Bán hàng đa kênh là gì? Lợi ích và xu hướng bán hàng đa kênh

Công nghệ ngày càng phát triển và đang được tích hợp một cách mạnh mẽ vào trong đời sống của con người. Nhất là vào những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng xã hội thì cách thức mua hàng của người tiêu dùng bắt đầu có sự thay đổi.

Thay vì đến các điểm bán lẻ truyền thống như trước, họ sẽ tìm kiếm các trang bán hàng trực tuyến để mua hàng được nhanh chóng, tiện lợi hơn. Đây cũng chính là lý do giúp cho mô hình bán hàng đa kênh được xuất hiện và mở rộng khắp nơi, đồng thời là một trợ thủ đắc lực giúp cho hoạt động kinh doanh thêm thuận lợi. Vậy bán hàng đa kênh là gì? Hãy để đội ngũ marketing Phương Nam Vina giúp bạn làm rõ khái niệm này và những lợi ích mà chúng mang lại trong nội dung dưới đây nhé.


Bán hàng đa kênh là gì? Lợi ích và xu hướng bán hàng đa kênh
 

Bán hàng đa kênh là gì?

Chiến lược bán hàng đa kênh là hình thức mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận nhiều nền tảng khác nhau để bán hàng, đồng thời tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng dù họ đang mua sắm trực tuyến từ máy tính, thiết bị di động hay ngay tại điểm bán truyền thống. Trong khái niệm đa kênh, từ “đa” ở đây có nghĩa là nhiều, còn “kênh” là các kênh bán hàng, ví dụ như: Facebook, Zalo, Instagram, Shopee, Tiki, Lazada,.... Có thể nói, bán hàng đa kênh mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc chỉ áp dụng các kênh đơn lẻ như thông thường, từ đó mang lại hiệu quả cao về doanh số cũng như tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.


Bán hàng đa kênh
 

Những lợi ích bán hàng đa kênh mang lại

Trong thời buổi kinh doanh đang ngày càng cạnh tranh vô cùng khốc liệt, mỗi một doanh nghiệp nếu muốn trụ vững ở thị trường bắt buộc cần phải có những chiến lược riêng để cạnh tranh với đối thủ. Trong đó, mô hình bán hàng đa kênh chính là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng nhất bởi các lợi ích sau:

1. Gia tăng doanh số

Khi mạng Internet ngày càng phát triển, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng dần có sự thay đổi khi dịch chuyển từ các kênh offline sang online. Đặc biệt là kể từ sau khi đại dịch nổ ra, thói quen mua hàng online thông qua các nền tảng Facebook, Shopee, Tiki,... lại càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này góp phần giúp cho doanh số của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng hơn gấp nhiều lần so với việc chỉ bán hàng trên một kênh duy nhất.

2. Tăng trải nghiệm khách hàng

Trong thời buổi thị trường cạnh tranh như hiện nay, người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn mong muốn có được một trải nghiệm mua hàng tuyệt vời tại tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Họ mong rằng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm trên mọi nền tảng khác nhau và được hưởng những dịch vụ tốt tương tự trên mọi kênh bán hàng. Vì vậy, khi bạn đưa ra nhiều kênh bán hàng để người mua lựa chọn thì chắc chắn, điều này sẽ phần nào làm cho họ cảm thấy hài lòng và chủ động mua sắm hơn, nhất là khi trong đó có kênh mà họ thường xuyên sử dụng, yêu thích.

3. Giúp doanh nghiệp tiếp cận phân khúc khách hàng mới

Lợi ích của mô hình bán hàng đa kênh trong kinh doanh còn nằm ở việc thu hút khách hàng. Bởi khi việc bán hàng được diễn ra trên nhiều kênh thì điều này cũng đồng nghĩa với quá trình tiếp cận khách hàng ở mọi nơi càng thêm hiệu quả. Mỗi kênh sẽ hướng đến một phân khúc người tiêu dùng khác nhau và đây chính là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra nhiều chiến lược mới nhằm thu hút khách hàng mới hiệu quả.

4. Tối ưu việc thu thập và phân tích thông tin khách hàng

Nhờ vào những thông tin về khách hàng đã được thu thập từ đa dạng các kênh khác nhau, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào đó để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Từ những phân tích này, doanh nghiệp có thể đưa ra được những chiến lược marketing và bán hàng phù hợp nhất.

5. Tối ưu vòng quay hàng tồn kho

Với việc bán hàng đa kênh, việc cập nhật thông tin sản phẩm không còn là một vấn đề khó khăn đối với mọi doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ giúp bạn cập nhật một cách chính xác nhất về số lượng hàng hóa, tính toán và báo cáo cho doanh nghiệp khi kho hết hàng hay sản phẩm bán chạy, bán kém. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh kịp thời và có những thay đổi sao cho phù hợp nhất.


Bán hàng đa kênh là gì?
 

Tại sao bán hàng đa kênh là xu hướng tất yếu của tương lai?

Nếu như quay trở lại hàng chục năm trước đây, người tiêu dùng chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là mua hàng qua các kênh truyền thống thì giờ đây, họ có nhiều sự lựa chọn hơn bởi công nghệ số ngày càng phát triển. Không những vậy, xu hướng của khách hàng cũng dần chuyển từ hình thức mua hàng trực tiếp sang trực tuyến do sự nhanh chóng, tiện ích, phù hợp với lối sống đầy bận rộn của người trẻ hiện nay.

Song song với xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang dần thay đổi đó chính là việc các doanh nghiệp đang dần phải gồng mình trước sự cạnh tranh khốc liệt đến từ đối thủ. Vậy nên, để có thể phát triển thương hiệu và thành công đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến nhiều hơn với khách hàng, mô hình bán hàng đa kênh chính là giải pháp tất yếu mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang thực hiện.

Với những lợi ích mà xu hướng bán hàng đa kênh mang lại, chắc hẳn bạn cũng hiểu được rằng việc áp dụng mô hình này vào trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu gì. Không chỉ giúp tăng khả năng tiếp cận và nâng cao doanh số, việc bán hàng đa kênh còn giúp bạn hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng cũng như hành vi tiêu dùng của họ. Qua đó, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra được nhu cầu của khách hàng mà thậm chí ngay cả bản thân họ cũng chưa phát hiện ra.

Từ đây, doanh nghiệp có thể đưa ra được các phương án cụ thể nhằm cải thiện cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tạo ra chiến lược marketing thành công. Đó chính là lý do vì sao mà người ta thường nói bán hàng đa kênh không chỉ là xu hướng tất yếu của hiện tại mà thậm chí còn kéo dài và bùng nổ hơn nữa trong tương lai.


Học bán hàng đa kênh
 

Các mô hình bán hàng đa kênh hiện nay

1. Mô hình bán hàng đa kênh Multi-channel

Multi-channel là một mô hình áp dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau, đó có là online hoặc offline. Hiện tại, Multi-channel được sử dụng phổ biến với 5 kênh bán hàng chính yếu, bao gồm:

- Các cửa hàng bán lẻ.

- Các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,....

- Website doanh nghiệp.

- Sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada,....

- Đội ngũ bán hàng, cộng tác viên.

Thay vì cố gắng tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho người mua, Multi-channel lại sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiếp cận khách, điều này khiến cho các kênh bị mất đi sự liên kết. Vậy nên, các công ty cần phải có phương án quản lý phù hợp để giúp cho các kênh bán hàng được thống nhất và gắn kết với nhau một cách trơn tru, hiệu quả hơn bao giờ hết.

2. Mô hình bán hàng đa kênh Omni-channel

Omni-channel là xu hướng bán hàng đa kênh dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trên những nền tảng bán hàng đa kênh khác nhau từ website, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội,... cho đến các địa điểm bán lẻ.

Điểm tạo nên sự khác biệt cho Omni-channel nằm ở việc lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm. Điều này sẽ góp phần làm cho những hoạt động trên các kênh bán hàng được liên kết chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi cũng sẽ được nhanh chóng cập nhật đồng bộ và áp dụng xuyên suốt trên mọi nền tảng. Nhờ đó mà công ty sẽ quản lý các cửa hàng được tốt hơn, gia tăng trải nghiệm đa kênh của khách hàng và kết nối các kênh thành một chuỗi khép kín.


Hình thức bán hàng đa kênh
 

Những xu hướng bán hàng đa kênh mới nhất và đầy tiềm năng

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng mô hình bán hàng đa kênh vào trong công việc kinh doanh của mình và gặt hái nhiều thành công như mong đợi. Vậy nên, nếu bạn còn băn khoăn chưa biết áp dụng các mô hình này như thế nào thì chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những xu hướng bán hàng đa kênh tiềm năng được đánh giá cao nhất hiện nay.

1. Thương mại điện tử được người mua săn đón

Đại dịch Covid-19 bùng nổ cũng là lúc sàn thương mại điện tử khẳng định được mức độ quan trọng và thiết thực của mình trong đời sống của khách hàng lúc bấy giờ. Theo như báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Brain&Company và Temasek dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015 - 2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự đoán đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt đến ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ ba trong toàn khối ASEAN.

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... đang nhận được sự quan tâm của đông đảo lẫn người mua và người bán. Với số lượng người truy cập khủng theo từng tháng, những nền tảng này sẽ giúp bạn quảng cáo sản phẩm dễ dàng với chi phí rất thấp, hiệu quả mang lại cũng cực kỳ cao.


Mô hình bán hàng đa kênh
 

2. Bán hàng trên mạng xã hội

Có thể nói, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đang ở trong thời kỳ hoàng kim hơn bao giờ hết. Đồng hành với sự phát triển của các nền tảng này thì việc bán hàng trên mạng xã hội cũng đang được nhiều người lựa chọn với cơ số hình thức và phương pháp đa dạng.

Không thể phủ nhận, sức mạnh của những nền tảng này trong lĩnh vực kinh doanh và marketing online là vô cùng lớn. Nếu nắm bắt được xu hướng và trào lưu của mạng xã hội, hay thậm chí là người tạo ra nó thì chắc chắn, bạn sẽ không phải tốn một xu nào cho việc quảng bá truyền thông hay đau đầu với chi phí thiết kế banner đắt đỏ.

Đương nhiên, nếu trang bán hàng của bạn nhận được nhiều sự tương tác từ phía người dùng thì cơ hội bán hàng sẽ ngày càng gia tăng, thậm chí chốt đơn khủng cực dễ dàng. Một số trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam hiện nay gồm có: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,....

3. Thanh toán không tiếp xúc

Thanh toán không tiếp xúc là một phương thức giao dịch an toàn để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng cách sử dụng thẻ tín dụng, ATM, quét mã QR,... hay trực tiếp chuyển khoản trên điện thoại. Cách này vừa tạo sự tiện lợi cho khách vì thói quen không mang tiền mặt của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán không tiếp xúc cũng giúp cho cửa hàng gia tăng tốc độ giao dịch và đẩy nhanh năng suất bán hàng hơn trong ngày.

4. Tăng trải nghiệm mua sắm trên website

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vậy mà họ có rất ít thời gian để đi mua sắm cho mình. Đó chính là lý do vì sao mà mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi với sự phổ biến của mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và giờ là website.

Tuy nhiên, không giống với hai nền tảng trên khi website hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Kênh bán hàng này không bị phụ thuộc vào chính sách bán hàng của sàn thương mại điện tử, cũng như không dựa dẫm vào các quy định kiểm duyệt, quảng cáo của mạng xã hội. Nói một cách dễ hiểu là với website, bạn sẽ có một kênh bán hàng online cho riêng mình và có thể cho đăng tải tất cả những gì mà mình đang bán lên trên đó.

Đặc biệt, website còn được đánh giá cao hơn ở chỗ là xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Lý do bởi khi truy cập vào web, khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp từ địa chỉ, số điện thoại, email,... cho đến thời gian làm việc trong ngày. Tuy nhiên, vì là kênh bán hàng uy tín nên việc tạo ra website cũng không phải việc đơn giản và đại trà như những hình thức khác. Do đó, nếu bản thân không có kinh nghiệm, kiến thức về lập trình thì các bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website bán hàng của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ thiết kế, lập trình tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một trang web chuyên nghiệp để kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, nhằm giúp website có thể phát huy được hết thế mạnh của mình thì chúng tôi còn cung cấp thêm cho quý khách dịch vụ Google Ads. SEO web... để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác nhất. Vậy nên, nếu đang quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế website bán hàng của chúng tôi, các bạn hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Xu hướng bán hàng đa kênh
 

5. Video là một trong những công cụ tối ưu

Khi mà ngày càng nhiều người biết đến mô hình bán hàng online thì sự cạnh tranh và đào thải trong lĩnh vực này sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Lúc này, bạn buộc lòng phải biết cách sáng tạo và cập nhật xu thế mới để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Nếu như trước đây, việc bán hàng thường diễn ra khá đơn giản với hình thức sử dụng bài viết, hình ảnh hoặc banner để giới thiệu sản phẩm thì giờ đây, khách hàng đã trở nên khó tính hơn trong việc đưa ra một quyết định mua sắm nào đó.

Với riêng tại thị trường Việt Nam, có một sự thật là bán hàng bằng video sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương thức khác. Lý do bởi rất nhiều người hiện nay ngày càng trở nên “thích xem” và “lười đọc”, ngoài ra với video thì bạn sẽ còn có thể lấy được lòng của những vị khách “khó tính” nhất bởi tính chân thật của sản phẩm. Hiện nay, Youtube và Tik Tok đang là hai nền tảng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người xem tại Việt Nam. Trong đó, Youtube thường thiên về những video dài còn Tik Tok lại tập trung vào những video ngắn, chèn thêm hiệu ứng để thu hút người xem.

6. Livestream bán hàng

Livestream là một trong các xu hướng bán hàng đa kênh được đánh giá cao hiện nay khi thực hiện bằng cách phát video trực tuyến. Hình thức này đang khá phổ biến khi có thể thu hút lượng lớn người xem và thậm chí chốt đến cả trăm đơn trong một buổi phát trực tiếp. Trong số các kênh livestream bán hàng phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube, Tiktok, Bigo,... thì Facebook và Tiktok vẫn là kênh mang lại hiệu quả cao nhất.

Khác với các video được quay dựng sẵn, mang tính thụ động và bạn không thể kiểm soát được sự tương tác của khách hàng, livestream giúp buổi phát sóng được hiện lên một cách chân thực nhất. Bạn có thể thu hút khách hàng thông qua giọng nói, hình ảnh thật của sản phẩm và trực tiếp trả lời câu hỏi của người xem trên khung chat một cách dễ dàng, nhanh chóng.

7. Chat online với cửa hàng được khách hàng ưa chuộng

Trước khi đại dịch xảy ra, mỗi lúc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, khách hàng sẽ thường có thói quen tìm kiếm những nhân viên có kiến thức để được họ tư vấn về sản phẩm. Tuy nhiên, với các kênh bán hàng online thì bạn cũng có thể nhận lại được những đặc quyền tương tự như vậy bằng cách nhắn tin và được nhân viên giải đáp lại trên các kênh: website, Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử. Nhiều người cũng cảm thấy thoải mái hơn khi chat online với các shop và qua đó dễ dàng nắm rõ thông tin về sản phẩm hơn so với lúc trò chuyện trực tiếp.


Khái niệm bán hàng đa kênh
 

8. Kết hợp trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến

Không phải mua sắm online thịnh hành là hình thức kinh doanh truyền thống sẽ dần bị thay thế mà chúng cần phải có sự kết nối với nhau. Bởi mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là tạo ra doanh số bán hàng trong một kênh cụ thể mà là cho phép việc mua hàng của khách được diễn ra tự nhiên và liền mạch nhất có thể.

Một số chuỗi thức ăn nhanh như McDonald's hay Highland đã cung cấp mã giảm giá và khuyến mãi cho khách hàng của họ thông qua các thiết bị di động. Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ có hiệu lực khi khách hàng đến các địa chỉ thực tế để mua trực tiếp và cho nhân viên xem mã giảm giá. Kiểu tương tác này không chỉ giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện được mối quan hệ với khách hàng mà còn xây dựng lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp.

9. Xu hướng trong kỳ vọng của người tiêu dùng

Thị trường về cơ bản là do người tiêu dùng định hướng. Đó là lý do tại sao việc theo dõi và thấu hiểu nhu cầu khách hàng là rất quan trọng. Dưới đây là ba xu hướng liên quan đến sự thay đổi kỳ vọng của khách hàng mà các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng:

Tính nhất quán: Được thể hiện ở sự đồng bộ về trải nghiệm giữa cửa hàng truyền thống và trực tuyền. Bất kể thiết bị, kênh hay nền tảng nào, người tiêu dùng đều mong muốn các thương hiệu luôn cung cấp thông tin và trải nghiệm nhất quán với nhau. Ví dụ như khách hàng muốn giỏ hàng của mình lúc nào cũng được đồng bộ cho dù họ đang mua sắm trên máy tính hay điện thoại di động.

Tốc độ: 90% khách hàng đánh giá phản hồi “ngay lập tức” là cần thiết hoặc rất quan trọng, đặc biệt là khi họ có câu hỏi về dịch vụ khách hàng. Ví dụ điển hình là hầu hết người dùng muốn website của doanh nghiệp có tốc độ load không quá 3 giây, nếu thời gian phải chờ đợi lâu hơn, khả năng cao họ sẽ quyết định thoát khỏi trang web.

Cá nhân hóa: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn khi các thương hiệu cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc tích hợp đa kênh và thu thập dữ liệu từ tất cả các tương tác của khách hàng để cung cấp bức tranh toàn cảnh về hành vi cũng như sở thích của họ. Đây cũng là chìa khóa trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao.​ 

Bán hàng đa kênh nghĩa là gì?

Trên đây là những thông tin về mô hình bán hàng đa kênh mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, đây chính là một mô hình phổ biến và không ngừng phát triển trong tương lai nên việc học bán hàng đa kênh ngay từ bây giờ thật sự rất cần thiết. Mong rằng với những nội dung của bài viết này, doanh nghiệp của bạn sẽ tìm được một phương pháp tốt nhất cho mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 16 mẹo bán hàng online đắt khách giúp cải thiện doanh thu

icon thiết kế website Tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng

icon thiết kế website Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo