Ngày nay, với sự phát triển vượt trội của công nghệ và mạng Internet, tất cả mọi thứ đều được đơn giản hóa để thực hiện dễ dàng hơn. Trong số đó, sự xuất hiện của hình thức thanh toán trực tuyến đã và đang trở thành một xu hướng bùng nổ mạnh mẽ nhờ giúp người dùng quản lý chi tiêu, tài chính tốt hơn. Vậy thanh toán trực tuyến là gì? Những hình thức thanh toán nào đang “xưng bá” tại thị trường Việt ở thời điểm hiện tại? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây để có được thông tin chi tiết nhé.
- Thanh toán trực tuyến là gì?
- Những lợi ích của hình thức thanh toán trực tuyến
- Một số hạn chế của hình thức thanh toán online
- Chi tiết quy trình thanh toán trực tuyến
- Các hình thức thanh toán trực tuyến hiện nay tại Việt Nam
- Những lưu ý quan trọng khi tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website
- Dịch vụ thiết kế web bán hàng tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chuyên nghiệp
Thanh toán trực tuyến là gì?
Thanh toán trực tuyến hay thanh toán điện tử là một mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đang rất thịnh hành trong những năm trở lại đây. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì cổng thanh toán trực tuyến là nơi mà người dùng có thể thanh toán, giao dịch trên mạng Internet. Thay vì sử dụng tiền mặt thì hiện nay, người dùng có thể dễ dàng chuyển, nạp và rút tiền ngay trên điện thoại một cách nhanh chóng, tiện lợi chỉ thông qua một vài thao tác đơn giản.
Những lợi ích của hình thức thanh toán trực tuyến
Không phải tự nhiên mà thanh toán online lại trở thành tương lai của thị trường giao dịch. Nhờ sự kết hợp của công nghệ và mạng Internet, hình thức thanh toán trực tuyến đã mang lại cho người dùng và cả doanh nghiệp những lợi ích vô cùng thiết thực sau:
1. Giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
Không thể phủ nhận, sự xuất hiện của các hình thức thanh toán trực tuyến đã phần nào làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của đại đa số người tiêu dùng. Giờ đây, khi đi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, website hay tại các cửa hàng, siêu thị hoặc thậm chí là những quán ăn bình thường, người ta cũng đều sử dụng các hình thức thanh toán online để chi trả thay vì sử dụng tiền mặt như trước đây. Việc thanh toán trực tuyến thông qua thiết bị di động được kết nối với Internet sẽ giúp cho quá trình giao dịch trở nên nhanh chóng, đặc biệt tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả.
2. Giúp khách hàng quản lý tài chính tốt hơn
Khi sử dụng các cổng thanh toán trực tuyến để giao dịch, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng ghi nhớ về những khoản tiền mà mình đã chi trong ngày. Với chức năng lưu lại lịch sử giao dịch của người dùng, bất kỳ một khoản tiền nào mà bạn đã thanh toán trước đó cũng sẽ được ghi lại với thông tin chi tiết về ngày, giờ, số tiền đã chuyển, nạp, rút,.... Nhờ vậy mà việc kiểm soát tài chính của bạn sẽ được theo dõi một cách tốt hơn, từ đó dễ dàng cân đối tài chính phù hợp.
3. Bảo mật thông tin cao và hạn chế rủi ro
Một trong những ưu điểm nổi bật của các hình thức thanh toán online hiện nay đó chính là khả năng bảo mật thông tin tuyệt đối của quá trình giao dịch trực tuyến. Đặc biệt, nếu như những vấn đề như quên ví, thiếu tiền mặt hay mất ví là tình trạng rất dễ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày thì hình thức thanh toán điện tử lại khắc phục được những hạn chế này, đồng thời đảm bảo tính chính xác, minh bạch và nhanh chóng.
4. Tăng tính linh hoạt, chuyên nghiệp trong kinh doanh
Đa phần những người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ thường có xu hướng sử dụng ví điện tử, Internet banking hay mã QR,... để thanh toán trực tuyến. Vì vậy, doanh nghiệp nào khi kinh doanh mà không áp dụng hệ thống thanh toán này sẽ gặp phải khá nhiều bất lợi. Thậm chí về lâu về dài, các doanh nghiệp đó sẽ còn không thể cạnh tranh lại được với các sàn giao dịch thương mại điện tử khi dần dần, những cửa hàng trên nền tảng này đang tạo được niềm tin về chất lượng hàng hóa cùng với sự đa dạng trong việc cung cấp hình thức thanh toán tiện ích cho khách hàng. Do đó, việc ứng dụng các cổng thanh toán online chính là một lợi thế tuyệt vời để giúp doanh nghiệp trở nên ấn tượng hơn trong mắt của người tiêu dùng.
Một số hạn chế của hình thức thanh toán online
Bên cạnh những lợi ích ấn tượng mà hình thức thanh toán online mang lại cho người dùng, việc giao dịch trên các cổng trực tuyến này đôi khi vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro khiến người dùng không thể nào trở tay kịp. Trong đó, phổ biến nhất cần phải kể đến những vấn đề như:
- Mất tiền oan khi hệ thống bất ngờ bị lỗi: trường hợp này xảy ra khiến người dùng không những bị mất tiền mà còn bị kẹt lại tiền trong tài khoản. Chưa kể, khi tiến hành giao dịch nhưng hệ thống bị lỗi thì rất dễ xảy ra tình trạng tài khoản của người dùng đã bị trừ tiền nhưng phía bên nhận vẫn chưa có tiền. Cho đến khi hệ thống ổn định trở lại thì người dùng mới được trả lại tiền, điều này đôi khi gây ra nhiều sự bất cập cho người dùng khi thanh toán.
- Người bán bị mất tiền do bị người mua lừa đảo: hạn chế này không xuất phát từ hệ thống mà thực chất là do có những kẻ lừa đảo dựa vào cơ chế hoạt động của cổng thanh toán để lấy tiền của người bán hàng. Chẳng hạn như photoshop đã chuyển tiền, hoặc báo do app bị lỗi nên chưa chuyển qua được.
- Bị hack thẻ: các hình thức lừa đảo đang ngày càng trở nên đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, việc nhấp vào link lạ đôi khi sẽ khiến tài khoản của bạn rơi vào tay kẻ xấu và lấy sạch tiền.
Chi tiết quy trình thanh toán trực tuyến
Giờ đây, với một chiếc thẻ thanh toán / tài khoản ngân hàng liên kết và điện thoại được kết nối với Internet, người dùng có thể hoàn thành việc giao dịch trực tuyến với các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Chọn sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang muốn mua trên website / ứng dụng nào đó.
Bước 2: Để thanh toán, khách hàng sẽ cần phải điền thông tin thanh toán hoặc chọn tài khoản / ví điện tử liên kết để giao dịch.
Bước 3: Sau khi đã xác nhận giao dịch, thông tin thanh toán của bạn sẽ được mã hóa và gửi đến cho hệ thống thanh toán trực tuyến.
Bước 4: Bộ phận xử lý thanh toán sẽ nhanh chóng xác nhận thông tin, sau đó tiến hành xử lý giao dịch.
Bước 5: Giao dịch đã được xác nhận đã thanh toán thành công, khách hàng và cả phía doanh nghiệp đều sẽ nhận được thông báo về việc thanh toán đơn hàng đã thành công.
Các hình thức thanh toán trực tuyến hiện nay tại Việt Nam
Ngày nay, xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán online đang dần trở nên phát triển với da dạng ứng dụng, nền tảng khác nhau. Tùy thuộc nhu cầu và mục đích sử dụng của mình, bạn có thể lựa chọn một cách thức giao dịch phù hợp. Trong đó, một số hình thức thanh toán trực tuyến hiện đang phổ biến tại Việt Nam bao gồm có:
1. Thanh toán trực tuyến qua thẻ
Thanh toán qua thẻ là hình thức đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi chiếm tổng số 90% trong các giao dịch trực tuyến. Với cách này, người dùng có thể giao dịch nhanh chóng bằng thẻ tín dụng hoặc thông qua thẻ ghi nợ (thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa). Không chỉ mang đến sự tiện ích trong quá trình thanh toán, hình thức giao dịch trực tuyến qua thẻ còn cung cấp thêm nhiều ưu đãi cùng quyền lợi vô cùng ấn tượng cho khách hàng như: tích điểm đổi quà, voucher giảm giá, hoàn tiền,....
2. Thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử
Bên cạnh thẻ thanh toán trực tuyến thì trong những năm gần đây, ví điện tử cũng là một hình thức đang được ưa chuộng và phát triển khá mạnh mẽ. Cụ thể, khi thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử thì người dùng sẽ sử dụng các ví điện tử là ứng dụng được tải về điện thoại của mình, bao gồm: Momo, Zalo Pay, Viettel Pay,... có liên kết với tài khoản ngân hàng.
Sau đó, khi có nhu cầu giao dịch thì người dùng có thể thực hiện thanh toán dễ dàng. Điều kiện là trên các nền tảng, trang web của nơi mà bạn mua hàng có chấp nhận với hình thức thanh toán này. Đặc biệt, không chỉ giúp người dùng thanh toán đơn hàng, các ví điện tử hiện nay còn hỗ trợ thực hiện một số giao dịch khác như: thanh toán hóa đơn tiền điện - nước, trả góp, mua vé xem phim, đặt vé máy bay,... cực kỳ dễ dàng và tiện lợi, hạn chế tối đa tình trạng lưu thông tiền mặt.
3. Thanh toán trực tuyến bằng QR Code
Một hình thức thanh toán trực tuyến cũng rất phổ biến hiện nay đó là sử dụng QR Code. Đây là hình thức được triển khai qua sự liên kết giữa 3 đơn vị, bao gồm: ngân hàng, hệ thống tiêu dùng và khách hàng. Lúc này, người dùng khi muốn thanh toán chỉ cần sử dụng mã QR Code trên ứng dụng ngân hàng được tải về điện thoại để hoàn tất việc thanh toán.
4. Thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử
Hình thức thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử được thực hiện qua một hệ thống trung gian với sự kết nối của người bán, người mua và ngân hàng. Thông qua cổng điện tử, các giao dịch chuyển và nhận tiền giữa bên mua, bên bán sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên thì hiện nay, việc thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử vẫn chưa thật sự tiếp cận nhiều với người dùng khi hầu hết các nền tảng e-commerce đều cung cấp cho người dùng đa dạng tùy chọn khác nhau. Và dĩ nhiên, người dùng thường chọn thanh toán qua thẻ hoặc qua ví điện tử để giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Những lưu ý quan trọng khi tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website
Ngày nay, xu hướng mua hàng online trên các website thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến nên vì thế, khi bạn muốn ứng dụng các cổng thanh toán trực tuyến vào những trang web mua hàng này để mang đến tiện ích cho người dùng thì dưới đây chính là một số lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ.
- Khả năng tương thích: trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ website mà bạn đang sở hữu sử dụng nền tảng công nghệ nào? Liệu nó có tương thích với các cổng thanh toán trực tuyến mà bạn đang muốn sử dụng hay không?
- Quy trình thanh toán: để có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, người làm kinh doanh cần phải chọn được những hình thức thanh toán trực tuyến phù hợp, đáp ứng quy trình giao dịch nhanh chóng, tiện lợi, tránh rườm rà cho khách hàng mục tiêu của mình.
- Bảo mật: bảo mật thông tin của khách hàng có tác động rất lớn đến mức độ uy tín của website. Do đó, bạn nên ưu tiên tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến phổ biến và được ưa dùng nhiều nhất hiện nay để hỗ trợ người dùng giao dịch.
- Phí dịch vụ: khi tiến hành tạo cổng thanh toán, bạn cần phải xem xét đến các loại chi phí cần thiết và mức phí hoa hồng cho mỗi một đơn hàng thành công sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
- Khả năng tùy biến: bạn cần phải nắm rõ toàn bộ các thao tác thanh toán trên website để từ đó đưa ra đánh giá toàn diện và tiến hành thay đổi, tùy chỉnh nếu có nhu cầu.
- Đảm bảo an toàn cho người mua khi giao dịch: để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người mua trong quá trình thanh toán, doanh nghiệp của bạn cần bảo website bằng cách sử dụng dịch vụ SSL cho trang web của mình. Bên cạnh đó, trang web cũng cần phải thường xuyên được cập nhật với phiên bản mới nhất để người dùng sử dụng.
Dịch vụ thiết kế web bán hàng tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chuyên nghiệp
Như đã nhấn mạnh ở trên, mua hàng online đang trở thành xu hướng toàn cầu nên nhu cầu thiết kế website của các doanh nghiệp cũng đang ngày càng tăng cao. Trong đó, Phương Nam Vina với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website sẽ là đối tác đồng hành tuyệt vời nhất cho mọi khách hàng.
Nhờ sở hữu đội ngũ thiết kế, lập trình chuyên nghiệp cùng trên 3000 dự án đã hoàn thành, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trực tuyến đạt được hiệu quả cao. Ngoài những chức năng cơ bản được tích hợp trên web, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng liên kết thêm cổng thanh toán online theo nhu cầu khách hàng. Điều này không chỉ giúp quá trình giao dịch được thuận tiện mà còn thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng trong hành trình mua sắm, từ đó dễ dàng gia tăng sự trung thành của họ dành cho doanh nghiệp.
Như vậy, với những chia sẻ vừa rồi của Phương Nam Vina, bạn có lẽ cũng đã hiểu hơn về tầm quan trọng của hình thức thanh toán trực tuyến trong đời sống hiện đại rồi đúng không. Chắc chắn, trong thời buổi kinh doanh đang chạy theo xu thế thị trường thì việc thiết lập cổng thanh toán trực tuyến chính là một tiện ích mà các doanh nghiệp hiện nay cần tích hợp để mang lại trải nghiệm tuyệt hơn cho khách hàng, đồng thời dễ dàng cải thiện doanh thu hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn kinh doanh trên Shopee từ A - Z cho người mới
Kinh doanh số là gì? Những điều cần biết về digital business
Conversion rate là gì? Bí quyết tối ưu conversion rate hiệu quả