Lập chiến lược kinh doanh áo cưới thành công trong 11 bước

Việc cưới xin là chuyện của cả một đời người nên thông thường, các cặp đôi sẽ đầu tư khá nhiều chi phí cho đám cưới trọng đại của mình. Điều này đã tạo đà phát triển cho các ngành nghề liên quan ăn nên làm ra, trong đó đương nhiên không thể thiếu lĩnh vực kinh doanh áo cưới. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào điểm này để nói rằng việc kinh doanh cửa hàng áo cưới là chuyện đơn giản, dễ thành công và bất kỳ ai cũng có thể làm được, nhất là với một thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Hiểu được điều đó, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ chia sẻ cho bạn các bí quyết và chiến lược tuyệt vời để giúp cửa hàng áo cưới hoạt động hiệu quả, mau chóng thu lời nhất.


Lập chiến lược kinh doanh áo cưới chi tiết, hốt doanh thu khủng
 

Các bước lập chiến lược kinh doanh áo cưới thành công

Lĩnh vực tổ chức đám cưới rất đa dạng với nhiều mảng hoạt động nhỏ khác nhau, từ đó góp phần tạo nên một hệ sinh thái các dịch vụ cưới hỏi vô cùng phong phú. Đương nhiên, mỗi một mô hình sẽ có những sự khác biệt trong quá trình kinh doanh và nếu đầu tư vào lĩnh vực áo cưới, bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể theo từng bước dưới đây thì mới giúp cho hoạt động bán hàng mang lại hiệu quả hơn nữa.

Bước 1: Chuẩn bị chi phí kinh doanh cửa hàng áo cưới

Kinh doanh áo cưới cần bao nhiêu vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ cửa hàng khi mới bắt tay vào mở showroom. Thông thường, để mở một tiệm áo cưới nhỏ ở ngoại tỉnh thì bạn cần ít nhất khoảng 100 triệu đồng tiền vốn, còn nếu muốn mở cửa hàng với quy mô lớn và đa dạng dịch vụ thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn, dao động từ tầm 200 triệu trở lên.

Số vốn để kinh doanh cửa hàng áo cưới này sẽ được dùng để chi trả cho các khoản mặt bằng, thuê nhân công hay mua sắm các vật dụng cơ bản như: máy ảnh, bộ máy vi tính, áo dài, váy cưới, vest, đồ dạ hội, bảng hiệu,....

Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị một khoản tiền vốn dự phòng ít nhất trong khoảng 3 tháng đầu kể từ khi khai trương để duy trì cửa hàng. Bởi lúc này, cửa hàng của bạn mới mở nên có thể chưa được nhiều người biết đến hay chấp nhận chịu lỗ để giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng trong thời gian đầu.


Kinh doanh áo cưới
 

Bước 2: Nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng áo cưới

Áo cưới được xem là một sản phẩm thời trang nên sự thay đổi của chúng cũng sẽ bị phụ thuộc vào từng thời kỳ, xu hướng hay khu vực. Chẳng hạn như ở một số tỉnh miền Tây, trang phục áo cưới thường được những cô dâu chọn lựa đa phần là áo dài truyền thống chứ không phải váy trắng kiểu Tây hiện đại. Thế nên, việc nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh chính là một điều cần thiết để cửa hàng áo cưới của bạn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng.

Bên cạnh quan tâm đến mẫu mã, khi tìm hiểu thị trường thì bạn cũng cần phải biết đâu là những khách hàng tiềm năng để xác định quy mô kinh doanh hiệu quả. Ví dụ, nếu nơi bạn đặt cửa hàng chủ yếu là những người có thu nhập thấp thì họ sẽ không lựa chọn các loại áo cưới có giá thành cao và ngược lại. Ngoài ra, phân tích thị trường cũng giúp cho bạn tìm được hướng đi đúng đắn cho mình, từ đó đưa ra các chiến lược để giúp showroom trở nên nổi bật hơn nhiều so với những thương hiệu khác trên thị trường.

Bước 3: Chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh cửa hàng áo cưới

Khi lập kế hoạch kinh doanh áo cưới, việc chọn mặt bằng đóng một vai trò quyết định phần lớn đến hiệu quả hoạt động của cửa hàng. Đối với mặt hàng áo cưới này, nếu địa điểm bạn chọn kinh doanh càng ở nơi đông người qua lại hoặc có mặt đường lớn, giao thông đông đúc thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng. Đặc biệt, hãy ưu tiên chọn những khu vực có đặc điểm dân cư trẻ để xây dựng cửa hàng cho mình, bởi đây chính là nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn trong cả hiện tại lẫn tương lai sau này.


Chiến lược kinh doanh áo cưới
 

Bước 4: Hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới

Để có thể giúp cho cửa hàng áo cưới của bạn đảm bảo sự hợp pháp trong quá trình buôn bán thì không thể nào bỏ qua công đoạn đăng ký kinh doanh. Cụ thể trong trường hợp này, nếu bạn chỉ kinh doanh cửa hàng áo cưới với quy mô nhỏ thì có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Đây cũng là cách mở cửa hàng đơn giản, dễ thực hiện với những thủ tục vô cùng nhanh chóng. Theo đó, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ bao gồm có:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân (CMND) / Căn cước công dân (CCCD) của chủ cửa hàng hay người trực tiếp đứng tên trong bản đăng ký hộ kinh doanh.

- Hợp đồng cho thuê cửa hàng nếu showroom áo cưới của bạn có thuê địa điểm kinh doanh.

Lưu ý một điểm, bạn sẽ chỉ được mở một cửa hàng áo cưới trên phạm vi cả nước khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Còn trong trường hợp bạn muốn mở một chuỗi cửa hàng áo cưới thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo như quy định của Luật Doanh nghiệp đã đưa ra.

Bước 5: Xác định các dịch vụ đi kèm

Hầu hết các studio áo cưới hiện nay đều có thêm các gói dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo nên sự chuyên nghiệp và kiếm thêm thu nhập cho showroom. Các dịch vụ đi kèm phổ biến thường thấy ở những studio áo cưới này gồm có: trang điểm cô dâu, chụp ảnh cưới, cho thuê áo dài, vest, đội ngũ mâm bê quả, khăn, mũ, giỏ hoa,....

Tuy nhiên, mặc dù là dịch vụ đi kèm nhưng bạn cần đảm bảo hiệu suất của những công việc này đều phải hoàn thiện tốt và làm cho khách hàng hài lòng. Để đạt được điều này thì đối với mỗi gói dịch vụ, bạn nên đào tạo nhân viên phụ trách riêng để đảm bảo sự chuyên nghiệp, chất lượng trong từng công đoạn cho đến thành phẩm sau cùng.


Kế hoạch kinh doanh áo cưới
 

Bước 6: Nhập váy cưới và các sản phẩm phụ trợ

Bên cạnh kiểu dáng, mẫu mã thì chất lượng sản phẩm cũng luôn là yếu tố được nhiều khách hàng xem trọng khi lựa chọn váy cưới. Vậy nên ngay từ đầu, bạn cần phải quyết định sẽ nên nhập nguồn hàng từ đâu, giá cả ra sao bởi mỗi một khu vực, địa bàn sẽ có thị hiếu không giống nhau.

Bạn có thể lựa chọn nhập hàng về từ những nơi khác hoặc đặt may trực tiếp tại các xưởng, nhà sản xuất. Trong trường hợp có nhiều kinh phí hơn, hãy thuê riêng các nhà thiết kế để giúp các bộ váy cưới của bạn trở nên độc nhất trên thị trường và dễ thu hút sự chú ý của khách hàng.

Lưu ý cho mỗi lần nhập hàng, bạn chỉ nên nhập số lượng vừa đủ để treo trong showroom, không nên nhập quá nhiều dẫn đến tình trạng tồn trữ hàng hóa trong kho. Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư vào việc nhập các phụ kiện đi kèm với trang phục của cô dâu, chú rể như: cà vạt, vương miện, hoa tươi, trang sức, giày,... để tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng. Không chỉ vậy, việc càng chú ý đầu tư vào những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp cho cửa hàng của bạn dễ dàng tạo nên sự khác biệt so với hàng loạt đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bước 7: Thiết kế và trưng bày cửa hàng áo cưới

Thiết kế và trưng bày cửa hàng áo cưới là yếu tố vô cùng cần thiết để giúp cho showroom của bạn có thể nhanh chóng tạo được ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Đặc biệt, cửa hàng càng được trang trí đẹp và chuyên nghiệp thì chứng tỏ gu thẩm mỹ của bạn càng cao, khách hàng cũng sẽ yên tâm, tin tưởng hơn vào những dịch vụ mà bạn cung cấp khi mới đặt chân đến tiệm.

Để trang hoàng cho studio thật ấn tượng, bạn nên ưu tiên thiết kế không gian theo từng phong cách, đặc trưng riêng như: thuần Việt, Châu Âu hay cổ điển,.... Nếu cửa hàng được thiết kế theo phong cách Âu, Mỹ thì không gian phải thật trang nhã với những gam màu sáng. Còn muốn định hướng cửa hàng theo hơi hướng truyền thống thì những màu sắc và họa tiết bên trong phải đảm bảo được giá trị thẩm mỹ truyền thống với gam màu đỏ là chủ yếu và phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.

Khi tiến hành trưng bày váy cưới trong cửa hàng, bạn nên bày chung những mẫu áo có cùng kiểu dáng, phong cách vào cùng một khu vực. Đặc biệt, nếu cửa hàng có kinh doanh áo cưới đến từ những thương hiệu nổi tiếng hay mẫu mã ấn tượng thì cần phải tách riêng ra và đặt ở nơi thật nổi bật, dễ nhìn thấy.


Kinh doanh cửa hàng áo cưới
 

Bước 8: Tuyển dụng đội ngũ nhân viên cho cửa hàng áo cưới

Đứng vai trò là một người chủ, bạn không thể nào tự mình làm hết được tất cả mọi công việc của cửa hàng. Do đó, bạn cần phải có ít nhất một người trang điểm đẹp, thợ chụp ảnh và chỉnh ảnh chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng, kế toán, bảo vệ trông xe,.... Những công việc này đều có mối liên quan mật thiết đến việc làm đẹp nên bạn cần phải tuyển chọn nhân viên thật kỹ lưỡng.

Ngoài việc đảm bảo nhân viên có tay nghề chuyên môn tốt thì họ cũng phải có tư duy thẩm mỹ ấn tượng, ý thức và trách nhiệm cao,.... Quan trọng, chính bạn cũng nên đảm nhận một trong số những vị trí đó bởi có như vậy, bạn mới am hiểu những gì mà bản thân đang làm và mang sự hiểu biết đó cho khách hàng bằng tất cả cái tâm của mình.

Bước 9: Khai trương cửa hàng áo cưới

Giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh, để cửa hàng của bạn có thể trở nên nổi bật và thu hút được khách hàng thì cần phải tạo được dấu ấn mạnh mẽ ngay từ ngày mới ra mắt. Trước khi khai trương cửa hàng khoảng một tuần, bạn có thể phát tờ rơi quảng bá những chương trình ưu đãi, khuyến mãi như: mua áo cưới miễn phí trang điểm hoặc chụp ảnh miễn phí,.... Còn nếu muốn đặc biệt hơn trong ngày này thì hãy tổ chức một show diễn thời trang áo cưới, cách này không chỉ giúp bạn quảng bá được những bộ váy xinh đẹp của mình mà còn là dịp để thể hiện đẳng cấp của cửa hàng.


Lập chiến lược kinh doanh áo cưới
 

Bước 10: Quản lý, vận hành cửa hàng áo cưới

Muốn kinh doanh cửa hàng áo cưới thành công không chỉ nằm ở những bước đầu chuẩn bị mà còn là quãng thời gian vận hành, phát triển và cách mà bạn quản lý như thế nào. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, để cửa hàng áo cưới hoạt động hiệu quả thì bản thân bạn phải đảm bảo được những yếu tố dưới đây:

Quản lý sản phẩm một cách khoa học: Cửa hàng áo cưới thường có rất nhiều mẫu váy, mỗi bộ lại có các phụ kiện đi kèm cùng rất nhiều size khác nhau nên nếu không có quy trình quản lý sản phẩm khoa học thì sẽ rất khó sắp xếp và các sản phẩm trở nên lộn xộn, gây bất cập trong quá trình tư vấn, kinh doanh.

- Chăm sóc khách hàng: ngày nay, có rất nhiều cửa hàng áo cưới xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì dịch vụ chăm sóc khách hàng của showroom chính là yếu tố để người dùng lựa chọn, tin tưởng. Để hoàn thiện tốt việc này, bạn cần lưu ý đội ngũ nhân viên phải luôn mỉm cười, nhiệt tình trong quá trình tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn được mẫu áo phù hợp nhất. Các dịch vụ đi kèm như làm tóc, trang điểm hay chụp ảnh cũng phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, thành quả chất lượng. Đặc biệt, hãy cho khách hàng hưởng những ưu đãi đặc biệt để họ cảm nhận rằng mình luôn được coi trọng khi bước chân vào cửa hàng.

- Tư vấn thông tin đa dạng: trong quá trình tư vấn áo cưới cho khách hàng, bạn có thể tranh thủ đưa ra những ý kiến cá nhân về việc chọn nơi chụp hình đẹp, chuyên gia trang điểm ấn tượng, khách sạn tổ chức tiệc cưới,.... Hãy làm cho khách hàng thấy được showroom của bạn sẽ có tất cả những thứ mà họ cần một cách tự nhiên chứ không phải quảng cáo gượng ép.

- Lên kế hoạch cho các rủi ro: Đừng quên lên kế hoạch cho những rủi ro có thể xảy ra đối với cửa hàng bởi nó sẽ giúp bạn có được những phương án dự phòng, giải quyết hiệu quả trong những tình huống bất ngờ.

Bước 11: Lập chiến lược marketing thông minh cho cửa hàng áo cưới

Chiến dịch quảng cáo, PR hay marketing chính là cách để giúp cho cửa hàng của bạn được nhiều người biết đến hơn, từ đó kéo thêm nhiều nguồn khách hàng mới. Để lập chiến lược marketing hiệu quả, đầu tiên bạn cần suy nghĩ về tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng là ai. Sau khi đã xác định được đối tượng mình muốn hướng đến, việc tiếp theo của bạn đó là xây dựng chiến lược marketing theo hai cách phổ biến sau:

Marketing offline (tiếp thị truyền thống)

Để thu hút khách hàng bằng hình thức marketing offline, bạn nên cho thiết kế một biển hiệu hoành tráng ngay phía trước cửa hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng từ xa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn tông màu nổi bật là đỏ hoặc trắng để làm gam màu chủ đạo cho không gian showroom của mình.

Nhằm có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình, bạn phải biết tìm cách kết nối và làm quen với các đơn vị tổ chức sự kiện cưới, nhiếp ảnh gia, người bán hoa hay thợ trang điểm, MC đám cưới,.... Họ chính là những nguồn giới thiệu tuyệt vời để bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng của mình tại địa phương.

Đặc biệt, một trong những cách marketing hữu hiệu và đơn giản nhất mà các cửa hàng hiện nay thường xuyên thực hiện đó là tổ chức chương trình ưu đãi, khuyến mãi theo từng thời điểm, tạo combo trang phục cưới cho cô dâu, chú rể hay đơn giản phát danh thiếp, tờ rơi giới thiệu cho người dân xung quanh.


Kinh doanh váy cưới
 

Marketing online (tiếp thị hiện đại)

Bên cạnh những phương thức quảng cáo truyền thống đã được trình bày ở trên thì bạn cũng nên tận dụng sự thịnh hành của Internet để gia tăng hiệu quả tiếp thị. Ngoài việc tạo các tài khoản mạng xã hội vốn đã rất quen thuộc, bạn cũng đừng bỏ qua công đoạn thiết kế website cho cửa hàng áo cưới để đẩy mạnh việc quảng bá cũng như xây dựng thương hiệu uy tín, lâu dài.

Thông qua website, bạn có thể cho đăng tải các mẫu áo cưới của mình để giới thiệu với khách hàng trên môi trường trực tuyến. Người xem chỉ cần truy cập vào web là đã có thể nhanh chóng tìm hiểu mọi thông tin, sản phẩm, dịch vụ và đặt hàng, liên hệ một cách dễ dàng. Đặc biệt, sở hữu một trang web chuyên nghiệp cũng được xem là thước đo chuẩn mực cho sự uy tín của các cửa hàng áo cưới hiện nay. Thậm chí, khi so sánh hai showroom cùng kinh doanh một lĩnh vực thì người dùng sẽ ưu tiên lựa chọn đơn vị có website để hợp tác, sử dụng dịch vụ. Vậy nên, nếu cửa hàng của bạn vẫn chưa có một trang web riêng cho mình để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả thì có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website studio áo cưới tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thiết kế, lập trình chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một sản phẩm web chất lượng để xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kinh doanh trên thị trường trực tuyến. Ngoài ra, để giúp cho công việc kinh doanh showroom áo cưới thêm phát triển thì Phương Nam Vina còn cung cấp thêm dịch vụ SEO web, Google Ads,... với mục đích giúp website có thứ hạng cao trên Google, từ đó dễ dàng kết nối với nhiều khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận ấn tượng. Vậy nên, nếu bạn đang muốn sở hữu một trang web ngay từ bây giờ thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Bí quyết kinh doanh áo cưới
 

Một số lưu ý khi kinh doanh cửa hàng áo cưới đạt hiệu quả cao

1. Thường xuyên cập nhật xu hướng áo cưới, làm đẹp

Kết hôn là ngày trọng đại nhất của cuộc đời mỗi người nên vì vậy mà mọi chi tiết trong lễ cưới cũng cần phải được chuẩn bị một cách chỉn chu nhất, bao gồm cả váy cưới. Do đó, ngoài việc đảm bảo sự trau chuốt trong từng đường kim đến mũi chỉ, chủ cửa hàng cũng cần phải thường xuyên cập nhật những xu hướng áo cưới hay làm đẹp mới nhất để bắt trend kịp thời, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Đặc biệt, những tháng cuối năm được xem là thời điểm vàng được các cặp đôi lựa chọn để tổ chức đám cưới. Vậy nên trước đó khoảng vài tháng, cửa hàng của bạn phải nhanh chóng lên kế hoạch tân trang, nghiên cứu mẫu váy áo cô dâu thuộc xu hướng hay có kế hoạch marketing cụ thể,... để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. 


Kinh nghiệm kinh doanh áo cưới
 

2. Một số loại thuế cần đóng sau khi mở cửa hàng áo cưới

Sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động, cửa hàng áo cưới của bạn vẫn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế theo quy định mà Pháp luật ban hành:

- Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế gián thu và được cộng vào giá bán của sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Mặc dù loại thuế này sẽ do người tiêu dùng trả khi sử dụng dịch vụ tại cửa hàng áo cưới nhưng bạn sẽ phải là người trực tiếp đi đóng thuế cho Nhà nước.

- Thuế môn bài: là mức thuế mà cửa hàng của bạn sẽ cần phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ đã được ghi rõ trên giấy phép kinh doanh.

- Thuế thu nhập cá nhân: là khoản tiền mà những người có thu nhập sẽ phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào trong ngân sách của nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

3. Đừng quên chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu

Như đã nhấn mạnh ở trên, cưới xin là chuyện của cả đời người và đôi khi đó lại là việc trọng đại chỉ diễn ra duy nhất một lần nên những cặp đôi lại càng chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cả. Đặc biệt là trong vấn đề lựa chọn trang phục, tâm lý của các cô dâu chuẩn bị cưới sẽ thường hay tham khảo rất nhiều địa chỉ khác nhau và dễ bị bối rối giữa hàng trăm chiếc váy.

Do đó, thay vì chỉ chăm chăm giới thiệu cho khách hàng những bộ trang phục đắt đỏ nhất, hãy đưa ra lời khuyên chân thành và chọn một thiết kế phù hợp nhất với cô dâu. Chỉ khi gạt bỏ yếu tố kinh doanh qua một bên và đặt hạnh phúc của các cặp đôi lên trên tất cả thì bạn mới nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, giúp họ yên tâm khi sử dụng dịch vụ.


Kinh doanh cửa hàng váy cưới
 

Trên đây là những chiến lược kinh doanh áo cưới quý báu mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng từ những thông tin này, các bạn sẽ biết cách vận dụng vào trường hợp của mình để kinh doanh cửa hàng áo cưới thêm hiệu quả, thành công hơn. Đừng quên bản thân phải luôn kiên trì, tìm cách hoàn thiện dịch vụ và phát triển dự án thêm lớn mạnh, có như vậy thì sẽ sớm có ngày bạn gặt hái được trái ngọt cho mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Top 12 mô hình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

icon thiết kế website Doanh thu là gì? Công thức tính và cách thúc đẩy doanh thu

icon thiết kế website Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

Bài viết mới nhất

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

zalo