B2C là gì? Ưu nhược điểm và các mô hình B2C phổ biến

B2C là một thuật ngữ vô cùng phổ biến và chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp mô hình kinh doanh này ở bất cứ đâu tại Việt Nam. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng cho đến thời điểm này, B2C vẫn liên tục phát triển và mở rộng khắp các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Do đó, trong thời buổi thị trường đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt, mô hình B2C chính là thuật ngữ mà người bán hàng cần phải nắm rõ để hỗ trợ cho việc trao đổi buôn bán thêm thuận tiện hơn. Vậy B2C là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu kỹ hơn về mô hình kinh doanh này trong nội dung dưới đây nhé.


B2C là gì? Ưu nhược điểm và các mô hình B2C phổ biến
 

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C là một mô hình kinh doanh phổ biến và được viết tắt bởi cụm từ Business To Consumer trong tiếng Anh. Vậy mô hình B2C là gì? Theo đó, B2C được sử dụng như một thuật ngữ nhằm mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Đây thực chất là một giao dịch thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người bán các sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng.

Nhờ sự bùng nổ của dot-com vào cuối thập niên 90, mô hình B2C đã trở nên vô cùng phổ biến và trở thành một trong những hình thức bán hàng được sử dụng bởi phần lớn các doanh nghiệp. Hiện nay, mô hình kinh doanh B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán những sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua hệ thống mạng lưới Internet.


B2C
 

Ưu nhược điểm của mô hình B2C

1. Ưu điểm của mô hình B2C

Như đã nhấn mạnh ở trên, B2C nổi lên vào cuối thập niên 90 nhưng cho đến hiện tại, mô hình này vẫn được rất nhiều các công ty, doanh nghiệp ứng dụng bởi những ưu điểm vô cùng nổi trội.

Tiết kiệm chi phí

Với mô hình thương mại điện tử B2C, bạn hoàn toàn có thể tối ưu được rất nhiều các khoản chi khác nhau dành cho mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nhân viên bán hàng,.... Qua đó đầu tư tổng lực vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị,.... để gia tăng lợi nhuận bán hàng, đồng thời tiết kiệm được một khoản ngân sách ấn tượng.

Phạm vi khách hàng rộng lớn

B2C sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên phạm vi rộng lớn bởi hiện nay, người dùng thường có thói quen mua hàng trực tuyến thay vì đến tận nơi như trước. Chỉ với một vài thao tác click chuột, người dùng sẽ dễ dàng hoàn thành giao dịch mua hàng của mình một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp B2C có quy mô lớn thường sẽ trải dài phạm vi khách hàng mục tiêu. Do đó, thực hiện quảng cáo cùng các chiến lược marketing đúng đắn sẽ giúp cho họ có thể tiếp cận được hàng triệu khách hàng tiềm năng thuộc phạm vi trong và ngoài nước.

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Thông qua mô hình B2C, bạn hoàn toàn có thể tương tác trực tiếp với người mua bằng cách gửi email, SMS hay thông báo đẩy. Bạn cũng có thể thử nghiệm để xác định xem đâu là phương thức mang lại hiệu quả tốt nhất và áp dụng nó để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập vào trong website.

Ngoài ra, các doanh nghiệp B2C cũng có thể tiếp thị trực tiếp đến từng phân khúc khách hàng và chọn lựa mục tiêu thích hợp. Điều này sẽ giúp các công ty dễ dàng cá nhân hóa hoạt động marketing của mình cho từng đối tượng người tiêu dùng.


B2C là gì?
 

Chu kỳ bán hàng ngắn

Một trong những ưu điểm mà mô hình B2C mang lại đó chính là chu kỳ bán hàng ngắn và khách hàng cũng sẽ tốn ít thời gian hơn để tìm hiểu thông tin, mua sắm hay giao dịch. Nhờ có lợi thế bán hàng 24 / 7, khách hàng có thể truy cập vào website của bạn bất kỳ lúc nào để mua sắm tiện lợi.

Việc có chu kỳ bán hàng ngắn cũng đồng nghĩa với việc khả năng quay vòng vốn nhanh, bạn sẽ thấy được lợi nhuận ngay trước mắt. Bằng cách này, bạn cũng sẽ không cần phải bỏ ra một số vốn quá lớn nhưng hoàn toàn có thể kinh doanh dễ dàng. Tất nhiên, điều quan trọng vẫn là cần lựa chọn một mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính mà mình có thể đầu tư vào.

Tối ưu hóa dữ liệu khách hàng

Thiết lập và tối ưu hóa dữ liệu khách hàng chính là một giải pháp hiệu quả để giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị đúng đắn và cần thiết. Tương tự như đối với các doanh nghiệp B2C, việc tối ưu hóa dữ liệu người mua sẽ giúp họ trả lời được những câu hỏi như: đối tượng khách hàng của họ là ai? Khách hàng đang tìm kiếm điều gì? Làm cách nào mà họ đưa ra quyết định mua hàng của bạn?....

2. Nhược điểm của mô hình B2C

Mặc dù sở hữu rất nhiều lợi thế cho mình, nhưng thực chất thì B2C cũng không thể tránh khỏi một vài hạn chế sau:

- Song song với quá trình sử dụng B2C, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giải pháp bán hàng và chế độ chăm sóc khách hàng được tối ưu, hiệu quả nhất.

- Việc bán hàng xuyên suốt trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị tồn kho.

- Cần phải cân nhắc về các phương thức vận chuyển, thanh toán để qua đó tìm được phương thức an toàn nhất.

- Đối tượng cạnh tranh trong mô hình B2C rất lớn nên doanh nghiệp cần phải có nguồn tài nguyên lớn từ trang thiết bị cho đến đội ngũ nhân sự.


Mô hình B2C là gì?
 

Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Với những lợi thế của mình, B2C quả thật là một mô hình kinh doanh không thể thiếu trong chuỗi cung ứng sản phẩm và nền kinh tế thị trường lớn mạnh như hiện nay. Song hành với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, mô hình thương mại điện tử B2C cũng được chia thành nhiều loại khác nhau để phân phối sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng.

1. Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp (Business to Customer)

Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp được biết đến là mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam từ xưa đến nay. Trên thực tế, mô hình kinh doanh này đã có mặt từ rất lâu với xuất phát điểm thông qua những hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán.

Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở đây có thể là những doanh nghiệp nhỏ, công ty startup hay chỉ đơn giản là quá trình giao dịch giữa các cửa hàng tạp hóa với người mua thông thường. Một số ví dụ nổi bật về mô hình B2C người bán hàng trực tiếp hiện nay gồm có: tiệm tạp hóa, siêu thị mini, nhà hàng, quán cafe, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, tiệm làm tóc, nail, spa,....


Mô hình kinh doanh B2C là gì?
 

2. Mô hình B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Mô hình B2C trung gian qua các kênh trực tuyến trong những năm gần đây bỗng chợt nở rộ và chỉ khi đại dịch Covid diễn biến phức tạp, mô hình này mới thật sự bùng nổ mạnh mẽ. Điển hình như: Amazon, Taobao, Shopee, Lazada hay Tiki đã tạo ra lợi nhuận khủng như thế nào trong thời điểm 3 năm dịch bệnh càn quét. Điều này đã tạo điều kiện giúp cho cán cân ưu thế đang dần nghiêng về mô hình trung gian hơn thay vì mô hình B2C trực tiếp thông thường.


Mô hình kinh doanh B2C
 

3. Mô hình kinh doanh B2C dựa vào quảng cáo

Đây là mô hình mà các công ty thương mại điện tử sẽ sử dụng các chiến lược như tiếp thị nội dung bằng văn bản, hình ảnh hay video để thúc đẩy lưu lượng truy cập từ người dùng. Mục đích chính là kết nối người mua hàng với các quảng cáo có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Đối với trường hợp này, website thương mại điện tử sẽ kiếm được doanh thu, lợi nhuận từ việc bán không gian quảng cáo cho các đơn vị có nhu cầu.

Ví dụ về mô hình kinh doanh B2C này phổ biến nhất đó chính là quảng cáo trên Youtube, Facebook hay Google được chèn vào các nội dung trực tuyến như: báo điện tử, truyện tranh online, video,....


Mô hình B2C
 

4. Mô hình B2C dựa trên cộng đồng

Mô hình B2C dựa trên cộng đồng là hình thức mà các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc xây dựng một cộng đồng trên các mạng xã hội, diễn đàn phổ biến như: Facebook, Zalo, Google,... về một chủ đề, lĩnh vực nào đó. Trong quá trình điều hành, quản trị cộng đồng này, nhà tiếp thị có thể quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng của mình thông qua những bài đăng trên cộng đồng.


Mô hình thương mại điện tử B2C
 

5. Mô hình B2C dựa trên tính phí

Với mô hình B2C dựa trên tính phí, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu người dùng cần đăng ký trả phí để đổi lấy quyền truy cập không hạn chế vào nội dung của họ. Trong đó, Netflix chính là ví dụ điển hình cho mô hình trả phí này.

Netflix là nền tảng xem video trực tuyến có tính phí với hàng triệu chương trình, bộ phim hay nhằm cung cấp cho khách hàng một không gian giải trí ấn tượng. Mặc dù cũng cung cấp nội dung miễn phí cho người xem nhưng chung quy, Netflix vẫn sẽ bị giới hạn và chỉ khi bạn nạp tiền vào thì mới theo dõi tiếp được.


Khái niệm mô hình B2C
 

Phân biệt mô hình B2C và mô hình B2B

B2C và B2B là hai mô hình được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nên không có gì bất ngờ khi một số người bị nhầm lẫn với hai thuật ngữ này. Thực tế, cả B2B và B2C là hai loại mô hình có cách thức hoạt động cùng đối tượng khách hàng mục tiêu không hề giống nhau. Để có thể làm rõ sự khác biệt này, các bạn có thể tìm hiểu một số điểm được chúng tôi so sánh dưới đây:

- Về đối tượng khách hàng: với B2C, người tiêu dùng bao gồm các cá nhân nhỏ lẻ chính là đối tượng khách hàng chủ yếu. Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp mới là nhóm khách hàng mà mô hình B2B hướng đến.

- Khối lượng hàng hóa giao dịch: B2C phục vụ các nhu cầu cá nhân nhỏ lẻ nên khối lượng và số lượng hàng hóa sẽ ít hơn so với mô hình B2B.

- Người quyết định: Trong mỗi giao dịch B2C, người ra quyết định mua hàng chỉ từ một đến hai người. Nhưng khi giao dịch B2B, cả một bộ phận trong doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm họp bàn và đưa ra quyết định.

- Quy trình mua bán, giao dịch: B2C có quy trình mua bán, giao dịch đơn giản. Người bán chỉ cần đưa sản phẩm còn khách hàng sẽ nhận và trả tiền là xong. Nhưng với B2B, quy trình giao dịch sẽ phức tạp hơn và phải trải qua hàng loạt bước từ báo giá, đàm phán, ký hợp đồng, bàn giao sản phẩm cho đến nghiệm thu, thanh lý,....

- Giá trị hàng hóa, dịch vụ: Vì B2C thường được mua bán với khối lượng sản phẩm ít nên giá trị hàng hóa khá nhỏ. Nhưng với B2B, khối lượng mặt hàng giao dịch càng nhiều cũng tức là giá trị đơn hàng càng lớn.

- Cách thức tiếp cận khách hàng: B2C thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Ngược lại, B2B sẽ cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và khả năng thuyết phục khách hàng.

- Điều kiện tạo nên uy tín thương hiệu: mô hình B2C sẽ dựa vào quảng cáo, khuyến mãi và marketing. Còn B2B lại phụ thuộc vào mối quan hệ lâu dài và tương trợ lẫn nhau.


B2C và B2B
 

Bí quyết để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp

Mô hình kinh doanh B2C là giai đoạn cuối cùng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Do đó mà khi so với B2B thì mô hình B2C lại có sự cạnh tranh khốc liệt hơn cả. Chính vì điều này, để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp, các bạn sẽ cần phải trang bị cho mình những bí quyết hiệu quả dưới đây:

1. Kỹ năng bán hàng

Để có thể giúp cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi, người bán hàng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Không chỉ vậy, thái độ phục vụ của người bán hàng cũng vô cùng quan trọng. Với một thái độ nhiệt tình, niềm nở và thân thiện, bạn sẽ giúp cho khách hàng có thiện cảm với mình và nhanh chóng đưa ra quyết định mua sắm hơn.

Ngoài ra, người bán cũng cần phải có kiến thức và sự am hiểu về các sản phẩm mà mình đang bán. Điều này chắc chắn sẽ tạo được lòng tin cho người tiêu dùng, quan trọng hơn là bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi họ có những băn khoăn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.

2. Cá nhân hóa nhu cầu khách hàng

Cá nhân hóa nhu cầu người tiêu dùng là một điều vô cùng cần thiết để mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng. Thay vì chỉ chăm chăm sử dụng những phương pháp quảng cáo không mang lại hiệu quả thì việc đánh vào tâm lý người mua sẽ giúp bạn đạt được doanh số như mong đợi.

Ví dụ, sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng và đính kèm các sản phẩm bổ sung làm quà tặng. Bởi với tâm lý của người tiêu dùng, họ sẽ thường chú ý đến những gì được khuyến mãi mà nhà sản xuất cung cấp cho họ. Ngoài ra, một số sàn thương mại điện tử cũng nên có thêm các ưu đãi khác nhau như: khuyến mãi giờ vàng, freeship, giảm giá,... để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.


Bán hàng B2C
 

3. Hình ảnh sản phẩm đẹp mắt

Hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định khách hàng có mua sản phẩm của bạn hay không. Nếu hình ảnh đẹp mắt nhưng lại không đúng với sản phẩm thực tế sẽ khiến cho người mua cảm thấy như bị lừa đảo. Do đó, việc luôn đảm bảo hình ảnh chất lượng, chân thực và có chất lượng cao luôn là điều kiện quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.

4. Tăng độ phủ sóng trên các kênh online

Ngày nay, với sự phát triển vượt trội của công nghệ thì mô hình kinh doanh online là một lĩnh vực mang lại lợi tức cao. Trong đó, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) hay website chiếm thị phần nhiều nhất. Mỗi một kênh có những ưu điểm khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tập trung đầu tư vào một số nền tảng nhất định, qua đó tận dụng thế mạnh mà chúng mang lại. Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì website cũng là kênh bán hàng trực tuyến mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua.

Khi sở hữu một trang web, doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng hiện diện trực tuyến trên Internet. Điều này giúp cho bạn có thể tiếp cận nhiều người dùng tiêu dùng trực tuyến hơn và gia tăng cơ hội bán hàng hiệu quả. Đặc biệt, một trong những lý do giúp cho website luôn là trung tâm của mọi doanh nghiệp online đó chính là sự bền vững, nghiêm túc. Bởi thông qua website, doanh nghiệp có được cơ hội toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh mà không bị phụ thuộc vào bất cứ đơn vị quản lý nào như các nền tảng khác.


Kinh doanh B2C
 

Trong khi đó, nếu chỉ bán hàng trên mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, công việc kinh doanh của bạn sẽ ngay lập tức gắn chặt vào những quy định khắt khe từ các nền tảng này. Họ có thể thay đổi quyết định kinh doanh bất kỳ khi nào mà không có một lời thông báo cho bạn, đó có thể là việc tăng giá quảng cáo, hoa hồng cao, giảm lượt tương tác, hạn chế số lượng bạn có thể tiếp cận khách hàng tự nhiên, khóa - xóa tài khoản,.... Đương nhiên, những quyết định này đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của bạn, nhất là khi nó đã được lên kế hoạch từ trước thì lại càng là một vấn đề lớn.

Vì vậy, việc thiết kế website được xem như “xương sống” của các doanh nghiệp khi hoạt động trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, để tạo web chuyên nghiệp lại không phải là chuyện đơn giản nếu bạn không có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm về thiết kế, lập trình. Do đó, nhằm đảm bảo trang web sau khi đưa vào sử dụng luôn hoạt động tốt thì việc sử dụng dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp tại Phương Nam Vina là điều mà các bạn không nên bỏ qua.


Khái niệm B2C
 

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một trang web chất lượng, chuẩn SEO, kết hợp cùng các giải pháp SEO, chạy quảng cáo,... để hỗ trợ công việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tại Phương Nam Vina, chúng tôi cũng hội tụ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp với các lập trình viên, designer tài năng, chuyên môn cao để giúp các bạn luôn hài lòng tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

5. Đẩy mạnh các chiến lược marketing

Ngoài việc xây dựng sự hiện diện của mình trên các kênh bán hàng online, doanh nghiệp của bạn cũng cần phải chuẩn bị một bản chiến lược marketing hiệu quả để đẩy mạnh hiệu quả bán hàng. Bằng các chiến lược tiếp thị đúng đắn như: phát tờ rơi, treo banner, poster, xây dựng chương trình khuyến mãi, mini game,... bạn hoàn toàn có thể thu hút khách hàng đến với mình hiệu quả.

Còn đối với mô hình B2C trực tuyến, bạn cũng đừng quên việc thường xuyên cập nhật các nội dung, hình ảnh, thông báo mới,... về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình. Đặc biệt, nên ưu tiên các giải pháp chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Google,... để nhanh chóng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng một cách chính xác và dễ dàng nhất.

Có thể thấy, đối với mọi doanh nghiệp dù đang hoạt động trong lĩnh vực nào thì việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh đều thật sự cần thiết bởi chúng quyết định trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của bạn. Vậy nên, hi vọng với những chia sẻ của Phương Nam Vina ở trên, các bạn sẽ nắm rõ khái niệm mô hình B2C là gì và có được những định hướng hoạt động hiệu quả để góp phần thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh doanh B2C trên thị trường hiện nay.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website B2E là gì? Cách hoạt động của mô hình Business To Employee

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

icon thiết kế website KPI là gì? Phân loại và cách xây dựng chiến lược KPI hiệu quả nhất

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo