hút họ đến đại lý của bạn nhiều hơn, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn doanh thu, lợi nhuận mang về đúng như mong đợi.

2. Xây dựng cửa hàng thức ăn gia súc trên nền tảng online

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho cửa tiệm của mình là một bài toán khó đối với bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay, cửa hàng của bạn hoàn toàn có thể làm tốt công việc này bằng cách triển khai các hoạt động bán hàng trên nền tảng Internet, đặc biệt là thông qua website.

Nếu như các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử thường ưa chuộng kinh doanh những mặt hàng nhỏ, dễ vận chuyển thì với trọng lượng, số lượng như các bao thức ăn chăn nuôi thì điều này lại là một vấn đề lớn. Đó là chưa kể đến sự uy tín của các nền tảng này, nếu bạn là một người thường xuyên mua hàng online chắc chắn sẽ không còn lạ gì với tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” của các đơn vị “ảo”.


Cửa hàng thức ăn chăn nuôi
 

Thế nhưng với website, việc các đại lý cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin từ tên doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh, giá bán, số điện thoại,... sẽ giúp cho khách hàng có niềm tin mãnh liệt hơn vào bạn. Vậy nên, nếu bạn đang cần có một trang web riêng để xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng hiệu quả thì có thể sử dụng dịch vụ thiết kế website bán hàng tại Phương Nam Vina.

Trải qua hơn 10 năm hoạt động, kết hợp cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn những trang web chất lượng, bao gồm các yếu tố: chuẩn SEO, tốc độ tải trang nhanh, thiết kế giao diện khoa học, chuẩn Responsive,... kết hợp cùng giải pháp Google Ads để hiệu quả tiếp cận người tiêu dùng càng tốt hơn bao giờ hết. Thông qua những ưu điểm của dịch vụ làm web mang lại, nếu các bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ này thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Đại lý thức ăn gia súc
 

3. Không nên bỏ qua các chiến dịch marketing thu hút khách hàng

Khi nói đến việc quảng bá thương hiệu, nhiều chủ đại lý thức ăn chăn nuôi thường cảm thấy khá nản lòng vì cho rằng chi phí tiếp thị lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ cho những sự kiện lớn, quảng bá trên TV, báo đài,.... Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp thì rất nhiều cửa hàng đã tìm ra cho mình các chiến lược marketing tiết kiệm mà vẫn đạt được mục tiêu sau cùng là mang thương hiệu đến tận tay người tiêu dùng.

Theo đó, ngoài việc sử dụng một số công cụ quảng bá truyền thống như: phát tờ rơi, treo banner, poster, giảm giá, chương trình ưu đãi hay freeship, bạn cũng có thể tận dụng việc chạy quảng cáo trực tuyến trên các kênh Facebook, Google,... để tiếp cận khách hàng hiệu quả, chính xác.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực truyền thống và cần nhiều sự tin tưởng dành cho sản phẩm như thức ăn chăn nuôi, tiếp thị bằng cách truyền miệng đóng một vai trò không nhỏ để khách hàng biết đến nhà cung cấp. Khi các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của bạn đảm bảo được chất lượng, giá thành phù hợp cùng thái độ nhiệt tình, niềm nở trong quá trình buôn bán thì chắc chắn, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt đối với thương hiệu bạn và không có lý do gì mà họ lại không giới thiệu cho những người xung quanh mình.

Đặc biệt, nếu biết cách khai thác sự phát triển của công nghệ thông tin như: email marketing, diễn đàn, trang review và nhu cầu giao tiếp online của khách hàng thi việc tiếp thị truyền miệng chính là một công cụ cực kỳ lợi hại mà bạn không nên bỏ qua.

4. Chú trọng xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chu đáo

Một trong những bí quyết để công việc buôn bán thức ăn chăn nuôi ngày càng thêm phát triển đó là hoạt động chăm sóc khách hàng. Để làm được điều này, ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức thức cần có thì hãy hướng dẫn, đào tạo nhân viên làm việc theo một trình tự chuyên nghiệp từ khâu tư vấn, bán hàng, thanh toán, vận chuyển cho đến việc chăm sóc khách hàng sau mua. Việc này sẽ đảm bảo cho các nhân viên trong cửa hàng của bạn luôn phục vụ khách hàng với một thái độ nhiệt tình và tận tâm nhất dù đó là người mua hàng lâu năm hay mới ghé lần đầu.


Buôn bán thức ăn chăn nuôi
 

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng với nguồn thông tin quý giá này, các bạn có thể nắm bắt được cơ hội và những bí quyết mở cửa hàng thức ăn gia súc hiệu quả, dễ thành công nhất. Đừng quên, đây là sản phẩm có giá trị lớn và liên quan trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi nên bạn cần phải xây dựng thương hiệu uy tín, tạo lòng tin nơi khách hàng. Chắc chắn, làm được như vậy thì công việc buôn bán sẽ sớm mang lại trái ngọt cho bạn trong một khoảng thời gian không xa. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

icon thiết kế website Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo