10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ cho người mới bắt đầu

Nhu cầu ăn uống của người dân đang ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển của mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào các nhà hàng lớn thì nhiều người lại có xu hướng mở quán ăn nhỏ vì tiền vốn ít, dễ thu lãi và đặc biệt là hạn chế rủi ro. Nhưng không phải ai cũng có đủ may mắn và sự bản lĩnh để kinh doanh quán ăn nhỏ thành công. Chính vì vậy mà trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng nhất.


10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ cho người mới bắt đầu
 

10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ nắm chắc thành công

Có một sự thật là hiện nay, việc kinh doanh quán ăn nhỏ thường được điều hành bởi những người chưa có nhiều kinh nghiệm, họ mới chỉ bước chân vào con đường kinh doanh, vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và không ngừng trau dồi kinh nghiệm.

Đương nhiên, khi bản thân mới chỉ lần đầu “lấn sân” sang hoạt động buôn bán thì việc mở quán ăn nhỏ chính là phương án tốt nhất để họ tự trải nghiệm, va chạm thực tế và tìm cách giải quyết những khó khăn có thể xảy ra. Vậy nên, để có thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với hoạt động kinh doanh quán ăn trong giai đoạn này, các bạn cần tham khảo ngay 10 bí quyết dưới đây:

1. Chuẩn bị kiến thức kinh doanh và các thủ tục pháp lý

Như đã khẳng định ngay từ đầu, mở quán ăn nhỏ chính là sự lựa chọn thông minh được rất nhiều người lựa chọn bởi số vốn bỏ ra ít, quy mô nhỏ nên có thể vừa làm vừa trau dồi kiến thức, kỹ năng bán hàng,.... Mặc dù vậy, bạn không nên bị nhầm tưởng rằng cứ bỏ vốn kinh doanh rồi sẽ thu về “trái ngọt”.

Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản trong kinh doanh để phòng tránh tối đa các sự cố, rủi ro có thể gặp phải khiến công việc làm ăn bị ảnh hưởng. Một số kiến thức quan trọng mà bạn cần nắm rõ như: marketing, quản lý nhân viên, quy trình chế biến thực phẩm, vận hành quán ăn, quản lý chi phí,....

Ngoài những kiến thức quan trọng về kinh doanh, chủ quán cũng phải tìm tòi để biết thêm các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý khi mở quán ăn nhỏ, bao gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ATVS thực phẩm,....


Quán ăn nhỏ
 

 2. Chuẩn bị vốn và lập kế hoạch chi phí chi tiết

Chuẩn bị vốn khi mở quán ăn chính là một công đoạn vô cùng quan trọng mà bất cứ ai khi muốn kinh doanh cũng cần có. Theo đó, để có thể tự mình làm chủ một quán ăn, bạn cần phải xác định xem bản thân có bao nhiêu vốn và chi phí sẽ bỏ ra là bao nhiêu.

Tại bước này, bạn nên tính toán thật cẩn thận bằng cách lập kế hoạch tài chính cụ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng quán ăn của bạn mới mở cửa được vài tháng nhưng không đủ vốn xoay vòng dẫn đến tình trạng phải đóng cửa ngay sau đó. Các loại chi phí mà bạn cần nắm rõ khi quyết định mở tiệm sẽ bao gồm:

- Tiền thuê mặt bằng: khoản chi phí dùng để thuê mặt bằng sẽ còn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn chọn. Chẳng hạn, mặt bằng tại trung tâm có giao thông đông đúc, khu để xe rộng rãi sẽ có giá dao động từ 15 - 30 triệu đồng / tháng. Còn địa điểm nằm trong hẻm nhỏ hay dân cư thưa thớt thì mức giá thuê mặt bằng cũng sẽ thấp hơn. Ngoài ra, khi làm hợp đồng thuê mặt bằng mở quán thì người ta sẽ thường đặt cọc từ 3 - 6 tháng nên bạn cũng cần phải chuẩn bị ít nhất từ 20 - 90 triệu đồng chỉ để dành riêng cho việc thuê mặt bằng.

- Chi phí mua thiết bị bếp: các thiết bị, dụng cụ thường được sử dụng để phục vụ cho quán ăn có thể kể đến như chén, bát, dĩa, tô, đũa, thìa, tủ lạnh, tủ đông, khăn giấy, bàn, ghế,.... Khoản ngân sách này sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn mua mới hoàn toàn hay mua đồ thanh lý, đồ cũ nên tốt nhất hãy dự trù khoảng 30 - 40 triệu.

- Chi phí trang trí quán ăn: để thu hút khách hàng của mình, việc trang trí quán ăn là điều mà các bạn không nên bỏ qua. Hãy decor quán theo phong cách mới lạ, hấp dẫn để thể hiện được phong cách ẩm thực mà mình đang theo đuổi. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp bạn muốn trang trí cho quán mà giá thành decor sẽ dao động từ 20 - 30 triệu đồng.

- Chi phí mua nguyên vật liệu: đối với những quán ăn nhỏ, nguyên vật liệu chế biến sẽ thường được nhập trong ngày nên việc giá thành có sự biến động là điều dễ hiểu. Bạn cần nên căn cứ vào số lượng khách đến quán theo ngày để có thể ước lượng số lượng thực phẩm mà mình cần chế biến, ngân sách dành cho mục này sẽ tốn từ khoảng 3 - 5 triệu.

- Tiền thuê nhân viên: đối với những quán ăn nhỏ, bạn chỉ cần thuê từ 1 - 2 người và làm việc theo ca. Chi phí thuê nhân viên cũng sẽ dao động từ 3 - 5 triệu / người.

Bên cạnh các chi phí trên, bạn cũng cần phải dự trù cho mình một khoản ngân sách để tạo sự chủ động trong khoảng thời gian đầu khi công việc kinh doanh quán ăn nhỏ chưa đi vào ổn định. Lúc này, bạn có thể thực hiện song song chương trình ưu đãi, khuyến mãi và duy trì hoạt động kinh doanh của quán một cách bình thường. Như vậy, với các loại chi phí trên kết hợp với quy mô quán ăn, địa điểm kinh doanh của mình thì số vốn mà bạn cần chuẩn bị có thể chênh lệch từ 100 cho đến 300 triệu đồng.


Kinh doanh quán ăn
 

3. Lựa chọn phân khúc thị trường

Với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ, các quán ăn nhỏ muốn thành công thường sử dụng chiến lược đánh vào thị trường ngách. Tức là thay vì tập trung đối đầu với các nhà hàng, quán ăn lớn và bán món mà nhiều nơi đã bán, bạn có thể hướng đến một phân khúc nhỏ hơn của thị trường và phục vụ một nhóm khách nhất định.

Điều này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn mang biểu tượng đặc trưng và cũng dễ cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này thì bạn cần phải có một cuộc nghiên cứu thị trường kỹ càng bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Thị hiếu của khách hàng về ẩm thực hiện nay là gì?

- Món ăn nào đang được bán chạy trên thị trường?

- Số vốn mà bạn chuẩn bị có đủ để kinh doanh các loại món ăn, thức uống có trong thực đơn không?

- Các khoản chi phí cần trả sẽ bao gồm những gì?

- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

- Bạn có chiến lược nào để cạnh tranh với họ? Về giá, chất lượng hay sự khác biệt?

Có trả lời được những câu hỏi trên thì bạn mới xác định được quán ăn nhỏ của mình sẽ kinh doanh mặt hàng nào, từ đó lên kế hoạch kinh doanh, dự trù cụ thể.


Kinh doanh quán ăn nhỏ
 

4. Xác định các mặt hàng kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ

Kinh nghiệm mở quán ăn hiệu quả mà bạn nên tham khảo đó chính là cần có sự độc đáo để thu hút khách hàng. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng thông qua món ăn mà quán của bạn đang kinh doanh. Bạn có thể kinh doanh món ăn mới lạ và chưa có người bán, hoặc có thể lựa chọn món ăn độc lạ, tức là món đã có người làm nhưng được biến tấu khác đi. Dưới đây chính là một vài ý tưởng lựa chọn mặt hàng kinh doanh để giúp quán ăn của bạn dễ dàng tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.

- Món ăn cũ mà mới: hình thức này được thực hiện bằng cách tận dụng những món ăn đã quá quen thuộc trên thế giới hay kinh doanh đặc sản các vùng miền. Chẳng hạn như ở Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể thử bán yaourt phô mai Đà Lạt, cháo lươn Vinh đặc sản Nghệ An, bánh mỳ cay Hải Phòng, bánh bao Thượng Hải, gà chiên miếng Đài Loan,.... Các món ăn này đều thuộc dạng mới tại Sài Gòn và chưa có nhiều người bán, cách thực hiện, chế biến và nguyên liệu làm ra cũng vô cùng đơn giản.

- Tạo ra món ăn mới: từ một món ăn cũ quen thuộc, bạn hãy biến tấu và tạo ra một món ăn mới. Hoặc nếu có tay nghề, hãy thử cho ra đời một công thức món ăn độc quyền của chính bạn. Chẳng hạn như gần đây, món kem cuộn đang cực kỳ hot trên thị trường chính là sự biến tấu từ món kem viên quen thuộc của tuổi thơ bao người.

- Kết hợp món cũ để tạo ra món mới: bạn có thể kết hợp các món ăn cũ lại với nhau để tạo ra một món ăn mới hoàn toàn nhằm thu hút khách hàng hiệu quả. Chẳng hạn như khi kinh doanh trà sữa, thay vì sử dụng những hương vị truyền thống và topping thông thường. Bạn hãy pha chế thêm nhiều công thức với hương vị mới, kết hợp với các topping mới lạ hơn như củ năng, phô mai viên, khoai dẻo, hạt đác, hạt thủy tinh, khúc bạch,.... Đương nhiên, những món ăn này cũng đòi hỏi chủ quán phải chủ động sáng tạo và có bí quyết riêng thì càng tốt.

- Thay đổi cách chế biến ngược lại so với lúc ban đầu: thay đổi quan niệm của thực khách với món ăn cũng chính là cách để bạn kinh doanh hiệu quả. Ví dụ điển hình nhất ở đây đó chính là kem chiên. Kem đương nhiên cần phải lạnh, nhưng nếu chiên lên hết thì sẽ tan thành đá, vậy thì tại sao lại có món kem chiên? Chắc chắn, món ăn này sẽ kích thích suy nghĩ của khách hàng và làm cho họ tò mò phải đến thưởng thức ngay bằng được.


Mở quán ăn
 

5. Bí quyết tìm nguyên liệu chế biến khi kinh doanh quán ăn

Dù có kinh doanh nhà hàng hay quán ăn nhỏ thì nguồn nguyên liệu thực phẩm lúc nào cũng sẽ quyết định chất lượng món ăn mà bạn kinh doanh. Do đó, để đảm bảo chất lượng món ăn và tạo ấn tượng tốt với khách hàng thì nguyên liệu mà bạn chọn nhất định phải tươi, sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chính vì vậy, kinh nghiệm chọn nguyên liệu khi kinh doanh thực phẩm dành cho những ai đang chuẩn bị khởi nghiệp với mô hình này đó chính là nên đến chợ đầu mối để mua trực tiếp hoặc các cơ sở cung cấp uy tín trên thị trường.

Đặc biệt, nếu bạn liên hệ được với những cơ sở sản xuất trực tiếp như cá, tôm, thịt, rau tươi,... tại nơi nuôi trồng thì lại càng tuyệt vời hơn bao giờ hết. Bởi có như vậy thì bạn mới đảm bảo được độ tươi ngon cho sản phẩm, quan trọng là giá mua là giá gốc nên bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí kinh doanh.

Ngoài ra, một kỹ năng khi tìm nguồn cung nguyên liệu mà bạn cần biết đó chính là thương lượng. Thương lượng giá là một khâu quan trọng để quyết định lợi nhuận sau này. Nếu khéo léo và biết cách thì bạn có thể nhập hàng về với mức giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí khi mua nhiều lần thì bạn còn được khất nợ cho đến lần mua hàng sau.


Mở quán ăn nhỏ
 

6. Xác định giá bán trong khoảng lợi nhuận cho phép

Đồ ăn chính là một trong những mặt hàng tiêu biểu không có giá thành cố định thì chuyện tăng giá đột xuất là điều vô cùng phổ biến. Điển hình như tình trạng giá xăng tăng, gần tết, giá vàng biến động,... cũng khiến giá đồ ăn được nâng cao một cách bất ngờ. Mặc dù cách này sẽ giúp bạn thu về được một khoản lợi nhuận tương đối trong thời gian ngắn nhưng về lâu về dài thì điều này không được khuyến khích.

Không có khách hàng nào yêu thích việc quán ăn cứ liên tục tăng giá, họ sẽ cảm thấy khó chịu và chẳng muốn quay lại thêm lần nào nữa. Vì vậy, việc giữ giá bán sẽ khiến bạn có thể giảm lợi nhuận, nhưng chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng và thiện cảm với khách hàng. Quan trọng là quán ăn giữ chân được khách quen, từ đó mới có thể đảm bảo được nguồn thu nhập về sau.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thì bạn cũng cần lưu ý là chỉ giữ giá trong khoản lợi nhuận cho phép. Đừng cố chấp bán lỗ bởi quán ăn nhỏ, nếu cứ tiếp tục như thế thì sẽ ảnh hưởng đến số tiền xoay vòng vốn.


Mẹo giúp quán ăn đông khách
 

7. Lựa chọn vị trí đắc địa mở quán ăn nhỏ

Lựa chọn một địa điểm phù hợp để kinh doanh chính là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến sự thành bại của bất cứ quán ăn hay nhà hàng nào. Do đó, hãy thật sự cân nhắc một cách kỹ lưỡng khi muốn mở quán, đừng vì ham rẻ mà lựa chọn địa điểm có mặt bằng không thuận lợi bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của bạn.

Một địa điểm kinh doanh phù hợp phải là nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn dễ nhận ra và dễ dàng tiếp cận. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán ăn lớn hay nhỏ mà bạn sẽ chọn một địa điểm phù hợp để hỗ trợ công việc bán hàng mang lại hiệu quả hơn.

Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là người lao động, công nhân thì hãy chọn địa điểm mở quán gần các khu công nghiệp, khu chế xuất,.... Còn nếu khách hàng mục tiêu là các bạn học sinh, sinh viên thì chọn mặt bằng mở quán gần trường học, khu nhà trọ hay ký túc xá,... chính là quyết định đúng đắn nhất.

Lưu ý trong quá trình tìm mặt bằng, bạn hãy ưu tiên đến khu vực để xe. Nếu mặt bằng bạn dự định thuê có chỗ đậu xe rộng rãi, an toàn và thuận tiện thì đây sẽ là một yếu tố quan trọng để ghi điểm với thực khách, giúp họ yên tâm hơn khi thưởng thức món ăn.


Bí quyết kinh doanh quán ăn
 

8. Thiết kế, trang trí không gian quán ăn

Ngoài chất lượng món ăn, một yếu tố quan trọng khác quyết định đến trải nghiệm khách hàng đó chính là việc bạn thiết kế, trang trí không gian quán ăn như thế nào. Đơn cử, chưa bàn về chất lượng thực đơn thì một quán ăn có thiết kế đẹp, không gian bố trí ấn tượng lúc nào cũng hút khách ghé đến hơn so với quán ăn thông thường. Với yếu tố này, bạn nên thiết kế quán ăn của mình sao cho ưa nhìn và trang trí thật đẹp mắt để gây ấn tượng mạnh hơn trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào công đoạn này thì bạn cần phải xác định loại hình kinh doanh cũng như phân tích khách hàng mục tiêu. Đừng nên trang trí theo sở thích vì điều này có thể không phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Ví dụ, một quán ăn với thực đơn tràn ngập món Việt lại có phong cách trang trí đậm chất Châu Âu sẽ khiến không gian quán bị lạc quẻ.

Hoặc, nếu đối tượng khách hàng của bạn các bạn trẻ, học sinh, sinh viên nhưng không gian quán lại tẻ nhạt, đơn giản quá mức cũng rất khó để có thể thu hút họ ghé vào. Hay ngược lại, quán ăn dành cho người lớn nhưng không gian lại được trang trí hết sức màu mè, lòe loẹt thì cũng sẽ khiến họ đánh giá thấp.

Khi thiết kế và bố trí cho không gian quán, bạn cũng cần lưu ý rằng quán có không gian nhỏ nên phải được đảm bảo phân chia khu vực sao cho phù hợp với các khu vực: quầy thanh toán, bếp và nơi phục vụ cho khách. Nếu một không gian quán quá hỗn tạp, lộn xộn sẽ khiến khách hàng không cảm thấy thoải mái và khả năng lớn họ sẽ không muốn quay lại thêm lần nào nữa.

Không gian quán đáp ứng thị hiếu khách hàng thôi thì vẫn chưa đủ, bạn cũng cần phải cân nhắc đến vấn đề chi phí có phù hợp với số vốn mà mình đang có hay không. Đối với quán ăn nhỏ, bạn chỉ nên đầu tư chi phí thiết kế một cách vừa phải để tránh gây lãng phí dẫn đến việc không đủ vốn để vận hành kinh doanh.
 

Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ
 

9. Chuẩn bị nhân sự và quán triệt chất lượng phục vụ

Một trong những mẹo giúp quán đông khách đó chính là công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Họ chính là nhân tố quyết định phần lớn việc quán của bạn có chiếm được cảm tình của khách hàng hay không. Với quy mô quán ăn nhỏ, bạn không cần phải tuyển dụng nhân viên với số lượng lớn mà chỉ cần tuyển bếp chính, phục vụ và tạp vụ. Trong đó bao gồm cả hai hình thức làm việc toàn thời gian và bán thời gian.

Bạn cũng cần phải chú ý đến khâu đào tạo nhân viên để họ có thể thực hiện tốt công việc cũng như xử lý một số tình huống phát sinh. Đặc biệt, thái độ nhân viên phải luôn nhiệt tình, vui vẻ và niềm nở với khách hàng để mang lại cho họ sự hài lòng tuyệt đối.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải có một chế độ lương hợp lý cùng các khoản hỗ trợ thêm trong điều kiện nhân viên phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Khi bạn hoàn thành tốt công tác quản lý nhân sự sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, tăng chất lượng phục vụ và gắn bó lâu dài hơn với quán.


Cách kinh doanh quán ăn
 

10. Xây dựng chiến lược marketing khi kinh doanh quán ăn

Xây dựng chiến lược marketing là bài toán khó khăn đối với nhiều chủ quán hiện nay và việc tiếp thị không tốt cũng sẽ khiến quán ăn của bạn kinh doanh không thuận lợi. Vào thời gian đầu khi mới mở quán, bạn cần đầu tư nhiều hơn vào marketing để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng biết đến quán và tới thưởng thức.

Tại thời điểm này, nếu bạn chưa có nhiều ngân sách để phục vụ cho các chiến dịch tiếp thị thì có thể phát tờ rơi xung quanh điểm bán, giảm giá, tặng voucher,... hoặc đơn giản hơn là người gia đình, người thân và bạn bè giới thiệu.

Bên cạnh hình thức tiếp thị truyền thống, kinh doanh online cũng là cách hiệu quả để bạn gia tăng khả năng hấp dẫn khách hàng. Bạn có thể tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,... hay kết hợp với một số ứng dụng giao hàng Grab, Now, Shopee,... để bán thức ăn và góp phần lan tỏa thương hiệu tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn xác định công việc kinh doanh quán ăn là một hoạt động lâu dài thì nên thiết kế website. Không giống như mạng xã hội hay ứng dụng giao hàng phải chịu sự kiểm soát bởi hàng loạt quy định từ bên chủ quản, website giúp bạn sở hữu một cửa hàng trực tuyến đích thực để kinh doanh.

Thông qua trang web, bạn có thể cho đăng tải hàng loạt món ăn của quán mà không lo bị giới hạn, kết hợp cùng với các giải pháp như: SEO web, Google Ads,... để giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy nên, nếu bạn đang muốn sở hữu ngay cho mình một trang web chuyên nghiệp để kinh doanh thì hãy tham khảo dịch vụ làm web trực tuyến tại công ty thiết kế website Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web uy tín, chuyên nghiệp nhất để giúp quán ăn có thể thu hút thêm nhiều khách hàng từ môi trường Internet. Đặc biệt, với đội ngũ nhân viên tài năng, sáng tạo,... Phương Nam Vina khẳng định sẽ mang lại dịch vụ thiết kế website nhà hàng làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Cách kinh doanh quán ăn nhỏ
 

Một số sai lầm thường gặp khi bắt đầu mở quán ăn

Khi kinh doanh quán ăn nhỏ, để thật sự mang lại thành công và thu hút được sự chú ý của khách hàng thì chắc chắn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng có đủ sự am hiểu để biết được mình nên và cần làm gì. Điều này đã được chứng minh rõ rệt thông qua những sai lầm mà người mới bắt đầu mở quán ăn thường hay gặp phải.

1. Không lên kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng hay quán ăn nhỏ là một công việc vô cùng phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự theo sát trong từng bước đi khi hoạt động. Vậy nên, việc lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp cho bạn có thể phác thảo được tầm nhìn và định hình mục đích kinh doanh của quán mình.

Cũng nhờ có bản kế hoạch, bạn có thể dễ dàng xem xét lại kế hoạch tài chính hay những yêu cầu đầu tư để có được cái nhìn, đánh giá khách quan hơn. Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều chủ quán đã bỏ qua bước này vì cho rằng tốn thời gian. Tuy nhiên, điều này lại chính là yếu tố giúp bạn tránh được tình trạng lãng phí tiền bạc khi kinh doanh về sau.


Cách mở quán ăn
 

2. Chọn vị trí kinh doanh không thích hợp

Đây là một yếu tố quan trọng nằm trong số các bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí kinh doanh lại là thứ mà nhiều chủ quán bỏ qua khi muốn mở quán ăn. Do đó, bạn hãy nên cân nhắc trong việc tìm vị trí kinh doanh thích hợp khi mở quán ăn cho mình. Đừng bao giờ mạo hiểm lựa chọn một địa điểm tồi vì tiền thuê có thể rẻ nhưng hiệu quả thu hút khách hàng lại không được như mong đợi.

3. Không tiếp thu lời khuyên từ những chuyên gia

Trước khi bắt tay vào việc mở quán, chắc chắn ai cũng đã có cho mình một ý tưởng riêng nên kinh doanh như thế nào. Tuy nhiên, công đoạn biến ý tưởng thành sự thật chưa bao giờ đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ hay tham khảo qua sách vở. Tất nhiên, thay vì bảo thủ với các ý tưởng của mình và tự tìm cách thực hiện thì tốt nhất bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Họ đều là những người có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong những vấn đề liên quan đến quán ăn của bạn như: cách quản lý nhà hàng, thiết kế, trang trí, marketing,.... Vậy nên, đừng ngại chia sẻ ý tưởng cho họ và chờ đợi thành quả thu được còn hơn cả kỳ vọng.


Cách mở quán ăn nhỏ
 

4. Nguồn vốn hạn hẹp

Kinh doanh quán ăn nhỏ không phải là một sân chơi và bạn phải chấp nhận rằng sẽ có những sự cố không mong muốn bất ngờ xảy ra với mình. Đó có thể là sự chậm trễ, trì hoãn trong công tác xây dựng, chi phí thiết kế và trang trí bị đội lên, tiền thuê mặt bằng mắc, giá nguyên vật liệu tăng,.... Chính vì vậy, nếu không chuẩn bị nguồn vốn lưu động thì bạn sẽ không thể chi trả cho những vấn đề này.

5. Không lắng nghe khách hàng

Đúng là khi mở quán ăn, bạn hoàn toàn có thể xây dựng theo phong cách và niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, điều gì mang tính cá nhân hóa chưa chắc đã làm hài lòng phần lớn công chúng. Đặc biệt là trong kinh doanh, bạn mở quán ăn theo sở thích nhưng người trả tiền cho những phần ăn đó lại chính là khách hàng. Vì vậy, nếu bạn cứ chìm đắm mãi trong những ý tưởng, phong cách cá nhân mà không tiếp thu ý kiến khách hàng thì công việc kinh doanh cũng chẳng thể thuận lợi.

Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên khảo sát nhu cầu cũng như mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách trực tiếp trao đổi với họ, làm bảng khảo sát trên website,... để biết họ thích ăn gì, làm gì và có những điểm nào chưa hài lòng với quán ăn của bạn.
 

Mở quán ăn nhỏ hiệu quả
 

Với 10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ đã được Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi mở quán ăn nên chuẩn bị những gì. Nhờ đó mà bạn có thể áp dụng để quá trình mở quán được thuận lợi, suôn sẻ và đắt khách hơn. Đương nhiên, việc kinh doanh quán ăn không khó, cái khó là làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường. Điều này đòi hỏi bạn phải có khâu chuẩn bị kế hoạch, áp dụng chiến lược quản lý quán ăn và marketing tốt để giúp quán được nhiều người biết đến hơn. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thu hút khách hàng đến cửa hàng

icon thiết kế website Chia sẻ cách kinh doanh đồ ăn sáng hiệu quả

icon thiết kế website 12 bước lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết hiệu quả

Bài viết mới nhất

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

zalo