WooCommerce là gì? Cách sử dụng WooCommerce hiệu quả

WooCommerce là một trong những plugin được ưa chuộng nhất trên hệ thống quản lý nội dung WordPress. Với tính năng hỗ trợ bán hàng trực tuyến, WooCommerce đã trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường Internet. Vậy WooCommerce là gì? Theo dõi bài viết này để cùng chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.


WooCommerce là gì? Cách sử dụng WooCommerce hiệu quả
 

WooCommerce là gì?

WooCommerce chính là một plugin mã nguồn mở được phát triển hoàn toàn miễn phí với mục đích giúp website WordPress của bạn trở thành cửa hàng thương mại điện tử để kinh doanh trực tuyến. Với việc tích hợp plugin này, trang web của bạn sẽ có đầy đủ các tính năng cần thiết để tiến hành bán hàng như quản lý sản phẩm, giỏ hàng, đơn hàng, thanh toán, vận chuyển,....

Nhờ có WooCommerce WordPress mà bạn có thể dễ dàng bán bất kỳ sản phẩm / dịch vụ nào ngay trên chính website của mình, từ các sản phẩm vật lý cho đến kỹ thuật số. Đồng thời, việc tạo web bán hàng bằng WooCommerce còn hỗ trợ người mua thanh toán an toàn, giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả và tự động sắp xếp các khoản thuế của bạn.

Điều gì khiến WooCommerce được sử dụng rộng rãi đến vậy?

Hiện nay, WooCommerce đang cung cấp 37% cửa hàng thương mại điện tử cho hơn 13 triệu website trên toàn cầu. Và ước tính rằng, những con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong tương lai khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh online. Vậy lý do tại sao mà WooCommerce WordPress lại được yêu thích nhiều như thế? Câu trả lời đến từ một số yếu tố dưới đây:

- Plugin WooCommerce miễn phí hoàn toàn.

- Việc cài đặt và sử dụng WooCommerce tương đối đơn giản, ngay cả đối với những người không chuyên về công nghệ cũng đều có thể sử dụng dễ dàng.

- Với một thư viện template WordPress đa dạng, việc xây dựng trang chủ shop online trở nên tiện lợi hơn chỉ trong vài thao tác.

- WooCommerce thường xuyên được cập nhật với các tính năng mới và bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các nhà phát triển WordPress.

- WooCommerce có tính bảo mật cao, giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin giao dịch an toàn, đồng thời ngăn chặn bất kỳ hành vi xâm nhập bất hợp pháp từ bên thứ ba.

- WooCommerce cho phép người dùng tùy chỉnh với một loạt các tính năng hoặc tiện ích được tích hợp.


WooCommerce là gì?
 

Các chức năng chính của WooCommerce

Như đã đề cập ở trên, WooCommerce là một trong những plugin được sử dụng phổ biến nhất trên nền tảng WordPress nhờ vào những tính năng hữu ích mà nó mang lại. Trong đó, các tính năng nổi bật nhất cần phải kể đến là:

1. Quản lý sản phẩm

Với WooCommerce, bạn có thể dễ dàng quản lý các sản phẩm của mình trên trang web bán hàng, bao gồm các công việc như: Tạo danh mục sản phẩm, thêm hình ảnh cùng mô tả chi tiết (khối lượng, thành phần, màu sắc, kích thước,...), cài đặt giá bán và tùy chỉnh các thông tin khác của sản phẩm.

2. Quản lý đơn hàng

Nhờ WooCommerce mà bạn có thể xem được danh sách các đơn hàng đã đặt và theo dõi trạng thái của chúng (bao gồm đơn hủy, hoàn hàng hay giao thành công). Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy chỉnh một số thông tin quan trọng khác như: Phương thức thanh toán, vận chuyển, gửi thông báo cho khách về trạng thái đơn hàng hay thêm các ghi chú liên quan khác để quản lý tốt hơn.

3. Quản lý khách hàng

Chắc chắn, khách hàng chính là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh và WooCommerce cũng đã cung cấp những tính năng hữu ích để quản lý khách hàng của bạn một cách hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể sử dụng WooCommerce để tạo các tài khoản cho khách hàng, quản lý thông tin cá nhân và lịch sử mua hàng của họ,.... Nhờ đó mà bạn có thể tương tác và chăm sóc khách hàng của mình một cách tốt nhất.


WooCommerce
 

4. Hệ thống thanh toán

Tạo web bán hàng bằng WooCommerce WordPress có một ưu điểm là hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Nhờ đó mà bạn có thể tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến đa dạng như: Paypal, Credit Card, COD, Cash,... để thuận tiện hơn cho việc mua sắm của khách hàng.

5. Phương thức vận chuyển

Không chỉ hỗ trợ thanh toán, WooCommerce còn hỗ trợ cho việc tính giá và phương thức vận chuyển cho sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng thiết lập các mức giá và tính phí vận chuyển theo khoảng cách, trọng lượng hoặc giá trị đơn hàng mà khách hàng đặt mua. Việc này sẽ giúp cho việc tính toán, quản lý phương thức vận chuyển trở nên đơn giản và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.

6. Tạo chương trình khuyến mãi

Để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, việc thiết lập chương trình khuyến mãi là điều không thể thiếu. Với WooCommerce, bạn có thể tạo và quản lý các chương trình khuyến mãi một cách dễ dàng theo yêu cầu của mình. Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng có thể tùy chỉnh mã giảm giá và áp dụng chúng cho một hay nhiều sản phẩm, đặt ngày bắt đầu - kết thúc chương trình cũng như theo dõi hiệu quả mà chiến dịch đó mang lại.

7. Báo cáo thống kê chi tiết

Plugin WooCommerce cũng cung cấp cho bạn các báo cáo thống kê chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, trong đó bao gồm số lượng đơn hàng, doanh thu, sản phẩm bán chạy, khách hàng đăng ký mới và nhiều thông tin hữu ích khác. Với việc nắm rõ những thông tin quan trọng này, bạn có thể đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển tương ứng.


WooCommerce WordPress
 

Hướng dẫn cài đặt plugin WooCommerce cho website

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng WooCommerce để hỗ trợ việc bán hàng thêm hiệu quả thì trước tiên, bạn cần phải cài đặt plugin này về website của mình. Theo đó, để cài đặt plugin WooCommerce WordPress thì bạn cần tuân thủ dựa trên các bước dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị WordPress bằng tên người dùng (username) và mật khẩu (password) của bạn.

Bước 2: Sau khi hoàn thành đăng nhập, bạn chọn mục "Plugin" từ thanh công cụ bên trái của màn hình và chọn "Add New Plugin".


Cách cài đặt WooCommerce
 

Bước 3: Trong ô tìm kiếm, hãy nhập từ khóa "WooCommerce" và nhấn Enter.

Bước 4: Ngay lập tức, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các plugin liên quan đến WooCommerce. Lúc này, bạn hãy chọn plugin WooCommerce và nhấn "Install Now" để bắt đầu quá trình cài đặt.


Các cách cài đặt WooCommerce
 

Bước 5: Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn hãy nhấn "Activate" để bật WooCommerce, sau đó click vào Visit Dasbroad để xem menu quản trị trên trang web của mình.


Hướng dẫn cài đặt WooCommerce
 

Bước 6: Cuối cùng, bạn sẽ được dẫn dắt qua trình hướng dẫn cài đặt WooCommerce để thiết lập cơ bản.


Cài đặt WooCommerce chi tiết
 

Cách sử dụng WooCommerce hiệu quả

Sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt ở trên, việc của bạn bây giờ là hãy để chúng tôi hướng dẫn sử dụng WooCommerce đơn giản, hiệu quả ngay trên website như sau:

1. Thêm sản phẩm

Về cơ bản, quá trình thêm sản phẩm trên WooCommerce cũng đơn giản giống như việc bạn đăng tải một bài viết mới trên blog của mình. Để làm được điều này, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

- Truy cập vào trang quản trị của bạn và điều hướng đến mục WooCommerce. Tại đây, bạn hãy bấm chọn mục "Products" và nhấn vào "Add New". Lúc này, việc nhập các thông tin cần thiết cho sản phẩm của bạn sẽ được diễn ra theo thứ tự như sau:

- Tên sản phẩm: Điền tên của sản phẩm.

- Mô tả sản phẩm: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và đi kèm hình ảnh mô tả sản phẩm.

- Dữ liệu sản phẩm: Đây là nơi bạn có thể chọn định dạng loại sản phẩm và đối với người mới bắt đầu, sự lựa chọn tốt nhất chính là "Simple product". Sau này, khi bạn đã quen thì có thể tùy chỉnh với các lựa chọn khác như: Grouped, Virtual, Downloadable, Variable, External.

- Mô tả ngắn: Nhập mô tả ngắn gọn về sản phẩm.

- Danh mục sản phẩm: Chọn danh mục phù hợp để phân loại sản phẩm, qua đó giúp việc quản lý và tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.

- Hình ảnh sản phẩm: Thêm hình ảnh chính của sản phẩm, thường được sử dụng làm hình ảnh trang bìa cho sản phẩm.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bạn hãy nhấn "Publish" để lưu sản phẩm.


Tạo web bán hàng bằng WooCommerce
 

2. Cài đặt phương thức thanh toán

Để cài đặt phương thức thanh toán cho website của mình thì bạn hãy chọn WooCommerce, sau đó click vào mục Settings và bấm Payments. Tại đây, bạn có thể chọn lựa các phương thức thanh toán mà mình muốn sử dụng và tiến hành cấu hình tùy chọn đối với từng phương thức.

3. Cài đặt phương thức vận chuyển

Tương tự như khi cài đặt phương thức thanh toán, nếu bạn muốn cài đặt phương thức vận chuyển cho cửa hàng thương mại điện tử của mình trên website thì hãy tiếp tục chọn WooCommerce, nhấn Settings và click vào Shipping. Lúc này, bạn chỉ cần chọn phương thức vận chuyển mà mình muốn sử dụng và tiến hành cấu hình chúng lại là xong.


Hướng dẫn sử dụng WooCommerce
 

4. Quản lý mã giảm giá

Để quản lý các mã giảm giá hay voucher trên website, bạn có thể truy cập vào mục "Coupons". Còn trong trường hợp muốn chỉnh sửa thì bạn chỉ cần nhấp vào tên của mã giảm giá và tiến hành thay đổi các thông tin cần thiết.

5. Hướng dẫn quản lý đơn hàng

Khi quy trình thanh toán hoàn tất, hệ thống sẽ tự động tạo ra các đơn hàng tương ứng trên website của bạn. Để có thể kiểm tra và quản lý các đơn hàng này thì bạn chỉ cần vào mục "Orders". Tại đó, mỗi đơn hàng sẽ được gắn kèm một ID riêng và đi kèm là các thông tin quan trọng của khách hàng như địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán,....

6. Quản lý báo cáo

Để quản lý báo cáo của cửa hàng, bạn có thể truy cập vào mục "Reports". Tại đây, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn thông tin về số lượng sản phẩm đã bán, doanh thu,... cùng nhiều thống kê khác để bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của cửa hàng.


Cách dùng WooCommerce
 

Kinh nghiệm tối ưu WooCommerce để cải thiện doanh số bán hàng

Sau khi đã tìm hiểu về các tính năng của WooCommerce thì tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số kinh nghiệm tối ưu hóa để cải thiện doanh số bán hàng trên trang web của mình.

1. Sử dụng Email và Newsletter

Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng có sẵn, bạn có thể gửi đến họ các mã giảm giá thông qua Email và Newsletter. Việc cung cấp các ưu đãi này sẽ tạo ấn tượng tích cực với khách hàng và khuyến khích họ thực hiện mua sắm. Về phía khách hàng, họ sẽ nhận ra sự hấp dẫn của việc mua hàng với mức giá ưu đãi từ các email mà bạn gửi, từ đó làm gia tăng cơ hội chuyển đổi hành động mua sắm từ Email và Newsletter cho các sản phẩm trực tuyến của bạn.


WooCommerce WordPress là gì?
 

2. Tận dụng tính năng tạo video quảng cáo

Sử dụng video chính là một phương án hiệu quả để bạn có thể quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. Với tính năng tạo video quảng cáo của WooCommerce, bạn có thể tạo ra những đoạn video ngắn và hấp dẫn về sản phẩm của mình để chia sẻ trên trang web hoặc mạng xã hội. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể hình dung được sản phẩm của bạn một cách rõ ràng và dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm hơn.

3. Đừng bỏ qua WooCommerce Multilingual

Nếu bạn muốn mở rộng thị trường và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, việc sử dụng WooCommerce Multilingual là điều không thể thiếu. Với tính năng này, bạn có thể dễ dàng tạo ra các phiên bản trang web thành nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ đó giúp cho việc truy cập và mua sắm trở nên thuận tiện hơn đối với khách hàng đến từ các quốc gia trên toàn thế giới.


WooCommerce WordPres nghĩa là gì?
 

4. Sử dụng YITH WooCommerce Wish Wishlist

YITH WooCommerce Wishlist là một trong những plugin hữu ích để giúp cho việc quản lý đơn hàng và dữ liệu của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Với tính năng này, bạn có thể cho phép khách hàng lưu lại những sản phẩm yêu thích vào trong danh sách Wishlist và quay lại mua hàng sau khi cần.

5. Tích hợp Plugin Beeketing

Beeketing là một trong những plugin được sử dụng rất phổ biến trên WooCommerce với các tính năng hỗ trợ bán hàng như: tạo coupon, giỏ hàng nổi bật, tích hợp chat trực tuyến, tạo sản phẩm liên quan hay đánh giá sản phẩm. Nhìn chung, việc tích hợp Beeketing vào WooCommerce sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả và thu hút khách hàng một cách nhanh chóng hơn.


WooCommerce nghĩa là gì?
 

So sánh WooCommerce với Shopify, Magento và BigCommerce

Bên cạnh WooCommerce thì hiện nay, Shopify, Magento và BigCommerce cũng đang là những nền tảng thương mại điện tử phổ biến và được ưa chuộng sử dụng hiện nay. Vậy giữa chúng có sự khác biệt nào?

1. WooCommerce với Shopify

WooCommerce và Shopify là hai lựa chọn hàng đầu khi nói về khả năng mở rộng các tiện ích của cửa hàng trực tuyến. Dưới đây là một số đánh giá chi tiết về hai extension này:

- Chi phí: WooCommerce là nền tảng hoàn toàn miễn phí còn Shopify có mức giá từ 29 USD/tháng, nhưng bù lại thì nó sẽ cung cấp nhiều tính năng mở rộng hơn.

- Khả năng sử dụng: Shopify dễ sử dụng nhờ quá trình cài đặt đơn giản hơn so với WooCommerce. Mặc dù việc cài đặt extension WooCommerce có thể tốn nhiều thời gian hơn nhưng các tính năng trên WooCommerce vẫn dễ dàng sử dụng và linh hoạt.

- Phương thức thanh toán: Shopify cung cấp nhiều phương thức thanh toán hơn, đặc biệt là khi bạn chọn các gói cao cấp. Tuy nhiên, WooCommerce vẫn hỗ trợ thanh toán tốt thông qua Paypal, Stripe và không tính phí cho các giao dịch.

- Khả năng mở rộng, phát triển: Cả Shopify, WooCommerce đều linh hoạt và có thể mở rộng với nhiều gói khác nhau, đồng thời phù hợp với nhu cầu phát triển của cửa hàng.

2. WooCommerce với Magento

Khi đánh giá sự khác biệt giữa WooCommerce và Magento, WooCommerce thường được đánh giá cao hơn vì có nhiều ưu điểm nổi bật. WooCommerce nổi tiếng với thị phần lớn, dễ sử dụng và giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng, vận hành một trang web thương mại điện tử.

Ngược lại, Magento sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có ngân sách lớn cho cửa hàng trực tuyến. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi người sử dụng phải có sự thành thạo về lập trình nên nếu không có kỹ năng này, bạn có thể cần phải thuê các nhà phát triển chuyên nghiệp để hỗ trợ.

3. WooCommerce với BigCommerce

BigCommerce là một ứng dụng hoạt động độc lập với mức độ bảo mật cao và khả năng mở rộng nhiều tính năng. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ khác ngoài BigCommerce có thể gặp khó khăn. Chưa kể, chi phí đầu tư ban đầu của BigCommerce cũng cao hơn so với plugin WooCommerce.


Cách sử dụng WooCommerce hiệu quả
 

Trên đây là những thông tin về plugin WooCommerce WordPress mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn Với những tính năng và tiện ích mà nó mang lại, WooCommerce quả thật đã giúp cho việc quản lý và bán hàng trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Vậy nên, nếu bạn chưa sử dụng WooCommerce thì hãy nhanh chóng cài đặt và trải nghiệm những tính năng hấp dẫn của nó để có thể tối ưu hoạt động kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Navigation bar là gì? Cách tạo và tối ưu navigation bar

icon thiết kế website Tính năng của website là gì? Các tính năng website cơ bản

icon thiết kế website Xây dựng hệ thống bán hàng online thành công hút đơn khủng

Bài viết mới nhất

Bootstrap là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Bootstrap

Bootstrap là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Bootstrap

Bootstrap là một công cụ phổ biến được các lập trình viên ưa dùng để tối ưu trang web hiệu quả, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Plugin là gì? Những kiến thức về plugin có thể bạn chưa biết

Plugin là gì? Những kiến thức về plugin có thể bạn chưa biết

Plugin là một chương trình phần mềm được dùng để thêm các tính năng mới, cải thiện chức năng hiện có hoặc sửa lỗi trong website, ứng dụng gốc.

Yoast SEO là gì? Cách cài đặt và sử dụng Yoast SEO plugin

Yoast SEO là gì? Cách cài đặt và sử dụng Yoast SEO plugin

Yoast SEO là một trong những plugin phổ biến mà bất kỳ người dùng WordPress nào hiện nay cũng tiến hành cài đặt cho website của mình.

XAMPP là gì? Hướng dẫn cài đặt XAMPP đơn giản, hiệu quả

XAMPP là gì? Hướng dẫn cài đặt XAMPP đơn giản, hiệu quả

XAMPP là một ứng dụng được các lập trình viên ưa chuộng sử dụng để có thể tạo server và phát triển web theo ngôn ngữ PHP hiệu quả.

Top 15 phần mềm SEO web miễn phí tốt nhất hiện nay

Top 15 phần mềm SEO web miễn phí tốt nhất hiện nay

Phần mềm SEO chính là những công cụ được thiết kế nhằm giúp cho người dùng có thể tối ưu hóa quá trình SEO website mang lại hiệu quả cao hơn.

Wix là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo website với Wix

Wix là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo website với Wix

Wix là một nền tảng thiết kế website đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng vì giao diện đơn giản, dễ sử dụng mà không cần biết code.

zalo