Khoa học kỹ thuật đang ngày càng tiến bộ, hệ thống mạng Internet và các công cụ kỹ thuật số cũng vì thế mà phát triển một cách vượt bậc. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp trong quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích thì lúc nào cũng tồn tại các mối đe dọa, và trong trường hợp này thì đó chính là các cuộc tấn công an ninh mạng. Vì thế, để có thể phòng tránh và bảo vệ doanh nghiệp trước những cuộc tấn công thì việc áp dụng giải pháp cyber security là một việc làm cần thiết. Vậy cyber security là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung dưới đây nhé!
- Cyber security là gì?
- Tầm quan trọng của cyber security
- Các loại cyber security phổ biến hiện nay
- Những thách thức đặt ra cho cyber security trong kỷ nguyên số
- 1. Sự tinh vi của các cuộc tấn công an ninh mạng (Cyber security attacks)
- 2. Phần mềm độc hại (Malware)
- 3. Tấn công giả mạo (Phishing)
- 4. Tấn công phi kỹ thuật (Social engineering)
- 5. Man in the middle attack (Tấn công xen giữa)
- 6. SQL injection (SQLi)
- 7. Denial-of-service attack (Tấn công từ chối dịch vụ)
- Tips giúp bạn tránh khỏi rủi ro về các cuộc tấn công cyber security
Cyber security là gì?
Cyber security là một thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, nghĩa của từ này là an ninh mạng - một hệ thống tổng hợp được thiết kế nhằm bảo vệ sự an toàn của thông tin, dữ liệu trên các nền tảng khác nhau như máy chủ, máy tính hay thiết bị di động,... khỏi những cuộc tấn công bất ngờ.
Song song với sự bùng nổ của công nghệ, bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào hiện nay cũng đều phải đối mặt trước nguy cơ bảo mật từ những cuộc xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng. Đứng trước vấn đề này, việc đề xuất các kế hoạch xây dựng, phát triển và cải tiến hệ thống Internet cyber security toàn diện được xem là một chiến lược hàng đầu để doanh nghiệp có thể tự mình bảo vệ bản thân trước những cuộc tấn công bất đắc dĩ.
Tầm quan trọng của cyber security
Trong thời đại kỷ nguyên số, việc bảo vệ an ninh mạng đã và đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng, đồng thời được đánh giá rất cao. Trong đó, cyber security services chính là một giải pháp hàng đầu để đảm bảo sự an toàn và tính toàn vẹn của các dữ liệu thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức lẫn doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc sở hữu một hệ thống an ninh mạng hiện đại cũng sẽ giúp doanh nghiệp được đánh giá cao. Người dùng cũng dựa vào tiêu chí này mà cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ hoặc thực hiện một số giao dịch diễn ra trên hệ thống của doanh nghiệp. Vậy nên, để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, việc đầu tư xây dựng hệ thống cyber security attacks đạt chuẩn là điều thật sự cần thiết.
Các loại cyber security phổ biến hiện nay
Hiện nay, hệ thống cyber security đã được tổng hợp và phân chia thành nhiều hình thức khác nhau. Mỗi loại sẽ đảm nhận những vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ hệ thống an ninh của người dùng. Cụ thể, chúng ta có thể kể đến các loại cyber security sau đây:
1. Network security (Bảo mật mạng)
Network security hay bảo mật mạng là loại Internet cyber security được sử dụng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ kẻ xấu. Cụ thể, các giải pháp được dùng trong bảo mật mạng thường là ứng dụng bảo vệ dữ liệu cùng một số công cụ kiểm soát quyền truy cập như: Network Access Control (NAC), Data Loss Prevention (DLP), Next-Generation Firewall (NGFW) và Identity Access Management (IAM).
2. Application security (Bảo mật ứng dụng)
App security còn được biết đến với tên gọi thân quen khác là bảo mật ứng dụng. Đây là một loại phần mềm được thiết kế để bảo vệ thiết bị khỏi những cuộc tấn công và xâm nhập từ các nguồn nguy hiểm không rõ nguồn gốc.
Cụ thể, vai trò của app security đó là chỉ cho phép những user đã được cấp quyền truy cập vào dữ liệu, từ đó giúp ngăn ngừa những hành vi xâm nhập không hợp lệ. Không chỉ vậy, app security còn thường xuyên được cập nhật với các tính năng cùng phiên bản mới nhất, mục đích chính là để bảo vệ tối đa người dùng trước những nguy cơ về bảo mật.
3. Information security (Bảo mật thông tin)
Không thể phủ nhận, một trong những yếu tố quan trọng, cốt lõi nhất của hệ thống mạng và ứng dụng đó chính là dữ liệu. Đây cũng là lý do mà việc bảo mật thông tin và dữ liệu luôn được xem như một nhiệm vụ cần thiết mà các doanh nghiệp nên có kế hoạch chi tiết để tiến hành triển khai.
Cụ thể, để đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu của khách hàng, các doanh nghiệp cần tăng cường tạo ra một lớp bảo mật website và phần mềm lưu trữ thông tin thật hiệu quả. Điều này sẽ đảm bảo tính riêng tư và an toàn cho dữ liệu cá nhân, dữ liệu vận chuyển và các thông tin khác liên quan.
4. Operational security (Bảo mật hoạt động)
Operational security là việc thực hiện các quy trình và đưa ra quyết định để bảo vệ, xử lý tài sản dữ liệu. Theo đó, các quyền mà người dùng có khi truy cập mạng, những quy trình xác định cách thức và nơi dữ liệu được lưu trữ, chia sẻ đều thuộc phạm vi của bảo mật hoạt động.
5. Disaster recovery and business continuity (Phục hồi dữ liệu)
Trong hoạt động của một hệ thống, bất kỳ phần mềm nào cũng đều có thể gặp phải các sự cố như xảy ra lỗi hoặc mất dữ liệu. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc triển khai các hoạt động khắc phục sự cố và giải pháp phục hồi an ninh mạng là nhiệm vụ rất cần thiết. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới đảm bảo rằng hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp sẽ luôn được duy trì liên tục và có thể khôi phục lại khi xảy ra vấn đề.
Ngoài ra, hệ thống disaster recovery and business continuity còn giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi đang gặp khó khăn về nguồn lực. Qua đó giúp đảm bảo nguồn doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.
6. End-user education (Giáo dục người dùng cuối)
Trên thực tế, một số nguyên nhân gây ra vấn đề về an ninh mạng không chỉ bắt nguồn từ lỗi do bên quản lý thông tin mà còn có thể đến từ người cung cấp dữ liệu. Bởi đôi khi, chính sự thiếu cẩn trọng của người dùng trong quá trình truy cập mạng đã tạo ra các điểm yếu trong vấn đề bảo mật, từ đó tạo cơ hội cho hacker xâm nhập vào hệ thống thông tin và đánh cắp dữ liệu, ví dụ như:
- Truy cập vào email với các tệp liên kết không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng USB một cách tùy tiện chính là nguyên nhân khiến cho virus xâm nhập vào máy tính, từ đó gây thêm nhiều vấn đề nguy hiểm khác cho thiết bị.
- Click vào các phần mềm quảng cáo trên mạng hoặc cài đặt một số phần mềm độc hại khác.
- Với các cuộc tấn công SQL Injection, hacker hoàn toàn có thể tấn công một cách đơn giản chỉ với việc chèn mã độc vào thanh tìm kiếm của search engine, từ đó dễ dàng xâm nhập vào các website có mức bảo mật yếu.
Những thách thức đặt ra cho cyber security trong kỷ nguyên số
Công nghệ 4.0 ngày càng trở nên phát triển đã đặt ra nhiều thử thách lớn cho cyber security services trong vấn đề bảo mật an ninh mạng. Cụ thể, một số thách thức nổi bật cần phải kể đến là:
1. Sự tinh vi của các cuộc tấn công an ninh mạng (Cyber security attacks)
Hiện nay, một trong những thách thức lớn nhất mà cyber security attacks đang đặt ra đó là sự phát triển không ngừng của các rủi ro an ninh. Khi có sự xuất hiện của công nghệ mới thì tức là các cuộc tấn công an ninh mạng cũng sẽ theo đó mà trở nên tinh vi hơn.
Do đó, để đáp ứng được những thay đổi một cách liên tục và có sự tiến bộ hơn trong các cuộc tấn công, việc cập nhật hệ thống giám sát an ninh mạng và thực hành những phương pháp bảo vệ luôn là nhiệm vụ cần thiết cho các tổ chức. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó khăn đối với các tổ chức nhỏ trong quá trình triển khai, áp dụng.
2. Phần mềm độc hại (Malware)
Phần mềm độc hại là những chương trình máy tính được thiết kế để phục vụ mục đích gây hại cho toàn bộ hệ thống máy tính, lấy cắp các thông tin cá nhân, tấn công vào mạng hoặc thực hiện các hoạt động bất hợp pháp khác. Hiện nay, các loại phần mềm độc hại thường được thiết kế để hoạt động ẩn danh và không được sự cho phép của người dùng.
Một số loại phần mềm độc hại cho máy tính phổ biến hiện nay gồm có:
- Virus: Đây là một đoạn mã xâm nhập vào máy tính để lấy cắp thông tin cá nhân, xóa toàn bộ dữ liệu với tốc độ lây nhiễm cực kỳ cao.
- Ransomware (Mã độc tống tiền): Các dữ liệu trên hệ thống sẽ bị mã hóa và người dùng sẽ không thể truy cập nếu không trả tiền cho kẻ đứng sau malware này.
- Worm: Là sâu máy tính sử dụng mạng để quét, sau đó sao chép và lây cho các máy tính khác với tốc độ chóng mặt.
- Trojan horse: Phần mềm ác tính trojan thường ẩn mình trong các chương trình được tải xuống từ mạng Internet, chúng sẽ xâm nhập vào máy tính để lấy cắp thông tin đăng nhập, mật khẩu hay tài khoản ngân hàng,....
- Spyware: Đây là phần mềm gián điệp có nhiệm vụ thu thập trái phép các thông tin máy chủ qua Internet, sau đó làm chuyển hướng tên miền website hoặc làm cho thiết bị của bạn bị chậm lại, kết nối gián đoạn.
3. Tấn công giả mạo (Phishing)
Tấn công giả mạo (phishing) là một hình thức tấn công mạng mà ở đó, kẻ tấn công sẽ lừa đảo người dùng bằng cách giả mạo thành các tổ chức đáng tin cậy.
Thông thường, những kẻ lừa đảo này sẽ giả mạo thành các ngân hàng, ví điện tử, website giao dịch trực tuyến hoặc các công ty thẻ tín dụng để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân quan trọng như: tài khoản và mật khẩu đăng nhập, số thẻ tín dụng, mật khẩu giao dịch hay một số thông tin nhạy cảm, quý giá khác.
Tấn công phi kỹ thuật (Social engineering) là một chiến thuật tấn công mạng vô cùng tinh vi được thực hiện bởi những kẻ xấu nhằm đánh cắp thông tin của bạn. Sau khi đã có danh sách thông tin của người dùng một cách trái phép, họ sẽ sử dụng nó cho các mục đích cá nhân như yêu cầu tiền chuộc, đe dọa hoặc truy cập vào dữ liệu kinh doanh bí mật của doanh nghiệp,.... Để tiến hành đánh cắp thông tin cá nhân, social engineering sẽ được kết hợp với các hành vi khác như thuyết phục người dùng click vào liên kết hoặc tải xuống các phần mềm độc hại, không đảm bảo an toàn,....
5. Man in the middle attack (Tấn công xen giữa)
Man in the middle attack (Tấn công xen giữa) thực chất chính là hình thức tấn công trung gian, có nghĩa là kẻ tấn công sẽ giả mạo thành một kết nối mạng giữa hai bên đang trao đổi thông tin với nhau để có thể kiểm soát và đánh cắp dữ liệu trong giao dịch. Khi người dùng truy cập vào các địa chỉ WiFi đáng ngờ, họ rất dễ bị rơi vào bẫy của loại hình tấn công này.
6. SQL injection (SQLi)
Hình thức tấn công SQL injection (SQLi) chính là một kỹ thuật khai thác lỗ hổng trong câu truy vấn của các ứng dụng bằng cách chèn thêm mã SQL vào. Mục đích chính là để thay đổi hoặc thực hiện sai lệnh truy vấn ban đầu. Khi thành công, kẻ tấn công có thể truy cập và khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Điều này cho phép họ thực hiện các hành động như quản trị viên trên cơ sở dữ liệu của ứng dụng, gây nguy hiểm cho tính bảo mật của hệ thống.
7. Denial-of-service attack (Tấn công từ chối dịch vụ)
Denial-of-service attack (Tấn công từ chối dịch vụ) thực chất là hình thức tấn công mạng Dos. Loại tấn công này được triển khai bằng việc gửi đồng thời một loạt yêu cầu đến cho đối tượng mục tiêu, từ đó khiến cho hệ thống không thể xử lý kịp thời. Kết quả là quá trình xử lý yêu cầu sẽ bị chậm hoặc gây ra tình trạng gián đoạn.
Về cơ bản, hình thức tấn công DoS sẽ có những biểu hiện khác nhau đối với người dùng và doanh nghiệp. Với người dùng, website khi bị tấn công DoS sẽ ngay lập tức ngừng hiển thị nội dung mặc dù kết nối Internet vẫn đang hoạt động ổn định. Ngược lại đối với chủ website, hệ thống mạng sẽ nhanh chóng ngừng phản hồi các yêu cầu truy cập, từ đó gây ra sự cố trong việc kiểm soát các tiến trình mạng bị tắt một phần hoặc hoàn toàn.
Tips giúp bạn tránh khỏi rủi ro về các cuộc tấn công cyber security
Bảo vệ hệ thống mạng khỏi mọi mối đe dọa luôn là một vấn đề được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Vậy ngoài sử dụng các loại cyber security ở trên, bạn có thể áp dụng những bí quyết nào để tránh khỏi rủi ro về các cuộc tấn công mạng? Cụ thể, dưới đây chính là một số lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho bạn:
- Thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ điều hành: Điều này đảm bảo được bạn sẽ sử dụng các bản vá bảo mật cùng các tính năng mới nhất.
- Sử dụng mật khẩu mạnh: Hãy đảm bảo rằng mật khẩu của bạn không dễ đoán với các con số, ký tự được kết hợp linh hoạt và độ dài không quá ngắn.
- Sử dụng phần mềm diệt virus: Các giải pháp bảo mật hàng đầu hiện nay như Kaspersky Total Security có vai trò phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa. Đồng thời chủ động cập nhật phần mềm theo định kỳ để có thể bảo vệ thiết bị một cách tốt nhất.
- Không mở các tệp tin đính kèm từ email khi chưa rõ người gửi: Bạn sẽ không thể nào đảm bảo được những tệp này có thể chứa phần mềm độc hại.
- Không click vào đường link trong email từ người gửi không xác định hoặc trang web lạ: Đây chính là cách thức thường được kẻ xấu sử dụng để lây lan phần mềm độc hại trên thiết bị của bạn.
- Hạn chế đăng nhập mạng WiFi ở những nơi công cộng: Tại một số khu vực, mạng WiFi miễn phí có thể không an toàn và khiến bạn dễ bị tấn công bởi những kẻ trung gian.
Như vậy, Phương Nam Vina vừa chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng về khái niệm cyber security là gì và tầm quan trọng của hệ thống an ninh mạng. Với những kiến thức này, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao cảnh giác, đề phòng đối với những mối nguy hiểm luôn luôn rình rập và sẵn sàng xâm nhập, tấn công trên môi trường mạng bất kỳ lúc nào.
Tham khảo thêm:
Captcha là gì? Mục đích của việc sử dụng mã Captcha
Nguyên nhân, cách khắc phục website báo lỗi không bảo mật
Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website