Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Trong thời đại số hóa, việc tối ưu hóa website để thu hút lưu lượng truy cập là điều vô cùng cần thiết. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong SEO chính là nghiên cứu từ khóa. Nếu không có chiến lược từ khóa tốt, nội dung có chất lượng cũng sẽ không thể tiếp cận đúng đối tượng. Vậy keyword research là gì và quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả
 

Keyword research là gì?

Nghiên cứu từ khóa (keyword research) là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc chủ đề mà bạn đang cung cấp. Hiểu đơn giản, đây là cầu nối quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm của khách hàng mục tiêu và từ đó tối ưu hóa nội dung website để tăng khả năng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO).

Bằng cách này, các SEOer có thể xác định được những cơ hội tiềm năng để tạo ra nội dung có giá trị, đáp ứng nhu cầu của người dùng và đồng thời cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra những từ khóa có lượng tìm kiếm cao, độ cạnh tranh thấp và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
 

Keyword research là gì?
 

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa SEO 

Keyword research đóng vai trò then chốt trong chiến lược SEO và marketing tổng thể của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển sự hiện diện trực tuyến của mình. Vậy nên, hãy cùng phân tích chi tiết tầm quan trọng của việc này qua các khía cạnh sau:

1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu từ khóa cho phép bạn "đọc vị" được tâm lý và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bằng cách phân tích các từ khóa mà họ sử dụng để tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể:

- Xác định được pain points (nỗi đau) của khách hàng.

- Hiểu rõ ngôn ngữ mà khách hàng sử dụng khi mô tả vấn đề của họ.

- Nắm bắt được xu hướng và sở thích của thị trường.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh sản phẩm chăm sóc da và nhận thấy có nhiều người tìm kiếm với từ khóa "cách trị mụn ẩn dưới da", điều này cho thấy đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều khách hàng đang gặp phải. Bạn có thể tận dụng thông tin này để phát triển sản phẩm mới hoặc tạo nội dung hướng dẫn giải quyết vấn đề.

2. Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả giúp sẽ bạn:

- Xác định được những từ khóa có tiềm năng cao để tập trung tối ưu cho website.

- Tránh cạnh tranh không cần thiết với những từ khóa quá khó.

- Phát hiện các cơ hội từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) ít cạnh tranh hơn.

Chẳng hạn, một startup trong lĩnh vực fintech đã sử dụng chiến lược tập trung vào các từ khóa đuôi dài như "ứng dụng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên" thay vì cạnh tranh trực tiếp với các từ khóa phổ biến như "ứng dụng quản lý tài chính". Kết quả là họ đã nhanh chóng cải thiện thứ hạng trên Google cho các từ khóa này và thu hút được một lượng lớn khách hàng thuộc phân khúc sinh viên.
 

Nghiên cứu từ khóa
 

3. Tối ưu hóa chi phí quảng cáo

Keyword research không chỉ quan trọng đối với SEO mà còn đóng vai trò quyết định trong việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC). Cụ thể:

- Giúp doanh nghiệp chọn được những từ khóa có chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) hợp lý.

- Tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách nhắm mục tiêu chính xác hơn.

- Giảm thiểu lãng phí ngân sách quảng cáo cho những từ khóa không liên quan.

Ví dụ, giả sử một công ty chuyên thiết kế website muốn chạy quảng cáo Google Ads để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Họ phát hiện ra rằng từ khóa "thiết kế website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ" có CPC thấp hơn nhiều so với "thiết kế website" nhưng lại có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Bằng cách tập trung ngân sách vào từ khóa này, họ đã giảm được 30% chi phí quảng cáo trong khi vẫn duy trì được doanh số bán hàng.

 4. Phát triển chiến lược content marketing

Nghiên cứu từ khóa SEO là nền tảng cho việc xây dựng một chiến lược content marketing hiệu quả:

- Xác định các chủ đề tiềm năng cho content.

- Tạo ra content calendar phù hợp với nhu cầu tìm kiếm theo từng thời điểm.

- Hỗ trợ việc tối ưu hóa nội dung cho voice search và các xu hướng tìm kiếm mới.

Ví dụ: Một website chuyên về công nghệ đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu từ khóa để xây dựng nội dung hấp dẫn cho độc giả. Họ nhận thấy rằng vào thời điểm ra mắt các sản phẩm công nghệ mới, có rất nhiều người tìm kiếm các từ khóa như "đánh giá iPhone 15", "so sánh Samsung S23", "review laptop mới". Dựa vào đó, họ đã nhanh chóng tạo ra các bài viết đánh giá, so sánh sản phẩm mới, thu hút được lượng lớn độc giả truy cập vào website.
 

Seo keyword research
 

Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho website

Bạn đã bao giờ gặp khó khăn trong việc xác định đâu là những từ khóa thực sự quan trọng cho doanh nghiệp của mình? Làm thế nào để biết được nên tập trung vào những từ khóa nào trong số hàng trăm, hàng nghìn kết quả mà các công cụ SEO keyword research đưa ra? Dưới đây là một quy trình cụ thể từng bước dành cho bạn. 

Bước 1. Xác định lĩnh vực kinh doanh

Trước khi bắt đầu quá trình nghiên cứu từ khóa, điều quan trọng là phải có một hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực kinh doanh của bạn. Điều này bao gồm:

- Xác định chính xác sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp.

- Hiểu rõ tệp khách hàng mục tiêu.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh chính.

Ví dụ, nếu bạn điều hành một cửa hàng bán lẻ thời trang online, cần xác định rõ phân khúc thị trường (ví dụ: thời trang nữ cao cấp), nhóm khách hàng mục tiêu (ví dụ: phụ nữ từ 25-40 tuổi, có thu nhập trung bình - cao) và các thương hiệu đối thủ chính.

Bước 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu từ khóa

Việc xác định mục tiêu cụ thể cho quá trình nghiên cứu từ khóa SEO sẽ giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất. Trong đó, có một số mục tiêu phổ biến như: 

- Tăng lượng truy cập organic cho website.

- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

- Phát triển chiến lược nội dung mới.

- Tối ưu hóa chiến dịch PPC.

Ví dụ: Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng truy cập organic,có thể tập trung vào việc tìm kiếm các từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ khó không quá lớn.

Bước 3. Tìm ý tưởng từ khoá

Đây là giai đoạn brainstorming, nơi thu thập càng nhiều ý tưởng từ khóa càng tốt. Có nhiều cách để thực hiện điều này:

- Phân tích các từ khóa chính: Xác định thị trường ngách và đối thủ cạnh tranh, nhập từ khóa chính vào các công cụ từ khóa để tìm hàng nghìn ý tưởng.

- Xem những từ khóa mà đối thủ xếp hạng: Xác định đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm trên Google cho một trong những từ khóa chính và xem ai xếp hạng trên trang nhất. Có thể sử dụng các công cụ SEO như Ahrefs, Semrush để xem các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng những từ khóa nào. Tuy nhiên, đừng chỉ đơn thuần sao chép các từ khóa của đối thủ mà hãy cố gắng tìm ra những góc cạnh mới để tạo ra sự khác biệt.

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa: Tìm thêm ý tưởng từ khóa ngoài đối thủ cạnh tranh, nhập từ khóa chính và nhận các ý tưởng từ khóa.

- Nghiên cứu thị trường ngách: Điều tra chi tiết hơn về thị trường ngách, tìm hiểu diễn đàn, nhóm và trang Hỏi & Đáp trong ngành để phát hiện khó khăn của khách hàng tiềm năng.

Bước 4. Lọc từ khóa 

Lọc từ khóa là bước thu hẹp và chọn lọc các ý tưởng từ khóa, bạn có thể sử dụng các số liệu và dữ liệu SEO để đánh giá chất lượng từ khóa. Sau khi có một danh sách dài các từ khóa tiềm năng, bạn cần lọc chúng dựa trên các tiêu chí sau:

- Khối lượng tìm kiếm (Volume): Số lần trung bình một từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng, giúp hiểu mức độ phổ biến của từ khóa.

- Lưu lượng truy cập tiềm năng: Khối lượng tìm kiếm và số lần nhấp giúp hiểu mức độ phổ biến của từ khóa, có thể nhắm mục tiêu tất cả các từ đồng nghĩa với một trang.

- Độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty): đánh giá độ khó xếp hạng tương đối của từ khóa, được chấm theo thang điểm từ 0 đến 100, giúp đánh giá khả năng xếp hạng của từ khóa.

- Giá mỗi nhấp chuột (CPC): Số tiền nhà quảng cáo sẵn sàng trả cho các nhấp chuột quảng cáo từ một từ khóa giúp đánh giá giá trị của từ khóa.

- Xu hướng (trends): Mức trung bình hàng tháng của từ khóa, giúp đánh giá sự phổ biến và xu hướng tìm kiếm.

- Số lần nhấp chuột: Số lần nhấp trung bình vào kết quả tìm kiếm cho một từ khóa, giúp đánh giá mức độ quan tâm của người dùng.

 

Quy trình nghiên cứu từ khóa
 

Bước 5. Phân loại từ khóa 

Phân loại từ khóa là bước phân nhóm từ khóa theo mục đích tìm kiếm, giúp hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng.

- Informational Keywords (Từ khóa thông tin): Đây là những từ khóa mà người dùng tìm kiếm khi muốn biết thông tin về một chủ đề cụ thể. Chúng thường bắt đầu bằng các từ như "cách," "làm thế nào".

- Navigational Keywords (Từ khóa điều hướng): Loại từ khóa này được người dùng sử dụng khi họ muốn truy cập trực tiếp vào một trang web cụ thể, ví dụ: "Shopee", "YouTube".

- Commercial Investigation Keyword (Từ khóa điều tra thương mại): Đây là những từ khóa mà người dùng sử dụng để so sánh, đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm ra quyết định mua sắm, ví dụ: "đánh giá điện thoại iPhone 16", "so sánh laptop Dell và MacBook".

- Transactional Keyword (Từ khóa chuyển đổi): Những từ khóa này thể hiện rõ ý định mua sắm, dịch vụ của người dùng, ví dụ: "làm web giá rẻ".

Bước 6. Gom nhóm từ khóa (Keyword grouping)

Gom nhóm từ khóa là liệt kê và gộp chung các từ khóa có cùng ngữ nghĩa, chung ý định tìm kiếm của người dùng, xác định parent keyword (từ khóa cha mẹ), mô tả một lĩnh vực hoặc chủ đề lớn liên quan đến một ngách cụ thể.

- Search SERP: Tìm kiếm từ khóa trên công cụ tìm kiếm, nếu SERP cho ra 5 kết quả trả về giống nhau thì đó là keyword SEO (key con).

- Sử dụng công cụ SEO: Sử dụng công cụ như Ahrefs để gom nhóm từ khóa vào một chủ đề cụ thể, nhập Head Keyword và tìm kiếm, thuật toán của tool sẽ tự động tìm và sắp xếp các key có cùng intent.

Bước 7: Mở rộng ý tưởng cho bộ từ khóa

Mở rộng ý tưởng cho bộ từ khóa là khám phá các từ khóa mới và liên quan, giúp mở rộng danh sách từ khóa tiềm năng và tối ưu hóa chiến lược nghiên cứu từ khóa SEO.

- Sử dụng Google và Youtube Suggestion Box: Search các topic và lấy đề xuất từ khóa liên quan, giúp tìm kiếm các từ khóa được nhiều người dùng tìm kiếm.

- Tìm các từ khóa liên quan: Tìm kiếm "Search Related to" dưới trang kết quả tìm kiếm, khám phá các từ khóa liên quan chặt chẽ đến nội dung nghiên cứu.

- Tìm kiếm Relative Keyword dựa vào gợi ý Images của Google: Lướt tới phần đầu trang và chọn vào mục images, các từ khóa xuất hiện trên box là các từ khóa có thể tham khảo.

- Tìm các từ khóa phổ biến trên các Forum: Tham gia các diễn đàn liên quan, theo dõi các thảo luận, ghi chép các từ khóa xuất hiện thường xuyên, giúp nắm bắt cụ thể ngôn ngữ và quan điểm của cộng đồng.

- Wikipedia Table of Contents: Bạn hãy truy cập vào Wiki và gõ topic nghiên cứu, tìm đến phần Mục lục để chọn các từ khóa phù hợp.
 

Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO
 

Một số tips lựa chọn bộ từ khóa SEO đạt hiệu quả cao 

Bằng cách tối ưu hóa từ khóa theo mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn lựa chọn bộ từ khóa hiệu quả nhất.

1. Tập trung long-tail keyword (từ khóa đuôi dài)

Thay vì nhắm tới những từ khóa phổ biến có tính cạnh tranh cao, các từ khóa đuôi dài phản ánh những nhu cầu rất cụ thể của người dùng. Những từ khóa này thường ít cạnh tranh hơn so với từ khóa ngắn và mang lại cơ hội tốt để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm mà không cần phải “chiến đấu” với những đối thủ lớn.

Long-tail keywords là chìa khóa giúp thâm nhập thị trường nhanh chóng mà không cần ngân sách khủng. Việc nhắm đến những từ khóa chi tiết sẽ giúp dễ dàng thu hút khách hàng đúng mục tiêu, đặc biệt là những người đã sẵn sàng chuyển đổi. 

 2. Chọn keywords dễ rồi tăng dần độ khó

Bắt đầu với những từ khóa có độ cạnh tranh thấp trước khi tập trung vào các từ khóa khó hơn. Điều này giúp xây dựng một nền tảng vững chắc, sau đó dần dần mở rộng sang các từ khóa phức tạp hơn khi trang web đã có uy tín.

Chiến lược này giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào SEO. Sau khi đạt được sự ổn định, họ có thể mở rộng chiến lược SEO bằng cách nhắm đến những từ khóa cạnh tranh hơn mà không gặp phải áp lực quá lớn.

3. Dùng các keywords có tỷ lệ chuyển đổi cao

Đây là những từ khóa có khả năng biến người tìm kiếm thành khách hàng thực tế. Những từ khóa này thường liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, đặt hàng, hoặc tham gia vào các hoạt động đánh giá, so sánh sản phẩm.

Các từ khóa chuyển đổi cao có khả năng tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng, từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc tối ưu chi phí marketing. Nhắm trúng đối tượng có nhu cầu rõ ràng cũng giúp doanh nghiệp đạt được kết quả ngay lập tức mà không cần phải đầu tư dài hạn.

4. Tập trung vào cụm chủ đề nhất định

Thay vì rải rác nội dung trên nhiều chủ đề khác nhau, việc tập trung vào một cụm chủ đề giúp bạn xây dựng tính chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Google đánh giá cao những website có hệ thống nội dung liên quan chặt chẽ và toàn diện về một chủ đề nào đó.

Người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn khi tìm kiếm các thông tin liên quan. Họ sẽ không chỉ tìm thấy thông tin chi tiết từ một bài viết mà còn có thể dễ dàng truy cập vào các nội dung liên quan khác trong cùng lĩnh vực, giúp mở rộng kiến thức hoặc tìm được giải pháp phù hợp hơn.
 

Nghiên cứu từ khóa seo
 

Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa thông dụng hiện nay

Mỗi công cụ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng việc chọn lựa công cụ nào phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể, mục tiêu kinh doanh cũng như ngân sách của bạn.

 1. Ahrefs

Ahrefs là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nghiên cứu từ khóa, đặc biệt là khi cần phân tích backlink và ý tưởng content. Công cụ này cho phép truy cập vào một cơ sở dữ liệu khổng lồ về backlink, cung cấp các phân tích chi tiết về độ uy tín miền, lưu lượng truy cập tự nhiên và đề xuất từ khóa.

Tính năng nổi bật:

Content Explorer: Tìm kiếm ý tưởng nội dung dựa trên từ khóa hoặc chủ đề, đồng thời hỗ trợ xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả.

- Phân tích backlink: Ahrefs vượt trội về khả năng phân tích backlink, giúp bạn hiểu rõ về hồ sơ liên kết của trang web và cơ hội xây dựng liên kết.

- Nghiên cứu cạnh tranh: Công cụ này giúp bạn so sánh hiệu suất từ khóa của mình với đối thủ một cách chi tiết.

Tuy nhiên, Ahrefs không phải là công cụ rẻ. Với mức giá từ $99 đến $999/tháng, đây là lựa chọn cao cấp dành cho các doanh nghiệp lớn hoặc các agency SEO có nhu cầu khai thác tối đa dữ liệu SEO.
 

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref
 

 2. Semrush

Semrush là một công cụ toàn diện khác nổi bật với khả năng phân tích sâu về kết quả tìm kiếm và các tính năng SERP. Bạn có thể nắm bắt rõ ràng về hiệu suất từ khóa, tìm hiểu khoảng cách từ khóa giữa bạn và đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa nội dung dựa trên xu hướng thị trường.

Tính năng nổi bật:

- Keyword Magic Tool: Cho phép tìm kiếm từ khóa một cách chi tiết, cung cấp thông tin về từ khóa liên quan, xu hướng tìm kiếm, và độ khó của từ khóa.

- SERP Features: Công cụ giúp phân tích kết quả tìm kiếm nổi bật như đoạn trích nổi bật, liên kết trang web, đánh giá của người dùng, ảnh sản phẩm.

- Phân tích khoảng cách từ khóa: Đánh giá khoảng cách từ khóa giữa bạn và đối thủ để tìm cơ hội tối ưu hóa.

Semrush là lựa chọn tốt nếu bạn không chỉ tập trung vào SEO mà còn quan tâm đến các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC). Nó cung cấp công cụ mạnh mẽ để theo dõi và tối ưu hóa cả hai chiến lược.
 

Công cụ nghiên cứu từ khóa
 

3. Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ miễn phí do Google cung cấp, giúp bạn khám phá các từ khóa và xu hướng tìm kiếm trên Google Ads. Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn mới bắt đầu hoặc không có ngân sách cho các công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa công cụ này, bạn cần tạo các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads và đó là một chi phí không nhỏ.

Tính năng nổi bật:

- Dự đoán CPC: Tính năng mạnh mẽ cho các chiến dịch quảng cáo trả phí, giúp bạn nhanh chóng ước lượng chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.

- Khám phá từ khóa: Cung cấp dữ liệu về khối lượng tìm kiếm và độ cạnh tranh của từ khóa.
 

Công cụ nghiên cứu keywords
 

Tóm lại, việc nghiên cứu từ khóa không chỉ là một phần quan trọng trong chiến lược SEO mà còn là nền tảng cho mọi chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Qua quá trình này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm của người dùng, từ đó tạo ra nội dung đáp ứng đúng nhu cầu và tối ưu hóa thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Bằng cách thực hiện từng bước trong quy trình nghiên cứu từ khóa mà Phương Nam Vina gợi ý trong bài viết, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút lưu lượng truy cập chất lượng cao và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Mật độ từ khóa là gì? Tỉ lệ bao nhiêu là tốt cho SEO?

icon thiết kế website Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa của website trên Google

icon thiết kế website LSI là gì? Cách cải thiện SEO và x3 traffic với LSI keywords

Bài viết mới nhất

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm nhưng cũng đầy rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Alt tag là văn bản mô tả truyền tải ý nghĩa của hình ảnh trong nội dung số, được thiết kế để giúp người khiếm thị có thể tiếp cận nội dung trực quan.

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet như một con virus lây lan âm thầm và nhanh chóng, biến thiết bị trở thành một phần của mạng lưới tội phạm khổng lồ trước khi bạn kịp nhận ra.

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Trong kỷ nguyên số hóa, một trang web load chậm không chỉ khiến khách hàng bỏ đi mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu.

Canonical là gì? Hướng dẫn sử dụng thẻ canonical hiệu quả

Canonical là gì? Hướng dẫn sử dụng thẻ canonical hiệu quả

Theo khảo sát của Ahrefs, gần 20% trang web có vấn đề với việc chỉ định không chính xác thẻ canonical làm giảm khả năng người dùng tìm thấy website.

zalo