Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Sự chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh và cách thức quản lý chắc hẳn là vấn đề quan tâm của nhiều người có ý định mở cửa hàng bán tạp hóa. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư luôn là nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu khởi nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô tiệm tạp hóa mà bạn dự tính số vốn cần bỏ ra. Vậy nếu mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá cần bao nhiêu vốn cho tất cả các hạng mục? Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc mở cửa hàng tạp hóa, hi vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp với số vốn hiện có để thu hút được nhiều khách hàng và kinh doanh hiệu quả.
 

Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
 

1. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh

Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Vậy khi mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Với thủ tục khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: bạn cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin về tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, số lao động.

- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.

- Hợp đồng thuê địa điểm mở tiệm tạp hóa hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

- Các loại giấy tờ khác: Nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh các loại thực phẩm như: sữa, đồ ăn nhanh,...thì cần thêm giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Loại giấy tờ này sẽ được cung cấp bởi bộ phận quản lý thị trường tại địa phương. Ngoài ra, nếu kinh doanh thêm thuốc lá, rượu, bạn phải xin giấy phép bán lẻ hai loại hàng hóa này. Bên cạnh đó, bạn cần có giấy phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn khi vận hành tiệm tạp hóa. Đối với tiệm tạp hóa có bán sản phẩm tự làm thì bạn cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho những mặt hàng mà bạn sẽ cung cấp ra ngoài thị trường. Giấy tờ này do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp.

2. Chi phí thuê mặt bằng

Để bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần chọn được mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh của mình. Đó phải là nơi có diện tích đủ lớn, thông thoáng, vị trí thuận lợi cho giao thông. Đặc biệt, bạn nên chọn mở cửa hàng tạp hóa ở những khu vực đông dân cư, có nhiều người qua lại như: gần chung cư, trường học, các trục đường chính, khu vui chơi, giải trí,....Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu xem xung quanh đã có nhiều cửa hàng tạp hoá hay không, nếu đã có nhiều rồi thì hãy cân nhắc vị trí khác để có tiềm năng kinh doanh hút khách hơn, vì bạn sẽ rất khó cạnh tranh với những cửa hàng đã bán lâu năm. Một mặt bằng tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí quảng cáo cho cửa hàng.

Nhìn chung, có hai địa điểm để mở cửa hàng tạp hóa là mở cửa hàng ngay tại nhà hoặc thuê mặt bằng từ chỗ khác. Nếu sở hữu nhà mặt phố hoặc ở các hẻm lớn, bạn có thể tận dụng một phần diện tích nhà làm nơi kinh doanh. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí so với việc phải thuê mặt bằng chỗ khác. Tuỳ vào quy mô bạn định mở cửa hàng để chọn mặt bằng cho phù hợp. Tại vùng nông thôn, bạn có thể tận dụng mặt bằng có sẵn của gia đình, nếu phải thuê thì giá dao động từ 5 - 7 triệu/tháng. Nếu thuê mặt bằng ở các thành phố lớn thì sẽ có mức giá 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mặt bằng thuê để làm cửa hàng tạp hóa có địa thế càng đẹp, gần khu vực trung tâm thì giá thành sẽ cao hơn.

3. Chi phí trang bị nội thất trong cửa hàng

Để biết mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì ngoài vấn đề mặt bằng bạn cần phải liệt kê các chi phí liên quan đến việc sắm sửa trang thiết bị bên trong cửa hàng. Bạn cần chuẩn bị các nội thất như: kệ để đồ, tủ kính, giá treo, hộp đựng,....Mức chi phí này dao động ở mức 20 - 25 triệu đồng. Về trang thiết bị, cửa hàng tạp hoá có thể trang bị thêm camera an ninh chống trộm, bàn thu ngân, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,....Tổng chi phí khoảng 20 triệu đồng. Trong trường hợp cửa hàng của bạn bán thêm các loại thực phẩm đông lạnh, bạn cần trang bị thêm máy làm mát, tủ đông,....có giá dao động từ 20 - 30 triệu. Nếu bạn muốn tiết kiệm thì có thể mua hàng thanh lý sẽ rẻ hơn rất nhiều nhưng lưu ý lựa chọn hàng còn chất lượng khá tốt để có thể sử dụng lâu dài. Từ đó, bạn có thể giải quyết câu hỏi kinh doanh tạp hóa cần bao nhiêu vốn để đầu tư trang thiết bị mà không gây hao hụt quá nhiều chi phí.
 

Vốn mở cửa hàng tạp hóa
 

4. Chi phí nhập hàng tạp hóa

Nhu cầu của khách hàng mới là điều quan trọng nhất quyết định đến việc mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn. Bạn phải xác định được nhu cầu của khách thì mới có thể lựa chọn đúng sản phẩm cần bán để nhập về. Một cửa hàng tạp hóa cần số lượng hàng hóa không hề nhỏ. Bạn có thể đa dạng danh mục các mặt hàng tạp hóa từ nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm đến vật dụng gia đình để đáp ứng tối đa nhu cầu của người mua. Mỗi loại bạn có thể nhập nhiều thương hiệu khác nhau. Để việc kinh doanh hiệu quả ngay từ khi bắt đầu, hãy tìm hiểu về thói quen của người dùng ở quanh khu vực cửa hàng của bạn xem họ thường dùng những sản phẩm của nhãn hàng nào. Ví dụ như: bột giặt Omo, Tide hay Surf, nước mắm Chinsu, Nam Ngư hay Cát Hải,....Từ đó, bạn có thể lập bảng kế hoạch để lựa chọn và nhập sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Vấn đề kinh doanh tạp hóa cần bao nhiêu vốn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố nguồn hàng. Chi phí cho hạng mục này dao động từ 70 - 120 triệu đồng. Để có mức giá tốt nhất, bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn cung cấp hàng rồi mới đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, để tăng khả năng xoay vòng vốn, bạn nên chọn những mặt hàng dễ tiêu thụ với số lượng vừa phải và chọn cách thanh toán theo từng đợt. Thời gian đầu bạn chỉ nên lựa chọn các sản phẩm mang tính “an toàn”, dễ tiêu thụ, nhập từ những nguồn cung cấp chất lượng, uy tín, có xuất xứ rõ ràng để giữ chân khách hàng.

Sau một thời gian kinh doanh, khi đã am hiểu nhu cầu tiêu dùng của người mua, bạn có thể cân nhắc nhập số lượng hàng hóa lớn để được chiết khấu và mức giá nhập tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần có một số vốn lưu động nhất định, số vốn này có thể ít hoặc bằng với số tiền bỏ ra lấy hàng, khoảng 70 - 100 triệu. Chi phí nhập hàng là phần không thể thiếu nếu bạn đang thắc mắc việc mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu vốn. Có thể nói, hàng hóa là yếu tố quan trọng quyết định lượng khách tìm đến cửa hàng của bạn.

5. Chi phí thuê nhân viên

Tùy vào quy mô kinh doanh của cửa hàng mà bạn nên cân nhắc xem có nên tuyển thêm người phụ giúp hay không. Nếu tận dụng được nguồn nhân lực từ người nhà, bạn sẽ không phải lo lắng mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn để thuê nhân viên. Ngược lại, nếu cửa hàng lớn thì việc thuê người phụ giúp là điều cần thiết. Chi phí cho nhân viên sẽ dao động ở mức 5 - 6 triệu đồng. Bạn có thể thuê 1 - 2 nhân viên làm part time, ca xoay với mức lương từ 14.000 - 17.000 đồng/giờ. Như vậy, sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.

6. Chi phí sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Quản lý hàng hóa là một trong những công việc trọng tâm để tăng doanh số bán hàng của các cửa hàng tạp hóa. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc thất thoát ở cửa hàng. Với số lượng hàng hóa phong phú, đa dạng chủng loại, phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ cửa hàng có thể quản lý theo danh mục, nhóm hàng. Nhờ có mã vạch mà sản phẩm được nhập xuất nhanh chóng, giá và thông tin chi tiết của sản phẩm được hiển thị đầy đủ. Bạn có thể dễ dàng nhập liệu vào bảng excel một cách nhanh chóng, không mất thời gian và dễ dàng đồng bộ với website bán hàng online.

7. Lên kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng

Cửa hàng tạp hóa thường chỉ phục vụ một tập khách hàng nhỏ trong khu vực và khách vãng lai, vì vậy, bạn không cần áp dụng các chương trình tiếp thị, quảng bá như những thương hiệu bán lẻ dạng chuỗi hay siêu thị mini. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thì các giải pháp tiếp thị bạn cần thực hiện lúc này là:

- Đặt tên cửa hàng: Bạn có thể sử dụng tên cá nhân, tên người thân trong gia đình hoặc những cái tên khác để đặt cho cửa hàng tạp hóa của mình. Lưu ý, nên chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, để gây ấn tượng và thu hút khách hàng.

- Làm biển quảng cáo: Bạn có thể thiết kế một bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm.

- Dịch vụ khách hàng: Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh truyền thống của Việt Nam. Vì thế, để có thể cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” trong ngành bán lẻ như: Vinmart, 7 - Eleven, Bách Hóa Xanh,...bạn cần chú ý đến việc giao tiếp với khách hàng bằng cách xây dựng thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt. Vì có như vậy mới có thể giúp họ thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn.

- Chiến lược marketing: Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các cửa hàng tạp hóa thường là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá bán,....Ngoài ra, với các cửa hàng bán tạp hóa tầm trung, bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, ưu đãi giá bán cho khách quen, giao hàng tại nhà,...để thu hút khách hàng. Bạn cần lập kế hoạch truyền thông để quảng bá thương hiệu bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó phải kể đến hình thức marketing online bằng cách tạo lập fanpagethiết kế website tạp hóa. Sau đó, cập nhật thông tin khai trương cửa hàng, thông tin danh mục sản phẩm, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà,...để nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó, với xu hướng mua hàng qua mạng đang rất phổ biến hiện nay, bạn hoàn toàn có thể bán hàng tạp hóa online bằng cách cho khách hàng đặt mua trên website và giao tận nơi có tính phí hoặc miễn phí ship tùy theo chiến lược kinh doanh của bạn ở mỗi thời điểm.

Bạn cũng có thể đăng tin lên các hội nhóm, nhờ bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội hoặc tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,...để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, hình thức Livestream trên trang Facebook cá nhân sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng tiềm năng trên Internet, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận. Nhìn chung, chi phí cho hình thức marketing online dao động khoảng 20 - 25 triệu đồng tùy vào quy mô kinh doanh của cửa hàng.

Nhìn chung số vốn mà bạn cần bỏ ra để mở cửa hàng tạp hóa sẽ dao động ở mức 120 - 150 triệu đồng đối với khu vực nông thôn và khoảng 300 - 400 triệu đồng ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, đây chỉ là mức kinh phí dự trù mà thôi, bởi trong quá trình bắt tay vào thực hiện có thể phát sinh thêm một số khoản tiền khác. Bạn cũng nên dự trù cho cửa hàng của mình một số vốn nhỏ để phòng trường hợp phát sinh thêm các khoản phí không lường trước được.

Ở thời đại công nghệ thông tin và mạng Internet phát triển như hiện tại, ngoài cách thức kinh doanh truyền thống, bạn cần tận dụng cả phương thức bán hàng online bằng cách xây dựng trang web kết hợp với làm quảng cáo trên Facebook, Youtube, Zalo, Google,...để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng và duy trì sự phát triển ổn định, bền vững.

Trên đây là những yếu tố liên quan đến vấn đề chi phí mở cửa hàng tạp hóa mà đội ngũ marketing Công ty Phương Nam Vina chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và giải pháp hợp lý để lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa sắp tới của mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

Cách thu hút nhiều khách hàng đến cửa hàng

Cách tận dụng website để bán hàng hiệu quả

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo