Disclaimer là gì? Hướng dẫn viết disclaimer trên website

Trong thế giới Internet bùng nổ như hiện nay, việc tiếp cận và khai thác các nguồn tri thức đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích không thể phủ nhận thì sự lưu hành rộng rãi của các thông tin chưa được kiểm chứng cũng đặt ra những vấn đề đáng lo ngại về tính xác thực và trách nhiệm. Do đó, disclaimer xuất hiện như một cơ chế nhằm bảo vệ các chủ sở hữu website khỏi những rủi ro pháp lý tiềm ẩn và đảm bảo tính minh bạch cho người dùng. Vậy disclaimer là gì? Viết disclaimer trên website như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.


Disclaimer là gì? Hướng dẫn viết disclaimer trên website
 

Disclaimer là gì?

Trong bối cảnh chung, disclaimer là một tuyên bố được sử dụng để từ chối hoặc giới hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của một bên đối với các bên khác trong mối quan hệ được công nhận bởi pháp luật.

Còn trong trường hợp các trang web đang hoạt động trên môi trường Internet, copyright disclaimer thường là một thông báo xuất hiện nhằm mục đích giới hạn trách nhiệm pháp lý của website đó đối với các hậu quả phát sinh với người đọc hoặc người sử dụng.

Ví dụ, một trang web chuyên về sức khỏe có thể đặt một disclaimer trên website với tuyên bố từ chối trách nhiệm, đồng thời nhấn mạnh rằng các thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tư vấn và tham khảo, không thể thay thế cho sự tư vấn chính thức từ các chuyên gia y tế.


Disclaimer là gì?
 

Tầm quan trọng của disclaimer

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và nhu cầu tìm hiểu thông tin khổng lồ từ người dùng, việc thiết lập website disclaimer sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sở hữu trang web, cụ thể:

1. Hạn chế ảnh hưởng của nội dung sai lệch, độc hại

Nhiều website hiện nay cho phép người dùng tự do đăng tải và chia sẻ thông tin. Điều này có thể tạo ra một môi trường cởi mở nhưng cũng đồng thời ẩn chứa rủi ro khi nội dung cập nhật bị sai lệch, độc hại hoặc vi phạm bản quyền.

Khi đó, website disclaimer sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho người dùng rằng nội dung mà họ tiếp cận trên web chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không chính xác hoặc đầy đủ. Bằng cách này, disclaimer giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiềm tàng của những thông tin không đáng tin cậy.

2. Bảo vệ website

Chủ sở hữu website có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với toàn bộ nội dung được đăng tải trên trang web của họ, ngay cả khi nội dung đó do những người dùng tạo ra. Lúc này, disclaimer sẽ hoạt động như một lá chắn pháp lý để ngăn cản các cá nhân hoặc tổ chức cố gắng truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ sở hữu website vì những nội dung gây tổn hại hoặc vi phạm pháp luật.

Ví dụ, trang web của bạn chuyên viết về những bài viết đánh giá các sản phẩm làm đẹp. Toàn bộ nội dung trên website đều được xây dựng dựa trên chính trải nghiệm và đánh giá của bạn, nhưng đồng thời cũng được tham khảo từ một số nguồn mà bạn cảm thấy uy tín. Thế nhưng, có một điều không may là một khách hàng sau khi đọc bài viết đánh giá của bạn đã mua sản phẩm theo như gợi ý và bị kích ứng. Đây thực chất chỉ là một sự cố hy hữu vì mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau.

Nhưng vì trước đó bạn đã tuyên bố disclaimer trên website rằng các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nên khi gặp phải trường hợp này, bạn sẽ không phải chịu đền bù nếu xảy ra tình huống khách hàng kiện trang web của bạn.

3. Khẳng định chủ quyền website

Disclaimer cũng có thể giúp khẳng định quyền sở hữu và quyền kiểm soát của chủ sở hữu website đối với toàn bộ nội dung được đăng tải trên trang của họ. Điều này giúp tránh các tranh chấp về tài sản trí tuệ và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu website.

Thông thường, tuyên bố về chủ quyền của trang web thường được phát triển và hiển thị trên ngay trang chủ của website, hầu như đều nằm ở phần cuối trang hoặc trong phần "Thông tin pháp lý" (Legal Disclaimer) của trang web. Ví dụ: Tất cả các nội dung, hình ảnh, và tài liệu trên trang web này đều là tài sản của Công ty TNHH Phương Nam Vina trừ khi có ghi chú khác. Bất kỳ việc sao chép, tái sử dụng hoặc phân phối lại mà không có sự cho phép của chúng tôi là vi phạm bản quyền và có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.


Disclaimer
 

Hướng dẫn viết website disclaimer hoàn chỉnh

Trên thực tế, không có bất kỳ một mẫu copyright disclaimer nào là dùng chung cho tất cả trang web. Nội dung của tuyên bố sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nội dung cụ thể của trang web và những yêu cầu của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi viết website disclaimer thì bạn cần chú ý đến 5 vấn đề cơ bản mà mọi tuyên bố từ chối trách nhiệm hiện nay thường đề cập đến, bao gồm:

1. Tuyên bố quyền sở hữu cho website

Mục đầu tiên của disclaimer mà bạn cần phải làm rõ đó chính tuyên bố cụ thể về quyền sở hữu và quyền kiểm soát của chủ sở hữu website đối với nội dung được đăng tải trên trang web. Ví dụ, bạn có thể sử dụng câu khai báo như "Tất cả các tài liệu, thông tin, logo, biểu tượng, hình ảnh, video, đồ họa, âm thanh, bản quyền và các loại tài sản khác trên trang web này đều thuộc tài sản của chúng tôi hoặc đã được cho phép bởi chủ sở hữu. Bất kỳ hành vi sử dụng, sửa đổi, tái bản, sao chép, phân phối,... của các tài liệu và tài sản trên trang web này mà không có sự cho phép bằng văn bản từ chúng tôi sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời có thể chịu các hậu quả pháp lý".

Việc cung cấp một tuyên bố chi tiết không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên trên trang web của bạn mà còn ngăn chặn tình trạng sao chép trái phép. Đồng thời, tuyên bố về quyền sở hữu cho website cũng sẽ làm cho bất kỳ cáo buộc nào từ các trang web khác đối với vấn đề sao chép trở nên vô nghĩa.

2. Giới hạn trách nhiệm pháp lý

Mục này sẽ nhấn mạnh rằng chủ sở hữu website không chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và hợp pháp của nội dung được đăng tải trên trang. Ví dụ: "Trang web này cung cấp thông tin chỉ dành cho mục đích tham khảo và không đảm bảo 100% tính chính xác hoặc đầy đủ của nó. Thông tin có thể được cập nhật hoặc thay đổi mà không cần thông báo trước. Quý vị cần tự chịu trách nhiệm khi sử dụng thông tin này để đưa ra bất kỳ quyết định nào. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho việc sử dụng thông tin trên trang web hoặc bất kỳ tổn thất nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng thông tin trên trang web này".


Copyright disclaimer
 

3. Cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Trong mục này, chủ sở hữu cần thông báo rõ ràng rằng nội dung trên website chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là lời khuyên chuyên môn. Theo đó, bạn có thể sử dụng câu như "Mọi thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không được xem là chính thức hoặc đầy đủ. Chúng tôi không đảm bảo tính chính xác, hoàn chỉnh, độ tin cậy và phù hợp với mục đích cụ thể của thông tin này. Người đọc cần cân nhắc và tự đưa ra quyết định dựa trên thông tin từ nguồn khác nhau và sự tư vấn từ các chuyên gia có liên quan. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web này hoặc từ bất kỳ trang web nào liên kết đến trang web này".

4. Thông báo về trách nhiệm của người đọc

Website cần đề xuất cảnh báo cho độc giả rằng nội dung trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo và không đảm bảo hoàn toàn đúng 100% cho mọi trường hợp. Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu xảy ra có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các cáo buộc về nội dung và tác động đến người đọc, chủ sở hữu trang web sẽ được bảo vệ.

Ví dụ, copyright disclaimer trong trường hợp này sẽ hiển thị như sau: "Trang web này là nguồn thông tin đa chiều, mang tính chất tham khảo chung và không nhằm thay thế cho tư vấn chuyên nghiệp hoặc tài liệu pháp lý. Các thông tin được cung cấp dựa trên kinh nghiệm của các tác giả và chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy. Việc sử dụng tất cả nội dung và thông tin trên trang web này hoàn toàn là trách nhiệm tuyệt đối của người đọc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả, thiệt hại hoặc mất mát nào gây ra cho người đọc hoặc bất kỳ bên thứ ba nào liên quan đến việc sử dụng thông tin trên trang web này".

5. Từ chối trách nhiệm với các hành vi của bên thứ ba

Các trang web và mạng xã hội ngày nay thường không giới hạn việc người dùng bình luận. Điều này đã tạo điều kiện cho các kẻ lừa đảo lợi dụng sự uy tín của website để gây hại cho người đọc. Do đó, khi có vấn đề nào liên quan đến bên thứ ba và nằm ngoài sự kiểm soát thì trang web sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả nào phát sinh.

Ví dụ: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ nội dung hoặc hành vi của bất kỳ bên thứ ba nào trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ tin cậy, hợp pháp và sự hiệu quả của nội dung hoặc hành vi mà bên thứ ba cung cấp trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với bất kỳ hành động của bên thứ ba trên trang web của chúng tôi hoặc bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào đã phát sinh từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào nội dung hoặc hành vi của bên thứ ba trên trang web của chúng tôi”.


Disclaimer trên website
 

Vị trí thường gặp của disclaimer trên website

Việc xác định vị trí của tuyên bố từ chối trách nhiệm cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải xem xét. Theo đó, disclaimer trên website cần được đặt ở một vị trí dễ dàng tìm thấy cho người dùng nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với nội dung của trang web. Dưới đây chính là những vị trí thường gặp của disclaimer trên website mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:

1. Disclaimer đặt tại trang chủ

Trang chủ là một trong những vị trí thuận tiện và dễ thấy nhất mà bạn có thể sử dụng để đặt disclaimer trên website. Với đặc điểm là trang đầu tiên mà người dùng sẽ nhìn thấy khi ghé thăm web, disclaimer sẽ giúp cho khách truy cập có thể dễ dàng tiếp cận và đọc tuyên bố trước khi tìm hiểu bất kỳ nội dung hay bất kỳ tính năng nào trên website.

Thông thường, disclaimer tại trang chủ sẽ cung cấp thông tin chung về mục đích, phạm vi áp dụng và các giới hạn trách nhiệm của website. Ví dụ: "Website này cung cấp những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin được hiển thị trên trang web. Người dùng có trách nhiệm tự chịu rủi ro khi sử dụng thông tin từ website này."

2. Disclaimer đặt tại footer website

Bên cạnh trang chủ thì footer website cũng là một vị trí phổ biến khác để đặt disclaimer. Thông thường, footer sẽ được đặt ở cuối trang web và hiển thị trên tất cả các trang của website. Vị trí này thường được sử dụng để đưa ra các thông tin liên hệ, chính sách bảo mật và cảnh báo pháp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung disclaimer tại vị trí này nếu không muốn đặt trên trang chủ, chẳng hạn : "Các thông tin được hiển thị trên website này chỉ có tính chất tham khảo và không được coi là tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả nào xảy ra khi sử dụng thông tin từ website."

Disclaimer trên web
 

3. Disclaimer đặt tại trang sản phẩm, dịch vụ

Đối với các website bán hàng hoặc kinh doanh online, việc sử dụng disclaimer tại trang sản phẩm / dịch vụ thật sự rất quan trọng. Vị trí này giúp những khách hàng tiềm năng của bạn có thể hiểu rõ hơn về tính chất của sản phẩm / dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.

Theo đó, với các thông tin chi tiết về và những cam kết mà nhà cung cấp đã đưa ra, disclaimer tại trang sản phẩm / dịch vụ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý khi có tranh chấp bất ngờ xảy ra. Ví dụ: "Toàn bộ các thông tin về sản phẩm được hiển thị trên website chỉ mang tính chất tham khảo và hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Chúng tôi không đảm bảo tính chính xác và hiệu quả tuyệt đối của sản phẩm được cung cấp nên quý khách phải tìm hiểu kỹ, đồng thời có trách nhiệm tự chịu rủi ro khi sử dụng sản phẩm."

4. Website disclaimer tại từng trang riêng lẻ

Nếu website của bạn có nhiều trang riêng lẻ như blog, trang tin tức hay trang giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thì việc đặt disclaimer tại từng trang sẽ giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về tính chất của từng trang và tránh những tranh chấp pháp lý xảy ra. Việc này cũng giúp cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn cho người dùng.

Ví dụ, website disclaimer tại trang blog sẽ được hiển thị như sau: "Tất cả các bài viết trên mục tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về độ chính xác và tính đầy đủ của thông tin. Mọi quyết định và hành động của bạn sau khi đọc bài viết là trách nhiệm của riêng bạn”.


Website disclaimer
 

Một số câu hỏi thường gặp về copyright disclaimer

Để hiểu thêm về disclaimer thì ngoài những kiến thức ở trên, bạn cũng có thể khám phá thêm một số kiến thức liên quan khác thông qua một số câu hỏi dưới đây:

1. Khi nào nên sử dụng disclaimer?

Việc sử dụng disclaimer được đề xuất trong trường hợp website của bạn chuyên cung cấp thông tin cho người dùng hoặc kinh doanh trực tuyến. Nếu website của bạn không cung cấp bất kỳ loại dịch vụ nào, không thu thập thông tin hay yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản, việc sử dụng disclaimer có thể không cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp trang web của bạn có kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm hay dịch vụ nào, việc sử dụng disclaimer là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro vấn đề pháp lý và bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Có thể sao chép copyright disclaimer từ người khác không?

Mỗi website đều có mục đích sử dụng và phạm vi áp dụng riêng. Vậy nên mà việc sử dụng disclaimer của người khác có thể sẽ không phù hợp với website của bạn. Thay vào đó, bạn hãy tạo ra một disclaimer riêng cho website miễn sao phù hợp với mục đích và phạm vi áp dụng của nó.

3. Khi sử dụng disclaimer cần lưu ý những gì?

Khi viết tuyên bố từ chối trách nhiệm, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:

- Nêu rõ mục đích và phạm vi áp dụng của trang web.

- Làm rõ tính chất của thông tin được đăng tải trên trang web, xác định liệu nó là tư vấn chuyên môn hay chỉ mang tính chất tham khảo.

- Giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu trang web đối với thông tin và dịch vụ được cung cấp trên trang web.

- Rõ ràng và minh bạch về các điều khoản, điều kiện sử dụng của trang web.

- Đảm bảo rằng nội dung của tuyên bố từ chối trách nhiệm không vi phạm bất kỳ quy định pháp luật nào.


Disclaimer nghĩa là gì?
 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về khái niệm disclaimer là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ. Từ những nội dung vừa tìm hiểu, rất dễ để chúng ta thấy rằng việc viết disclaimer không chỉ là một biện pháp bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về tính chất của thông tin trên website do bạn cung cấp. Vậy nên, hãy đảm bảo rằng disclaimer trên website của bạn phải thật hoàn chỉnh và rõ ràng để giúp việc tiếp cận thông tin trên Internet trở nên an toàn hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Navigation bar là gì? Cách tạo và tối ưu navigation bar

icon thiết kế website Breadcrumb là gì? Vai trò và cách tối ưu breadcrumb website

icon thiết kế website Thumbnail là gì? Ý nghĩa và bí quyết thiết kế thumbnail thu hút

Bài viết mới nhất

User flow là gì? 6 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 6 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

zalo