Dropshipping gần đây đã nổi lên như một làn gió mới trong thị trường “Make Money Online” và được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù không còn là một cái tên xa lạ trên thị trường quốc tế nhưng tại Việt Nam, khái niệm mới này vẫn còn khá mơ hồ đối với những người mới “chập chững” bước chân vào kinh doanh.
Chính vì vậy mà trong nội dung bài viết này, Phương Nam Vina - Giải pháp marketing toàn diện sẽ giúp bạn làm rõ về mô hình bán hàng dropshipping là gì để từ đó áp dụng vào trong công việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
- Dropshipping là gì?
- Lợi thế cạnh tranh đầy tiềm năng
- Nhược điểm của dropshipping bạn cần biết trước khi bắt đầu
- Hướng dẫn 6 bước để bắt đầu bán hàng qua hình thức dropshipping
- Gợi ý một số sản phẩm tốt để bắt đầu kinh doanh dropshipping
- Đánh giá tiềm năng kinh doanh dropshipping tại Việt Nam năm 2024
- Cách lựa chọn nền tảng dropshipping tốt
- Một số đơn vị hỗ trợ kinh doanh dropshipping uy tín
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một phương thức kinh doanh không yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ sản phẩm trong kho, được hiểu đơn giản hơn là bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Thay vào đó, cửa hàng bán sản phẩm và chuyển đơn đặt hàng cho nhà cung cấp bên thứ ba, sau đó họ sẽ giao đơn đặt hàng cho khách.
Bạn với vai trò là nhà bán lẻ, cửa hàng sẽ không giữ sản phẩm trong kho. Thay vào đó, nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm khách hàng và chuyển đơn đặt hàng cùng những thông tin về khách mua sản phẩm tới nhà sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh liên quan.
Lợi thế cạnh tranh đầy tiềm năng
So với các mô hình truyền thống, drop-shipping tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp bạn dễ dàng tiếp cận thị trường và gặt hái thành công:
- Khởi đầu với số vốn 0 đồng: khi tham gia vào mô hình dropshipping, bạn sẽ không phải tốn tiền để nhập bất kỳ sản phẩm nào về bán hay chi phí đầu tư cho hàng lưu kho. Nhiệm vụ của bạn chỉ là tìm kiếm khách hàng, chốt đơn rồi gửi về cho nhà sản xuất là xong.
- Nguồn hàng đa dạng, phong phú: với mô hình kinh doanh này, bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn về sản phẩm khác nhau. Lượng hàng hóa sẽ luôn có sẵn và đảm bảo đúng như yêu cầu của người bán. Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn những sản phẩm mà mình yêu thích hoặc chọn mặt hàng có thế mạnh để phát triển công việc kinh doanh hiệu quả.
- Giao hàng nhanh: do bỏ qua những khâu vận chuyển trung gian phức tạp mà các sản phẩm sẽ được giao đến tay khách mua nhanh hơn.
- Phù hợp với nhiều người: do tính chất công việc dễ dàng bắt đầu, thời gian làm việc linh động, xoay vòng vốn nhanh nên mô hình này rất thích hợp với người mới bắt đầu, sinh viên, nhân viên văn phòng, mẹ bỉm,....
- Không lo hàng tồn kho: hàng tồn là vấn đề đau đầu nhất đối với những người làm kinh doanh. Nhưng với dropshipping, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì sẽ không có chuyện phải nhập một đống hàng về mà không bán được.
- Địa điểm làm việc linh hoạt: không giống như bán hàng truyền thống hay hình thức kinh doanh trực tuyến, một doanh nghiệp dropshipping có thể di chuyển đến bất cứ đâu để bán hàng chỉ với một thiết bị kết nối Internet. Điều kiện duy nhất là giao tiếp được với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng, từ đó mới có thể chốt đơn và giao hàng nhanh chóng.
Nhược điểm của dropshipping bạn cần biết trước khi bắt đầu
Trên thực tế thì mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải chỉ toàn màu hồng như bạn tưởng. Dưới đây chính là 5 sự thật mà bạn cần biết trước khi lao vào kinh doanh drop-shipping:
1. Tỷ suất lợi nhuận thấp
Tỷ suất lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng được xem là một nhược điểm lớn nhất ở mô hình dropshipping. Nguyên nhân chủ yếu đến từ:
- Hoa hồng hạn hẹp: Khi bán sản phẩm dropshipping, bạn chỉ nhận được khoản hoa hồng nhỏ từ nhà cung cấp, thường chỉ từ 10% đến 30%. Do đó, để đạt được lợi nhuận như mong đợi thì bạn cần bán một lượng lớn sản phẩm.
- Chi phí cao: Để tạo ra doanh thu, bạn vẫn phải trả tiền cho các chi phí như tiếp thị, quảng cáo, duy trì trang web và dịch vụ khách hàng giữa một thị trường cạnh tranh gay gắt.
Đặc biệt, bạn có thể dự đoán thu nhập của mình bằng cách sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận = (Lưu lượng truy cập x 0,02) x (Giá trị đơn hàng trung bình x 0,2)
Trong đó:
0,02 là tỷ lệ chuyển đổi trung bình từ lượt truy cập thành đơn hàng (khoảng 2%).
0,2 là lợi nhuận gộp trung bình trên mỗi đơn hàng (khoảng 20%).
2. Cạnh tranh cao
- Rào cản gia nhập thấp: Bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
- Giá cả thấp: Các công ty lớn có thể dễ dàng hạ giá bạn vì họ có thể mua hàng với số lượng lớn.
- Sản phẩm giống nhau: Hầu hết người bán dropshipping đều bán cùng một sản phẩm, khiến việc nổi bật trở nên khó khăn.
3. Hạn chế khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng
-
Bạn phụ thuộc vào nhà cung cấp của mình về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và dịch vụ khách hàng.
-
Bạn không thể kiểm soát các vấn đề như hàng hóa bị hỏng, giao hàng chậm trễ hoặc dịch vụ khách hàng kém.
-
Bạn phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề mà khách hàng gặp phải với sản phẩm, ngay cả khi đó là lỗi của nhà cung cấp.
4. Vấn đề trách nhiệm pháp lý
- Bạn có thể phải chịu trách nhiệm về bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến sản phẩm bạn bán, chẳng hạn như vi phạm bản quyền hoặc hàng giả.
- Bạn cần đảm bảo rằng nhà cung cấp của bạn tuân thủ tất cả các luật và quy định.
- Bạn nên có Hợp đồng thỏa thuận Dropshipping để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro pháp lý.
5. Khó xây dựng thương hiệu
- Khi khách hàng yêu thích sản phẩm, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của sản phẩm thay vì thương hiệu của bạn.
- Rất khó để tạo dựng sự khác biệt và lòng trung thành của khách hàng khi bạn đang bán sản phẩm giống như mọi người khác.
- Bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Hướng dẫn 6 bước để bắt đầu bán hàng qua hình thức dropshipping
Để có thể bắt đầu công việc kinh doanh dropshipping, bạn sẽ cần phải thực hiện theo những bước dưới đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Đây là bước quan trọng mà bạn cần phải thực hiện nghiêm túc để có thể phát triển quy mô kinh doanh của mình. Lúc này, bạn hãy tiến hành làm một số khảo sát thị trường, đồng thời thống kê những thực trạng, yêu cầu và xu hướng mà người dùng hiện nay đang quan tâm đến. Đặc biệt, đừng bỏ qua công đoạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn để biết được họ đang làm gì, thực hiện như thế nào, ưu nhược điểm rao sao?....
Để có thể hoàn thành tốt bước nghiên cứu thị trường, các bạn hãy sử dụng công cụ Google Trend để nắm bắt được đâu là những mặt hàng có lượt tìm kiếm cao. Còn nếu muốn biết một cách chính xác hơn, các bạn có thể tìm kiếm những sản phẩm đang có lượt bán chạy trên các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như: Amazon Best Sellers, Shopee Top Products hay Lazada Top Sellers,....
Bước 2: Xác định sản phẩm cần bán
Xác định sản phẩm bán chính là bước mà bạn cần phải xác định sớm ngay từ khi bắt đầu kinh doanh mô hình dropshipping. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để quyết định kinh doanh như: mỹ phẩm, thực phẩm, mặt hàng tiện ích, đồ gia dụng,.... Bạn có thể chọn cho mình một mặt hàng cụ thể hoặc kết hợp kinh doanh tổng hợp để tăng khả năng chạm được tới nhu cầu của khách hàng.
Bước 3: Tìm kiếm nguồn hàng
Hiện nay, có rất nhiều nguồn hàng chất lượng và giá cả tốt mà các bạn có thể lựa chọn để phù hợp với mình.
- NetSale: nền tảng chuyên cung cấp những sản phẩm từ các sàn thương mại từ Trung Quốc như Taobao, 1688, Tmall,.... Bạn chỉ cần tiến hành tạo tài khoản là đã có thể tiếp cận với hơn 70 triệu sản phẩm từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
- Sunrise Wholesale: chuyên cung cấp những sản phẩm trong lĩnh vực thời trang, trang sức, phụ kiện, đồ tập thể thao,.... Tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng này đang có hơn 15.000 sản phẩm và cung cấp miễn phí dịch vụ cho người dùng.
- Osiris Alliance: đay là nền tảng chuyên cung cấp những loại đồng hồ và mỹ phẩm chính hãng. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến những nhãn hàng nổi tiếng như: Dudley, Daniel Wellington, Etude House, Innisfree, MAC,.... Có đến hàng triệu sản phẩm đang được bán tại sàn thương mại này với mức giá sỉ và khi tiến hành dropshipping thì bạn cũng không cần phải bỏ vốn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng ngay trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như: Shopee, Lazada, Tiki,... bằng cách tìm những nhà cung cấp sỉ, sau đó liên hệ hoặc gửi tin nhắn cho họ để hỏi về chính sách dropshipping.
Bước 4: Thiết lập mức giá tốt
Ngay sau khi liên hệ với nhà cung cấp sỉ, hãy thỏa thuận với họ một cách khéo léo để có được mức giá nhập hàng tốt nhất để có thể dễ dàng tạo cho thương hiệu một cái nhìn thiện cảm. Tuy nhiên, lưu ý là không nên để giá quá cao bởi khách hàng sẽ có xu hướng so sánh mức giá giữa nhiều shop với nhau. Vậy nên, nếu giá quá cao thì họ sẽ chỉ nhìn một lần rồi thoát ra ngoài ngay chứ đừng nói đến việc mua hàng.
Bước 5: Tạo cửa hàng online
Để hỗ trợ cho công việc kinh doanh thêm thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn thì việc tạo ngay một cửa hàng trực tuyến chính là điều mà bạn không nên bỏ qua. Có rất nhiều kênh bán hàng để bạn có thể lựa chọn như website, các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,...), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...) hay các diễn đàn (Tinhte, Webtretho, Voz,...). Nhiệm vụ của bạn chính là tiến hành đăng ký tài khoản rồi sau đó bắt đầu đăng thông tin sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu đang có ý định kinh doanh lâu dài và muốn xây dựng thương hiệu cho mình thì website chính là nền tảng tối ưu nhất. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường cũng như quảng bá thương hiệu, sản phẩm được dễ dàng hơn.
Với website, bạn sẽ sở hữu riêng cho mình một cửa hàng trực tuyến để có thể cho đăng tải mọi sản phẩm của mình mà không bị giới hạn. Ngoài ra cũng không cần phải lo lắng tài khoản của mình sẽ bị hạn chế tương tác cũng như bị khóa bất cứ lúc nào.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch marketing để tiếp cận khách hàng
Việc marketing cho sản phẩm đã không còn là một vấn đề quá khó khăn. Ví dụ, khi thiết kế website thì bạn có thể sử dụng dịch vụ SEO web, Google Ads, với Facebook là Facebook Ads hay Zalo là Zalo Ads chẳng hạn. Song song với đó, bạn có thể kết hợp với những người có sức ảnh hưởng (KOL / Influencer) để nâng cao khả năng bán hàng. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng email marketing để tăng mức độ nhận diện sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.
Gợi ý một số sản phẩm tốt để bắt đầu kinh doanh dropshipping
Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp là yếu tố then chốt quyết định thành công trong kinh doanh dropshipping. Dưới đây là một số ý tưởng về sản phẩm bán được ưa chuộng hiện nay, tùy theo sở thích và sự am hiểu cá nhân mà bạn nên chọn những sản phẩm mình phù hợp để dễ nắm bắt được thông tin khi mới bắt đầu.
1. Đồ trang sức thời trang: Vòng cổ, nhẫn, bông tai,....
2. Phụ kiện điện thoại di động: Ốp lưng, bao da, dây đeo,....
3. Đồ gia dụng thông minh: Đèn LED thông minh, ổ cắm thông minh, máy hút bụi,....
4. Thời trang và phụ kiện thể thao: Áo thể thao, quần legging, giày thể thao,....
5. Đồ trang trí nội thất: Bức tranh, đèn trang trí, gối,....
6. Sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da: Mỹ phẩm, dầu gội, kem dưỡng da,....
7. Đồ chơi và đồ chơi giáo dục cho trẻ em: Puzzle, lego, đồ chơi gỗ,....
8. Đồ dùng cho thú cưng: Vòng cổ, áo choàng, đồ chơi,....
Đánh giá tiềm năng kinh doanh dropshipping tại Việt Nam năm 2024
Cùng với sự lớn mạnh của thị trường thương mại điện tử trong nước, mô hình kinh doanh dropshipping tại Việt Nam cũng đang dần cho thấy những dấu hiệu phát triển nhanh chóng. Nhờ những lợi thế vượt trội của mô hình này, lượng người dùng đăng ký kinh doanh drop-shipping liên tục tăng lên và đang vượt qua con số hàng chục nghìn người.
Tuy nhiên, hạ tầng logistics để phục vụ cho chuỗi cung ứng mô hình dropshipping ở nước ta vẫn còn đang gặp nhiều điểm hạn chế ở các khâu như: tiếp nhận sản phẩm, đóng gói, dán nhãn, tạo vận đơn, giao hàng,... vẫn còn rời rạc, thiếu quy trình. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay cũng chưa có đơn vị nào đủ khả năng để cung cấp một chu trình trọn vẹn tất cả các công đoạn trên.
Việc sử dụng quá nhiều khâu với quá nhiều đối tác cung ứng dịch vụ sẽ khiến cho chi phí logistics tăng cao, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Đương nhiên, giá thành cao sẽ rất khó để cho người bán có thể cạnh tranh cũng như phát triển trên thị trường. Đó là chưa kể đến sự du nhập của hàng loạt mặt hàng mới cùng thói quen chi tiêu vẫn còn giới hạn của người Việt Nam.
Cách lựa chọn nền tảng dropshipping tốt
Dưới đây chính là "kim chỉ nam" giúp bạn chọn được nền tảng cung cấp mô hình kinh doanh dropshipping lý tưởng, từ đó mở ra cánh cửa thành công cho công việc kinh doanh của mình:
- Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm đúng như mô tả, hình ảnh quảng cáo và chất lượng đáp ứng yêu cầu mà bạn đã đặt ra. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra trực tiếp mẫu sản phẩm trước khi bắt đầu hợp tác lâu dài.
- Dịch vụ vận chuyển: Xác định rõ thời gian xử lý đơn hàng và giao đến tay khách hàng là bao lâu, đồng thời bạn cần đảm bảo nhà cung cấp có đa dạng phương thức vận chuyển nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu..
- Hỗ trợ khách hàng: Bạn nên tìm hiểu cách nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng và kiểm tra tính chuyên nghiệp cũng như hiệu quả. Đặc biệt, bạn cũng nên thử liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng để kiểm tra phản hồi và dịch vụ thực tế có giống như những gì đã mô tả hay không..
- Chính sách đảm bảo và trả hàng: Đảm bảo rằng nhà cung cấp có chính sách trả hàng linh hoạt và rõ ràng, đồng thời bạn cũng nên tham khảo kỹ các điều khoản về đổi trả, hoàn tiền để đảm bảo quyền lợi cho bản thân và khách hàng trong tương lai.
- Bảo vệ chống gian lận: Kiểm tra xem họ có cung cấp các biện pháp bảo vệ khỏi mã độc và chống gian lận như mã xác minh hay không sẽ giúp đảm bảo rằng thông tin thanh toán và dữ liệu của khách hàng được an toàn.
- Đánh giá: Bạn nên tìm kiếm đánh giá, feedback và trải nghiệm của các bên đã từng hợp tác với nhà cung cấp từ các trực tuyến để có cái nhìn khách quan trước khi đặt bút ký hợp đồng.
- Hợp đồng thỏa thuận dropshipping: Đảm bảo rằng bạn hiểu và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng thỏa thuận với đối tác và luôn giữ một bản sao để tham khảo trong trường hợp cần thiết.
Một số đơn vị hỗ trợ kinh doanh dropshipping uy tín
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng đang được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh online dropshipping mang lại hiệu quả cao. Nổi bật trong số đó có thể kể đến những cái tên như: Shopee, Amazon, eBay.
1. Bán hàng dropship trên Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử số 1 hiện nay tại Việt Nam với khoảng hơn 81 triệu lượt truy cập tính đế tháng 10 / 2021, bỏ xa hàng loạt các đối thủ còn lại trên bản đồ thương mại điện tử tại Việt Nam. Khi kinh doanh trên Shopee, các bạn sẽ nhận về những ưu điểm sau:
- Lượng truy cập lớn: với số lượt truy cập khủng, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội tiếp cận khách hàng của mình trên đó. Nếu bạn biết cách tối ưu gian hàng của mình thì cũng tức là bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi chí lớn cho các chiến lược marketing sản phẩm.
- Chính sách bán hàng dễ dàng: Shopee không yêu cầu bạn phải có giấy phép kinh doanh, đồng thời hình thức duyệt sản phẩm cũng dễ hơn so với những sàn khác. Dù vậy thì bạn cũng cần phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm để xây dựng uy tín với khách hàng.
- Dễ dàng bắt đầu: chỉ với một vài phút, bạn đã có thể sở hữu ngay cho mình một gian hàng trên Shopee. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử này cũng luôn có những chú thích cần thiết để giải đáp cho bạn những thắc mắc nhanh chóng.
- Hỗ trợ nhiều hình thức: nền tảng này cho phép người bán có thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng theo hai dạng. Một là giao khi hàng có sẵn và thứ hai là hàng order (hình thức tạo điều kiện cho các dropshipper kinh doanh).
2. Kinh doanh dropshipping trên Amazon
Amazon là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay với vô số sản phẩm và dịch vụ có sẵn trên thị trường. Tính đến tháng 1 / 2021, Amazon đã thu hút khoảng 5,2 tỷ người truy cập và mang lại cho người kinh doanh mô hình dropshipping những ưu điểm như:
- Lưu lượng khách truy cập đáng kể: khi sở hữu một cửa hàng dropshipping trên Amazon thì bạn sẽ có khả năng được tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng cùng ngân sách quảng cáo thấp.
- Danh sách sản phẩm không bị giới hạn: Amazon hoàn toàn không có giới hạn cho việc liệt kê sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn có thể bán được nhiều sản phẩm để mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Dễ dàng thiết lập tài khoản: có hai loại tài khoản trên Amazon là tài khoản người bán - cá nhân và tài khoản chuyên nghiệp. Trong đó, tài khoản người bán cá nhân hoàn toàn miễn phí, còn tài khoản người bán chuyên nghiệp sẽ có mức giá $ 39,99 / tháng.
3. Kinh doanh dropshipping trên eBay
eBay là sàn thương mại điện tử hiện đang đứng thứ hai trên thế giới khi có đến hàng chục triệu lượt truy cập mỗi ngày. Điểm đặc biệt của eBay đó chính là người bán (nhà cung cấp) có thể trao đổi trực tiếp với người mua cá nhân (người tiêu dùng). Nói một cách đơn giản hơn thì eBay chính là một trong những sàn thương mại điện tử đi đầu thị trường C2C (Consumer to consumer). Sử dụng eBay để làm nền tảng dropshipping sẽ mang lại cho bạn một số ưu điểm dưới đây:
- Dễ dàng bắt đầu: thủ tục để đăng ký bán hàng trên eBay rất dễ dàng. Bạn chỉ cần một chiếc máy tính được kết nối với mạng là có thể sẵn sàng mở một cửa hàng.
- Vốn đầu tư thấp: việc tạo tài khoản cá nhân trên eBay là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng không tốn nhiều công sức hay chi phí để tiếp cận khách hàng nhờ số lượng người dùng khủng của nền tảng này.
- Sự tiện lợi: khi bán sản phẩm, bạn sẽ cần thực hiện các hoạt động hàng ngày như liệt kê sản phẩm, tìm kiếm,... Nhưng eBay có các plugin và một số công cụ để giúp cho những quy trình được diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn.
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Phương Nam Vina - Dịch vụ thiết kế web về mô hình bán hàng dropshipping để các bạn tìm hiểu. Nếu bạn có kế hoạch kinh doanh được xây dựng cẩn thận và kỹ lưỡng thì việc giải quyết những hạn chế này không phải là một vấn đề lớn. Từ đó giúp bạn trở nên thành công hơn trong mô hình kinh doanh mới mà mình lựa chọn.
Tham khảo thêm:
Kinh doanh online mặt hàng gì trên mạng hiệu quả?
Hướng dẫn cách đặt hàng Taobao dễ dàng và nhanh chóng cho người mới