Downtime là gì? Nguyên nhân và cách xử lý website downtime

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác bực bội khi truy cập website mà gặp phải thông báo đang bảo trì, lỗi kết nối hay trang trang web không khả dụng? Đó chính là dấu hiệu của website downtime – một vấn đề khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu. Trong thời đại số hóa, website được xem như bộ mặt thương hiệu, kênh bán hàng và nguồn thông tin thiết yếu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, downtime lại là "kẻ thù" thầm lặng, có thể phá hủy những nỗ lực và thành quả mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng bấy lâu.
 

Downtime là gì? Nguyên nhân và cách xử lý website downtime
 

Downtime là gì?

Downtime hay thời gian ngừng hoạt động là khoảng thời gian mà một hệ thống, dịch vụ hoặc trang web không hoạt động hoặc không thể truy cập được. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh doanh trực tuyến bởi vì tình trạng downtime có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, trải nghiệm người dùng và uy tín của doanh nghiệp.
 

Downtime là gì?
 

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng website downtime

Website downtime là một trong những vấn đề nghiêm trọng và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự cố kỹ thuật, bảo trì định kỳ, hoặc tấn công mạng.

1. Lỗi do con người

Trong quá trình vận hành và quản lý một trang web, con người có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng website downtime do những thao tác như:

- Cập nhật plugin, phần mềm không tương thích hoặc lỗi thời.

- Xóa nhầm tệp tin hoặc dữ liệu quan trọng.

- Gõ sai cấu hình, thao tác sai trên hệ thống, máy chủ, tường lửa hoặc cơ sở dữ liệu.

Bên cạnh đó, việc quản trị viên thiếu kiến thức về bảo mật, không theo dõi website hay phản ứng chậm trễ khi xảy ra sự cố đều có thể khiến tình trạng downtime kéo dài và gây thiệt hại nặng nề.

2. Bảo trì không đúng thời điểm 

Bảo trì định kỳ là quá trình lên kế hoạch trước để thực hiện các công việc bảo dưỡng, cập nhật hoặc nâng cấp hệ thống. Mặc dù bảo trì định kỳ là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất của trang web, tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra tình trạng server downtime và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nếu thực hiện không đúng thời điểm.

Thông thường, việc bảo trì sẽ được thực hiện vào thời điểm ít người truy cập để giảm thiểu tác động. Chẳng hạn, một trang web thương mại điện tử tiến hành bảo trì vào giữa đêm để cập nhật phần mềm giỏ hàng và kiểm tra tính năng mới, Tuy nhiên, ban quản trị web sẽ thông báo trước cho khách hàng giúp họ hiểu và chấp nhận sự gián đoạn tạm thời này. Tuy nhiên, không ít website lại thực hiện bảo trì vào thời điểm lượt truy cập cao, dẫn đến những tác động không nhỏ tới doanh nghiệp.
 

Downtime website là gì?
 

3. Lỗi phần cứng

Hệ thống phần cứng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động website. Vậy nên, khi các thiết bị như máy chủ, ổ cứng hoặc bộ định tuyến gặp sự cố kỹ thuật hay quá tải sẽ dẫn đến việc trang web không thể hoạt động. 

Bên cạnh đó, các thiên tai như lũ lụt, sét đánh, động đất, hỏa hoạn là những sự cố không thể lường trước, có thể phá hỏng hệ thống phần cứng và gây ra tình trạng server downtime kéo dài.

3. Lỗi phần mềm

Lỗi phần mềm có thể xảy ra khi mã nguồn của trang web gặp trục trặc, bản cập nhật phần mềm không tương thích với hệ thống hoặc các vấn đề liên quan đến cấu hình sai. Những lỗi này có thể làm trang web bị ngừng hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách, gây gián đoạn và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.

4. Tấn công mạng

Website luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công bởi hacker. Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), mã độc hoặc hành vi xâm nhập trái phép có thể gây sập trang web hoặc làm cho website downtime và không thể truy cập được. Những cuộc tấn công này thường nhắm vào việc làm gián đoạn hoạt động của trang web, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ví dụ, một cuộc tấn công DDoS từ một nhóm tin tặc làm ngập lưu lượng truy cập vào trang web, khiến máy chủ không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp và trang web bị sập.

5. Sự cố về Internet

Các vấn đề liên quan đến kết nối mạng, chẳng hạn như lỗi tại nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) khiến kết nối mạng bị gián đoạn, người dùng sẽ không thể truy cập vào trang web. Ngoài ra, các sự cố kỹ thuật tại nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hoặc tên miền cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng downtime website.
 

Downtime
 

Các hậu quả do website downtime gây ra

Vào một buổi sáng đẹp trời, anh Minh - chủ một cửa hàng bán đồ điện tử trực tuyến bỗng nhận được hàng loạt tin nhắn phàn nàn từ khách hàng. Khi truy cập website, anh Minh chết lặng khi thấy thông báo "Trang web không khả dụng". Downtime bất ngờ khiến website của anh Minh “tắt ngúm", mất đi khách hàng tiềm năng, doanh thu sụt giảm và hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ ví dụ trên, có thể thấy rằng downtime website không chỉ đơn thuần là thời gian trang web không hoạt động mà nó có thể gây ra nhiều hậu quả đối với doanh nghiệp và người dùng. Cụ thể:

- Sụt giảm doanh thu: Downtime đồng nghĩa với việc website bị sập, dẫn đến khách hàng không thể truy cập, mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Doanh thu vì thế sẽ bị sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tổn hại tín thương hiệu: Trang web hoạt động không ổn định sẽ khiến khách hàng mất niềm tin vào chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn, khách hàng có thể chia sẻ trải nghiệm này lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.

- Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: Khách hàng truy cập website mà gặp tình trạng downtime sẽ cảm thấy thất vọng và nhanh chóng chuyển sang trang web khác, doanh nghiệp vì thế sẽ đánh mất khách hàng tiềm năng.

- Gián đoạn hoạt động kinh doanh: Downtime website khiến các hoạt động kinh doanh trực tuyến bị đình trệ, ảnh hưởng đến tiến độ công việc, kế hoạch bán hàng và mục tiêu của doanh nghiệp.

- Giảm hiệu suất SEO: Downtime kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến giảm lưu lượng truy cập từ các tìm kiếm tự nhiên và ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến dịch SEO.

- Tăng chi phí khắc phục: Để khắc phục sự cố website downtime, doanh nghiệp cần chi trả chi phí cho kỹ thuật viên, nhà cung cấp dịch vụ, thậm chí là bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

- Mất dữ liệu: Downtime website có thể dẫn đến mất dữ liệu quan trọng nếu không có hệ thống sao lưu phù hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại mà còn có thể gây ra sự cố lâu dài đối với các thông tin khách hàng và hồ sơ giao dịch.
 

Downtime website
 

Biện pháp phòng ngừa, khắc phục downtime website hiệu quả

Website downtime không chỉ gây ra những tổn thất về tài chính, hiệu quả hoạt động mà còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Chính vì thế, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng website downtime dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian trang web ngừng hoạt động, duy trì sự ổn định và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

1. Bảo trì đúng thời điểm và có kế hoạch 

Thực hiện bảo trì website định kỳ vào những thời điểm phù hợp là cần thiết để duy trì hiệu suất và khả năng bảo mật của trang web. Bạn nên lên lịch bảo trì vào thời điểm ít người truy cập nhất, chẳng hạn như vào ban đêm hoặc cuối tuần. Đặc biệt, trước khi tiến hành bảo trì, bạn đừng quên thông báo trước cho người dùng về thời gian và lý do bảo trì để họ chuẩn bị và không bị gián đoạn bất ngờ.

2. Sử dụng hệ thống dự phòng 

Sao lưu dữ liệu thường xuyên là biện pháp quan trọng để đảm bảo website khôi phục nhanh chóng sau các sự cố. Hệ thống sao lưu nên bao gồm cả sao lưu toàn bộ hệ thống và sao lưu incremental (gia tăng). Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo bản backup được lưu trữ tại nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả trên hệ thống đám mây để tránh bị mất mát dữ liệu do thảm họa.

3. Giám sát liên tục với công cụ

Sử dụng các công cụ giám sát 24/7 để theo dõi hiệu suất và trạng thái của trang web là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh và ngăn chặn sớm trình trạng website downtime. Các công cụ này có thể phát hiện sớm các vấn đề và gửi cảnh báo ngay lập tức qua email hoặc tin nhắn giúp quản trị viên khắc phục sự cố trước khi nó ảnh hưởng đến người dùng. Hiện nay, các công cụ giám sát liên tục được sử dụng nhiều nhất là New Relic, Pingdom và UptimeRobot.
 

Server downtime
 

4. Cải thiện an ninh mạng

Cải thiện an ninh mạng là yếu tố then chốt để ngăn chặn các cuộc tấn công làm gián đoạn hoạt động của trang web. Các biện pháp ngăn chặn downtime website thông qua nâng cao khả năng bảo mật bao gồm:

- Sử dụng tường lửa: Bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.

- Hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS): Phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép.

- Cài đặt chứng chỉ SSL: Bảo mật dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và người dùng.

- Cập nhật phần mềm: Luôn cập nhật các bản vá bảo mật mới nhất cho hệ điều hành và ứng dụng.

5. Chọn nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy

Bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ hosting và Internet uy tín, đảm bảo có chính sách hỗ trợ tốt và thời gian phản hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ nên có SLA (Service Level Agreement) cao, cam kết mức độ uptime cụ thể.

Tại Việt Nam, Phương Nam Vina là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ hosting chất lượng cao với các giải pháp tối ưu để giảm thiểu downtime và đảm bảo trang web của bạn luôn hoạt động trơn tru. Với công nghệ tiên tiến, hệ thống máy chủ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự ổn định của trang web, từ đó tập trung vào phát triển doanh nghiệp và đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình. 

Đặc biệt, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật sẵn sàng 24/7 và hệ thống sao lưu, phục hồi dữ liệu của chúng tôi đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục trang web nhanh chóng trong trường hợp gặp sự cố vì bất kỳ nguyên nhân nào. Vậy nên, hãy liên hệ với Phương Nam Vina ngay hôm nay qua hotline 0912817117 - 0915101017 để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ hosting hàng đầu nhé!
 

Xử lý downtime website
 

6. Đào tạo và quản lý nhân sự

Nói đi cũng phải nói lại, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng website downtime là do yếu tố con người. Chính vì vậy, để giảm thiểu downtime hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo nhân viên về vấn đề bảo trì và sửa chữa cơ bản. Việc này giúp xử lý các sự cố nhỏ hoặc tình trạng ngừng hoạt động mà không cần đến chuyên gia, từ đó giảm thiểu thời gian website downtime.

Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên về quy trình và công cụ quản lý hệ thống cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp nên xây dựng quy trình kiểm tra và phê duyệt trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên hệ thống, đồng thời thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng trên môi trường thử nghiệm sẽ giúp giảm thiểu lỗi do con người và đảm bảo trang web hoạt động ổn định hơn.

7. Sử dụng các dịch vụ CDN 

CDN giúp phân phối nội dung trang web từ nhiều máy chủ trên toàn cầu, giảm tải cho máy chủ gốc và cải thiện tốc độ truy cập cho người dùng. Điều này cũng giúp trang web ổn định hơn và giảm thiểu tình trạng downtime khi có sự cố tại một khu vực. Các dịch vụ CDN phổ biến hiện nay bao gồm Cloudflare, Akamai và Amazon CloudFront.

8. Thực hiện kiểm tra website thường xuyên

Để ngăn ngừa tình trạng website downtime, bạn cần thực hiện các đợt kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính năng của trang web hoạt động bình thường và không có lỗi. Các loại kiểm tra này bao gồm:

- Kiểm tra tải (Load testing): Đảm bảo trang web có thể xử lý được lượng lớn truy cập cùng lúc.

- Kiểm tra ứng dụng (Application testing): Đảm bảo tất cả các tính năng hoạt động đúng như mong đợi.

- Kiểm tra bảo mật (Security testing): Xác định và vá các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
 

Website downtime
 

Website downtime có thể gây ra thiệt hại lớn về doanh thu và uy tín doanh nghiệp, nhưng với những phương pháp mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và bảo vệ trang web khỏi những gián đoạn không mong muốn. Hãy tận dụng các công cụ giám sát, tiến hành bảo trì định kỳ và đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy đủ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp kịp thời và hiệu quả để đảm bảo trang web luôn hoạt động trơn tru, mang lại trải nghiệm liền mạch và trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Bí kíp giúp tăng tốc độ load website hiệu quả

icon thiết kế website Băng thông là gì? Cách tính băng thông cho website

icon thiết kế website Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications không chỉ là công cụ gửi thông điệp nhanh chóng mà còn là chìa khóa giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động tức thời.

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản không chỉ là nền tảng cốt lõi của Internet hiện tại mà còn là chìa khóa mở ra vô vàn những cơ hội mới trong tương lai.

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Trong ngành nhà đất đầy cạnh tranh, thiết kế landing page bất động sản là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và chốt deal thành công.

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Mất tiền, mất thông tin cá nhân, danh tiếng bị ảnh hưởng là những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt nếu không cẩn thận kiểm tra web lừa đảo.

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS software solutions cung cấp các công cụ phần mềm trực tuyến giúp tối ưu hóa quản lý trong các ngành như tài chính, y tế, giáo dục và bán lẻ.

 
zalo