Thị trường bán lẻ của ngành thương mại điện tử đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết với sự tham gia của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Vậy nên, để có thể giữ được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp cần thể hiện được sự nhạy bén, linh hoạt bằng cách vận dụng nhiều công cụ đo lường khác nhau. Nổi bật cần phải kể đến GMV - một trong những chỉ số được áp dụng phổ biến ở lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Vậy GMV là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi làm rõ khái niệm chỉ số GMV cùng những thông tin quan trọng để bạn có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình thêm hiệu quả.
GMV là gì?
GMV là từ viết tắt của gross merchandise value - một thuật ngữ được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến hay còn gọi là thương mại điện tử. Cụ thể, chỉ số GMV chính là tổng giá trị hàng hóa đã được bán trong khoảng thời gian nhất định thông qua một nền tảng thương mại điện tử - nơi diễn ra các giao dịch giữa khách hàng với khách hàng. Những giá trị này sẽ được tính bằng đơn vị tiền tệ như USD hoặc Euro,.... Thông thường, thời gian tính chỉ số GMV này sẽ được thực hiện theo quý hoặc là theo năm.
Một số thuật ngữ liên quan đến GMV
1. GMV coverage là gì?
Cũng tương tự như các khái niệm khác gắn liền với cụm từ “coverage” - “phủ sóng”, GMV coverage là thuật ngữ đề cập đến dung lượng hay mức độ bao phủ của tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này được tạo ra từ những giao dịch giữa khách hàng với khách hàng (C2C) thông qua một nền tảng nhất định so với các nền tảng khác hiện đang có trên thị trường.
2. GMV e-commerce là gì?
GMV e-commerce là khái niệm đề cập đến tổng giá trị của tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trên một nền tảng thương mại điện tử trong khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ tăng trưởng, so sánh hiệu suất giữa các nền tảng khác nhau và định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên trên thực tế, GMV e-commerce lại không thể phản ánh chính xác doanh thu thực tế của một công ty vì nó sẽ không tính các khoản giảm giá, thuế hay phí vận chuyển.
3. NMV là gì?
NMV (Net Merchandise Value) có nghĩa là tổng giá trị của tất cả các đơn hàng đã được giao thành công. Khi nói đến đây, nhiều người sẽ nghĩ NMV không khác gì doanh thu nhưng thực chất, doanh thu sẽ bao gồm NMV + doanh thu đến từ tiền quảng cáo từ các nền tảng. Chẳng hạn, nếu bạn nạp tiền trên các sàn thương mại điện tử để chạy quảng cáo thì tiền này sẽ được tính vào doanh thu chứ không tính là NMV.
4. GTV là gì?
GTV (gross transaction volume) là một thuật ngữ được dùng trong các nền tảng như: Now, Grab hay Gojek, khái niệm này có nghĩa là tổng giá trị các giao dịch trên từng nền tảng. Thay vì sử dụng M - Merchandise (GMV), các nền tảng trên sẽ chọn dùng T - Transaction (GTV) vì hành vi mua bán thông qua các nền tảng này được gọi là dịch vụ nên sẽ dùng từ giao dịch chứ không phải hàng hóa.
Chỉ số GMV thường được áp dụng trong những trường hợp nào?
Thông thường, GMV sẽ được sử dụng để làm thước đo mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của một công ty. Bên cạnh đó, chỉ số GMV cũng sẽ được dùng để đánh giá sự hiệu quả của một nền tảng thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm.
Đặc biệt, GMV sẽ được phản ánh một cách cụ thể khi áp dụng trong thị trường C2C, nơi mà các nhà bán lẻ thực tế chỉ đóng vai trò là người kết nối giữa người mua và người bán, tức là họ chỉ đóng vai trò là bên thứ ba và không cần phải tham gia trực tiếp vào quá trình giao dịch.
Ngoài ra, để có được cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính của mình hiện tại, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành phân tích, đánh giá chỉ số GMV qua các thời kỳ, chẳng hạn như so sánh GMV của quý năm này so với quý năm ngoái. Thông qua các kết quả nhận được, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng những chiến lược kinh doanh, tiếp thị đúng đắn hơn cho các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số GMV
Để có thể tính toán được chỉ số GMV của công ty trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn sẽ cần áp dụng theo công thức dưới đây:
GMV = Giá của một sản phẩm x Tổng số lượng của sản phẩm đó.
Ví dụ, một doanh nghiệp đang kinh doanh online với các mặt hàng là quần áo được bán ra thị trường với mức giá 20 USD / sản phẩm, số lượng bán ra sau đó đạt 200 món. Lúc này, chỉ số GMV của công ty sẽ được tính bằng cách áp dụng như công thức trên: GMV = 20 x 200 = 4.000 USD.
Trong đó:
- 20 là mức giá trung bình của một sản phẩm.
- 200 là tổng số lượng sản phẩm được bán ra trên thị trường.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào chỉ số GMV cũng đánh giá được chính xác doanh thu, mức độ hoạt động của một doanh nghiệp. Cụ thể, hai trong số các nền tảng C2C nổi tiếng nhất hiện nay đó chính là Shopee và Lazada chính là ví dụ rõ ràng nhất.
Để đơn giản hơn thì chúng ta hãy cho những món hàng của Shopee đều đồng giá là 5 USD còn Lazada là 4 USD. Lúc này, trong quý đầu tiên thì Shopee bán được 100 món đồ nên chỉ số GMV của họ sẽ là: 100 X 5 = 500 USD. Tương tự, cũng trong quý đó thì Lazada đã bán được 80 hàng hóa và chỉ số GMV sẽ là 80 x 4$ = 320 USD. Từ đây, ta có thể thấy Shopee sẽ có GMV tốt hơn ở mức 500 USD so với Lazada chỉ ở mức 320 USD. Thế nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đó.
Trên hai nền tảng này, một phần doanh thu sẽ cần được trả lại cho người bán (bên sở hữu) đã bán sản phẩm đó. Shopee và Lazada chỉ giữ lại các khoản phí đã quy định và đây cũng chính là doanh thu thực tế mà họ sẽ nhận được. Đặt trong ví dụ này thì Shopee sẽ tính phí là 2% và do đó, họ sẽ nhận được 10 USD (500 USD x 2%). Tuy nhiên, Lazada lại tính phí cao hơn là 4% nên lúc này, họ sẽ nhận được 12,80 USD (320 đô la x 4%). Vậy nên, sự thật là Lazada đang hoạt động tốt hơn so với Shopee và chỉ số GMV cũng không hẳn là đánh giá đúng về tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp.
Lợi ích của việc áp dụng GMV vào doanh nghiệp
GMV đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động marketing và nhất là với những công ty thương mại điện tử. Vậy lý do tại sao mà chỉ số này lại được đánh giá cao như vậy? Tất cả đều được thể hiện một cách rõ ràng thông qua các lợi ích mà chỉ số này mang lại.
1. Tính toán chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp
GMV thường sẽ được tính trước khi doanh nghiệp xem xét đến những khấu hao cho các khoản chi phí của hoạt động sản xuất, bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng quan sát và đánh giá được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử theo từng tháng, quý hoặc năm.
2. Tính tổng giá trị về doanh số
Nhờ có GMV, doanh nghiệp sẽ dễ dàng ước tính được tổng giá trị của hàng hóa khi tiến hành thực hiện giao dịch. Tất nhiên, con số này sẽ không bao gồm các chi phí quảng cáo, tích lũy, hàng hoàn tiền hay giảm giá,.... Chính vì thế mà doanh nghiệp có thể nhận được kết quả chính xác về tổng doanh thu mà mình có được.
3. Cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất công ty
Làm thế nào để có thể đo lường hiệu suất của sàn thương mại điện tử có lẽ là một bài toán khó nhằn đối với nhiều người đang kinh doanh trực tuyến. Theo đó, nhờ vào GMV của công ty mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá được liệu trang web của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không. Đây cũng chính là giải pháp để giúp công ty có thể đối chiếu lại tình hình hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng biết được đâu là điểm cần cải thiện và đưa ra những chiến lược phù hợp.
Thông qua những lợi ích đã được kể ở trên thì chúng ta có thể thấy, GMV có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hiện nay. Chỉ số này không chỉ đơn giản phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy năng suất hoạt động để mang lại kết tốt hơn, đồng thời giúp duy trì sự ổn định trong kinh doanh.
Những hạn chế khi sử dụng chỉ số GMV
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì chỉ số GMV cũng tồn tại khá nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
1. GMV không phản ánh đúng doanh thu thuần của công ty
Như đã nhấn mạnh ở trên, GMV thực chất cũng chỉ là số liệu để doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình tài chính của mình đang ở mức độ nào. Vì vậy, đây vẫn chưa phải là pháp tối ưu nhất để bạn có thể sử dụng nhằm dự đoán về nguồn doanh thu thuần chuẩn. Thay vào đó, bạn cần nên kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để phân tích đúng tình hình của doanh nghiệp.
2. GMV không cung cấp nhiều thông tin liên quan đến giá trị hàng hóa
Khi tính GMV, kết quả mà doanh nghiệp nhận được sẽ chỉ là con số thô và nó không có quá nhiều dữ liệu để phản ánh về giá trị của hàng hóa. Lý do là vì chỉ số GMV không có tác động nhiều đến những khoản chi phí khác của nhà bán lẻ.
Ngoài ra, dữ liệu tính toán từ GMV cũng sẽ không bao gồm những khoản chi phí khác như phí giao hàng, lưu trữ hàng hóa hay đổi trả,.... Do đó, doanh nghiệp sẽ không thể nào đo lường được nhiều thông tin của hàng hóa. Đặc biệt, chỉ số GMV cũng sẽ có sự thay đổi khi được ứng dụng ở các sàn thương mại điện tử khác nhau. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực, ngành nghề của mình trước khi sử dụng GMV để tính toán.
Một số câu hỏi thường gặp về gross merchandise value
1. GMV khác gì revenue (doanh thu)?
GMV (gross merchandise value) và doanh thu (revenue) là hai thuật ngữ rất thường được hay sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến. Tất nhiên, điều này đôi khi gây ra sự hiểu lầm cho một số người trong việc phân biệt hai khái niệm này.
- GMV (gross merchandise value): là tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được bán trên một nền tảng thương mại điện tử trong một khoảng thời gian cụ thể. Để hiểu đơn giản hơn, GMV chính là tổng số tiền mà khách hàng đã chi trả để mua các sản phẩm, dịch vụ từ một công ty hay một nền tảng thương mại nhất định. Để tính GMV, người ta sẽ sàng lọc các khoản phí vận chuyển, giảm giá hoặc thuế.
- Doanh thu (revenue): là số tiền mà một công ty hay một nền tảng thương mại điện tử kiếm được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi đã tính luôn các khoản phí vận chuyển, giảm giá và thuế. Nói dễ hiểu hơn thì doanh thu chính là con số thực tế mà công ty sẽ được nhận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Nhìn chung, GMV sẽ là tổng giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra trên thị trường, con doanh thu là số tiền thực tế mà công ty kiếm được sau khi đã tính toán các chi phí và một số yếu tố khác. Mặc khác, GMV cũng thường được dùng để đo lường quy mô hoạt động kinh doanh của một nền tảng thương mại điện tử còn doanh thu thể hiện mức thu nhập thực tế của công ty.
2. Có thể thay thế GMV bằng các chỉ số khác không?
GMV là chỉ số giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính của mình. Thế nhưng, với chỉ số này thì bạn sẽ không thể nào nắm bắt được toàn bộ thông tin và dữ liệu về hàng hóa cũng như doanh thu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải biết cách kết hợp và sử dụng thêm nhiều công cụ khác để tiến hành đo lường được hiệu quả.
Ví dụ, nếu như công ty đang cần kiểm tra tình hình tài chính của một doanh nghiệp nào đó, bạn có thể sử dụng SEC (Securities and Exchange Commission) để hỗ trợ mình làm việc này. Hồ sơ SEC sẽ đưa ra cho bạn các số liệu cụ thể để giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đối chiếu với kết quả qua từng quý, giai đoạn cụ thể. Từ số liệu đã có, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác cho việc doanh thu của mình đang tăng hay giảm và đâu là là yếu tố tác động đến nó. Tuy nhiên, quá trình tính toán SEC sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với GMV. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc mục đích của mình để tìm ra một chỉ số đo lường phù hợp nhất.
3. Mức độ quan trọng của GMV đối với B2C và C2C khác nhau thế nào?
Đối với mô hình B2C (Business-to-Consumer) và C2C (Consumer-to-Consumer), chỉ số GMV đều quan trọng. Nếu khác thì đó chỉ là mức độ ảnh hưởng của GMV đối với hai mô hình này, cụ thể:
- Mô hình B2C (doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng): GMV trong trường hợp này là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ thành công khi kinh doanh của doanh nghiệp. GMV cao có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bán được nhiều sản phẩm, gia tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận.
- Mô hình C2C (người tiêu dùng tự bán hàng cho nhau thông qua nền tảng thương mại điện tử): GMV trong trường hợp này có thể đo lường quy mô hoạt động thương mại giữa các cá nhân với nhau. GMV cao sẽ cho thấy sự phát triển và phổ biến của nền tảng, từ đó tạo ra nhiều cơ hội giao dịch và khả năng tăng trưởng cho những thành viên tham gia.
Tuy nhiên, trong cả hai mô hình trên thì GMV không phải là một chỉ số duy nhất để đo lường sự thành công. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: số lượng đơn hàng, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển bền vững của hệ thống,.... Do đó, GMV đều quan trọng với cả B2C và C2C nhưng sức ảnh hưởng và ý nghĩa của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh cụ thể.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về chỉ số GMV của công ty mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Theo đó, việc hiểu rõ về khái niệm GMV là gì và những kiến thức liên quan đến GMV không chỉ giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả kinh doanh mà còn giúp nhà đầu tư có được những quyết định đúng đắn dựa trên chính “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm:
10 mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay
Digital platform là gì? 7 loại hình digital platform nổi bật nhất
Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả