9 tuyệt chiêu kinh doanh văn phòng phẩm hút khách, lời nhiều

Văn phòng phẩm là một trong số những mặt hàng thông dụng không thể thiếu đối với các học sinh, sinh viên và dân văn phòng nên việc thử sức kinh doanh với lĩnh vực này là một cơ hội tốt để bạn làm giàu hiệu quả. Mặc dù không còn được xem là một ý tưởng mới nhưng kinh doanh văn phòng phẩm vẫn có những khía cạnh hấp dẫn thu hút được sự chú ý, đầu tư của nhiều người. Vậy nên, nếu bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mà Phương Nam Vina chia sẻ dưới đây để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường và học ngay những bí quyết kinh doanh đơn giản, dễ thành công nhất.


9 tuyệt chiêu kinh doanh văn phòng phẩm hút khách, lợi nhuận cao
 

Lợi nhuận và rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm

1. Lợi nhuận kinh doanh văn phòng phẩm có cao không?

Dù có đang hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào thì lợi nhuận vẫn luôn là một trong những yếu tố đầu tiên và cốt lõi được nhiều người tìm hiểu trước khi quyết định có nên bắt tay vào kinh doanh hay không. Tương tự như khi mở cửa hàng văn phòng phẩm, nếu bạn vẫn luôn lo sợ lợi nhuận bán hàng không được như ý, khả năng thu hồi vốn chậm hay hiệu quả kinh doanh chưa tốt thì chắc chắn, bạn sẽ không thể đầu tư thành công.

Xét về mặt lợi nhuận, lĩnh vực kinh doanh văn phòng phẩm được đánh giá là rất khả quan vì hiện nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập, làm việc ngày một tăng cao nên doanh thu mà một cửa hàng văn phòng phẩm thu về là không hề nhỏ. Đó là chưa kể các sản phẩm trong ngành này vô cùng phong phú và được đầu tư không chỉ về chất lượng mà còn là giá trị thẩm mỹ bên ngoài nên dễ dàng thu hút sự chú ý của người nhìn, kể cả khi họ chưa có nhu cầu sử dụng.

Thêm vào đó, khả năng thu hồi vốn của lĩnh vực văn phòng phẩm tương đối ổn định và nhanh chóng nên nếu đang có ý tưởng kinh doanh ngành nghề này thì đây sẽ là một cơ hội tốt mà bạn cần nắm bắt ngay từ bây giờ.

2. Rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm

Bên cạnh lợi thế về mặt lợi nhuận thì mở cửa hàng văn phòng phẩm vẫn có khá nhiều rủi ro mà bạn cần nắm rõ để phòng tránh và tìm cách cải thiện, những rủi ro này thường xuất phát từ một số vấn đề sau:

- Trộm cắp vặt: điểm đặc trưng của các mặt hàng văn phòng phẩm là đều có kích thước nhỏ nên rất khó để ngăn chặn và kiểm soát được tình trạng trộm cắp vặt bằng cách truyền thống. Thay vào đó, hãy lắp các thiết bị camera an ninh cùng hệ thống quản lý bán hàng để phòng ngừa tình trạng trộm cắp.

- Hàng tồn kho nhiều: mặc dù hạn sử dụng của các mặt hàng văn phòng phẩm là rất xa nhưng yếu tố thời tiết, thiên tai và môi trường hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, vì văn phòng phẩm chính là tổ hợp của rất nhiều loại hàng hóa khác nhau nên nếu không biết cách quản lý hiệu quả thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thất thoát, hư hỏng hay sản phẩm bị ế, không ai mua.


Kinh doanh văn phòng phẩm
 

Cách kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả, lợi nhuận cao

Muốn công việc kinh doanh của mình mau sinh lời thì mỗi người chủ đầu tư cần bỏ ra rất nhiều thời gian, tâm huyết và đôi khi còn dành toàn bộ công sức của mình vào chúng. Tuy nhiên, dù sự cống hiến của bạn có to lớn đến đâu nhưng nếu không có một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, chất lượng thì hiệu quả công việc cũng sẽ không đạt được như kỳ vọng. Áp dụng vào trong quá trình mở cửa hàng văn phòng phẩm, để hoạt động kinh doanh mau sinh lời thì bạn có thể tham khảo ngay một số bí quyết mà những người thành công trước đó đã từng áp dụng.

1. Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn?

Khi mở cửa hàng văn phòng phẩm, vốn chính là yếu tố đầu tiên mà người làm kinh doanh phải xác định để từ đó quyết định quy mô hoạt động (mặt bằng, thiết kế không gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị), sản phẩm sẽ bán (chi phí nhập hàng, nguồn hàng) và một số khoản dự trù khác.

Vậy nên, nếu bạn đang muốn mở một cửa hàng văn phòng phẩm vừa và nhỏ thì số vốn cần bỏ ra sẽ rơi vào khoảng từ 70 - 100 triệu đồng, còn muốn kinh doanh lớn thì số vốn sẽ dao động từ 150 - 200 triệu đồng hoặc nhiều hơn thế nữa. 

Tuy nhiên, nên nhớ rằng số vốn mà bạn đang có nhiều hay ít sẽ không phụ thuộc vào việc bán hàng văn phòng phẩm có thành công hay không. Do đó, bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm cho người có ít vốn đó là phải tính toán một cách cẩn thận, cân đối các khoản đầu tư của mình, chỉ nên nhập hàng với số lượng vừa đủ nhưng phải thật sự đa dạng, phong phú. Đảm bảo được điều kiện này thì khả năng xoay vòng vốn của bạn sẽ nhanh hơn khi cửa hàng văn phòng phẩm mới được mở cửa và đi vào hoạt động.


Mở cửa hàng văn phòng phẩm
 

2. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu

Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, kinh doanh văn phòng phẩm không còn là một lĩnh vực độc đáo, mới mẻ trong xã hội hiện đại nhưng các cửa hàng bán sản phẩm này vẫn liên tục xuất hiện và thậm chí không có dấu hiệu hạ nhiệt. Lý giải cho vấn đề này bởi đơn giản mà nói, nhu cầu học tập, làm việc sử dụng văn phòng phẩm không thể giảm đi nên thị trường này vẫn luôn có chỗ để bạn “bước chân” vào.

Tuy nhiên, bạn lại không thể chỉ mở đại một cửa hàng mà bỏ qua bước nghiên cứu thị trường và không hề quan tâm đến nhu cầu khách hàng, thậm chí là các đối thủ trong khu vực gần đó. Lấy một ví dụ dễ hiểu, chỉ riêng việc mở cửa hàng tại một khu vực sầm uất và ngay cạnh những đối thủ có tiếng trong lĩnh vực văn phòng phẩm cũng đủ để chứng minh đây là sai lầm “chí mạng” dẫn đến sự thất bại của bạn.

Chính vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua công đoạn nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:

- Văn phòng phẩm của bạn bao gồm những mặt hàng nào?

- Khách hàng của bạn là ai?

- Tùy vào từng nhóm đối tượng khách hàng thì nên bán gì cho họ?

- Đối thủ của bạn là ai? Họ đang kinh doanh những loại hàng văn phòng phẩm gì?

- Mặt hàng nào mà họ bán chạy nhất?

- Đâu là những ưu nhược điểm của họ?

Có thể thấy, dù mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng và tất cả mọi người đều có thể sử dụng nhưng khi xác định thị trường mục tiêu, bạn sẽ khoanh vùng được đối tượng khách hàng tiềm năng cho mình, từ đó nhập những loại sản phẩm dễ dàng tiếp cận với họ, đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. Tìm nguồn hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Nguồn hàng văn phòng phẩm rất đa dạng với chất lượng và hình thức nhưng người mua sẽ thường có xu hướng chỉ chọn những sản phẩm này ở trong cùng một cửa tiệm chứ không di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Vậy nên, ngoài việc đảm bảo sản phẩm luôn được phong phú thì bạn cũng nên chọn tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng, uy tín và không bị phụ thuộc vào một nơi để tránh tình trạng thiếu hàng.

Một số nguồn hàng nổi tiếng, chất lượng mà bạn có thể yên tâm khi nhập sản phẩm về bán và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng gồm có:

- Làm đại lý cho các nhãn hiệu nổi tiếng: tập vở Tương Lai, Hải Tiến; tập đoàn Thiên Long; máy tính Casio; bút viết UNI; văn phòng phẩm Deli, Horse, STAR, Vinacal, Queen,....

- Công ty cung cấp sỉ lẻ: An Sinh, Vinacom, công ty VPP Hà Nội, Việt Hoàng, An Phát, Hoàng Hà, Hồng Hà,....

- Các khu phố, chợ đầu mối chuyên bán văn phòng phẩm: phố Chả Cá, phố Hàng Cân, Hàng Bồ, Lương Văn Can (Hà Nội), đường Phùng Hưng (Hồ Chí Minh).

- Nguồn hàng văn phòng phẩm từ các kênh thương mại điện tử nước ngoài: Taobao.com, 1688.com hay Tmall.com.


Cách kinh doanh văn phòng phẩm
 

4. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm

Một cách kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả mà nhiều người thường bỏ qua đó chính là lựa chọn địa điểm. Chẳng hạn khi kinh doanh những sản phẩm thiên về sách vở, dụng cụ học tập, quà tặng lưu niệm,... thì bạn nên ưu tiên những địa điểm ở gần trường học.

Trong trường hợp kinh doanh những sản phẩm thiên về văn phòng thì vị trí không hẳn là một yếu tố hàng đầu nữa, bởi ngoài việc thường xuyên liên hệ qua Internet thì bạn cũng sẽ phải giao hàng đến tận nơi với một số lượng lớn nên lúc này, chất lượng và giá cả mới là yếu tố hấp dẫn chứ không phải là mặt bằng có đẹp hay không. Tuy nhiên, đối với những khách hàng mục tiêu này thì việc sở hữu một mặt bằng đẹp gần cạnh văn phòng hay công ty vẫn là một điểm cộng, nhưng nếu sở hữu ít vốn thì có thể bỏ qua bởi tiền thuê mặt bằng ở những khu vực này thường khá đắt đỏ.

5. Trang trí, sắp xếp cửa hàng văn phòng phẩm

Một trong số những bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm hiện nay mà bạn cần chú ý đó là tạo ra sự thu hút cho người xem bằng cách đầu tư trang trí, sắp xếp cửa hàng sao cho thật nổi bật. Lý do bởi các cửa hàng văn phòng phẩm hầu như đều đưa ra thị trường những mặt hàng tương tự nhau nên thay vì tạo sự khác biệt trong sản phẩm, bạn hãy tập trung vào thiết kế, trang trí không gian để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng ghé đến.

Nếu đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên thì cần thiết kế cửa hàng bắt mắt và thu hút, bên trong được sắp xếp gọn gàng, các kệ không quá cao, lối đi rộng rãi và hàng hóa được bày trí một cách khoa học. Sản phẩm dành cho các văn phòng sẽ được mua thông qua hình thức giao hàng tận nơi nên cửa hàng không cần quá đề cao mảng thiết kế, trang trí. Tuy nhiên, không gian cũng cần đảm bảo sự thoải mái, hàng hóa sắp xếp gọn gàng để thuận tiện trong việc lấy đồ, vận chuyển.


Cách kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả
 

6. Hoàn tất thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm

Để hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm của mình chính thức được hợp thức hóa theo quy định của Pháp luật thì bạn cần làm thủ tục đăng ký thành lập cơ sở, đơn vị kinh doanh. Theo đó, thủ tục để mở cửa hàng văn phòng phẩm theo quy định mới nhất sẽ cần chuẩn bị một số thủ tục, giấy tờ sau:

- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Danh sách góp vốn, các thông tin và Chứng minh nhân dân (CMND) / Căn cước công dân (CCCD) của chủ hộ đăng ký kinh doanh.

Sau khi hoàn tất mọi hồ sơ, bạn hãy gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh rồi về nhà chờ kết quả. Bên phía thẩm định cơ quan sẽ xem xét theo căn cứ pháp lý và trả kết quả giấy phép kinh doanh cho bạn theo đúng thời hạn quy định.

7. Xây dựng kênh kinh doanh văn phòng phẩm online

Mở một cửa hàng online tuy có vẻ khá lạ nhưng thực chất, đây là một cách kinh doanh văn phòng phẩm được đánh giá rất cao bởi hiệu quả mang lại gần như đạt kết quả tuyệt đối. Không chỉ giúp cho cửa tiệm của bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng mà cách sắp xếp, bày trí với hình ảnh đẹp mắt còn giúp bạn dễ dàng thu hút sự chú ý của đông đảo “người qua đường” trên môi trường trực tuyến.

Theo đó, bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm cho thấy bạn sẽ cần phải tập trung vào việc xây dựng cửa hàng trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki) và quan trọng nhất là website. Những kênh này không chỉ giúp bạn có được một cửa hàng “ảo” để bán hàng hiệu quả mà còn hỗ trợ mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng, đồng thời mang về doanh số, lợi nhuận cao hơn.

Trong đó, website chính là kênh được đánh giá tốt hơn cả bởi so với mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, việc sở hữu trang web tức là bạn tự mình làm chủ cửa hàng “ảo” và dễ dàng cho đăng tải những sản phẩm mà mình kinh doanh lên đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc website của bạn khi bán hàng sẽ không gặp phải một số trường hợp như: giới hạn đăng tải sản phẩm, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, mất bài đăng, giảm tương tác, khóa tài khoản, xóa tài khoản vĩnh viễn, chia % hoa hồng,....

Tuy nhiên, muốn có được một trang web chuyên nghiệp để hoạt động lâu dài thì bạn cần phải tìm đến sự giúp đỡ của các công ty thiết kế website uy tín bởi quá trình tạo web sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi bạn phải có kiến thức, kỹ năng về lập trình, thiết kế. Do đó, nếu đang phân vân không biết nên lựa chọn đơn vị làm web nào chất lượng trên thị trường thì hãy tham khảo sử dụng ngay dịch vụ thiết kế website văn phòng phẩm tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên lập trình, thiết kế tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một website chất lượng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trực tuyến được hiệu quả hơn. Đặc biệt, Phương Nam Vina còn cung cấp thêm một số giải pháp như: SEO web, Google Ads,... để giúp trang web có được thứ hạng tốt trên Google, qua đó dễ dàng tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả.

Với phương châm thành công của bạn là thành công của chúng tôi nên Phương Nam Vina luôn nỗ lực hết mình để tạo ra những sản phẩm web chất lượng, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ công việc kinh doanh thêm khởi sắc. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm
 

8. Quản lý, vận hành cửa hàng văn phòng phẩm

Sau khi đã bắt tay vào công việc kinh doanh văn phòng phẩm, nếu bạn không học hỏi cách quản lý và vận hành cửa hàng thì rất khó để công việc của bạn đi tới thành công, thậm chí rất dễ bị “đứt gánh giữa đường”. Vậy nên, một trong những bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm mà bạn cần học ngay từ bây giờ đó là các quản lý, vận hành cửa hàng thông qua những gợi ý dưới đây:

- Luôn quan tâm đến trải nghiệm khách hàng: một trong những chi tiết nhỏ nhưng chứng tỏ bạn rất quan tâm đến cảm nhận của khách hàng đó là ở địa điểm đỗ và gửi xe. Ngoài ra, đối tượng mua sắm đồ văn phòng phẩm thường là học sinh, sinh viên, phụ huynh chở con đi mua sắm nên hãy lựa chọn các vị trí trung tâm gần trường học, trung tâm dân cư, khu cơ quan,....

- Luôn sắp xếp, quản lý văn phòng phẩm gọn gàng: ngoài việc giúp cho không gian cửa hàng luôn được gọn gàng để khách hàng thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thì bày trí khoa học cũng mang lại khả năng kích cầu mua sắm và kiểm soát hàng hóa hiệu quả.

- Kiểm soát tồn kho, xuất nhập: việc thường xuyên kiểm tra các mặt hàng trong kho cùng hàng xuất nhập, đang bày bán sẽ đảm bảo không gây ra những tổn thất không đáng có.

- Quản lý nhân sự: đối với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ thì bạn chỉ nên tuyển từ 1 - 2 nhân viên rồi chia theo ca, sau này nếu hoạt động kinh doanh dần ổn định và phát triển thì mới tuyển thêm. Lưu ý khi tuyển dụng cần hướng đến những người chuyên nghiệp, có ý thức, tác phong vui vẻ với khách hàng, biết cách chăm sóc, vệ sinh hàng hóa và quan trọng là phải trung thực.

9. Xây dựng chiến lược marketing cho cửa hàng văn phòng phẩm

Nói đến bí quyết mở cửa hàng văn phòng phẩm thì chắc chắn không thể nào bỏ qua các chiến lược marketing đầy tính sáng tạo bởi đây chính là điều kiện “cần” để bạn hội nhập và tiếp cận khách hàng hiệu quả, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Để xây dựng một chiến lược tiếp thị chất lượng cho cửa hàng văn phòng phẩm của mình, các bạn có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức dưới đây:

- Treo banner, poster hay phát tờ rơi thông báo về ngày khai trương, khuyến mãi,... trước cổng trường hay tại khu vực tập trung nhiều người.

- Giới thiệu cửa hàng của mình với những trường học, văn phòng hay cư dân xung quanh đó bằng cách chạy quảng cáo theo khu vực địa lý. 

- Tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tích điểm hàng tháng hoặc freeship cho khung giờ vàng hay khi khách đạt số lượng đơn hàng nhất định,....

- Khuyến khích khách hàng giới thiệu cho người quen về cửa hàng (tiếp thị truyền miệng).


Bí quyết mở cửa hàng văn phòng phẩm
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa tổng hợp cho bạn những bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm để bạn có thể tìm hiểu và áp dụng hiệu quả nếu muốn bắt tay vào công việc này. Dù biết rằng, mới bắt đầu kinh doanh thì sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm nên có thể khiến các bạn gặp nhiều khó khăn nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, hãy vững tin và làm hết sức mình, dù kết quả có thể không thành công nhưng không làm gì chắc chắn sẽ khiến các bạn thất bại.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Cách thu hút khách hàng đến cửa hàng

icon thiết kế website 12 bước lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết hiệu quả

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo