Pain point là gì? Cách giải mã và khai thác customer pain point

Trong marketing, việc khắc họa chính xác chân dung của khách hàng mục tiêu sẽ mang lại 50% thành công cho chiến dịch. Để làm được điều đó thì các nhà tiếp thị phải có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà mình hướng đến, bao gồm những gì họ muốn, những nhu cầu họ cần và cả "nỗi đau thầm kín" mà họ đang trải qua. Những “nỗi đau” này thường được các marketer nhắc đến với tên gọi khác là thuật ngữ paint point của khách hàng. Vậy pain point là gì? Làm cách nào để thương hiệu có thể tìm được nỗi đau của khách hàng? Cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời chi tiết trong nội dung bên dưới nhé.


Pain point là gì? Cách giải mã và khai thác customer pain point
 

Paint point là gì?

Như đã chia sẻ ngay từ đầu thì thuật ngữ customer pain point chính xác được gọi là điểm đau của khách hàng. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đó là những vấn đề khó khăn mà các nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu đang gặp phải. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể nhạy bén trong việc nhận ra những điểm đau này và tìm cách hóa giải chúng thông qua những sản phẩm / dịch vụ của mình thì chắc chắn, khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền để xoa dịu được nỗi đau đó, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Ví dụ như trong thời đại hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng chú ý đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu của họ đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng như các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Ngoài ra, bản thân họ cũng sẽ cảm thấy không hài lòng với việc các cửa hàng bán đồ ăn online liên tục sử dụng đồ dùng làm từ nhựa để đựng và bảo quản thức ăn.

Tầm quan trọng của việc thấu hiểu pain point trong kinh doanh

Trong quá trình đổi mới và sáng tạo kinh doanh, pain point của khách hàng đang trở thành một yếu tố quan trọng được nhiều doanh nghiệp chú ý hơn. Trước đây, các doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào việc hiểu về mong muốn, nhu cầu, lợi ích và giá trị mà họ mang lại cho khách hàng. Tuy nhiên, khi sự quan tâm dành cho paint point đang ngày càng được nhấn mạnh thì nhiều doanh nghiệp buộc phải thay đổi chiến lược marketing và bán hàng sao cho phù hợp.

Pain point được coi là một trong những giải pháp bán hàng đầy sáng tạo và mang lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp. Đa phần nó sẽ được áp dụng cho khách hàng tiềm năng vì đây là đối tượng chưa từng tiếp xúc hoặc trải nghiệm sản phẩm của bạn, do đó họ có thể gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Bằng cách hiểu rõ khách hàng và cả những khó khăn, nỗi đau mà họ đang trải qua, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề này.

Việc hiểu, phân tích và tìm ra giải pháp kinh doanh không chỉ quan trọng đối với bộ phận marketing hay bán hàng mà còn là yếu tố then chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách phân loại khách hàng một cách cụ thể, bạn có thể cung cấp cho họ những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với mong muốn và nhu cầu của họ. Đồng thời, việc thấu hiểu pain point của khách hàng cũng tương tự như việc bạn sẽ tìm ra những phương án bán hàng hiệu quả nhất để nâng cao doanh số và tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.


Pain point là gì?
 

Các loại pain point thường gặp của khách hàng

Khi cho ra mắt một sản phẩm / dịch vụ bất kỳ thì mục tiêu của các doanh nghiệp đó luôn là tập trung vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng. Vậy nên, dựa trên việc phân tích về nỗi đau của người tiêu dùng thì chúng ta có thể chia pain point thành 4 loại sau:

1. Điểm đau về tài chính (Financial pain point)

Điểm đau về tài chính (Financial pain point) là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các khách hàng thường gặp phải. Trong thực tế, rất nhiều sản phẩm / dịch vụ hiện đang được định giá quá cao và thậm chí là vượt quá khả năng chi trả của khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng phải bỏ ra số tiền lớn hơn mức mà họ mong đợi và do đó, họ muốn cắt giảm bớt những khoản chi phí này để giảm thiểu gánh nặng tài chính.

Ví dụ: Trung bình một cô gái chi khoảng 3 triệu đồng hàng tháng cho các sản phẩm chăm sóc da. Bây giờ, cô ấy muốn giảm chi phí xuống còn 2 triệu đồng nhưng vẫn muốn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chất lượng và hiệu quả.

2. Điểm đau về hiệu suất (Productivity pain point)

Điểm đau này bắt nguồn từ việc khách hàng nhận ra rằng họ không sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hiệu quả. Vậy nên trong quá trình mua sắm, họ sẽ luôn có xu hướng tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm thời gian và mang lại sự thoải mái, tiện lợi khi sử dụng. Chính vì lẽ đó, ngày càng có nhiều người tiêu dùng tránh xa những giải pháp phức tạp.

Ví dụ: Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe, nhưng việc chọn lựa đồ ăn nhanh lại là phương pháp thuận tiện hơn so với việc tự nấu ăn tại nhà bởi nó giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian.

3. Điểm đau về quy trình (Process pain point)

Điểm đau của khách hàng về quy trình (Process pain points) xuất hiện khi họ bị mắc kẹt trong một quy trình phức tạp hoặc không hiệu quả. Điều này thường xảy ra khi khách hàng phải đối mặt với nhiều vấn đề như thủ tục lằng nhằng, quy trình thanh toán phức tạp, rắc rối khi sử dụng website thương mại điện tử với nhiều tính năng phức tạp hay trang web doanh nghiệp không cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm để khách hàng nhanh chóng tìm hiểu thông tin và mua hàng,.... Ngoài ra thì trong một số trường hợp, người tiêu dùng cũng có thể gặp phải các vấn đề về rào cản pháp lý gây trở ngại cho việc mua hàng.

Ví dụ, người dùng mong muốn được trải nghiệm một trang thương mại điện tử dễ dàng đăng nhập, thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng và có thể điền thông tin, chọn sản phẩm chỉ sau vài cú click đơn giản.

4. Điểm đau về việc hỗ trợ (Support pain point)

Điểm đau về sự hỗ trợ (Support pain points) là tình trạng khách hàng sau khi mua sắm thường bị chính nhân viên chăm sóc khách hàng “ngó lơ” mỗi khi cần sự tư vấn. Thái độ này khiến cho khách hàng cảm thấy không được thoải mái và quay lưng lại với thương hiệu của bạn. Ví dụ như trong trường hợp, khách hàng cần được tư vấn về chính sách bảo hành sản phẩm nhưng lại không nhận được hồi âm từ phía doanh nghiệp.


Pain point
 

Làm thế nào để xác định chính xác pain point của khách hàng?

Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thường có nhiều điểm giống nhau nên dĩ nhiên, phần lớn trong số họ đều có những nỗi đau tương tự. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của từng nỗi đau này lại có thể phức tạp hơn so với những gì bạn nghĩ. Vậy nên việc xác định và hiểu thấu pain point đóng một vai trò quan trọng để bạn có thể tìm cách “xoa dịu” khách hàng.

1. Tiến hành nghiên cứu thị trường định tính và định lượng

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để hiểu rõ các pain point của khách hàng là thông qua nghiên cứu thị trường định tính và định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính sẽ tạo ra những câu trả lời chi tiết và sâu sắc bằng cách đặt các câu hỏi mở, còn nghiên cứu định lượng lại cung cấp nhiều dữ liệu cứng và thông tin số hơn qua việc đặt các câu hỏi có liên quan đến dạng số liệu, thống kê.

Để tránh việc áp đặt quan điểm chủ quan của mình trong việc xác định pain point thì bạn nên ưu tiên tập trung vào thực hiện nghiên cứu định tính (thu thập dữ liệu dưới dạng phi số để đem lại các câu trả lời chi tiết và mang tính cá nhân hóa hơn) thay vì nghiên cứu định lượng (tập trung vào việc thu thập thông tin và dữ liệu dưới dạng thống kê). Điều này đóng một vai trò rất quan trọng vì dù hai khách hàng có gặp cùng một vấn đề, nhưng nguyên nhân bên trong của mỗi người có thể hoàn toàn khác nhau. Lúc này, nghiên cứu định tính sẽ giúp doanh nghiệp đào sâu hơn vào hai sự khác biệt này một cách cụ thể.

Dưới đây là một vài câu hỏi nghiên cứu định tính mà bạn có thể áp dụng để hỏi khách hàng của mình, qua đó tìm ra vấn đề mà họ đang gặp phải:

- Những thách thức bạn đang đối diện khi sử dụng sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu là gì?

- Thương hiệu có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ như thế nào để đáp ứng nhu cầu của bạn?

- Thương hiệu có thể tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của bạn như thế nào để làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn?

- Có những yếu tố nào đang làm trở ngại bạn khỏi việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu?

2. Lắng nghe khách hàng

Để thúc đẩy khách hàng hiện tại quyết định đầu tư vào sản phẩm, doanh nghiệp cần đáp ứng gần như mọi nhu cầu, mong muốn và thậm chí cả yếu tố tài chính của họ. Quan trọng hơn cả là họ cần biết cách làm sao để xoa dịu đi nỗi đau thầm kín của khách hàng. Vậy nên, để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các nhà tiếp thị có thể sử dụng những phương pháp hiện đại như: trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp, đánh giá online, hoặc thực hiện các khảo sát trực tiếp lẫn trực tuyến về các vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da đến từ Nhật Bản thì lúc này, bạn có thể đặt những câu hỏi sau đối với khách hàng:

- Bạn đang gặp phải những vấn đề gì khi chăm sóc da hàng ngày?

- Bạn sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu cho các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày?

- Đâu là những yếu tố quan trọng nhất buộc bạn quyết định mua sản phẩm chăm sóc da?

Customer pain point là gì?

3. Làm việc với bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng

Nhân viên kinh doanh là những người tiếp xúc trực tiếp và làm việc với khách hàng hàng ngày. Chính điều này đã biến họ trở thành một nguồn thông tin vô cùng quý giá để khám phá pain point của khách hàng. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy nhanh chóng tận dụng khả năng này từ đồng nghiệp của bạn! Bằng cách trò chuyện và trao đổi ý kiến với bộ phận kinh doanh, bạn có thể dễ dàng khám phá được những "điểm đau" quan trọng mà thậm chí ngay cả khách hàng cũng chưa hề nhận ra.

4. Khai thác từ đối thủ

Trong quá trình kinh doanh, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp muốn xác định đối tượng khách hàng của riêng mình. Lúc này, một câu hỏi mà bạn cần đặt ra là đó là đối thủ đang khai thác những vấn đề gì mà khách hàng mục tiêu đang gặp phải? Theo đó, cách tiếp cận phổ biến nhất đó chính là thăm dò website của đối thủ để hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ mà họ đang cung cấp. Sau đó, bạn có thể chọn lọc những thông tin phù hợp, đồng thời tùy chỉnh chúng sao cho đúng với giá trị và bản sắc của thương hiệu của bạn.


Nỗi đau của khách hàng
 

Cách hóa giải customer pain points hiệu quả

Khi đã nhận diện được các điểm đau của khách hàng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lúc này đó là cần tiến hành các biện pháp cụ thể để giải quyết chúng một cách hiệu quả và kịp thời. Vậy nên dưới đây chính là một số gợi ý tuyệt vời để giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức mà khách hàng đang phải đối mặt.

1. Tối ưu hành trình khách hàng

Tối ưu hóa hành trình của khách hàng góp phần quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm của họ thông qua từng điểm chạm. Để đánh giá xem hành trình của khách hàng đã được tối ưu hóa chưa, bạn có thể tự thử nghiệm quy trình này dưới góc độ của một khách hàng đích thực.

Ví dụ, nếu quá trình thanh toán phức tạp hoặc kéo dài thì khách hàng có thể sẽ bỏ cuộc trước khi hoàn thành. Vậy nên, để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần đơn giản hóa quy trình thanh toán trên trang web của mình, đồng thời cung cấp thêm nhiều phương thức thanh toán khác nhau để giúp khách hàng có sự linh hoạt khi giao dịch.


Customer pain poin
 

2. Tự động hóa quy trình nội bộ

Tự động hóa các quy trình nội bộ được xem là một giải pháp không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hiệu quả mà còn nâng cao hiệu suất làm việc cho toàn thể nhân viên. Ví dụ, việc triển khai các phần mềm quản lý phản hồi trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phân loại được những vấn đề của khách hàng đang gặp phải và chuyển chúng đến các bộ phận liên quan một cách nhanh chóng, qua đó làm giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và giúp xử lý các vấn đề một cách tốt nhất.

3. Xây dựng chiến lược đa kênh

Sau khi đã làm cho khách hàng nhìn thấy được năng lực giải quyết customer pain points, đã đến lúc bạn cần phải gia tăng độ nhận diện thương hiệu và uy tín của mình trên nhiều nền tảng khác nhau. Với sự góp mặt trên nhiều kênh truyền thông như mạng xã hội, website hay các sàn thương mại điện tử,... doanh nghiệp sẽ có cơ hội kết nối được với nhiều người tiêu dùng hơn, chăm sóc khách hàng hiệu quả và dễ dàng quảng bá thông tin trên diện rộng.

Trong đó, website chính là nền tảng chuyên nghiệp nhất để bạn có thể vừa bán hàng, vừa tiếp thị, đồng thời là kênh uy tín để bạn xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc trên thị trường. Với website, bạn sẽ sở hữu cho mình một “cửa hàng” riêng trên thị trường trực tuyến và cho đăng tải tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp.

Thông qua trang web, khách hàng không chỉ có thể truy cập vào để mua hàng mà còn có thể đưa ra những câu hỏi, vấn đề mà mình quan tâm và nhận được sự hỗ trợ từ phía nhân viên tư vấn. Sau khi đã giải đáp được về toàn bộ vấn đề, cơ hội khách hàng đặt mua sản phẩm cũng sẽ cao hơn. Vậy nên, nếu bạn đang quan tâm đến việc thiết kế một website riêng cho mình để kinh doanh trên thị trường thì hãy tham khảo dịch vụ thiết kế web bán hàng của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ lập trình viên, thiết kế xuất sắc, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ công việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng được diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt, với dịch vụ SEO web và Google Ads mà Phương Nam Vina cung cấp, website của bạn cũng sẽ có cơ hội được hiển thị với thứ hạng cao trên Google, từ đó dễ dàng kết nối hơn với nhiều khách hàng mục tiêu trên thị trường trực tuyến. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, các bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Pain poin của khách hàng
 

4. Cải thiện sản phẩm / dịch vụ

Đây là một vấn đề mà những khách hàng tại các doanh nghiệp nhỏ thường phải đối mặt, đặc biệt là khi chủ doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm / dịch vụ dựa trên những gì mà người dùng thực sự mong muốn.

Thực tế, chất lượng sản phẩm / dịch vụ là một yếu tố không thể bị xem nhẹ trong kinh doanh vì nó có tác động trực tiếp đến khả năng giữ chân khách hàng và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu. Vậy nên, dù cho doanh nghiệp của bạn có quy mô thế nào thì việc không ngừng đảm bảo và cải thiện chất lượng sản phẩm / dịch vụ để giải quyết đúng nhu cầu, pain points của khách hàng là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thị trường, cũng như tạo ra các điểm nhấn tích cực về thương hiệu.

5. Tạo các chương trình khuyến mãi, tặng voucher

Bên cạnh việc cải thiện chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng nên áp dụng các chương trình khuyến mãi, tặng voucher để gia tăng thêm động lực cho khách hàng. Điều này cũng góp phần làm xoa dịu một phần với nỗi đau tài chính mà một số khách hàng đang gặp phải, qua đó thúc đẩy họ mua hàng với số lượng lớn hơn.

6. Đào tạo đội ngũ nhân viên

Mỗi một khách hàng đều mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 từ phía doanh nghiệp để có thể đáp ứng những nhu cầu của họ. Điều này phần nào đã nói lên được tầm quan trọng của việc sở hữu một đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp. Với việc hiểu rõ về các sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp, những nhân viên này sẽ dễ dàng cung cấp thông tin, kiến thức và hỗ trợ một số vấn đề liên quan khác cho khách hàng.


Pain point trong marketing
 

Bí quyết khai thác pain point để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Xác định chính xác pain point quả thật không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, một khi bạn đã hiểu rõ những "điểm đau" của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể khai thác những pain point này để tạo ra các chiến dịch marketing phù hợp nhằm mục đích thu hút khách hàng đến với mình. Cụ thể, dưới đây chính là một số bí quyết khai thác nỗi đau khách hàng mà bạn có thể tham khảo:

- Dùng ngôn ngữ của khách hàng khi nói về “nỗi đau”: Bất kỳ khách hàng nào cũng đều có điểm chung là mong muốn được thấu hiểu. Vậy nên mà khi xây dựng nội dung quảng cáo, việc hướng đến cảm xúc và nhắm vào pain point của họ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thay vì sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, bạn hãy diễn đạt "tiếng lòng" của khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng ngôn từ mà họ cảm thấy. Khi đó, một chiến dịch quảng cáo nhẹ nhàng nhưng lại chạm đúng nỗi đau của khách hàng chắc chắn sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc và thu hút họ đến với sản phẩm / dịch vụ của bạn.

- Bán giải pháp thay vì sản phẩm: Có một sự thật là khi khách hàng mua sản phẩm, họ vốn không đặt kỳ vọng vào những giá trị mà sản phẩm đó có thể mang lại. Điều mà họ thực sự quan tâm là giải pháp cho những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Thay vì tập trung vào các tính năng nổi bật của sản phẩm, hãy chỉ ra cho khách hàng thấy cách doanh nghiệp của bạn có thể giải quyết "nỗi đau" của họ hiệu quả như thế nào.

- Sử dụng case study: Hãy tránh mộng tưởng rằng khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn chỉ vì bạn nói rằng chúng có thể giải quyết các vấn đề của họ. Thay vào đó, hãy đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải.

- Tối ưu từ khóa tìm kiếm liên quan đến pain point của khách hàng: Người tiêu dùng thường có thói quen dùng các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Do đó, việc tối ưu hóa các từ khóa liên quan đến điểm đau của khách hàng sẽ giúp website của bạn tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, thu hút lượng khách hàng tiềm năng truy cập và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.


Ví dụ về pain point
 

Một số ví dụ về pain point điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn cách mà những doanh nghiệp đã tìm kiếm và xoa dịu nỗi đau của khách hàng, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua 3 ví dụ thực tế dưới đây nhé.

1. Ví dụ về pain point từ nhãn hàng Lifebuoy

Trong trường hợp của Lifebuoy, nhãn hàng này đã dùng từ khóa “lười” để khai thác các điểm đau của khách hàng một cách khéo léo. Theo đó, với sản phẩm rửa tay thì người tiêu dùng thường sẽ rất ít để ý đến việc nên rửa tay bao lâu và thường vệ sinh một cách qua loa.

Hiểu được điều này, Lifebuoy đã chú trọng vào khẩu hiệu "Diệt vi khuẩn trong 10 giây". Với việc rút ngắn thời gian cần thiết nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao, Lifebuoy đã thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng và giúp cho sản phẩm đạt được doanh thu khủng do đáp ứng đúng nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng.

2. Ví dụ về pain point từ nhãn hàng Comfort

Đối với case study của Comfort, nhãn hàng đã nhấn mạnh vào sự thay đổi thất thường của thời tiết như gió to, mưa lớn, trời nồm,... khi phơi quần áo ngoài trời. Chính những tác động này đã khiến cho quần áo thường hay bị sờn cũ và bạc màu do phải giặt nhiều lần. Hiểu được tâm lý của khách hàng đối với vấn đề trên, Comfort đã cung cấp sản phẩm nước xả vải để giữ cho quần áo luôn được như mới.

Cụ thể, với nước xả vải Comfort Chăm Sóc Chuyên Sâu thì quần áo sẽ được bảo vệ và chăm sóc mỗi ngày, từ đó giúp ngăn ngừa mọi hư tổn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, hương thơm dễ chịu và bền lâu của sản phẩm cũng sẽ được giữ lại trên quần áo suốt cả ngày để giúp khách hàng tự tin vượt qua mọi lo lắng về mùi hôi khó chịu, đặc biệt là trong những ngày mưa kéo dài.

3. Ví dụ về pain point từ Grab Food

Trong video quảng cáo "Đừng bỏ bữa", chúng ta dễ dàng nhận biết các đối tượng mà Grab Food nhắm đến đó là những con người vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tại đó, chúng ta thấy người chủ cửa hàng mải mê công việc nên không có thời gian ra ngoài mua cơm; chàng trai xa nhà không thể tự tay mua cơm cho bạn gái; các bậc phụ huynh vì bận rộn nên phải đặt hàng đồ ăn cho những đứa con của mình; hay thậm chí là các doanh nhân vì bận rộn với các dự án mà phải ăn vội. Qua những cảnh quay đơn giản, Grab Food đã thành công trong việc vẽ nên bức tranh rõ nét về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ - đó là những người quá bận để có thể ăn uống đúng giờ giấc.

Sau khi nhận diện vấn đề của khách hàng, Grab Food đã thông minh trong việc khẳng định khả năng giải quyết "điểm đau" đó bằng cách khẳng định: Bạn quá bận rộn để nấu cơm cho bản thân - chỉ cần đặt Grab Food! Bạn đang ở xa và không thể chăm sóc người yêu - Grab Food sẽ giúp bạn! Bạn bận rộn với công việc không thể về nhà nấu cơm cho con - Grab Food sẵn sàng phục vụ! Trong case study "Đừng bỏ bữa", điểm nổi bật mà Grab Food đã thể hiện đó là việc nhấn mạnh rằng họ có thể "giải quyết" vấn đề khó khăn mà các lead user đang đối mặt. Điều này được thể hiện thông qua niềm vui và nụ cười của những nhân vật xuất hiện trong cuối video.


Ví dụ pain point
 

Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina chia sẻ đến bạn về vấn đề customer pain points trong marketing. Việc thấu hiểu pain point là gì và cách giải mã nỗi đau của khách hàng sẽ giúp bạn có thể tạo ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, mang lại hiệu quả cao, từ đó góp phần cải thiện doanh thu hiệu quả.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Insight là gì? Các bước xác định insight khách hàng

icon thiết kế website Cá nhân hóa là gì? Bí quyết cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

icon thiết kế website Hành vi khách hàng là gì? 5 bước nghiên cứu hành vi khách hàng

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo