Web 2.0 là gì? Những kiến thức không thể bỏ lỡ về web 2.0

Chứng kiến sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới web, chúng ta không thể phủ nhận rằng đã qua rồi cái thời mà người dùng web chỉ có thể “xem và đọc”, thụ động với tất cả nguồn tin. Ở thời điểm hiện tại, nhờ sự “tiến hóa” của công nghệ mà mọi người đã được tiếp cận với một thế hệ web mới mang tên gọi web 2.0. Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ với những người dùng Internet. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng thật sự hiểu rõ định nghĩa web 2.0 là gì. Vậy nên trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu để tìm hiểu về công nghệ web 2.0, từ đó giúp bạn có thể tận dụng tối đa nền tảng trên để phát triển sự hiện diện của mình trên thị trường trực tuyến.


Web 2.0 là gì? Những thông tin không thể bỏ lỡ về web 2.0
 

Web 2.0 là gì?

Khái niệm “web 2.0” chính thức được sử dụng lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2004 bởi Dale Dougherty - Phó chủ tịch O'Reilly Media tại hội nghị Web 2.0. Tuy nhiên, tại hội thảo này thì Dale Dougherty đã không trình bày cụ thể về khái niệm website 2.0 mà thay vào đó, họ chỉ đưa ra những ví dụ cụ thể để so sánh sự khác nhau giữa Web 1.0 và Web 2.0. Vậy nên, để có thể giải thích định nghĩa web 2.0 là gì thì chủ tịch của O'Reilly Media - ông Find O'Reilly đã miêu tả bảy đặc điểm nguyên mẫu của nền tảng web 2.0 như sau:

- Công nghệ web 2.0 có thể chạy được trong bất kỳ ứng dụng nào.

- Web sẽ tập hợp các kiến thức cộng đồng về Internet.

- Phần mềm có thể dễ dàng chạy được trên nhiều thiết bị.

- Dữ liệu trong web 2.0 có vai trò cực kỳ quan trọng.

- Phần mềm được cung cấp bởi dịch vụ web và thường xuyên cập nhật liên tục.

- Giao diện được ứng dụng đa dạng và phong phú.

- Có thể phát triển ứng dụng web dễ dàng và cực kỳ nhanh chóng.

Ở giai đoạn đầu, nền tảng web 2.0 thường chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật và nhấn mạnh tới những nền tảng ứng dụng. Nhưng vào hội nghị web 2.0 được tổ chức lần thứ hai vào tháng 10 năm 2005 thì công nghệ này đã được nhấn mạnh một cách sâu xa hơn về yếu tố cộng đồng.


Web 2.0
 

Các tính năng chính của web 2.0

Sự xuất hiện của công nghệ web 2.0 đã tạo nên một bước tiến mới đầy mạnh mẽ của thế giới khi nền tảng này được trang bị những tính năng vô cùng hấp dẫn, điển hình như:

- Phân loại thông tin miễn phí: tính năng này của website 2.0 sẽ cho phép người dùng tiến hành phân loại và tìm kiếm thông tin như gắn thẻ trên hình ảnh, video, liên kết hoặc trang web.

- Người dùng được phép tham gia: với web 2.0, toàn bộ các thông tin sẽ được trao đổi một cách linh hoạt giữa người dùng và chủ sở hữu website thông qua những bình luận, đánh giá trực tuyến. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tự mình sáng tạo nội dung để cho những đối tượng khác khi truy cập vào có thể đọc và tham khảo. Ví dụ tiêu biểu nhất cho tính năng này đó chính là Wikipedia - bách khoa toàn thư trực tuyến mà bất cứ ai cũng đều có thể chỉnh sửa nội dung hoặc đăng tải bài viết lên trên đó.

- Người dùng có trải nghiệm phong phú hơn: nền tảng web 2.0 sẽ cho phép người dùng có thể nhấp chuột vào trong hình ảnh hoặc phóng to ra để tìm hiểu thông tin dễ dàng.

- Phần mềm phát triển dưới dạng SaaS: các website 2.0 sẽ tiến hành phát triển những giao diện lập trình ứng dụng API. Nhờ vậy mà nó sẽ cho phép tự động sử dụng ứng dụng web, phần mềm hoặc là một mashup (ứng dụng web lai).


Công nghệ 2.0
 

Sự khác nhau giữa web 1.0 và web 2.0

Web 1.0 vốn được biết đến là thế hệ website cũ bao gồm các trang web dạng “đóng”. Với những website dạng này, người dùng chỉ có hai nhiệm vụ chính đó là theo dõi nội dung và ấn nút “X” để thoát ra khỏi trang. Thông thường, các website thuộc thể loại 1.0 chủ yếu là tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích của họ khi xây dựng web đó chính là dùng để giới thiệu đơn vị hoặc tiếp cận với người dùng. Nguồn tin trên các trang này đều là những thông tin một chiều và hoàn toàn bị kiểm soát bởi các quản trị viên.

Thế nhưng gần đây, việc ứng dụng công nghệ web 2.0 để phát triển các trang web mới như: WordPress, blog hay wiki đang dần được ưa chuộng nhiều hơn. Lý do bởi đây là nơi mà mọi thứ đang hoạt động theo cách chia sẻ nhiều hơn là việc tuyên bố một chiều. Bất kể ai cũng đều trở thành nguồn cung cấp nội dung cho trang web và những website loại này dần mang tính chất xã hội, thân thiện hơn. Để có thể phân biệt rõ hơn về hai web 1.0 và 2.0, bạn hãy cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây:
 

Web 1.0

Web 2.0

Dữ liệu của trang web chỉ tập trung tại một nơi.

Người dùng hoàn toàn có thể lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi khác nhau.

Trang web thích hợp cho đối tượng cá nhân sử dụng.

Web 2.0 có tính linh hoạt rất cao nên thích hợp với mọi đối tượng sử dụng.

Cung cấp nội dung cho người dùng một cách thụ động và chỉ dừng lại ở mức truyền tải thông tin.

Cung cấp các nội dung tương tác với người dùng cao nhờ hệ thống API. Nhờ đó mà người dùng có thể gửi các dữ liệu như bình luận để lưu trữ, đăng bài.

Hệ thống của web 1.0 phát triển một cách riêng lẻ.

Web 2.0 chính là hệ thống đồng bộ đa nền tảng.

Đặc trưng của trang web 1.0 là web tĩnh.

Không giống với web 1.0, web 2.0 là web động.

Nội dung trên web 1.0 thường không mang tính linh hoạt và khá cứng nhắc.

Nội dung của web 2.0 thường khá linh động.

 

Sự phát triển của nền tảng web 2.0

Như chúng ta cũng đã thấy, web 2.0 đã chiếm một sức ảnh hưởng lớn trong việc sử dụng Internet của con người. Chính sự bùng nổ của nền tảng web 2.0 đã làm cho các trang web 1.0 trở nên lỗi thời. Để làm rõ hơn về sự phát triển của công nghệ web 2.0 trong thời đại kỹ thuật số, bạn có thể tham khảo những minh chứng điển hình dưới đây:

1. HTML, CSS và trình duyệt

Khi truy cập vào một website bằng trình duyệt, máy chủ web (web server) sẽ gửi đến trình duyệt trên máy tính một trang web bằng HTML. Trình duyệt sẽ có nhiệm vụ nhận và hiển thị trang web từ HTML. Tại trang web, người dùng sẽ chỉ thực hiện được một số hành động nhất định như nhấn vào đường link màu xanh hoặc gạch chân bên dưới.

CSS được sử dụng để sắp xếp các nội dung hiển thị trên Internet Explorer từ phiên bản 3.0. Nhưng kể khi bắt đầu từ bản thứ 4 được phát hành vào năm 1997, Internet Explorer đã ngay lập tức thống trị trình duyệt web và chỉ thật sự tụt xuống ở vị trí thứ hai cho đến năm 2012 bởi sự xuất hiện của Google Chrome.


Nền tảng 2.0
 

2. Công nghệ client - side scripting

Người dùng hiện nay thường đòi hỏi nhiều hơn từ những trang web với các tính năng như: xem phim, xem truyền hình trực tiếp, chơi game,.... Chính vì vậy mà bạn cần phải có một công nghệ nào đó cho phép việc trao đổi giữa server và trình duyệt người dùng. Đây cũng chính là lý do mà client - side scripting được tích hợp vào các trang web và thực hiện các hành động với website khi người dùng mở web đó trên trình duyệt.

Thay vì chỉ giới hạn ở những đường link, người dùng giờ đây có thể tương tác được với nhiều thứ hơn như trình phát video, nút bấm (button),.... Yếu tố này bắt đầu được đẩy lên một tầm cao mới khi sau này, các trang web đều được thiết kế để gia tăng tương tác với người dùng, nhất là thông qua những client - side scripting. Hiện tại, client - side scripting phổ biến nhất chính là Javascript.

3. Sự xuất hiện của blog, forum và social media

Khi thời gian tiếp cận và truy cập vào Internet, website nhiều hơn trước thì người dùng thường có xu hướng muốn chia sẻ những nội dung, thông tin và các kiến thức mà mình có. Lúc này, một trang web dạng nhật ký đã được ra đời với tên gọi là blog. Nền tảng này sẽ giúp người dùng đăng tải những thứ do chính mình viết, từ đó đưa họ trở thành một nhà sáng tạo nội dung (content creator). Cụ thể, một trong những blog thịnh hành nhất vào giai đoạn các năm 2005 - 2008 đó chính là Yahoo! 360°.

Khác với cách tiếp cận của blog, một trang web tập trung vào việc tranh luận giữa các thành viên đó chính là forum. Forum được tạo ra với mục đích tập hợp những người dùng có cùng sự quan tâm dành cho một vấn đề nào đó và tiến hành tranh luận trên các topic bằng cách soạn thảo văn bản.

Sau này, theo thời gian thì người dùng lại muốn bản thân được cá nhân hóa trải nghiệm trên Internet. Chính sự trộn lẫn của hai dạng blog và forum đã tạo ra các trang mạng xã hội ảo như: Facebook, Instagram hay Twitter,.... Thông qua những nền tảng này, người dùng có thể tự mình tạo ra một hình ảnh “ảo” và xem được các thông tin của người khác. Ngoài ra, nhờ mạng xã hội mà người dùng cũng sẽ nhanh chóng cập nhật được các thông tin nhanh chóng, đồng thời có khả năng bàn luận về một chủ đề nào đó thông qua các bài đăng.
 

Website 2.0
 

4. Web application

Khi mà thời gian người dùng dành cho web nhiều hơn thì việc các nhà phát triển muốn tích hợp những dịch vụ trên web là điều rất phổ biến. Cụ thể, các web application hay còn gọi tắt là web app được xây dựng để có thể chạy được trên nền tảng web, điều này khác biệt hoàn toàn so với các app truyền thống trên desktop.

Không chỉ vậy, các web application còn có lợi thế hơn về mặt triển khai, cập nhật chương trình và các tính năng mới. Đặc biệt, một trong số các tính năng nổi bật của web application giúp chúng bỏ xa các ứng dụng truyền thống đó chính là khả năng chạy trên nhiều nền tảng. Dễ dàng để nhận ra rằng, hầu hết các trang mạng xã hội hiện nay đều có web app để chạy ngay trên trình duyệt của rất nhiều loại thiết bị khác nhau.

5. Smartphone và web 2.0

Một nhược điểm lớn của các thiết bị PC / Laptop hiện nay đó là khiến người dùng không thể sử dụng 24/24. Đây chính là nguyên do mà smartphone đang dần được nâng cấp để thay thế cho các công việc mà trước đây chỉ có PC hay Laptop mới làm được.

Cụ thể, với smartphone thì người dùng có thể dễ dàng truy cập vào Internet để lướt Facebook, checkin nhanh chóng mà không cần một cái bàn để đặt laptop của mình lên. Tất nhiên, các nhà phát triển nền tảng cũng không thể nào bỏ qua cơ hội khi smartphone app và web app được tích hợp để người dùng có thể tiếp cận nền tảng ở mọi nơi, mọi lúc. Có thể nói, smartphone đang trở thành một trong những “cánh cửa” được người dùng sử dụng nhiều nhất để truy cập vào web và bây giờ được gọi là thế hệ web 2.0.


Web 2.0 là gì?
 

Web 2.0 đã thay đổi xã hội như thế nào?

Không thể phủ nhận, sự trỗi dậy mãnh liệt của web 2.0 đã tác động một cách sâu sắc đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện tại. Một trong những sự thay đổi đáng chú ý nhất đó chính là cách mà mọi người sử dụng và chia sẻ các thông tin trực tuyến. Nhờ sự xuất hiện của các nền tảng nội dung do chính người dùng tạo ra như blog, wiki hay một số phương tiện truyền thông xã hội mà mọi cá nhân đều có thể chia sẻ quan điểm, ý tưởng của mình với khán giả toàn cầu. Từ đây, một hệ sinh thái trực tuyến dân chủ và đa dạng đã bắt đầu có mặt để có thể lắng nghe nhiều quan điểm, tiếng nói hơn.

Web 2.0 giờ đây cũng đang dần thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường trực tuyến. Cụ thể, doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội cùng những nền tảng trực tuyến khác để kết nối với khách hàng, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của họ theo những cách thức sáng tạo nhất. Điều này đã ngay lập tức mở ra những cơ hội mới cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với những người chơi lớn hơn, lâu đời hơn trong ngành tương ứng của họ.

Chưa dừng lại ở đó, web 2.0 cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức tương tác trực tuyến và xây dựng một cộng đồng mới. Cụ thể, các nền tảng truyền thông xã hội và diễn đàn trực tuyến đã tạo ra một không gian ảo, nơi mà mọi người có thể kết nối với những người có cùng mối quan tâm, thú vui và niềm tin của họ, đồng thời trao đổi thêm các đánh giá, hỗ trợ và cả lời khuyên. Điều này đã dẫn đến một sự hình thành các xu hướng mới trong đời sống hiện đại vượt qua phạm vi văn hóa và ranh giới địa lý.

Nhìn chung, sự trỗi dậy của web 2.0 đã tác động không nhỏ đến cách mà chúng ta đang sống, làm việc và tương tác với nhau. Bằng cách cho phép người dùng cùng nhau tham gia, cộng tác và không ngừng đổi mới, nền tảng này đã mở ra một thế giới trực tuyến rộng lớn, đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp.


Khái niệm web 2.0
 

Những lợi ích và rủi ro khi sử dụng web 2.0

Việc sử dụng website 2.0 mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó cũng để lại những rủi ro không nhỏ đòi hỏi người dùng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi tiếp cận và ứng dụng.

1. Lợi ích của web 2.0

Chính nhờ sự phát triển của công nghệ mà người dùng có thể chia sẻ toàn bộ các suy nghĩ và ý kiến của mình với những người khác, đồng thời tạo ra một số cách mới để tổ chức và kết nối với cộng đồng. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh của website 2.0 khi hỗ trợ khả năng giao tiếp qua các ứng dụng web, từ đó giúp nâng cao tính tương tác, kết nối và chia sẻ thông tin.

Bằng chứng rõ nhất của lợi ích này mà chúng ta cần phải đề cập đến đó chính là thông qua mạng xã hội - nơi mà các cá nhân được trang bị kết nối nền tảng web 2.0 để xuất bản nội dung, chia sẻ ý tưởng, trích xuất toàn bộ thông tin và theo dõi các tài khoản người dùng khác nhau. Điều này đã mang lại cho các cá nhân, doanh nghiệp những lợi ích không nhỏ trong kinh doanh khi hỗ trợ đẩy mạnh các phương pháp tiếp thị hướng đúng mục tiêu, đối tượng cụ thể.

Ngoài ra, website 2.0 cũng mang lại một sự công bằng nhất định. Cụ thể, hầu hết các cá nhân đều có cơ hội bình đẳng để có thể chia sẻ quan điểm, đánh giá của mình và họ cũng có thể xây dựng một mạng lưới liên hệ phù hợp.

2. Rủi ro của web 2.0

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó, công nghệ web 2.0 vẫn tồn tại hàng tá nhược điểm khi Internet đang hoạt động giống như một diễn đàn mở. Bằng cách mở rộng mạng xã hội, chúng ta đã và đang được chứng kiến sự gia tăng một cách nhanh chóng của các hành vi theo dõi trực tuyến từ đánh cắp danh tính, bắt nạt trên mạng hay một số tội phạm trực tuyến khác. Ngoài ra, việc sử dụng nền tảng web 2.0 không đúng cách còn làm tăng nguy cơ thông tin bị sai lệch giữa những người dùng, cho dù đó là qua các trang chia sẻ thông tin nguồn mở hay trên một số phương tiện truyền thông xã hội.

Người dùng hiện nay cũng hoàn toàn có thể đổi lỗi cho web 2.0 về những thông tin bị sai lệch, nội dung bị quá tải hay thông tin không đáng tin cậy. Bởi lẽ, các cá nhân đều có thể cho đăng tải bất cứ thứ gì mình muốn qua nhiều blog, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các cửa hàng web 2.0 khác nhau. Điều này vô tình sẽ gây ra những nguy cơ nhầm lẫn về nguồn gốc thông tin xác thực và nên tin tưởng vào nguồn nào.

Thậm chí, nhiều khả năng sẽ có các tài khoản giả mạo được lập nên từ những tin tặc đang cố gắng đánh cắp thông tin, bắt chước diện mạo hoặc lừa đảo người dùng nhẹ dạ cho một số mục đích xấu. Tất nhiên, vì công nghệ web 2.0 không phải lúc nào cũng có thể xác minh thông tin nên nguy cơ kẻ xấu lợi dụng kẽ hở của công nghệ này để làm hành vi sai trái là rất lớn.


Định nghĩa web 2.0
 

Một số ví dụ về công nghệ web 2.0 nổi tiếng

Sự phổ biến của web 2.0 trong thời đại công nghệ số hiện nay là một minh chứng to lớn về những thành công mà nền tảng này mang lại. Cụ thể, hãy cùng khám phá về những ví dụ thực tế về nền tảng 2.0 trong thế giới thực để thấy được công nghệ này đã lớn mạnh như thế nào.

1. Google.com

Google là công cụ tìm kiếm đứng top 1 trên thế giới hiện nay. Với dữ liệu người dùng khổng lồ được thu thập thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất mà từ đây, Google có thể kiếm được tiền bằng cách sử dụng dữ liệu này để định hướng cho việc quảng cáo, từ đó giúp các công ty khác có thể bán được nhiều sản phẩm hơn.

Ví dụ web 2.0
 

2. Wikipedia

Wikipedia hay còn được biết đến với tên gọi là mục bách khoa toàn thư do chính người dùng tạo ra. Trang web này sẽ cho phép người dùng liên tục thay đổi, chỉnh sửa về các định nghĩa, lịch sử và bao gồm các loại kiến thức khác nhau.

3. Facebook

Bên cạnh các trang mạng xã hội như Twitter, Instagram hay một số kênh truyền thông khác, Facebook là nền tảng mạng xã hội trực tuyến lớn nhất hiện nay khi giúp người dùng có thể theo dõi, tương tác và chia sẻ với nhau. Có lẽ sẽ rất khó để tin nhưng với những tin nhắn tức thì, lượt thích, lượt bình luận, chia sẻ hay yêu cầu kết bạn,... tất cả đều khó có thể hình dung được trong một xã hội mà con người chỉ sử dụng công nghệ web 1.0.


Website 2.0 là gì?
 

Không khó để thấy rằng, sự phát triển của công nghệ web 2.0 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và mang đến nhiều lợi ích, ứng dụng hơn cho người dùng. Hi vọng từ những thông tin mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ, bạn sẽ hiểu được khái niệm web 2.0 là gì và các kiến thức cơ bản khác. Đừng quên cập nhật những kiến thức mới nhất để không ngừng trau dồi và nâng cao sự hiểu biết của mình, từ đó vận dụng và phát triển tối đa hóa công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho cá nhân, doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website DDoS là gì? Cách phòng chống cuộc tấn công DDoS hiệu quả

icon thiết kế website World Wide Web là gì? Thế giới đã thay đổi thế nào khi có WWW?

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

TTFB là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu Time To First Byte

TTFB là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu Time To First Byte

TTFB là chỉ số quan trọng khi đo lường hiệu suất website, có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, thứ hạng SEO và chuyển đổi trên web.

502 Bad Gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 502

502 Bad Gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 502

Lỗi 502 Bad Gateway nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây phiền toái cho người dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, uy tín doanh nghiệp.

First Contentful Paint (FCP) là gì? Tất tần tật về chỉ số FCP

First Contentful Paint (FCP) là gì? Tất tần tật về chỉ số FCP

First Contentful Paint (FCP) chính là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu suất của trang web, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO.

Google PageSpeed Insights là gì? Cách dùng PageSpeed Insights

Google PageSpeed Insights là gì? Cách dùng PageSpeed Insights

Hiểu rõ cách Google PageSpeed Insights đo lường hiệu suất website bằng các chỉ số giúp cải thiện tốc độ tải trang và nâng cao khả năng leo top Google.

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm nhưng cũng đầy rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

zalo