Trang chủ là gì? Vai trò và lưu ý khi thiết kế trang chủ website

Nếu ví website là một ngôi nhà thì trang chủ được xem như phòng khách - nơi chứa đựng những danh mục lớn, thanh điều hướng, hình ảnh, slogan cùng nhiều thông tin quan trọng khác của doanh nghiệp. Do đó, trang chủ chính là thành tố bắt buộc để tạo nên một website hoàn chỉnh và cần đầu tư nhiều về giao diện để đảm bảo tính chuyên nghiệp, thân thiện. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm trang chủ là gì, vai trò của chức năng này đối với website và những điều kiện cần thiết để tạo ra một trang chủ chất lượng nhất cho trang web của bạn.


Trang chủ là gì? Chức năng, vai trò của trang chủ website
 

Trang chủ là gì?

Trang chủ hay homepage chính là trang đầu tiên mà người dùng sẽ nhìn thấy khi họ truy cập vào một website thông qua địa chỉ có chứa duy nhất tên miền của trang web đó mà không kèm theo bất kỳ một yếu tố nào khác.

Ví dụ, khi bạn nhập tên miền phuongnamvina.com trên thanh công cụ tìm kiếm thì trang chủ của website Phương Nam Vina sẽ hiện ra. Nhưng nếu bạn thêm yếu tố /tin-tuc.html vào phía sau đuôi tên miền thì thay vì hiển thị trang chủ, website sẽ dẫn bạn trực tiếp đến mục Tin tức của trang.

Đóng vai trò là một cánh cổng chào đón người truy cập trên website, trang chủ sẽ có nhiệm vụ điều hướng người dùng đến những trang khác bằng cách nhấp vào các danh mục, đường liên kết hoặc trực tiếp gõ vào thanh tìm kiếm được tích hợp trên trang để chuyển hướng.


Trang chủ là gì?
 

Chức năng chính của trang chủ (home page)

Không thể phủ nhận, chức năng của trang chủ đối với website là cực kỳ quan trọng. Trước hết, trang chủ được thiết kế với mục đích giúp người xem có cái nhìn bao quát về toàn bộ website của bạn. Vì vậy, trang chủ có thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người dùng ngay từ lần truy cập đầu tiên. Từ đó thôi thúc họ tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin, nội dung khác có trên trang web. Để cụ thể hơn, dưới đây là những chức năng chính của trang chủ website để bạn tham khảo.

1. Cung cấp nội dung quan trọng

Khi nhắc về trang chủ, nhiều người sẽ thường nghĩ ngay đến tính bao quát của chức năng này. Vì vậy mà khi truy cập, bạn sẽ thấy tại tất cả trang chủ website bất kỳ đều có sẵn các danh mục lớn và nhỏ. Trong cách danh mục này đều cung cấp cho người dùng những nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến các sản phẩm / dịch vụ công ty và bao gồm cả quyền lợi của khách hàng.

2. Điều hướng người dùng

Bên cạnh việc cung cấp những nội dung quan trọng, trang chủ còn liên kết đến các trang khác đang tồn tại trên web. Khi đó, chủ sở hữu website hoàn toàn có thể điều chỉnh luồng đi của người dùng thông qua những chuyên mục nhỏ nằm bên trong các danh mục lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt chatbox, form liên hệ để lại thông tin với mục đích khuyến khích khách hàng chủ động tương tác với website.


Trang chủ
 

3. Mang đến trải nghiệm thân thiết

Trang chủ của website thường được tích hợp với các thanh điều hướng thông minh để hỗ trợ khách hàng có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Nếu website có tốc độ tải trang và quá trình thao tác được tối ưu thời gian hiệu quả thì sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Từ đó thôi thúc họ ở lại trang lâu hơn, cũng như có được cái nhìn tích cực về doanh nghiệp của bạn.

4. Tối ưu SEO

Một kế hoạch tối ưu SEO muốn đạt được thành công sẽ cần dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng homepage lại được xem là “mắt xích” quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình SEO web. Và nếu giao diện trang chủ website càng hiện đại, càng được tối ưu tốt và kết hợp cùng những trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng thì chắc chắn, đây chính là cơ hội để trang web của bạn nhận được nhiều đánh giá tốt bởi Google, từ đó dễ dàng nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.


Trang chủ website
 

Tại sao doanh nghiệp nên quan tâm đến trang chủ website?

Kể cả khi đã hiểu rõ về khái niệm trang chủ website là gì và những chức năng của nó, nhưng thực tế thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang cảm thấy mơ hồ với việc đầu tư vào trang chủ khi thiết kế web. Nhưng với ba lý do sau, chúng tôi chắc chắn các bạn sẽ ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình, cụ thể:

1. Khách hàng đánh giá doanh nghiệp

Theo như một khảo sát cho thấy, hơn 80% người truy cập vào website lần đầu tiên sẽ tự mình đánh giá doanh nghiệp thông qua những gì mà họ nhìn thấy trên trang chủ. Vậy nên, cho dù sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp có chất lượng đến đâu nhưng nếu trang chủ website thiếu chuyên nghiệp, nội dung sơ sài, khó thao tác,... thì chắc chắn, khách hàng sẽ cảm thấy bạn không thật sự đầu tư cho kênh bán hàng online này, kéo theo danh tiếng thương hiệu cũng bị suy giảm. Do đó, việc nghi ngờ về chất lượng sản phẩm không đảm bảo cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Ngược lại, nếu trang chủ website được thiết kế hiện đại, tối ưu các danh mục và dễ dàng thao tác thì rõ ràng, khách hàng khi trải nghiệm sẽ cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn trong hành trình mua sắm.

2. Tạo cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp

Ngay từ đầu, chúng tôi đã ví trang chủ như phòng khách của một ngôi nhà. Mà mỗi ngày, website sẽ đến hàng nghìn lượt truy cập và nhiệm vụ của trang chủ lúc này đó chính là “tiếp đón” những vị khách thông qua các nội dung chất lượng được thể hiện tại homepage. Với việc làm cho khách hàng cảm thấy ấn tượng ngay tại trang chủ, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để khai những thông tin chi tiết từ tệp khách hàng tiềm năng này.

3. Hỗ trợ chiến lược marketing hiệu quả

Việc sở hữu một website có trang chủ được tối ưu hiệu quả không chỉ về mặt nội dung mà còn hình ảnh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian lẫn công sức để chạy quảng cáo trực tuyến. Bởi lẽ, vai trò chính của trang chủ là thu hút và giữ chân khách hàng ở lại, thúc đẩy họ tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, đồng thời góp phần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng được nhanh chóng.
 

Trang chủ website là gì?
 

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế trang chủ website

Homepage chính là nơi tạo nên ấn tượng đầu tiên của người dùng và giữ chân họ ở lại tìm hiểu lâu hơn. Do vậy, việc thiết kế trang chủ cũng cần được đầu tư hơn rất nhiều và có một số yếu tố quan trọng mà bạn nên đáp ứng. Dưới đây chính là những lưu ý khi thiết kế trang chủ của website mà bạn không nên bỏ qua.

1. Logo thương hiệu sẽ hiển thị ở đầu trang web

Logo là biểu tượng đại diện cho doanh nghiệp và thường được hiển thị ở đầu website, ngay bên trái của trang chủ. Không chỉ đóng vai trò là hình ảnh đại diện thương hiệu, logo còn có tác dụng giống như thanh điều hướng để người dùng từ trang con có thể quay về trang chủ chỉ với một thao tác click chuột duy nhất.

Là những thành tố không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu, logo cũng nên được thiết kế sao cho phù hợp với các màu sắc khác của website. Trong trường hợp logo của bạn đã in đậm dấu ấn nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng thì hãy thiết kế màu sắc của website sao cho tương đồng với màu sắc của logo. Nhìn chung, hãy đảm bảo logo có kích thước, vị trí đặt thật chính xác để tạo điểm nhấn ấn tượng cho trang chủ.


Homepage
 

2. Thiết kế thanh điều hướng phù hợp

Thanh điều hướng chính là nơi mà người dùng có thể truy cập và khám phá hết các trang con trên website của bạn. Vì vậy, hãy thiết kế sao cho cách dùng từ ngữ, font chữ và kích thước của các danh mục, thanh điều hướng được đảm bảo khoa học, phù hợp nhất có thể. Càng đầu tư tỉ mỉ vào thanh điều hướng càng mang đến lợi ích cho website bởi đây chính là tấm bản đồ đường đi để khách hàng có thể khám phá toàn bộ thông tin trên trang web của bạn.

3. CTA thu hút và kích thích chuyển đổi

Khi thiết kế website, mục tiêu mà các doanh nghiệp thường hướng đến cho mỗi trang web thường là giới thiệu sản phẩm / dịch vụ, thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng và bán được hàng,.... Tất nhiên, đóng một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy người dùng thực hiện những hành vi chuyển đổi này đó chính là sự xuất hiện của CTA (Call to action). Các nút kêu gọi hành động này nên được đặt ở một vị trí dễ nhìn thấy trong bài viết hoặc trên trang chủ đề để người dùng có thể nhìn thấy và nhấp vào khi có nhu cầu.

4. Lời đánh giá từ khách hàng

Khách hàng hiện nay ngày càng thông minh và khó tính hơn trong việc mua sắm. Những lời lẽ, lý thuyết suông trước kia sẽ không bao giờ lay chuyển được họ ngoại trừ việc có các bằng chức cụ thể. Chẳng hạn như số lượng sản phẩm / dịch vụ đã cung cấp ra thị trường, phản hồi của khách hàng, trải nghiệm người dùng sau khi sử dụng sản phẩm,....

Tất nhiên, một website với đầy đủ các bằng chứng thiết thực về sự thành công bao giờ cũng có khả năng thuyết phục khách hàng tốt hơn. Vậy nên, đừng bao giờ bỏ qua những con số về sự thành công của bạn và hiển thị chúng trên trang chủ đề nhé.


Về trang chủ
 

5. Hình ảnh tạo sự thu hút và kích thích thị giác người xem

So với văn bản thì hình ảnh chính là yếu tố trực quan thu hút người xem hiệu quả. Do đó mà trên trang chủ, bạn cũng nên để nhiều banner chuyển động một cách ngẫu nhiên. Người xem khi tìm hiểu cũng có thể khám phá thêm nhiều hơn về các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thông qua những hình ảnh đặc sắc này.

Một lưu ý quan trọng là trước khi tiến hành đăng tải hình ảnh, bạn cần phải tối ưu hóa website chuẩn SEO, đảm bảo dung lượng và kích thước phù hợp với trang chủ. Hiện nay, đa số trên mỗi trang chủ website đều đầu tư ít nhất khoảng từ 3 ảnh hoặc nhiều hơn để tiện cho khách hàng khi muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu.

6. Nội dung văn bản ngắn gọn, súc tích

Ngôn ngữ được trình bày ở phần trang chủ cần phải ưu tiên lựa chọn những từ ngữ súc tích, ẩn chứa nội dung mang hàm ý rộng. Một điều tối kỵ khi thiết kế trang chủ là không nên cho xuất hiện quá nhiều văn bản dài và sử dụng từ ngữ lan man, ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu.

7. Thiết kế footer chuyên nghiệp

Footer hay còn được gọi là chân trang - khu vực nằm ngay dưới cùng của trang web. Tại footer sẽ bao gồm có các thông tin liên hệ, tích hợp những tính năng mạng xã hội, liên kết với các điều khoản, chính sách,.... Vì thế, việc đầu tư vào thiết kế footer cũng được xem như bạn đang thiết kế thanh điều hướng quan trọng của trang chủ.


Trang chủ của website
 

Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín, giá rẻ

Từ những thông tin trên, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy được giá trị to lớn của trang chủ trong việc quyết định khách hàng ở lại và khám phá website doanh nghiệp. Chính vì thế, bạn nên ưu tiên chọn các công ty thiết kế website uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm, bởi họ sẽ hiểu rõ xu hướng homepage cho từng lĩnh vực để tạo nên những giao diện hoàn hảo, chất lượng nhất. Hiện nay, trên thị trường không thiếu những đơn vị cung cấp các giải pháp thiết kế web chuyên nghiệp. Trong đó, Phương Nam Vina chính là công ty thiết kế website chuyên nghiệp với hàng nghìn dự án đa lĩnh vực được nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng dịch vụ.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình tài năng, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng một trang web hoàn thiện với giao diện ấn tượng, đáp ứng yếu tố chuẩn SEO, bảo mật nâng cao và tương thích mọi thiết bị,.... Từ đó góp phần giúp bạn nâng cao uy tín thương hiệu, hỗ trợ chiến lược marketing hiệu quả và gia tăng doanh số nhanh chóng.

Đặc biệt tại Phương Nam Vina, chúng tôi cũng cung cấp thêm dịch vụ quảng cáo Google, SEO web,... để trang web được tối ưu thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, chính xác nhất. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế cho mình một website chuyên nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Trang chủ của web
 

Như vậy, vừa rồi là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho bạn về khái niệm trang chủ là gì và vai trò của homepage trong thiết kế web. Không khó để nhận ra rằng, trang chủ không đơn thuần chỉ là gương mặt đại diện cho website mà đó còn là cơ hội thu hút sự chú ý của người truy cập, giữ chân họ ở lại tìm hiểu lâu hơn. Hãy luôn nhớ rằng, trang chủ chính là cửa ngõ quan trọng để bạn đưa người dùng đến với website. Vậy nên, đừng bao giờ sơ sài và chểnh mảng trong quá trình thực hiện để mang đến một trang chủ đẹp, có giá trị cho doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Thumbnail là gì? Ý nghĩa và bí quyết thiết kế thumbnail thu hút

icon thiết kế website Landing page là gì? Sự khác nhau giữa landing page và website

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Long-tail keywords là gì? Bí quyết SEO với long-tail keywords

Long-tail keywords là gì? Bí quyết SEO với long-tail keywords

Bạn có biết 70% tìm kiếm trên Google là các từ khóa dài? Vậy nên hãy sử dụng long-tail keywords để tăng tỷ lệ chuyển đổi và vượt mặt đối thủ.

Gia hạn tên miền là gì? Cách gia hạn tên miền chi tiết

Gia hạn tên miền là gì? Cách gia hạn tên miền chi tiết

Đừng để những vấn đề nhỏ như quên gia hạn tên miền làm gián đoạn hoạt động của website và ảnh hưởng đến uy tín, nguồn thu của doanh nghiệp.

Phishing là gì? Bóc trần 8 loại tấn công phishing phổ biến

Phishing là gì? Bóc trần 8 loại tấn công phishing phổ biến

Bảo vệ tài khoản ngân hàng, email và các thông tin quan trọng khỏi nguy cơ bị đánh cắp bằng cách nhận biết và phòng tránh phishing ngay hôm nay!

Anchor text là gì? Cách sử dụng anchor text để cải thiện SEO

Anchor text là gì? Cách sử dụng anchor text để cải thiện SEO

Bạn muốn website của mình xếp hạng cao trên Google và giữ chân người dùng tốt hơn? Vậy thì anchor text là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Lỗi server là gì? Các lỗi server thường gặp và cách khắc phục

Lỗi server là gì? Các lỗi server thường gặp và cách khắc phục

Hiểu rõ các lỗi server và cách xử lý không chỉ giúp duy trì hiệu suất hệ thống ổn định mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi những thiệt hại nghiêm trọng.

Cyber attack là gì? Kiến thức quan trọng về tấn công mạng

Cyber attack là gì? Kiến thức quan trọng về tấn công mạng

Trong thế giới hiện đại, nơi mọi giao dịch đều diễn ra trên nền tảng số, việc bảo vệ bản thân và tổ chức khỏi tấn công mạng là không thể coi nhẹ.

zalo