Kinh doanh phòng thu âm chuyên nghiệp cần bao nhiêu tiền?

Chính sự phát triển và hoạt động vô cùng sôi động của nền âm nhạc nước nhà đã tạo điều kiện cho rất nhiều lĩnh vực liên quan được xuất hiện. Trong đó, đương nhiên không thể nào bỏ qua dịch vụ thu âm đang “làm mưa làm gió” trên thị trường với sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh.

Đứng trước nhu cầu thu âm của những người yêu âm nhạc đang ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay, nhiều người đã quyết định lấn sân sang lĩnh vực này với mong muốn vừa được thỏa mãn đam mê, vừa phục vụ cho mục đích làm giàu hiệu quả. Tuy nhiên, vì là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều thiết bị công nghệ nên kinh doanh phòng thu âm cần bao nhiêu tiền có lẽ là vấn đề mà bất cứ ai cũng đều chú ý? Hiểu được vấn đề này nên trong nội dung dưới đây, bạn hãy cùng theo dõi để được chúng tôi giải đáp tốt vấn đề về chi phí đầu tư phòng thu âm hiệu quả nhé.


Kinh doanh mở phòng thu âm cần bao nhiêu tiền?
 

Phòng thu âm là gì?

Phòng thu âm là một cơ sở được thiết kế chuyên biệt để phục vụ cho mục đích ghi âm, mix và sản xuất âm thanh từ giọng hát, lời nói, buổi biểu diễn nhạc cụ cho đến các loại âm thanh khác. Thông thường, phòng thu âm sẽ có kích thước như một “dự án nhỏ” trong nhà để thu âm cho một cá nhân hay ca sĩ.

Ngoài ra, một số phòng thu âm khác cũng có diện tích khủng và thường được thiết kế trong các tòa nhà lớn để có không gian cho một dàn nhạc với hơn 100 nhạc sĩ trở lên. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì phòng thu âm sẽ thường được thiết kế theo quy mô “dự án nhỏ” để phục vụ cho những nhóm khách hàng cá nhân là chủ yếu.
 

Kinh doanh mở phòng thu âm
 

Những đối tượng nào nên mở phòng thu âm?

Trên thực tế, việc mở phòng thu âm để kinh doanh hoàn toàn không bị giới hạn ở bất kỳ cá nhân nào. Điều này có nghĩa dù bạn là ai, miễn không kinh doanh bất hợp pháp hay thuộc trường hợp bị truy nã thì đều có quyền được mở phòng thu âm cho riêng mình.

Tuy nhiên, phần lớn những nhà đầu tư muốn kinh doanh phòng thu âm chủ yếu là các đối tượng có mối quan hệ với nhiều nghệ sĩ trong showbiz, am hiểu về âm thanh cũng như có kiến thức về chất giọng. Bởi vì có sẵn nền tảng kiến thức cùng mối quan hệ, những nhà đầu tư này sẽ dễ dàng “móc nối” được những dự án, khách hàng mới để cải thiện doanh thu, lợi nhuận một cách dễ dàng.

Kinh doanh mở phòng thu âm cần những gì?

Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh mở phòng thu âm thì việc đầu tiên mà bạn cần biết đó là không phải căn phòng nào cũng được thiết kế, xây dựng và trang bị cơ sở vật chất giống nhau. Điều này còn tùy thuộc vào không gian, diện tích của phòng thu và mục đích sử dụng, điều kiện tài chính,.... Tương tự, quay trở lại với câu hỏi mở phòng thu âm cần có những gì thì câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố trên. Song, phần lớn thì câu trả lời chung nhất cho câu hỏi này đó chính là:

1. Không gian phòng thu

Khi đã quyết định xây dựng phòng thu âm thì việc đầu tiên bạn cần phải tìm kiếm và lựa chọn được một không gian phù hợp để thiết kế phòng thu. Tùy theo điều kiện của bản thân và những yêu cầu trong xây dựng mà khách hàng sẽ lựa chọn một không gian sao cho phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đảm bảo hoạt động cho phòng thu âm cũng như hạn chế tối đa những tác động ồn ào đến mọi người xung quanh, bạn nên ưu tiên lựa chọn một khu vực có không gian yên tĩnh cùng diện tích phù hợp để xây dựng phòng thu.


Mở phòng thu âm
 

2. Nội thất phòng thu âm

Các thiết bị trong phòng thu hiện nay có rất nhiều và đa dạng về cả mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, thương hiệu lẫn mức giá. Nếu đầu tư cho các trang thiết bị này càng đầy đủ, càng cao cấp thì chắc chắn, chất lượng bản thu âm sẽ càng tốt. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc nếu bạn trang bị ít thiết bị thì chất lượng của phòng thu âm sẽ không được đảm bảo. Hiện nay, nội thất cho một phòng thu âm cơ bản không quá phức tạp khi bạn chỉ cần chuẩn bị một bàn làm việc có đủ ngăn, kệ để đặt máy tính, thiết bị, kết hợp cùng ghế ngồi, bàn họp, phòng cách âm,....

3. Máy tính, laptop

Máy tính, laptop là một thiết bị quan trọng không thể thiếu khi kinh doanh phòng thu âm. Đây là thiết bị được dùng để chạy phần mềm thu âm, chỉnh sửa nhạc, xử lý âm thanh hay mix nhạc,.... Thông thường, một chiếc máy tính cho phòng thu âm cơ bản cần phải có cấu hình mạnh với Chip Core i5 hay từ i7 trở lên, Ram > 8GB và SSD từ 500GB. Còn về phần màn hình thì điều này còn tùy thuộc vào việc bạn sử dụng loại nào, nhưng nên nhớ phải có hai màn hình. Trung bình, giá thành cho một bộ máy tính đầy đủ cho phong thu với cấu hình mạnh sẽ dao động khoảng 20 triệu đồng.

4. Micro thu âm

Micro thu âm là một thiết bị được dùng để thu những âm thanh từ bên ngoài vào trong máy tính, điển hình như: lời nói, giọng hát, tiếng đàn piano, guitar, violin, trống,... Để đảm bảo chất lượng thu âm được tốt nhất, bạn hãy chọn cho mình loại micro phù hợp và đừng tiếc tiền đầu tư vào chúng.

Thông thường, micro thu âm sẽ bao gồm có ba loại chính, đó là: Condenser, Dynamic và Ribbon. Tùy thuộc vào mục đích cũng như tính chất mà micro sẽ được sử dụng trong các trường hợp thu âm khác nhau. Tuy nhiên trong đó, microphone Condenser được đánh giá là đắt tiền, chất lượng nên luôn nhận được sự ưu tiên của người dùng. Khi lựa chọn microphone Condenser cho phòng thu âm của mình, bạn cũng cần lưu ý đến một số điều sau: độ nhạy SPL tối đa, trở kháng của micro, dải tần âm thanh mà mic có thể thu được, hướng microphone phù hợp nhu cầu,....


Chi phí đầu tư phòng thu âm
 

5. Sound Card thu âm

Một thiết bị cũng quan trọng không kém mà bạn cần đầu tư khi kinh doanh mở phòng thu âm đó chính là Sound Card thu âm. Đây là bộ phận tiếp nhận vocal, nhạc và xử lý âm thanh để cho ra một bản nhạc chất lượng nhất. Về cơ bản, Sound Card thu âm cũng không phải là một thiết bị quá đắc tiền với chi phí dao động trong khoảng từ 3 - 5 triệu đồng.

6. Tai nghe kiểm âm

Với nhu cầu làm một phòng thu âm thì chắc chắn, bạn cần phải có một chiếc tai nghe kiểm âm (tai nghe monitor). Thay vì sử dụng một chiếc tai nghe để nghe nhạc như thông thường thì việc đầu tư vào monitor sẽ tốt hơn. Lý do bởi bản chất của những loại tai nghe monitor đó chính là tái tạo âm thanh chính xác, trung thực nhất với trường âm thanh rộng cùng các dải âm cân bằng. Tùy thuộc vào loại tai nghe kiểm âm mà mức giá của thiết bị này sẽ dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, có loại đắt hơn có thể lên đến 5 triệu đồng.

7. Loa kiểm âm

Đây là một loại loa chuyên dụng được cấu tạo vô cùng đặc biệt khi chỉ có hai loa, trong đó một loa được tích hợp sẵn Ampli. Chức năng của chiếc loa này đó là có khả năng thể hiện âm thanh một cách chi tiết để bạn có thể nghe và chỉnh sửa được bản nhạc. Chính điều này đã khiến cho giá thành của loa kiểm âm trở nên khá đắt đỏ dù cho công suất của chúng không lớn. Theo đó, loại có công suất khoảng 50W cũng đã dao động trong khoảng từ 3 - 5 triệu đồng, loại có công suất trên 100W thì sẽ có giá đắt hơn, khoảng trên dưới 10 triệu đồng.

8. Phần mềm thu âm

Một thiết bị quan trọng không thể thiếu khi mở phòng thu âm chuyên nghiệp đó chính là phần mềm thu âm được cài đặt trên máy tính. Hiện nay, bạn có thể chọn mua và tải về một số phần mềm thu âm phổ biến được nhiều người lựa chọn như: Cubase, Adobe Audition,....

Tuy nhiên, các phần mềm này tuy có cách sử dụng đơn giản nhưng để chỉnh sửa, mix nhạc, cắt ghép và chỉnh chênh, phô,... chất lượng là điều rất khó. Để có thể thành thạo thì tốt nhất, bạn hãy nên đầu tư thời gian để đi học những khóa dạy mix nhạc bằng phần mềm hay tự mình học trên mạng cũng đều được.


Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền?
 

Mở phòng thu âm chuyên nghiệp cần bao nhiêu tiền?

Như vậy, với những khoản chi phí đã được ước tính ở trên thì có lẽ, bạn cũng đã ước lượng được số vốn mà mình cần chuẩn bị khi bắt tay kinh doanh phòng thu âm rồi. Theo đó, làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền trên thực tế sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ quy mô, lựa chọn thiết bị, máy thu âm chuyên nghiệp hay đơn giản,....

Vì vậy, nếu là người có nhiều chi phí thì bạn có thể chọn đầu tư dàn thiết bị xịn sò với nhiều tính năng chất lượng nhất. Nhưng nếu không có điều kiện, bạn nên bắt đầu bằng việc thiết kế phòng thu âm mini đơn giản và tối ưu chi phí bằng cách tận dụng không gian các phòng làm việc tại nhà thay vì thuê showroom bên ngoài. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các loại thiết bị phù hợp với giá rẻ, đảm bảo chất lượng cũng là một lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi muốn tối ưu chi phí đầu tư phòng thu âm hiệu quả.

Kinh doanh phòng thu âm

Một số kinh nghiệm kinh doanh phòng thu âm hiệu quả, thành công

Khởi nghiệp kinh doanh từ lâu đã luôn là một vấn đề đau đáu của rất nhiều người. Đặc biệt là khi họ đã có một ý tưởng kinh doanh hay trong đầu và muốn biến chúng thành hiện thực nhưng lại e ngại việc gặp phải thất bại. Tương tự như trong kinh doanh phòng thu âm, nếu bạn cũng muốn gặt hái thành công trong lĩnh vực này thì ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, việc áp dụng một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn đấy.

1. Xây dựng chiến lược marketing hút khách cho phòng thu âm

Làm sao để thu hút được nhiều khách hàng mới? Làm thế nào để khách hàng tiềm năng biết đến dịch vụ của mình nhiều hơn? Đây có lẽ là hai trong số những nỗi niềm trăn trở của bất kỳ ai khi bắt tay vào công việc kinh doanh, buôn bán. Bởi chỉ khi thu hút khách hàng thành công thì dịch vụ của bạn mới có cơ hội được sử dụng để mang về lợi nhuận.

Đó cũng là lý do vì sao mà việc thực hiện các chiến lược marketing trong kinh doanh phòng thu âm đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn là người mới bước chân vào nghề và vẫn còn với những chiến dịch tiếp thị trên thị trường thì có thể áp dụng ngay một số phương pháp dưới đây:

- Thực hiện các chương trình ưu đãi: bất kỳ khách hàng nào cũng đều yêu thích việc được khuyến mãi khi mua bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào, nhất là với dịch vụ thu âm có chi phí không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng trong các dịp đặc biệt như khai trương, ngày lễ, khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ,.... Tuy nhiên, cần lưu ý là chiến lược giảm giá phải được thực hiện một cách khéo léo để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguồn lợi nhuận cho mình.

- Kết hợp với người nổi tiếng là ca sĩ: như đã nhấn mạnh ở trên, những người mở phòng thu âm thường có mối quan hệ quen biết với nhiều người nổi tiếng, đặc biệt là các ca sĩ. Do đó, việc mời các ca sĩ về sử dụng dịch vụ, quảng bá chính là cách để bạn đẩy mạnh danh tiếng thương hiệu, từ đó dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Thường xuyên cho đăng tải những sản phẩm âm nhạc trong phòng thu: đây chính là cách làm trực tiếp nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng, bằng cách để họ tự mình cảm nhận chất lượng dịch vụ mà bạn cho đăng tải trên các kênh truyền thông khác nhau.

Mở phòng thu âm cần bao nhiêu tiền?
 

2. Thiết kế website phòng thu âm chuyên nghiệp

Trong số gần 100 triệu người dân Việt Nam hiện nay, có đến khoảng 65 triệu người đang sử dụng Internet và giới trẻ là đối tượng chiếm phần trăm nhiều nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin và mua sắm trực tuyến không còn là một điều xa lạ đối với phân khúc khách hàng này nữa. Với tiềm năng đầy lớn mạnh và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, nếu bạn không đầu tư vào việc xây dựng website cho mình ngay từ đầu thì chắc chắn, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên thị trường trực tuyến.

Có thể nói, trong số các kênh truyền thông hiện nay thì website chính là phương tiện xây dựng thương hiệu tốt nhất khi mọi hình ảnh về phòng thu, thông tin dịch vụ luôn được hiện diện và cập nhật đến cho người xem, từ đó làm cho họ luôn nhớ đến thương hiệu của bạn.

Không chỉ vậy, website còn là phương tiện để giao tiếp thông tin giữa người mua và người bán một cách nhanh chóng, dễ dàng. Theo đó, toàn bộ mọi thông tin mà bạn muốn truyền tải đến cho khách hàng đều có thể thực hiện dễ dàng thông qua website, từ tầm nhìn, sứ mệnh, dịch vụ cho đến chương trình khuyến mãi, giá thành,... tất cả đều được cập nhật một cách cụ thể. Chính vì vậy, các phòng thu đang kinh doanh trên thị trường cần hành động ngay từ bây giờ để sở hữu một trang web chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho các kế hoạch phát triển dài hạn.

Sau khi hiểu được tầm quan trọng của website là gì, có lẽ bạn cũng đang có nhu cầu cần được thiết kế web cho phòng thu của mình. Vậy nên, nếu vẫn chưa tìm kiếm được một giải pháp hoàn hảo để xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế web của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề cùng đội ngũ nhân viên tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ công việc kinh doanh thêm hiệu quả. Đặc biệt, nhằm giúp cho website phòng thu âm có thể cạnh tranh lại với đối thủ, Phương Nam Vina còn triển khai thêm các dịch vụ SEO web, Google Ads,... để cải thiện thứ hạng của web trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, từ đó giúp việc tiếp cận khách hàng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết về dịch vụ. Xin cảm ơn!

Cách kinh doanh phòng thu âm

3. Chăm sóc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Đối với một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thì chắc chắn, việc chăm sóc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những khách hàng mới thường là người có sự “nhạy cảm” dành cho các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp bởi chưa từng trải nghiệm trước đó. Vì vậy, nếu muốn tạo dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với những vị khách này thì quá trình chăm sóc khách hàng cần phải được triển khai trong suốt quá trình trải nghiệm của họ, tức là trước khi sử dụng - trong khi sử dụng - sau khi sử dụng. Đừng bao giờ lười biếng với vấn đề này bởi chỉ cần lãng quên đi đôi chút, họ có thể sẽ bị đối thủ của bạn cướp sạch.

Ngoài chăm sóc khách hàng mới, khách hàng cũ cũng là đối tượng mà bạn không nên bỏ qua. Bằng việc thường xuyên giữ kết nối với khách hàng, nhắc nhở họ về những dịch vụ mới của mình,... bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ cho họ về thương hiệu của mình.


Cách mở phòng thu âm
 

Trên đây là những thông tin cần thiết về việc kinh doanh phòng thu âm mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể giải quyết được câu hỏi làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền một cách chi tiết nhất. Có thể thấy, dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào thì bạn cũng sẽ cần phải chấp nhận việc sẽ đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng chỉ cần có niềm đam mê, chịu khó học hỏi và biết cách chớp thời cơ thì chắc chắn, thành công sẽ đến với bạn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Cách tận dụng website để kinh doanh hiệu quả

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

Bài viết mới nhất

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

zalo