Kinh doanh khách sạn và tất tần tật những điều cần biết

Việt Nam có tiềm năng du lịch rất đa dạng và đây cũng là điều kiện thuận lợi để xúc tiến ngành du lịch, đồng thời hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn được phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên để có thể trụ được trong lĩnh vực khách sạn, các chủ đầu tư cần trang bị kiến thức và kỹ năng vững chắc thì mới đảm bảo được nguồn thu hiệu quả. Đương nhiên, đây lại là điều mà không phải ai cũng đều có thể đáp ứng được, nhất là trong bối cảnh ngành dịch vụ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Vậy nên ở bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp bạn tổng hợp các bước kinh doanh khách sạn hiệu quả, dễ dàng sinh lời và mau thành công nhất.


Kinh doanh khách sạn và tất tần tật những điều cần biết
 

Kinh doanh khách sạn là gì?

Khi mới xuất hiện, mô hình kinh doanh khách sạn thực chất chỉ là hoạt động cho thuê phòng để đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của các khách trọ vãng lai. Nhưng càng về sau, khi số lượng khách hàng ngày một đông và nhu cầu của con người cũng liên tục tăng cao thì khái niệm kinh doanh khách sạn đã được mở rộng với các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao,....

Nói tóm lại, kinh doanh khách sạn được hiểu là một hoạt động mà chủ đầu tư sẽ kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi,... nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng, qua đó mang về doanh thu và lợi nhuận cho mình.


Kinh doanh khách sạn
 

Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kể từ những năm đầu của thập niên 90 thì khách sạn đã chính thức trở thành một ngành kinh doanh của Việt Nam và cho đến tận bây giờ, lĩnh vực này vẫn phát triển nhanh chóng với các đặc trưng rõ nét:

- Vốn đầu tư lớn: chi phí mua đất, xây dựng khách sạn, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tiện ích, nguồn nhân lực,... mà chủ đầu tư cần bỏ ra là một con số không nhỏ.

- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của địa phương: đối tượng khách hàng chính của khách sạn chủ yếu là khách du lịch nên ở đâu càng có nhiều tài nguyên du lịch thì ở đó hoạt động kinh doanh khách sạn sẽ thường phát triển.

- Mang tính thời vụ: hoạt động kinh doanh khách sạn thường gắn liền với hoạt động du lịch nên sẽ được chia thành hai mùa là cao điểm và thấp điểm. Trong đó, mùa cao điểm thường là các dịp lễ, Tết hoặc riêng với địa danh thì đó là thời điểm mà khách du lịch sẽ đến để khám phá, chụp ảnh,....

- Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: sản phẩm chính của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ nên hoạt động này sẽ cần phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp. Điều này cũng vô tình tạo ra một khó khăn đối với khách sạn đó chính là chi phí lao động cao nhưng lại khó cắt giảm do ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ.


Đặc điểm kinh doanh khách sạn
 

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Như đã nhấn mạnh ở trên, kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực rất giàu tiềm năng bởi nhu cầu lưu trú của người dùng liên tục tăng cao theo từng thời điểm. Vậy nên, nếu muốn thử sức kinh doanh với lĩnh vực này thì các bạn cần tham khảo một số loại hình kinh doanh khách sạn dưới đây và chọn một mô hình phù hợp để mang về lợi nhuận tốt nhất.

- Khách sạn bình dân (Hostel): phục vụ cho những nhóm khách hàng có nhu cầu nghỉ qua đêm hay dân du lịch phượt, địa điểm thường gặp đó là ở gần nhà ga, bến xe,....

- Nhà nghỉ ven đường (Motel): chủ yếu dành cho những khách muốn dừng chân để lưu trú qua đêm như dân phượt, tài xế ô tô,....

- Khách sạn thương mại (Commercial hotel): khách hàng thường là những doanh nhân đi công tác xa nhà.

- Khách sạn sân bay (Airport hotel): được xây dựng gần sân bay và chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là tiếp viên hàng không, phi công, khách quá cảnh chờ chuyến bay,....

- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): phục vụ cho nhóm khách hàng đang có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và thường được xây dựng ở các khu vực có tài nguyên thiên nhiên như rừng, hồ, biển, núi,....

- Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): là nơi dành riêng cho những du khách có nhu cầu chơi bài với quy mô và thiết kế vô cùng sang trọng, hiện đại.

- Khách sạn căn hộ (Condotel): là dạng căn hộ mới du nhập về Việt Nam bao gồm đầy đủ các phòng chức năng từ phòng khách, phòng ngủ cho đến nhà bếp,... nhưng được cho thuê như khách sạn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại hình này thường là bạn bè, gia đình hay khách muốn lưu trú dài hạn.

- Khách sạn nổi (Floating Hotel): là mô hình khách sạn được xây trên những con tàu cỡ lớn và không cố định một chỗ, chúng có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hay qua lại được giữa các nước.

- Khách sạn “con nhộng” (Pod hotel): được lấy ý tưởng từ hình Capsule Hotel của Nhật Bản với mục đích cung cấp cho khách hàng những căn phòng siêu nhỏ với mức giá rẻ. Căn phòng được thiết kế một cách thông minh nên vẫn mang lại cho khách hàng không gian vô cùng thoải mái, rộng rãi.


Kinh doanh khách sạn là gì?
 

Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì?

1. Nguồn vốn kinh doanh khách sạn

Chi phí kinh doanh khách sạn là bao nhiêu dường như luôn trở thành một trong những vấn đề lớn mà bất cứ ai khi muốn “bước chân” vào lĩnh vực này cũng đã từng thắc mắc. Trên thực tế, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh khách sạn mà bạn chọn thì số vốn này sẽ có sự khác biệt nhưng chung quy lại, nếu bạn không thể đo lường chi phí một cách hợp lý thì dù có bao nhiêu tiền cũng không đủ.

Vậy nên, hãy tính toán một cách thật hợp lý và logic để tránh những khoản tiền thừa thãi không đáng có và tập trung vào những khoản ngân sách lớn hơn như: tiền thuê mặt bằng, địa điểm, mua sắm trang thiết bị, nội thất, nhân lực, chi phí marketing,....

Một điều cần lưu ý tiếp theo khi sử dụng nguồn vốn của mình đó là bạn nên hạch toán chi phí một cách rõ ràng cho cả hai giai đoạn: chi phí mới đầu và chi phí lúc vận hành. Tuyệt đối đừng chi hết số vốn mà bạn có vào ngân sách ban đầu bởi sau khi khai trương, khách sạn của bạn có thể gặp những khó khăn lớn trong những tháng đầu khi mới kinh doanh nên cần phải có khoản phí duy trì hoạt động.


Chi phí kinh doanh khách sạn
 

2. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường được xem là một trong những bước khởi đầu vô cùng quan trọng đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào chứ không chỉ riêng mô hình khách sạn. Trong xã hội hiện đại, tùy thuộc vào mỗi nhóm khách hàng mà họ sẽ có những nhu cầu và khả năng nghỉ ngơi khác nhau. Chính vì thế, nếu khách sạn của bạn không thể bao quát được hết cả thị trường thì hãy chọn cho mình một phân khúc riêng mà bạn cho đó là tiềm năng và có cơ hội phát triển nhất.

Để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp cho khách sạn của mình, bạn có thể tìm kiếm khách hàng dựa theo tuổi tác, công việc, thu nhập, sở thích cá nhân,... từ đó lên kế hoạch kinh doanh và tiếp cận phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn xác định thị trường mục tiêu của mình là những người có thu nhập thấp, hãy thiết kế khách sạn đơn giản với nội thất bình dân nhưng phải đầy đủ, tiện nghi cho khách hàng.

3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến công việc kinh doanh khách sạn của bạn có thành công hay không. Một địa điểm nằm ngay trung tâm, có nhiều hoạt động thương mại, thường xuyên tổ chức các sự kiện quốc tế hay có nhiều khách du lịch qua lại,... được xem là một “mảnh đất vàng” để kinh doanh khách sạn. Không chỉ vậy, xác định địa điểm còn ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nhóm khách hàng mà khách sạn muốn hướng tới nên cần phải cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.


Lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn
 

4. Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh

Khởi nghiệp kinh doanh khách sạn không thể bỏ qua công đoạn đăng ký kinh doanh để xác minh hoạt động của mình là hợp pháp và minh bạch. Trong đó, xin giấy phép hoạt động là việc làm đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu và đáp ứng bằng cách chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề khách sạn.

- Bảng đánh giá điểm khách sạn tự đánh giá theo mẫu.

- Bản vẽ sơ đồ tổng thể các phòng trong khách sạn.

- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

- Giấy cam kết bảo vệ môi trường.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.

- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Danh sách quản lý và nhân viên.

5. Thi công và hoàn thiện khách sạn

Việc xây dựng và thi công, hoàn thiện khách sạn sẽ cần phải trải qua nhiều giai đoạn từ khâu lên ý tưởng cho đến việc huy động vốn đầu tư, chọn địa điểm,.... Đặc biệt, vì xây dựng khách sạn đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên bạn không thể lơ là trong việc lựa chọn thời gian khởi công phù hợp để tránh những được những rủi ro, hạn chế của thời tiết, bão lũ,.... Mặt khác, chủ đầu tư cũng cần lưu ý, cẩn trọng trong việc chọn đơn vị xây dựng, thi công uy tín nhằm đảm bảo đúng tiến độ của dự án, qua đó hạn chế được những rủi ro không mong muốn trong quá trình hoàn thiện.


Lợi nhuận kinh doanh khách sạn
 

6. Tuyển nhân viên và xây dựng đội ngũ nhân sự

Nhân sự có ảnh hưởng rất lớn trong việc đáp ứng trải nghiệm khách hàng và giúp bạn có được nguồn doanh thu hiệu quả, ấn tượng nhất. Chính vì vậy mà chủ đầu tư khách sạn sẽ cần phải tính toán và ước lượng được chính xác số lượng nhân viên cho từng bộ phận là bao nhiêu và qua đó bước đến công đoạn tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khách sạn. Các vị trí nhân sự tại khách sạn sẽ thường bao gồm những chức danh như: lễ tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên marketing, sales, quản lý khách sạn, bảo vệ,....

Sau khi đáp ứng số lượng nhân viên làm việc thì bạn cũng cần phải xây dựng đội ngũ nhân sự sao cho thật chuyên nghiệp bởi họ chính là những người sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng dịch vụ khách sạn. Ngoài việc tự mình đào tạo nếu bản thân đã có kinh nghiệm và trình độ trước đó, bạn cũng có thể thuê quản lý, nhân sự cấp cao và bàn giao lại trách nhiệm đào tạo nhân viên một cách bài bản cho họ.

Cách kinh doanh khách sạn hiệu quả giúp bùng nổ doanh thu

Không thể phủ nhận, khách sạn là một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn nhưng cũng cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do đó, để có thể vượt qua được các đối thủ cạnh tranh và tạo được vị thế cho mình thì bạn cần có những chiến thuật, chiến lược rõ ràng để hoạt động kinh doanh thành công như mong đợi. 

1. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiện nghi khách sạn

Ngoài việc tìm cho mình một chỗ ở, khách hàng hiện nay ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt đối với những trang thiết bị, nội thất và không gian mà họ sẽ ở. Vì thế, để công việc kinh doanh mang lại hiệu quả thì bạn cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tiện nghi cao cấp, hiện đại.

Việc này không chỉ tạo ấn tượng cho người thuê phòng mà còn giúp khách sạn gián tiếp kéo thêm nhiều khách hàng hơn thông qua lời giới thiệu, review hay những bức ảnh mà họ đăng tải trên mạng xã hội. Ngoài ra, khách sạn cũng cần phải lên kế hoạch bảo trì, tu sửa theo từng năm để chắc chắn rằng cơ sở kinh doanh của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.


Khởi nghiệp kinh doanh khách sạn
 

2. Mở rộng các dịch vụ và hoạt động giải trí

Khách hàng khi đến với khách sạn của bạn sẽ thuộc nhiều tầng lớp, địa vị, độ tuổi và sở thích khác nhau nên nhu cầu của mỗi người cũng vì thế mà có sự riêng biệt. Đối với những nhóm người trẻ, họ thường yêu thích không khí sôi động và náo nhiệt thông qua một số hoạt động, dịch vụ như: tổ chức party, hát karaoke, trò chuyện tại quán cafe, cung cấp đồ ăn nhẹ,.... Trong khi đó, nhóm khách lớn tuổi hơn lại yêu thích sự yên tĩnh, thư giãn và thi vị,... nên khách sạn của bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

3. Mở rộng đặt phòng trên các kênh OTA (Online Travel Agent)

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng hỗ trợ khách hàng đặt phòng trực tuyến thông qua các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến) như: Vietnam Booking, Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Vntrip,.... Các kênh này sẽ cho phép người dùng có thể đặt vé máy bay, đặt xe, đặt phòng nên bạn hoàn toàn có thể kết nối với chúng để khách sạn gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.


Các bước kinh doanh khách sạn
 

4. Không ngừng cải thiện trải nghiệm khách hàng

Thành công đối với một khách sạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ địa điểm, chất lượng cơ sở hạ tầng và đặc biệt trong đó là chất lượng dịch vụ. Vậy nên, để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn không ngừng phát triển, vươn cao thì khách sạn của bạn phải đầu tư vào trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng. Đương nhiên, để có thể làm được điều này thì bạn sẽ cần phải xây dựng một quy trình phục vụ khách hàng hoàn hảo, từ khâu nhận booking đến dọn phòng, cung cấp đồ ăn hay các dịch vụ bổ sung sau đó,....

5. Xây dựng chiến lược marketing thu hút khách hàng

Ngày nay, việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua tờ rơi, poster hay banner,... theo cách truyền thống đã không còn thật sự phù hợp và mang lại hiệu quả như ý. Thay vào đó, công nghệ phát triển đã kéo theo những chiến lược marketing online phát triển và được áp dụng phổ biến trong mọi hoạt động kinh doanh, bao gồm cả khách sạn. Đối với hình thức này, các bạn có thể quảng bá dịch vụ, hình ảnh khách sạn của mình trên các trang mạng xã hội, kênh trung gian OTA hay website một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Trong đó, website được nhận xét là kênh truyền thông mạnh nhất và hỗ trợ xây dựng thương hiệu khách sạn của bạn một cách lâu dài, bền bỉ. Thông qua website, các bạn sẽ lại lần nữa được làm chủ một “khách sạn” mới nhưng hoàn toàn trên môi trường trực tuyến. Tại đây, bạn có thể cho đăng tải dịch vụ khách sạn của mình với những chức năng như: đặt phòng, thanh toán, liên hệ tư vấn, xem trước hình ảnh,.... Có thể nói, mọi thông tin về khách sạn của bạn sẽ được đăng tải toàn bộ trên website và khi khách hàng truy cập, họ không chỉ tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng mà còn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ chỉ trong một vài thao tác đơn giản.

Với tầm quan trọng mà website mang lại nên hiện nay, hầu như khách sạn nào cũng đều có cho mình một trang web riêng nhưng không phải web nào cũng đảm bảo chất lượng. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu muốn sở hữu một trang web chuyên nghiệp để hỗ trợ công việc điều hành, tìm kiếm khách hàng,... thì hãy tham khảo ngay dịch vụ thiết kế website khách sạn tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một trang web chất lượng để xây dựng bộ mặt thương hiệu của mình trên thị trường trực tuyến. Không chỉ vậy, nhằm giúp công việc kinh doanh của bạn thêm phát triển thì Phương Nam Vina còn cung cấp thêm dịch vụ SEO web, Google Ads,... để website được hiển thị với thứ hạng cao trên Google, từ đó dễ dàng kết nối với nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh khách sạn hiệu quả. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Mô hình kinh doanh khách sạn
 

Những thách thức khi kinh doanh khách sạn trong thời đại 4.0

Phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ số đã làm cho các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội kinh doanh chưa từng có. Tuy nhiên, mặc dù công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng chính vì việc phát triển quá nhanh đã khiến cho nhiều khách sạn chưa thể thích ứng được, từ đó dẫn tới nhiều thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình kinh doanh của mình.

1. Sự lớn mạnh của Airbnb

Airbnb (Air Bed and Breakfast) thực chất không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là một thị trường cộng đồng kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch. Với lợi thế về mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các khách sạn truyền thống, thị trường Airbnb đang ngày càng lớn mạnh và được nhiều người lựa chọn, phổ biến nhất là giới trẻ.


Cách kinh doanh khách sạn
 

2. Kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao

Nhu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng luôn có xu hướng thay đổi liên tục tùy vào từng giai đoạn, thời điểm nên đây được xem như là một thử thách không nhỏ đối với những người làm kinh doanh khách sạn. Trong đó, thay đổi lớn nhất chính là do sự phát triển của công nghệ đã làm cho khách hàng không chỉ dừng lại ở việc chọn nơi lưu trú mà còn đòi hỏi cả chất lượng dịch vụ với hệ thống wifi miễn phí, hệ thống giải trí hiện đại, quá trình check in, check out nhanh chóng,.... Do đó, hãy đầu tư công nghệ vào trong quá trình kinh doanh khách sạn để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3. Xu hướng marketing thay đổi

Internet phát triển đã làm thay đổi cách thức tiếp thị kinh doanh của tất cả mọi lĩnh vực từ trực tiếp sang trực tuyến, điển hình như: bán phòng trên các kênh OTA, quảng cáo thông qua Facebook, website, book KOLs review,..... Với những hình thức marketing online, khách sạn của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng đông đảo trên khắp mọi miền đất nước và thậm chí vươn ra khỏi lãnh thổ.


Bí quyết kinh doanh khách sạn

4. Khó khăn khi xây dựng nhóm khách hàng trung thành

Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên Google, khách hàng hiện nay đã có thể dễ dàng tìm kiếm được những mức giá ưu đãi khi đặt phòng từ hàng trăm, nghìn khách sạn khác nhau. Điều này vô tình khiến các khách sạn gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành với khách hàng hơn bao giờ hết bởi chi phí tiếp cận khách hàng mới sẽ cao hơn khoảng từ 5 - 25 lần so với việc giữ chân người cũ ở lại.

5. Vấn đề bảo mật thông tin

Đối với lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn, dữ liệu của khách hàng vô cùng quan trọng và nếu bị đánh mất, uy tín cũng như thương hiệu mà bạn cất công xây dựng sẽ bị đánh đổ. Đặc biệt, du khách nước ngoài rất coi trọng dữ liệu cá nhân nên việc này sẽ khiến họ không muốn quay lại khách sạn lần thứ hai, thậm chí bạn còn phải đối mặt với án phạt nặng.

Cách kinh doanh khách sạn hiệu quả
 

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn từ các chuyên gia hàng đầu mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ để các bạn có thể học hỏi và áp dụng nhằm giúp công việc điều hành khách sạn của mình thêm thuận lợi. Mặc dù kinh doanh khách sạn không dễ, nhưng nếu bạn xác định đường đi chính xác và có các chiến lược hiệu quả thì thành công nhất định sẽ đến với bạn vào một ngày gần nhất.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

icon thiết kế website Thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách?

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo