Bên cạnh phở, bánh mì chính là món ăn “quốc hồn quốc túy” của nền ẩm thực Việt được đông đảo người dân trong nước và cả bạn bè quốc tế yêu thích. Bánh có vỏ ngoài giòn rụm nhưng ruột bên trong lại cực kỳ xốp mềm, nhân bánh cũng rất đa dạng với nhiều cách biến tấu khác nhau vừa đậm đà lại hơi chút cay nồng. Đặc biệt, với giá thành cực kỳ rẻ chỉ bằng 1 / 3 tô phở thông thường, bánh mì đã nhanh chóng trở thành món ăn quen thuộc và đắt khách nhất vào mỗi buổi sáng hàng ngày.
Chính vì vậy, việc lựa chọn bánh mì để kinh doanh là một ý tưởng được rất nhiều người nghĩ đến. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển lớn mạnh như thế thì liệu bạn có biết cách kinh doanh bánh mì để có thể “hái ra” tiền triệu mỗi ngày không? Nếu không thì hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới đây để tích góp thêm cho mình nhiều kinh nghiệm, từ đó xây dựng một chiến lược kinh doanh bánh mì hiệu quả nhé.
Tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh bánh mì
1. Tiềm năng kinh doanh bánh mì tại Việt Nam
Có thể nói, tiềm năng của dự án kinh doanh bánh mì là vô cùng lớn bởi đây chính là một trong những món ăn đại diện cho “tinh hoa ẩm thực” của người dân Việt. Với hương vị thơm ngon, đậm đà và có giá thành rẻ, món ăn dân dã này rất được lòng của hầu hết mọi người và bất cứ ai, dù già trẻ, lớn nhỏ hay giàu, nghèo cũng đều có thể thưởng thức. Không chỉ vậy, công thức chế biến bánh mì cũng khá đơn giản, không cầu kỳ và bạn có thể tự mình làm được. Quan trọng, nguyên liệu để làm ra một chiếc bánh mì cũng không phải là một thử thách khó nhằn.
Khi khởi nghiệp kinh doanh bánh mì, bạn hoàn toàn có thể bán được cả ngày và thời gian không phải là một vấn đề quá quan trọng. Lý giải cho điều trên thì không giống như các món ăn khác chỉ bán được vào một thời điểm nhất định trong ngày, bánh mì là món ăn được người dân tiêu thụ bất cứ khi nào, miễn là họ cảm thấy đói bụng. Điều này cũng góp phần làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho người làm kinh doanh bánh mì. Vậy trên thực tế, bán bánh mì lời bao nhiêu? Để có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi này thì hãy cùng chúng tôi thực hiện một bài toán đơn giản sau:
Trung bình, một chiếc bánh mì được các hàng quán, xe đẩy bán với giá từ 10 - 15 nghìn đồng / chiếc. Với những suất ăn đặc biệt tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, giá bán cho một ổ có thể lên đến 20 - 25 nghìn đồng / chiếc. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ lấy giá trung bình với 15.000 VNĐ / chiếc và mỗi ngày, bạn sẽ bán được khoảng 100 cái bánh mì.
Lúc này, chúng ta sẽ có một phép tính: 15.000 x 100 = 1.500.000 VNĐ. Lấy kết quả này nhân cho 30 ngày thì trong một tháng, thu nhập từ việc khởi nghiệp kinh doanh bánh mì của bạn sẽ rơi vào khoảng 35 - 40 triệu.
Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu thì mỗi tháng, bạn sẽ có riêng cho mình lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng. Đây quả thật là một con số đáng mơ ước của nhiều người nhưng tất nhiên, không phải hàng quán bánh mì nào cũng thật sự có thu nhập tốt như vậy. Để có được thu nhập tốt thì chắc chắn, họ đều trang bị những kinh nghiệm và bí quyết riêng để dự án kinh doanh bánh mì mang lại thành công như mong đợi.
2. Một số rủi ro khi bán bánh mì
Bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực F&B chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng đối với những người mới bắt đầu, nhất là khi họ hoàn toàn không có kinh nghiệm. Do đó, khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh bánh mì thì chắc chắn, họ sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn, thử thách. Vậy đâu là những rủi ro trong bán bánh mì mà mọi người sẽ gặp phải?
- Khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng: một trong những khó khăn mà nhiều người thường gặp phải nhất khi mới bắt đầu dự án kinh doanh bánh mì đó chính là tìm kiếm mặt bằng. Tùy thuộc vào nguồn vốn kinh doanh nhiều hay ít mà bạn có thể tìm được một địa chỉ mở quán phù hợp. Thế nhưng, sự thật thì ở những thành phố lớn “đất chật người đông” thì việc tìm kiếm một mặt bằng phù hợp không phải là điều dễ dàng.
- Khó tìm được nguyên liệu tốt: một chiếc bánh mì muốn thơm ngon, chất lượng thì cần phải có nguyên liệu tươi, sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, giữa một thị trường mà “trái phải” lẫn lộn như hiện nay, rất khó để bạn có thể biết được liệu đó có phải là thực phẩm sạch hay không. Trong khi đó, những loại thực phẩm cam kết là organic lại có mức giá không hề rẻ một chút nào.
- Dễ bị hư hao nguyên liệu: việc tìm được nguồn cung sản phẩm chất lượng là một chuyện, nhưng làm thế nào để có thể bảo quản chúng cho xanh tươi, ngon mắt lại là một câu chuyện khác. Đây là một vấn đề thường gặp trong lĩnh vực ẩm thực nói chung và khởi nghiệp kinh doanh bánh mì nói riêng, nhất là đối với các loại thực phẩm như rau và thịt.
- Giá nguyên liệu tăng bất ngờ: chúng ta chắc cũng không còn lạ gì việc các loại thực phẩm, nguyên liệu bất ngờ bị tăng giá mà không được dự báo trước. Những lý do khiến cho giá nguyên liệu tăng cần phải kể đến như mất mùa, dịch bệnh, xăng tăng,.... Thường thì khoảng thời gian giá cả biến động có thể kéo dài trong vài tháng, hoặc nếu nghiêm trọng hơn đó là chúng không thể giảm về mức ban đầu do vấn đề lạm phát.
Mở quán bánh mì cần những gì?
1. Chuẩn bị nguồn vốn khi mở tiệm bánh mì
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nền tảng để giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và lâu dài đó chính là chi phí. Tất nhiên, tùy thuộc vào từng quy mô, mức độ đầu tư và chất lượng sản phẩm mà lượng vốn cần thiết cũng khác nhau, nhưng trung bình sẽ dao động từ 20 - 300 triệu đồng.
- Mô hình kinh doanh xe bánh mì (<30 triệu): loại hình kinh doanh giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư một cách tối đa nhất bởi chỉ cần một chiếc xe đẩy, bếp ga mini và nguyên liệu bán trong ngày là bạn có thể tự mình khởi nghiệp dễ dàng.
- Mô hình kinh doanh bánh mì kết hợp: kinh doanh bánh mì kết hợp với nước uống (thường là nước đóng chai) cùng nhiều món ăn đi kèm là mô hình được nhiều người lựa chọn để nâng cao lợi nhuận. Mô hình này sẽ yêu cầu bạn cần phải đầu tư nhiều chi phí hơn do kinh doanh nhiều món khác nhau với chi phí dao động khoảng từ 50 triệu đồng.
- Mô hình kinh doanh bánh mì tại cửa hàng: loại hình này cũng giống như với mô hình kinh doanh bánh mì kết hợp nhưng với mức độ đầu tư lớn hơn. Theo đó, bạn có thể thuê mặt bằng và mở một quán bánh mì cho riêng mình. Tại đây, bạn có thể vừa kinh doanh bánh mì, vừa kinh doanh nhiều loại nước uống khác nhau và tạo ra một không gian để mọi người có thể nghỉ ngơi, trò chuyện. Tất nhiên, mô hình này đòi hỏi mức độ đầu tư chi phí cao hơn so với hai hình thức trên nhưng bù lại, cửa hàng sẽ thu hút được nhiều đối tượng khác nhau. Chi phí cho một ổ bánh mì và bán kèm nước uống cũng cao hơn so với việc bạn đẩy xe bán thông thường.
- Mô hình nhượng quyền kinh doanh bánh mì: tùy thuộc vào danh tiếng của từng thương hiệu mà chi phí bạn cần bỏ ra để kinh doanh sẽ không giống nhau, có khi lên đến hàng trăm triệu. Tuy nhiên, bù lại thì bạn sẽ không phải tốn nhiều công sức, thời gian để marketing cho cửa hàng của mình, cũng như công thức để chế biến ra một chiếc bánh mì chất lượng. Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay gồm có: kinh doanh bánh mì chả cá Má Hải, bánh mì que BMQ, bánh mì Dân Tổ, bánh mì Phượng Hội An, bánh mì Amangon,....
2. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Khởi nghiệp kinh doanh bán mì hoàn toàn là một vấn đề đơn giản, nhưng làm thế nào để tiệm bánh của bạn có thể hoạt động bài bản, mang lại tiềm năng phát triển lâu dài thì đó lại là một câu chuyện khác. Đó chính là lý do vì sao mà ngay từ đầu, dù muốn kinh doanh ở lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải nghiên cứu, phân tích thị trường bằng cách dựa vào mô hình SWOT mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
- Strengths (Điểm mạnh): bánh mì là món ăn phổ biến, dễ chế biến, không cần phải tuyển nhiều nhân viên và khách hàng trải dài mọi độ tuổi, tầng lớp.
- Weakness (Điểm yếu): rất khó để bánh mì của bạn có thể tạo được sự khác biệt so với mặt bằng chung. Đó là chưa kể ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra mắt thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và làm thay đổi sự lựa chọn của họ.
- Opportunities (Cơ hội): thay vì đầu tư vào mô hình kinh doanh cafe, nhà hàng vốn là một thị trường đỏ, số lượng thương hiệu phát triển và đẩy mạnh kinh doanh bánh mì bài bản vẫn chưa thật sự nhiều.
- Threats (Thách thức): bánh mì là một món ăn đã có từ lâu và xuất hiện từ các quán ăn vỉa hè, cửa hàng tiện lợi cho đến nhà hàng, quán cà phê,... Nhất là tại các khu vực đông đúc như gần trường học, khu dân cư,... đối thủ của bạn đã có được một lượng khách quen từ trước.
Bên canh việc nghiên cứu thị trường, bạn cũng cần phải xác định xem đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là những ai? Đó có phải là học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay người lao động?.... Sau khi đã xác định được đối tượng mà mình cần hướng đến thì bạn sẽ tìm được một địa điểm bán hàng đắc địa, đưa ra mức giá hợp lý và quan trọng là có những chiến lược kinh doanh bánh mì phù hợp để thu hút khách hàng.
3. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín
Để có thể giúp cho việc kinh doanh thêm hiệu quả và nhận được nhiều sự ủng hộ từ khách hàng, ổ bánh mì mà bạn làm ra thật sự phải chất lượng và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn làm được điều này, đầu tiên bạn cần nên tham khảo qua các trang mạng xã hội phổ biến hoặc tìm kiếm trực tiếp trên Google để tìm ra những nơi cung cấp nguyên liệu uy tín. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi những người đã kinh doanh bánh mì trước đó hay người thân quen có kinh nghiệm trong việc đi chợ, nấu ăn mỗi ngày.
Đối với bánh mì, bạn có thể mua ở các cửa hàng khác nhau để về ăn thử, sau đó tìm ra loại ngon nhất và tiến hành hỏi giá. Còn nếu kinh doanh bánh mì thịt nướng, bạn nên trực tiếp đến các chợ đầu mối vào lúc 1- 3 giờ sáng để mua được loại thịt tươi vừa mổ xong với giá thành cực rẻ, điều này cũng tương tự với việc khi bạn kinh doanh bánh mì chả cá hay mua rau củ để làm nhân bên trong. Một ổ bánh mì giòn rụm, nóng hổi với nhân bên trong tươi ngon, đậm đà, không bị hôi thì chắc chắn sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng.
4. Xác định địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh luôn là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm thu hút khách hàng dù bạn có đang hoạt động ở lĩnh vực nào đi chăng nữa và chắc chắn, không khó để chúng ta có thể nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề này.
Khi quyết định kinh doanh chuỗi bánh mì, để có thể bán được nhiều sản phẩm trong một ngày thì bạn cần phải có một vị trí thuận lợi. Đó không nhất thiết phải là một mặt bằng cố định như nhà hàng, chỉ cần đó là một chiếc xe đẩy nho nhỏ thì bạn cũng phải được một chỗ có đông người qua lại. Ví dụ như trường học, cổng bệnh viện, công trường, khu công nghiệp,.... Đây là những nơi sẽ có nhiều đối tượng sử dụng món bánh mì của bạn nhất.
5. Học kiến thức làm bánh mì ngon
Muốn mở một tiệm bánh mì thành công thì trước hết, bạn cần biết cách làm ra một ổ bánh mì sao thật thơm ngon, khác biệt. Nếu không có sẵn bí kíp gia truyền, bạn có thể tự học trên mạng hay tìm hiểu từ những chuyên gia làm bánh,....
Tất nhiên, bánh mì thịt ở đâu cũng có bán nhưng muốn tiệm đông khách thì bánh của bạn phải có gì đặc biệt mà ở những nơi khác không có. Chẳng hạn như nước chan, nước sốt hay một nguyên liệu làm nhân đặc biệt nào đó. Khi làm xong mẻ bánh đầu tiên, bạn đừng vội bán ngay mà hãy thử cho người quen của mình ăn trước để họ cảm nhận, sau đó mới điều chỉnh lại công thức để có thể phù hợp với khẩu vị của mọi người.
6. Đầu tư xe bánh mì chất lượng và dụng cụ cần thiết
Đối với những chủ đầu tư muốn kinh doanh chuỗi bánh mì mà không có mặt bằng thì việc sử dụng xe bánh mì là sự lựa chọn tối ưu và hợp lý nhất. Với kích thước cùng mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng, không khó để các bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.
Kể các hàng quán khởi nghiệp kinh doanh bánh mì cũng nên sử dụng một chiếc xe bánh mì cho riêng mình. Bởi lẽ những phụ kiện để làm bánh mì cũng có thể được bố trí gọn gàng và ngăn nắp trên chiếc xe tiện lợi này, qua đó tiết kiệm được đáng kể diện tích cho không gian hàng quán. Ngoài ra, những chiếc xe bánh mì với thiết kế nổi bật và trang trí bắt mắt cũng là một điểm nhấn rất lớn để thu hút sự chú ý của bất kỳ vị khách nào khi họ đi ngang qua.
Ngoài xe bán bánh mì, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ cần thiết để quá trình sản xuất ra một chiếc bánh thơm ngon được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Những vật dụng cần thiết bao gồm: máy làm nóng bánh mì, bếp gas mini, chảo chiên, túi đựng (túi giấy hoặc túi nilon), dao cắt thịt, dao rọc bánh mì, khay đựng nhân nguyên liệu,....
7. Chuẩn bị thực đơn chi tiết, đa dạng
Đa dạng thực đơn chính là một cách để giúp cho tiệm bánh mì của bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn cả. Chẳng hạn, ngoài kinh doanh bánh mì thịt nướng thì bạn có thể bổ sung thêm kinh doanh bánh mì chả cá, bánh mì gà, bánh mì thập cẩm, bánh mì thịt nguội,....Những nguyên liệu này về cơ bản sẽ khá giống nhau nên bạn có thể tự mình pha chế thêm nhiều nước chấm riêng biệt để có thể tạo ra độ ngon ấn tượng cho từng loại bánh.
Một thực đơn khi có nhiều hơn một sự lựa chọn, các bạn sẽ có thể làm cho khách hàng của mình chi tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, việc bán kèm các loại thức uống như: trà tắc, trà chanh, sữa đậu nành, nước ngọt với mức giá phù hợp cũng là một cách để bạn gia tăng doanh thu hiệu quả.
Bật mí kinh nghiệm bán bánh mì đông khách, kiếm thu nhập khủng
1. Bảng giá bán bánh mì hợp lý
Như đã nhấn mạnh ở trên, một ổ bánh mì hiện nay thường có giá giao động khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng. Mức giá cố định sẽ còn tùy thuộc vào các loại bánh mì và độ ngon sao cho có mức giá phù hợp với đối tượng đang nhắm đến. Chẳng hạn, nếu bạn bánh mì ở cổng trường thì nên để giá từ 10.000 - 13.000 đồng, ở nơi có nhân viên văn phòng thì mức giá có thể giao động từ 13.000 - 15.000 đồng thì được xem là phù hợp. Tuy nhiên, thường thì bán bánh mì ở khu vực nơi có đông sinh viên thì bạn sẽ bán được nhiều hơn vì số lượng đông, nhóm khách hàng này cũng không đòi hỏi nhiều về chất lượng bánh mì nên lợi nhuận thu về cũng tốt hơn.
2. Phục vụ tận tâm, nhanh chóng
Nhân viên chính là linh hồn của cửa tiệm vì người mua sẽ gặp họ đầu tiên. Vì vậy, nếu người bán không có một thái độ vui vẻ, nhiệt tình thì khách hàng chắc chắn sẽ có ấn tượng xấu và thiếu thiện cảm. Do đó, một cách bán bánh mì đông khách mà bạn cần ghi nhớ đó chính là chú trọng đến khâu phục vụ, chăm sóc khách hàng. Hãy luôn giữ một thái độ thân thiện và bán hàng cho khách được nhanh chóng, không được để họ chờ đợi quá lâu. Chắc chắn, chất lượng phục vụ tốt chính là một phần lời giải cho bài toán kinh doanh bánh mì được đông khách mà bạn đang tìm kiếm.
3. Tận dụng các nền tảng kinh doanh online
Trong thời kỳ cách mạng 4.0 bùng nổ như hiện nay, mô hình kinh doanh online chính là một sự lựa chọn của rất nhiều người. Đây là loại hình giúp người bán gặt hái được nhiều doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn bao giờ hết bởi tính tiện ích, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Đây cũng chính là cách bán bánh mì đông khách mà bạn không nên bỏ qua để có thể khởi nghiệp dễ dàng, thuận lợi.
Đăng ký gian hàng trên các ứng dụng giao món
Thời đại công nghệ lên ngôi đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các ứng dụng giao hàng đồ ăn như: Shopee Food, Baemin, Grab Food, Gojek,.... Chính vì thế, các đơn vị kinh doanh cũng nên tận dụng lợi thế này để hợp tác với những đối tác giao hàng để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đồng thời cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, khi hợp tác với các đối tác giao hàng thì khách hàng cũng còn thể được nhận thêm nhiều voucher ưu đãi, giảm giá để họ cảm thấy thích thú hơn với sản phẩm, tiệm bánh của mình.
Thiết kế website cửa hàng bánh mì
Ngày nay, xu thế Internet hóa đang ngày càng hòa nhập mạnh mẽ vào trong đời sống của chúng ta. Việc kinh doanh trên mạng cũng vì thế mà trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Vậy nên, nếu bạn muốn giải quyết bài toán kinh doanh bánh mì một cách hiệu quả nhất thì cần phải xây dựng sự hiện diện của mình trên môi trường này bằng cách có một trang web riêng. Khi sở hữu một website kinh doanh bánh mì chất lượng, bạn đã nắm trong tay 50% khả năng thành công trong sự nghiệp làm giàu của mình.
Website chính là nơi mà bạn được tự mình làm chủ và cho cả thế giới thấy được những chiếc bánh mì mà bản thân làm ra. Khách hàng có thể truy cập vào trong web và dễ dàng lựa chọn được loại bánh mà mình yêu thích thông qua danh sách sản phẩm được trưng bày ấn tượng.
Nhờ có website, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được tiệm bánh của mình với số lượng sản phẩm, đơn đặt hàng, giao dịch,.... Từ đây, các bạn có thể phần nào đánh giá được hiệu quả công việc buôn bán của mình để từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh bánh mì hiệu quả. Có thể nói, so với mạng xã hội hay các ứng dụng đặt đồ ăn, trang web bán bánh mì được đánh giá cao hơn cả về mức độ uy tín và giúp bạn có thể hoạt động lâu dài, bền vững.
Tuy nhiên, để có thể tạo ra một website chuyên nghiệp thì đây không phải là công việc mà ai cũng có thể làm được. Bạn phải có kiến thức, kỹ năng về thiết kế, lập trình thì mới có thể tạo ra được một trang web hoàn chỉnh và sự nhạy bén, sáng tạo để website có thể phát huy hết giá trị. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế web của Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm hoạt động trong nghề, chúng tôi đã hoàn thành hơn 3000 dự án khác nhau và mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng, doanh nghiệp. Nhờ có bề dày kinh nghiệm, Phương Nam Vina có thể cam kết khẳng định sẽ đáp ứng mọi yêu cầu về thiết kế web của khách hàng. Chắc chắn, việc lựa chọn dịch vụ thiết kế website bán hàng của chúng tôi chính là cách mà bạn đã tìm được hướng đi chính xác cho trang web của mình. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết về dịch vụ. Xin cảm ơn!
4. Sẵn sàng thay đổi để phù hợp với khẩu bị khách hàng
Một trong những cách bán bánh mì đông khách đó chính là làm hài lòng khách hàng và giải pháp tốt nhất để thực hiện điều này đó chính là lắng nghe họ. Bạn có thể thay đổi công thức của quán để phù hợp với khẩu vị của khách hàng, đặc biệt là với những món ăn địa phương. Chẳng hạn, bạn đang kinh doanh món bánh mì dân tổ có nguồn gốc từ Hà Nội, nhưng khi bạn bán ở Sài Gòn hay tại bất kỳ nơi khác thì phải có những biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương, đồng thời vẫn giữ được hương vị truyền thống.
5. Sử dụng các chiến lược marketing thu hút khách hàng
Không có bất kỳ một tiệm bánh mì nào khi mới khai trương đã hút khách ầm ầm. Vì vậy, để có được hiệu quả kinh doanh cao ngay từ những ngày mới mở bán thì bạn cần phải xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả để thu hút được sự chú ý của khách hàng, điển hình như:
- Chiến lược bán thử: trước ngày khai trương, bạn có thể khởi tạo chiến dịch tặng bánh miễn phí hoặc ưu đãi giảm 50 - 70% để khách biết về sản phẩm, thương hiệu và trải nghiệm chất lượng bánh.
- Tặng kèm quà vặt hoặc đồ uống: trong ngày mở bán đầu tiên, bạn có thể tặng kèm cho người mua đồ uống hoặc một số voucher giảm giá khi họ mua hàng theo combo hoặc hóa đơn có giá trị cao,....
- Marketing online: bạn có thể tiến hành chạy quảng cáo trên mạng xã hội hoặc sử dụng dịch vụ Google Ads để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng chương trình khuyến mãi cho khách hàng like, share bài viết của tiệm trên các nền tảng mạng xã hội.
Một số mô hình kinh doanh bánh mì phổ biến, lợi nhuận cao
1. Bánh mì thịt
Khi nhắc đến một trong những món ăn đường phố nổi tiếng thì chắc chắn, chúng ta không thể nào bỏ qua được bánh mì thịt với các topping như: heo quay, gà xé,.... Thậm chí, bánh mì thịt cũng là loại bánh nổi tiếng nhất trong số các loại bánh mì hiện nay. Với chi phí đầu tư chỉ dưới 10 triệu đồng nhưng lợi nhuận thu về lại khá cao, bạn hoàn toàn có thể chọn mô hình kinh doanh bánh mì thịt nướng để khởi nghiệp ngay từ bây giờ.
Tùy thuộc từng loại thịt cho nhân bánh mì mà bạn có thể đặt mức giá dao động từ 15.000 - 20.000 / ổ. Như vậy, mỗi một bánh được bán ra sẽ cho bạn lợi nhuận từ 7.000 - 10.000 đồng. Do đó, không khó hiểu khi hình thức kinh doanh bánh mì này lại được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn như vậy.
2. Bánh mì chả cá
Phổ biến thứ hai sau bánh mì thịt cần phải kể đến đó chính là bánh mì chả cá với phần nhân được làm từ chả cá biển tươi ngon. Đây là một bữa sáng tuyệt vời dành cho mọi người bởi trong cá có chứa nhiều loại protein giúp bổ mắt và chắc khỏe xương, ít calo hơn so với các loại thịt. Chính vì thế, nếu bạn kinh doanh bánh mì chả cá thì đây sẽ là một sự lựa chọn thông minh nhằm giúp bạn thu về được nhiều lợi nhuận đáng kể.
3. Bánh mì dân tổ
Một trong những yếu tố giúp mô hình kinh doanh bánh mì dân tổ thành công như hiện nay đó là cần phải kể đến sự khan hiếm, dễ ăn, lạ miệng và được review bởi rất nhiều Tiktoker. Trước đây, bánh mì dân tổ chủ yếu được bán ở Hà Nội nhưng dần dần được nhân rộng ở khắp nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng vẫn chưa thật sự bành trướng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc khi áp dụng mô hình kinh doanh bán bánh mì này để nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường nhé.
4. Bánh mì que
Bánh mì que chính là món ăn được rất nhiều người yêu thích vì hình dáng bánh nhỏ nhắn, lạ mắt, vỏ bánh bên ngoài giòn tan kết hợp cùng nhân pate thơm lừng, béo ngậy. Cũng giống như bánh mì dân tổ, bánh mì que vốn có xuất phát điểm từ quốc gia Pháp và khi mang về Việt Nam, loại bánh này đã trở nên phổ biến hơn bởi bàn tay tài hoa và cách biến tấu đa dạng của người bán.
Trước đây, bánh mì que vốn nổi tiếng ở Hải Phòng, Đà Nẵng là chủ yếu nhưng giờ đây, chiếc bánh mì nhỏ xinh này đã được xuất hiện ở khắp mọi vùng miền và được rất nhiều người quan tâm. Mỗi chiếc bánh mì que này sẽ có mức giá chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng và số lượng bán ra một lần cũng nhiều hơn so với các loại bánh khác. Vì vậy, nếu muốn kinh doanh chuỗi bánh mì thành công thì bạn cũng có thể áp dụng mô hình này.
5. Bánh mì pate
Mặc dù cũng đều có phần nhân bên trong là pate nhưng bánh mì pate sẽ có phần nhân khác biệt hơn hẳn so với pate thường trong bánh mì que. Đây chính là bữa sáng lý tưởng dành cho mọi người với vị pate beo béo, dày dặn và được chiên nóng lên từ trước. Khi cắn vào sẽ có cảm giác tràn ngập trong khoang miệng nhưng nhờ được kết hợp với bánh mì mà người ăn sẽ không bị ngấy khi ăn quá nhiều. Chính vì vậy, nếu bạn mở tiệm bánh mì pate thì lợi nhuận mà bạn kiếm được sẽ ấn tượng với chi phí, cách thực hiện vô cùng đơn giản.
Thông qua bài viết này, Phương Nam Vina đã giúp các bạn tìm hiểu tất tần tật về cách kinh doanh bánh mì đông khách, dễ thực hiện. Để có thể kinh doanh hiệu quả, ngoài số vốn cũng như tay nghề nấu ăn, bạn cũng nên trang bị thêm cho mình những kiến thức, bí quyết và kinh nghiệm của người đã từng trải. Đây sẽ là những mảnh ghép vững chắc để giúp con thuyền của bạn đi đến điểm cuối của sự thành công, thắng lợi.
Tham khảo thêm:
Chia sẻ cách kinh doanh đồ ăn sáng hiệu quả