Bear market là gì? Bật mí chiến lược đầu tư trong bear market

Với những nhà đầu tư trong kinh doanh, sự xuất hiện của bear market (thị trường gấu) đáng sợ giống như việc bạn phải đối mặt với một con gấu xám cao hơn 2 mét. Điều này đồng nghĩa với viễn cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, thị trường rớt giá và có thể dẫn đến việc toàn bộ những thành tựu đã đạt được từ bull market (thị trường bò tót) của nhà đầu tư sẽ bị xoá sổ. Tuy nhiên, vì xu hướng bear là một phần tự nhiên của sự lên xuống theo dòng chảy từ thị trường tài chính nên rất khó để bạn có thể thay đổi quy luật này. Vì vậy, việc tìm hiểu về bear market là gì sẽ giúp bạn phân tích được liệu mình có đang trong thị trường đó không và nếu có thì nên làm gì để “trở mình” hiệu quả.


Bear market là gì? Bật mí chiến lược đầu tư trong bear market
 

Bear market là gì?

Bear market (thị trường gấu) là một thuật ngữ thường được dùng để miêu tả thị trường đang bị suy giảm. Trong bear market, những biến động của thị trường và giá cổ phiếu liên tục bị giảm có thể khiến cho tâm lý các nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Họ cho rằng nếu cứ tiếp tục với cái đà này, thị trường vẫn sẽ tiếp tục đi xuống và khiến cho hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực rơi vào tình trạng chạm đáy.

Nguyên nhân dẫn đến bear market

Khi một thị trường gấu bắt đầu diễn ra thì chắc chắn không phải là một tình huống bất ngờ mà trên thực tế, điều này đã dần được hình thành từ hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, bear market thường xảy ra vào thời điểm nền kinh tế đang nhen nhóm những dấu hiệu của sự suy thoái hoặc các tin đồn tiêu cực, tin xấu đánh thẳng vào hoạt động kinh doanh của một lĩnh vực.

Chẳng hạn vào những năm 1636 - 1637, cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan đã gây ra một bear market mạnh mẽ xuống nền kinh tế của nước này vì tin đồn dịch bệnh phát tán là do loài hoa Tulip gây ra. Hay mới đây nhất là vào năm 2020, thị trường gấu bùng nổ do sự hoành hành của đại dịch Covid - 19 khiến cho các quốc gia trên toàn cầu bắt buộc phải đi vào thời kỳ phong tỏa, “đóng cửa” lẫn nhau.

Nhìn chung, một thị trường giá đi xuống xảy ra là do các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy lo ngại về việc nền kinh tế đang có dấu hiệu bị chững lại khiến cho lợi nhuận của công ty bị tổn hại. Đây cũng chính là lý do vì sao mà tình trạng bear market thường có xu hướng diễn ra trong hai trường hợp: trước khi nền kinh tế bị suy thoái (các nhà đầu tư tự dự đoán sự suy giảm của thị trường và tiến hành bán các khoản đầu tư của mình để lợi nhuận không bị tổn hại) và sau suy thoái (các nhà đầu tư gặp phải cú sốc bất ngờ trong nền kinh tế).


Bear market
 

Các giai đoạn cơ bản của bear market

Trong kinh doanh, mỗi một thị trường thường sẽ có những giai đoạn khác nhau. Đối với bear market thì chúng sẽ được chia thành 4 giai đoạn và thời gian trung bình kéo dài khoảng 10 tháng, cụ thể:

- Giai đoạn 1: đây là giai đoạn mà cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn đang cao và thuộc mức ổn định. Tuy nhiên khi đến cuối giai đoạn này, tâm lý của các nhà đầu tư sẽ dần trở nên bất an. Đây là nguồn cơn dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư dần rời bỏ thị trường, bán cổ phiếu dồn dập và chốt lãi nhanh chóng.

- Giai đoạn 2: cổ phiếu của doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm giá mạnh, các giao dịch, lợi nhuận của công ty cũng có dấu hiệu đi xuống, thua lỗ. Đặc biệt, các chỉ số và giá trị kinh tế của doanh nghiệp đã từng có dấu hiệu tích cực cũng bất ngờ giảm xuống dưới mức trung bình khiến cho một số nhà đầu tư cảm thấy hoảng loạn, lo sợ.

- Giai đoạn 3: tại thời điểm này thì các nhà đầu cơ đã bắt đầu tham gia vào thị trường. Nhờ vậy mà giá cổ phiếu và số lượng các giao dịch cũng có xu hướng tăng nhẹ.

- Giai đoạn 4: đây chính là thời điểm mà thị trường gấu đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Lúc này, dù giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm nhưng so với giai đoạn 2 thì chậm hơn. Chưa kể, những chuyển biến tích cực của thị trường cũng là nguồn động lực to lớn thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm và có thêm động lực. Cũng từ đây, thị trường gấu cũng dần chuyển sang thị trường bò tót (bull market).


Thị trường gấu là gì?
 

Phân biệt bear market và bull market

Bull market và bear market là hai thuật ngữ được đặt tên dựa trên hình ảnh của con bò tót (bull) và con gấu (bear) khi tấn công con mồi. Trong đó, đặc điểm tấn công của bò tót là húc lên, còn con gấu sẽ đứng thẳng và dùng hai chân trước để đập con mồi. Chính hai hình ảnh đối lập này đã trở thành một biểu tượng đại diện cho các chuyển động lên xuống của thị trường.

Mặc dù hiện tại, tuy không có những quy tắc chính thức nào nhưng một thị trường tăng giá (bull market) là khi cổ phiếu có sự gia tăng 20% tính từ đáy lên. Trong khi đó, thị trường giá xuống (bear market) thể hiện mức giảm 20% tính từ đỉnh. Ngoài ra, sự khác biệt của hai thuật ngữ này còn được xác định dựa trên những khía cạnh sau:

1. Tình hình của nền kinh tế

Bear market là thuật ngữ chỉ giá trị thị trường bị suy giảm, làm tăng thêm tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Hầu hết các thị trường gấu đều có xu hướng tồn tại theo chu kỳ và kéo dài trong khoảng từ 5 - 25 năm.

Ngược lại với bear market là bull market - thời điểm mà thị trường tăng mạnh trong một khoảng thời gian. Giá thị trường tăng nhanh sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người, từ đó thúc đẩy sự lạc quan và tham vọng đầu tư của họ. Tất nhiên, một nền kinh tế muốn vững mạnh thì cần phải có các biện pháp hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trung ương để thúc đẩy thị trường giá lên.

2. Cung và cầu của thị trường

Trong trạng thái thị trường bull market, cầu bao giờ cũng lớn hơn cung vì nhiều nhà đầu tư thường muốn mua cổ phiếu, trong khi chỉ có số ít người là thật sự muốn bán. Điều này dẫn đến kết quả là giá cổ phiếu sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư cạnh tranh để có thể giành được phần vốn chủ sở hữu hữu hạn.

Còn trong trạng thái thị trường bear market, các nhà đầu tư thường sẽ nhanh chóng tìm cách để bán cổ phiếu của mình thay vì mua thêm. Chính vì sự chênh lệch giữa cung và cầu dẫn tới giá của cổ phiếu trên thị trường có dấu hiệu tụt dốc không phanh.

3. Tâm lý nhà đầu tư

Tình trạng của thị trường và nhà đầu tư sẽ luôn bị phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể, khi thị trường tăng thì cả nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện tại đều có tâm thế lạc quan, đồng thời sẵn sàng tham gia vào thị trường với kỳ vọng sẽ thu về nhiều lợi nhuận.

Nhưng ở trong trạng thái bear market, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã khiến cho tâm lý của các nhà đầu tư bỗng chốc bị lung lay, lo sợ. Phần lớn trong số họ đều muốn rút tiền khỏi thị trường để đầu tư an toàn vào những lĩnh vực tiềm năng khác.


Bull market và bear market
 

Những dấu hiệu cho thấy thị trường đang bước vào bear market

Như đã nhấn mạnh ở trên, bear market được xác định khi giá thị trường trải qua nhiều đợt thuyên giảm, tụt dốc. Nếu như giá cổ phiếu giảm từ 20% trở lên so với mức đỉnh trước đó của chúng thì chắc chắn, các nhà đầu tư sẽ cho đó là thị trường giá xuống. Ngoài sự giảm mạnh của chỉ số cổ phiếu, một số dấu hiệu được chia sẻ dưới đây cũng sẽ giúp bạn nhận ra được khi nào thị trường đang tiến vào giai đoạn bear market.

- Chỉ số Volatility Index (VIX) tăng mạnh: trong thị trường gấu, một số nhà đầu tư thường có xu hướng hoảng loạn và thi nhau bán cổ phiếu để tránh bị thua lỗ. Sự hoảng loạn này thường được thể hiện qua việc tăng mạnh của chỉ số Volatility Index (VIX) - chỉ số giúp đo lường mức độ biến động đang xảy ra của thị trường.

- Tin tức tiêu cực: một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường gấu đang diễn ra đó chính là sự xuất hiện hàng loạt của các tin tức tiêu cực, từ đó làm suy yếu thêm niềm tin của nhà đầu tư. Các tin tức về việc suy thoái kinh tế, sự suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp hay một số thông tin tiêu cực về xã hội, kinh tế khác cũng đều góp phần làm tình hình bear market thêm trầm trọng hơn.

- Sự suy giảm của thanh khoản: thị trường bear thường đi kèm với sự lao dốc của thanh khoản, tức là số lượng cổ phiếu và giá trị giao dịch bị giảm đi. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy sự thiếu lòng tin của các nhà đầu tư và chính thức mở đường để bear market xuất hiện.

- Sự suy giảm của các ngành công nghiệp: nếu nhiều ngành công nghiệp bất ngờ có sự suy giảm cùng lúc và không chỉ dừng lại ở một lượng nhỏ thì rất có thể, đây là một tín hiệu cho bạn thấy rằng thị trường đang tiến vào bear market.

- Sự suy giảm của nền kinh tế: nếu nền kinh tế bất ngờ có dấu hiệu suy thoái khiến cho GDP bị sụt giảm, lợi nhuận của các công ty bị thâm hụt, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại hay tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì chắc chắn, đây đều là những dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của thị trường gấu.


Thị trường gấu
 

Các nhà đầu tư nên làm gì trong giai đoạn thị trường gấu?

Không thể phủ nhận rằng, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà đầu tư thường hướng đến trong kinh doanh. Thế nhưng, có một sự thật rằng xu hướng thị trường không phải lúc nào cũng thuận lợi để tài sản được tăng trưởng tốt, nhất là trong giai đoạn thị trường liên tục đi xuống với những rủi ro ngập tràn. Vậy nên mà theo nhiều chuyên gia, đây được xem là giai đoạn mà các nhà đầu tư nên tìm cách bảo toàn tài sản của mình bằng cách áp dụng theo những phương pháp sau:

1. Áp dụng chiến lược trung bình giá

Trung bình giá là một chiến lược mà trong đó, các nhà đầu tư sẽ thường xuyên mua một lượng USD cố định của một tài sản nhất định, bất kể giá thành của tài sản đó được tính bằng đô la (USD). Chiến lược này được thực hiện dựa trên niềm tin mãnh liệt rằng chỉ một thời gian sau đó, khi mà thị trường ổn định lại thì khoản đầu tư này của mình cũng sẽ được tăng giá trong bull market.

Cần lưu ý là chi phí mua vào của nhà đầu tư sẽ được tính trung bình theo từng đợt. Nhờ đó mà việc áp dụng chiến lược trung bình giá sẽ giúp cho bạn có thể tận hưởng được những lợi ích của việc giảm giá, đồng thời tránh được tình trạng “đu đỉnh” (thuật ngữ chỉ những nhà đầu tư mua vào với mức giá cao do tâm lý sợ không còn cơ hội). Xét cho cùng, bear market có thể gây ra sự đáng sợ cho những nhà đầu tư nhưng bù lại, đây cũng chính là cơ hội để họ mua được tài sản với mức giá thấp.


Bull market
 

2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đối với các nhà đầu tư có nhiều loại tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư của họ, tác động của thị trường gấu có thể không thật sự quá nghiêm trọng. Bởi lẽ, khi bear market diễn ra thì giá tài sản nhìn chung sẽ bị giảm xuống nhưng điều đó không có nghĩa là tài sản nào cũng sẽ bị giảm như nhau.

Vì vậy, chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư trong bear market sẽ đảm bảo rằng, nhà đầu tư có thể kết hợp giữa tài sản mất giá cùng nhiều tài sản không bị mất giá trong danh mục của họ khi thị trường gấu xuất hiện. Nhờ đó mà tổng số lỗ từ danh mục đầu tư sẽ được thuyên giảm xuống mức tối thiểu nhất.

3. Đầu tư vào các nhóm ngành hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái

Nếu bạn đang muốn bổ sung thêm một số loại tài sản ổn định vào trong danh mục đầu tư của mình, chúng tôi khuyên bạn hãy tìm đến những nhóm ngành có xu hướng hoạt động tốt trong thời kỳ mà thị trường đang bắt đầu suy thoai. Đó cụ thể là những mặt hàng chủ lực và tiện ích tiêu dùng bởi chúng thường có xu hướng chống chịu với thị trường tốt hơn những thứ khác.


Bear market và bull market
 

4. Tập trung vào dài hạn

Bear market diễn ra cũng là lúc bạn sẽ kiểm tra được mức quyết tâm, kiên nhẫn của tất cả nhà đầu tư. Mặc dù trong thực tế, giai đoạn này là một trở ngại rất khó để bạn có thể vượt qua để tồn tại. Tuy nhiên, lịch sử sẽ cho bạn thấy rằng không cần phải chờ đợi quá lâu để thị trường có thể phục hồi trở lại. Vì vậy, nếu bạn đang quyết định đầu tư cho một mục tiêu dài hạn, ví dụ như nghỉ hưu thì tốt nhất không nên lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán mà nên chọn đầu tư vào kênh an toàn khác.

5. Gửi tiết kiệm ngân hàng

Đối với những người yêu thích việc đầu tư “mạo hiểm” và thích sinh lời nhanh thì gửi tiết kiệm ngân hàng không phải là một kênh hấp dẫn. Bởi điều này sẽ chỉ giúp cho tài sản của bạn được bảo toàn mà và chắc chắn không giúp gì nhiều trong việc làm “tiền đẻ ra tiền”. Thế nhưng, trong giai đoạn mà thị trường gấu xuất hiện thì đây lại chính là kênh để bạn trú ẩn tài sản của mình.

6. Mua vàng để dự trữ

Người Việt Nam của mình vẫn thường có quan niệm “ăn chắc, mặc bền”. Chính điều này đã hình thành nên thói quen dự trữ vàng để ổn định cho sau này. Với tính thanh khoản cao chỉ sau gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng chính là kênh tiết kiệm bền vững và được đánh giá là khá an toàn. Đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh, khủng hoảng, lạm phát hay dịch bệnh thì vàng chính là kênh trú ẩn tài sản ít rủi ro nhất mà bạn không nên bỏ qua.


Khái niệm bear market
 

Những sai lầm cần tránh trong thị trường bear market

Khi mà thị trường đang rơi vào trạng thái con gấu, sẽ có nhiều nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy hoang mang, thậm chí là rơi vào tình trạng hoảng loạn. Lúc đó, thay vì kiểm soát được cảm xúc của mình thì nhiều nhà đầu tư lại có những hành vi cảm tính dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm, cụ thể:

1. Bán tháo cổ phiếu trong hoảng loạn

Thông thường, khi thấy thị trường gấu đang bắt đầu diễn ra thì nhiều người sẽ có xu hướng cảm thấy sợ hãi, từ đó dẫn đến tình trạng dù không muốn nhưng vẫn phải bán tháo cổ phiếu khi chúng giảm. Khi làm theo cách này, bạn chắc chắn phải chấp nhận việc mình sẽ bị lỗ. Nhưng nếu chờ đợi mọi thứ dần trở nên ổn thỏa, những cổ phiếu đó sẽ mau chóng hồi phục. Vậy nên, hãy đầu tư theo cách tiếp cận “mua và giữ” với những loại cổ phiếu chất lượng trong một khoảng thời gian dài. Nếu áp dụng theo tư duy đó, bạn có thể sẽ ít bị cảm thấy lo lắng hơn khi giá cổ phiếu bất ngờ bị giảm xuống tạm thời.

2. Nghe lời khuyên từ quá nhiều người

Khi thị trường đang trên đà sụp đổ, các nhà đầu tư sẽ được nghe vô vàn lời khuyên từ rất nhiều người và chắc chắn, sẽ có những thành phần không đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để chỉ dẫn. Hoặc đôi khi, bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình nhiều lời khuyên giá trị của các chuyên gia trực tuyến hàng đầu. Tuy nhiên, bạn cũng cần hình thành nên một chiến lược phù hợp với mình dựa trên danh mục đầu tư tài sản.

3. Không có điểm dừng lỗ

Nếu không tự bắc cho mình một bậc thang để đi xuống khi thị trường gấu đang diễn ra thì chắc chắn, bạn sẽ tự chôn vùi bản thân trong chính mớ hỗn độn đó. Vì vậy, việc chuẩn bị một chiến lược rút lui khi thị trường đi xuống sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu được tối đa những tổn thất xảy ra. Tất nhiên, cần lưu ý rằng những chiến lược này sẽ không hoạt động được nếu thiếu đi sự kỷ luật, rõ ràng và khả năng cầm quân của người lãnh đạo.

4. Cố gắng bắt đáy

Bạn không nên đưa ra giả định về mức đáy của một chỉ số hoặc cổ phiếu nếu thiếu đi sự đánh giá, xem xét cụ thể. Thay vào đó, hãy đưa ra các quyết định dựa trên những gì tốt nhất dành cho danh mục đầu tư của bạn.


Bear market nghĩa là gì?
 

Những ví dụ điển hình về bear market

1. Bear market trong cuộc đại suy thoái 1929 - 1932

Sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử tài chính của Phố Wall đã được dự báo trước đó với xu hướng đầu cơ xuất hiện trong những năm 1920. Lúc đó, có đến hàng nghìn người đổ xô đầu tư vào thị trường chứng khoán và thậm chí, nhiều người còn vay nợ chồng chất để mua thêm nhiều cổ phiếu khác nhau. Chính điều này đã tạo ra một bong bóng chứng khoán không thể nào kiểm soát và dừng lại được.

Bằng chứng là vào ngày 24/10/1929, cú sốc tài chính đầu tiên đã chính thức nổ ra. Bảng niêm yết của giá chứng khoán bỗng chốc bị sụp đổ trong chớp mắt và gây ra sự hoảng loạn về mặt tài chính cho khắp New York lúc bấy giờ. Cụ thể, vào ngày 29/10/1929 thì giá của một cổ phiếu được xem là đảm bảo nhất đã sụt 80% so với tháng 9 trước đó. Khi ấy, các cổ đông đã mất đến 15 tỷ USD, giá trị các loại chứng khoán cũng giảm tới 40 tỷ USD và khiến cho hàng triệu người bị mất sạch tài sản mà họ tích góp cả đời.

Hệ lụy chưa dừng lại ở đó, các nhà máy cũng liên tiếp đóng cửa khiến cho hàng nghìn ngân hàng đua nhau phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, hàng nghìn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố vay nợ, nhà nước cũng không thu được thuế và công chức cũng không được trả lương.

Tình trạng này chính thức đạt tới đỉnh cao nhất vào năm 1932, khi giá trị hàng xuất khẩu từ 5 tỷ 241 triệu USD giảm xuống còn 2,4 tỷ USD, hàng nhập khẩu từ 4 tỷ 399 triệu USD giảm còn 1 tỷ 322 triệu USD. Thu nhập quốc dân cũng giảm xuống chỉ còn một nửa và số lượng người dân thất nghiệp cũng lên đến 12 triệu lao động.

Không chỉ dừng lại ở Mỹ, bear market trong cuộc đại suy thoái 1929 - 1932 còn tàn phá nặng nề đến nền kinh tế thế giới: số nhà được xây mới giảm 80%, sản lượng công nghiệp giảm 45%, khoảng 5.000 ngân hàng bị phá sản và có khoảng 50 triệu người bị thất nghiệp và sống trong cảnh nghèo đói.

Cũng trong bối cảnh đó, mâu thuẫn xã hội cũng liên tục nổ ra gay gắt. Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1932, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản đã lên đến 17 triệu người, còn số ngày bãi công là 267 triệu. Nguy hiểm hơn, các nước tư bản vốn không có hoặc có ít thuộc địa khi ngày càng thiếu nguyên liệu, thiếu vốn và thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn trình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình, điển hình là Nhật Bản, Đức, Italia. Từ đó bắt đầu hình thành nên những lò lửa chiến tranh từ nhỏ cho đến quy mô lớn như Chiến tranh Thế giới thứ Hai (1939 - 1945).


Khái niệm thị trường gấu
 

2. Khủng hoảng tài chính 2008 - 2009

Chuyên gia kinh tế Winarno Zain đã từng nhận định cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 được xem là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của thế giới tính từ giai đoạn 1929 - 1932. Cuộc khủng hoảng độc hại này bắt nguồn từ việc các ngân hàng Mỹ cho vay thế chấp mua nhà với lãi suất cao đối với những người không có khả năng chi trả. Tuy nhiên sau đó, bong bóng tài chính cũng chính thức bùng nổ khi các khoản nợ tín dụng không thể thanh toán được.

Lúc ấy, giá bất động sản đã chính thức chạm đáy trong khi hàng triệu người bị mất nhà cửa. Thị trường chứng khoán cũng dần sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp cũng bắt đầu tăng cao. Hệ thống ngân hàng cũng trở nên “lao đao”, đặc biệt là Lehman Brothers - một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới lúc bấy giờ đã chính thức tuyên bố phá sản.

Vào ngày 19/9/2008, Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch cứu trợ với gói trị giá lên đến 700 tỷ USD để mua lại các khoản vay thế chấp có tính thanh khoản yếu cùng tài sản khác liên quan đến tập đoàn tài chính, nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, khi khoản trợ cấp chưa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua thì các chỉ số chứng khoán đã bị sụt giảm mạnh nhất kể từ 1987. Thậm chí, chỉ trong một ngày thì thị trường chứng khoán đã bị “bốc hơi” tới 1.100 tỷ USD.

Đặc biệt, mặc dù bắt nguồn từ nước Mỹ nhưng cuộc khủng hoảng này đã nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, từ đó tạo thành một thảm họa tài chính đối với những quốc gia không đủ khả năng chống cự. Đối với Indonesia, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đã hạ từ mức 6,1% từ năm 2008 xuống còn 4,5% vào năm 2009. Còn Singapore, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu đối với ngành du lịch nước này diễn rất rõ rệt. Cụ thể, vào tháng 9/2008 thì tỷ lệ khách du lịch đến Singapore đã giảm 4,1% so với cùng kỳ trong năm và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến hết năm 2009 cũng như năm 2010.


Khái niệm thị trường gấu là gì?
 

3. Bear market trong đại dịch Covid năm 2020

Năm 2020, thế giới đã phải dành trọn 365 ngày để ứng phó với đại dịch Covid-19. Đại dịch này không chỉ trực tiếp đẩy hệ thống y tế toàn cầu rơi vào tình trạng tê liệt mà còn kéo theo đó là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Cụ thể, đại dịch Covid-19 đã di chuyển nhanh chóng theo các trục chính của thương mại toàn cầu và gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, tiêu biểu cần phải kể đến lĩnh vực thương mại quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng với 80% hàng hóa thế giới được vận chuyển bằng đường biển, mà đây lại là những nơi bị virus tấn công hàng đầu.

Hoạt động sản xuất cũng bị cắt giảm đáng kể trong năm 2020. Ngay trong quý 1, tổng sản lượng sản xuất toàn cầu bị suy giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước, sau đó là sự sụt giảm sâu hơn trong quý 2 với tỷ lệ 11,3%. Đây cũng chính là sự suy giảm lớn nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008 - 2009.

Dịch bệnh cũng đã tác động tiêu cực đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngay sau khi Covid-19 hoành hành, FDI đã lập tức bị “khóa” lại. Nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập cũng đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, nhiều dự án đang triển khai cũng bị trì trệ.

Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại dịch Covid - 19 cũng đã lấy đi 81 triệu việc làm trong năm 2020 và gây xáo trộn thị trường lao động. Theo như nghiên cứu của WB, tỷ lệ đói nghèo cùng cực trong năm 2020 là 8,82% (năm 2019 là 8,23%) và có đến hơn 1 tỷ người sống với mức thu nhập dưới 1,90 USD/ngày, chủ yếu ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và châu Phi cận Sahara.


Định nghĩa bear market
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa chia sẻ cho bạn những thông tin cụ thể về bear market. Hi vọng từ nguồn kiến thức trên, bạn có thể xác định được thị trường gấu là gì và cách để vượt qua giai đoạn này dễ dàng. Qua đó, nếu một ngày nền kinh tế rơi vào bear market thì bạn cũng sẽ có đầy đủ kinh nghiệm, phương pháp để nhanh chóng bảo đảm tài sản của mình được an toàn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website GMV là gì? Những thông tin cần biết về chỉ số GMV

icon thiết kế website Học cách làm giàu từ hai bàn tay trắng nhanh chóng, ít rủi ro

icon thiết kế website Chiến lược kinh doanh là gì? 7 bước xây dựng chiến lược kinh doanh

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo