Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu một đồng vốn, bốn đồng lời

Đời sống của người dân đang dần phục hồi trở lại kể từ sau khi đại dịch Covid - 19, các hoạt động giải trí cũng được đón nhận nồng nhiệt và bùng nổ một cách rõ rệt. Tương tự tại Việt Nam, các mô hình quán nhậu bình dân cũng đang có những dấu hiệu “hồi sinh” và hoạt động năng suất hơn để phục vụ cho nhu cầu giải trí, tụ tập của khách hàng.

Do đó, nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh quán nhậu nhưng lại chưa có chiến lược riêng cho mình để cạnh tranh trong ngày thế giới đang hội nhập trở lại thì cũng đừng lo lắng. Bởi trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ cung cấp cho bạn thêm rất nhiều kinh nghiệm hữu ích để áp dụng thành công với lĩnh vực một vốn, bốn lời này.


Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu một đồng vốn, bốn đồng lời
 

Những tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh quán nhậu

Quán nhậu bình dân được xem là một loại hình dịch vụ phát triển bậc nhất hiện nay bởi nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí và gặp gỡ bạn bè của mọi người liên tục tăng mạnh. Đặc biệt tại các thành phố lớn, bất chấp sự xuất hiện ồ ạt của nhiều nhà hàng, quán nhậu thì số lượng khách hàng tập trung tại các địa điểm này vẫn luôn dồi dào. Điều này cho chúng ta thấy được, mô hình quán nhậu bình dân chính là một trong những cơ hội làm giàu hiệu quả đối với nhiều người đang có ý định kinh doanh.

Tuy nhiên, mặc dù là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng nhưng việc đầu tư vào quán nhậu cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro và bạn cần phải biết rằng, để có thể trở nên thành công là một điều không hề đơn giản, dễ dàng như chúng ta vẫn luôn tưởng tượng.

1. Kinh doanh quán nhậu có lãi nhiều không?

Sau những ngày giờ làm việc mệt mỏi, nhiều người lao động, công nhân và nhân viên văn phòng,... đều có xu hướng tìm đến một nơi thoáng đãng, nhộn nhịp để cùng ăn uống, trò chuyện hay nhấm nháp một vài ly bia cho khuây khỏa.

Theo như báo cáo gần đây cho biết, trung bình cứ một người Việt sẽ tiêu thụ hết khoảng 41 lít bia / năm (nhiều nhất Đông Nam Á và thuộc top 10 thế giới). Chính vì thế mà dù quán nhậu có mọc lên như nấm thì nơi đâu cũng đều đông khách. Thậm chí, nhiều quán nhậu còn rơi vào tình trạng quá tải khi thiếu bàn và phục vụ không kịp.

Từ tiềm năng kinh doanh lớn như vậy mà các quán nhậu đang ngày càng phát triển và bùng nổ. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được, tỷ suất lợi nhuận quán nhậu mang về cho người làm kinh doanh quả thật là một con số ấn tượng.


Kinh doanh quán nhậu
 

2. Những rủi ro khi mở quán nhậu

Có một sự thật được nhiều chủ quán nhậu chia sẻ rằng, việc kinh doanh của họ tuy có thu nhập ổn định nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Với mô hình quán tiếp đón nhiều đối tượng khác nhau nên chắc chắn, người chủ kinh doanh quán nhậu cần phải có một cái “gan” đủ lớn thì mới có thể giải quyết được nhiều tình huống phát sinh bất ngờ.

Bên cạnh đó, vì thời điểm hoạt động của quán nhậu chủ yếu là vào chiều tối hay quá nửa đêm nên bạn cũng phải có một sức khỏe tốt, sự kiên trì và đam mê với con đường buôn bán này.

Ngoài các yếu tố bên trong thì mở quán nhậu bình dân cũng rất coi trọng không gian quán, món ăn ngon, giá cả và chất lượng phục vụ tốt. Vậy nên, để có thể thật sự kinh doanh quán nhậu hiệu quả thì việc tìm hiểu những kinh nghiệm, bí quyết giá trị sẽ có vai trò quyết định rất lớn đến sự thành công của mô hình mà bạn đang theo đuổi.


Mở quán nhậu cần gì?
 

Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu hiệu quả, lãi cao

Mở quán nhậu cần những gì luôn là một trong những thắc mắc của bất kỳ ai đang có ý định đầu tư vào mô hình kinh doanh này. Bởi khi bỏ ra một số vốn lớn để buôn bán, chúng ta đều mong mình sẽ thu hồi vốn nhanh, từ đó mang về khoản lợi nhuận cao để đảm bảo quán nhậu được hoạt động lâu dài.

Không chỉ thế, trong thời đại mà thị trường đang có sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ thì bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khâu lên ý tưởng, đồng thời tham khảo và học hỏi những kinh nghiệm xung quanh để làm bài học cho mình.

1. Chuẩn bị nguồn vốn để mở quán nhậu

Kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị bao nhiêu vốn? Sẽ không có một con số chính xác nào có thể giải đáp hoàn chỉnh cho câu hỏi này bởi vốn mở quán nhậu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để xác định được chi phí đầu tư mà bản thân cần chuẩn bị để bắt tay vào kinh doanh quán nhậu hiệu quả, bạn sẽ cần phải trả lời những vấn đề sau:

- Quy mô của nhà hàng như thế nào?

- Đâu là loại hình quán nhậu mà bạn sẽ phát triển?

- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

- Địa điểm mở quán nhậu ở đâu?

Sau khi đã xác định xong những vấn đề trên, bạn sẽ cần phải lập một bản kế hoạch để trang trải số vốn mình đang có cho các hạng mục sau:

- Chi phí đầu tư ban đầu: thuê mặt bằng, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết kế, trang trí quán nhậu, thủ tục pháp lý, khuyến mãi ngày khai trương,....

- Chi phí duy trì: duy trì mặt bằng, nhân công, nguyên liệu, tiền điện, nước, Internet, marketing, truyền thông,....

Tất nhiên, sau khi đã xác định xong số vốn cần chi trả cho hoạt động kinh doanh quán nhậu, bạn cũng phải chuẩn bị chi phí dự phòng dùng để ứng phó cho một số trường hợp rủi ro bất ngờ, đồng thời giúp quán có thể duy trì hoạt động từ 3 - 6 tháng đầu khi mới khai trương vì chưa có nguồn thu ổn định.


Mở quán nhậu cần những gì?
 

2. Lựa chọn mặt bằng mở quán nhậu

Mặt bằng thuận lợi chính là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bên cạnh đó, mặt bằng cũng là một trong những vấn đề ngốn nhiều chi phí nhất của chủ đầu tư nên bạn cần tìm kiếm và cân nhắc chọn địa điểm sao cho phù hợp.

Nếu bạn có đủ khả năng tài chính, hãy hướng tới những mặt bằng nằm tại các cung đường lớn, nổi tiếng với các khu vui chơi, giải trí và đông người qua lại. Điều này sẽ giúp cho quán của bạn có thể thu hút được sự chú ý của lượng lớn khách hàng ngày càng thêm đông đảo. Còn nếu bạn có số vốn tương đối thì hãy thuê một mặt bằng ở đầu hẻm hay vỉa hè cũng không phải là một ý kiến tồi.

3. Lên thực đơn mở quán nhậu bình dân chi tiết

Nếu đang thắc mắc mở quán nhậu cần gì thì chắc chắn, một thực đơn hấp dẫn và đa dạng cho thực khách chính là điều kiện không thể thiếu. Ngoài tập trung vào những món ăn chính được làm từ thịt gà, vịt, dê, bò, heo,... bạn cũng nên đẩy mạnh các món ăn phụ phù hợp với bia như: đậu phộng rang, gỏi, khô mực, chân gà,...

Nếu thực đơn đủ đa dạng và đầu tư chăm chút, bạn cũng có thể bổ sung thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau cho những khách hàng đi cùng đến chung vui, điều này sẽ giúp cho bạn có thể phục vụ tối đa số lượng người đến quán của mình.

Một kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu cần phải chú ý đó là mỗi vị khách sẽ có những sở thích ăn uống khác nhau. Do đó, chắc chắn bạn không thể nào có thể chiều hết ý của cả trăm khách hàng cùng lúc được. Vậy nên, hãy tập trung vào các món được cho là thế mạnh, đặc trưng của quán mình và phát triển nó lên thay vì dàn trải ra cả trăm món mà chất lượng không được như ý.


Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu
 

4. Mua sắm đồ dụng cho quán nhậu và trang trí không gian

Sau khi đã đảm bảo được yếu tố mặt bằng và thực đơn, công việc tiếp theo mà bạn cần làm không kém phần quan trọng đó là chính là mua sắm vật dụng cũng như trang trí không gian quán.

Vì đã xác định mở quán nhậu bình dân nên vật dụng trong quán như: bàn ghế, quạt, chén dĩa, xoong nồi, thau rổ,... không nhất thiết cần phải mua mới. Điều quan trọng ở đây là những món đồ này đảm bảo được sự sạch sẽ, sử dụng tốt và giúp bạn tiết kiệm được 50% chi phí so với việc mua mới toàn bộ.

Để đảm bảo sẽ tạo được ấn tượng đối với khách hàng từ lần đầu tiên, một quán nhậu có không gian đẹp chính là yếu tố cần thiết. Do đó, việc lên ý tưởng xây dựng hình ảnh quán nhậu bình dân sao cho thoáng đãng, phù hợp với không gian tụ họp, giải trí là điều rất quan trọng. Bên cạnh việc setup quán nhậu bình dân, bạn cũng cần phải đảm bảo luồng di chuyển từ ngoài vào trong, từ bếp ra ngoài cửa hàng luôn được thông thoáng để mọi người đi lại được thuận lợi, hạn chế gây nguy hiểm khi nhân viên bê đồ ăn ra ngoài.

5. Tìm đầu mối nguyên liệu uy tín, giá rẻ

Tìm đầu mối nguyên liệu uy tín, giá rẻ là một câu trả lời xác đáng cho vấn đề mở quán nhậu cần gì của những người làm kinh doanh. Khi tìm được một nguồn cung uy tín, bạn sẽ yên tâm hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và còn giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận quán như mong đợi.

Để chọn được một mối cung cấp thực phẩm sạch với giá mềm, bạn cần phải có sự kiên trì, nhanh nhạy và biết cách thương thảo. Thông thường, các chợ đầu mối lớn của thành phố đều là những nơi có bỏ sỉ thực phẩm sạch với giá cả phải chăng mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ta, bạn cũng có thể tìm đến tận nơi những khu vực trồng rau sạch, trang trại nuôi hải sản,... để thương lượng nhằm có được mức giá tốt nhất.


Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu bình dân
 

6. Hoàn thành các thủ tục pháp lý xin kinh doanh quán nhậu

Ngoài việc tìm hiểu những kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu hiệu quả, bạn cũng cần phải chuẩn bị các thủ tục giấy tờ pháp lý để hoạt động buôn bán được tuân thủ đúng theo quy định Pháp luật. Đối với quán nhậu bình dân, bạn nên lựa chọn đăng ký mô hình hộ kinh doanh cá thể bởi thủ tục thành lập, chứng từ sổ sách khá đơn giản và phù hợp với quy mô nhỏ lẻ. Hồ sơ chuẩn bị để đăng ký hộ kinh doanh cá thể hiện nay bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh, hoặc của thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong trường hợp quán nhậu do một nhóm cá nhân thành lập.

- Bảo sao biên bản của cuộc họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký kinh hộ kinh doanh.

- Bản sao văn bản chấp nhận ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

7. Tuyển nhân viên cho quán

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp chính là một việc cực kỳ quan trọng để quán nhậu của bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Đối với mô hình quán nhậu bình dân có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần tuyển một bảo vệ trông xe, một thu ngân, một đầu bếp và hai nhân viên phục vụ. Khi nào công việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, bạn có thể tuyển thêm nhân viên mới để mở rộng thêm quy mô cho mình.

Bên cạnh việc tuyển dụng, chủ quán cũng đừng quên việc đăng ký thẻ xanh cho nhân viên để họ có đủ điều kiện làm việc. Theo như quy định được ban hành, tất cả những tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm thì cần phải có thẻ xanh - loại thẻ chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe. Vì vậy, để xin thẻ xanh cho nhân viên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

- Chuẩn bị ảnh 4x6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây.

- Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân.

- Người giám hộ cần phải mang theo hộ chiếu / Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân để đối chiếu.

Ngoài những thủ tục trên, nhân viên còn cần phải khám thêm những hạng mục khác như: khám tổng quát, cấy phân, chụp X - quang,....


Mô hình quán nhậu bình dân
 

8. Xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, tại các nhà hàng quán ăn nói chung và kinh doanh quán nhậu nói riêng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Việc này không chỉ giúp bạn có lợi trong trường hợp các cơ quan pháp lý đến kiểm tra mà còn gây dựng được niềm tin của khách hàng.

Theo như quy định của Pháp luật, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thường có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ thời điểm quán nhậu chính thức đi vào hoạt động. Nếu cửa hàng nào cố tình không thực hiện theo đúng như quy định có thể bị xử phạt hành chính về vi phạm an toàn thực phẩm của Chính phủ. Trong đó, mức phạt cảnh cáo đó là đóng cửa, còn mức phạt hành chính có thể dao động lên mức 200 triệu đồng.

9. Xây dựng quán nhậu trên các kênh online

Khi công nghệ thông tin ngày càng trở nên bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, bán hàng online đã trở thành một lĩnh vực phủ sóng trên mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả kinh doanh ăn uống. Ngoài việc tận dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram) để quảng bá hình ảnh của mình, hay dùng những ứng dụng giao hàng như: Grab Food, Go Food, Shopee Food,... để giao hàng. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thiết kế website cho riêng quán nhậu của mình.

Với website, bạn sẽ có cho mình một quán nhậu online đích thực để vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu, vừa giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mà cửa hàng của mình cung cấp. Không chỉ vậy, website cũng được đánh giá là kênh truyền thông mạnh mẽ mà bất cứ quán nhậu nào muốn kinh doanh lâu dài cũng phải có.


Setup quán nhậu bình dân
 

Nhờ sở hữu cho mình riêng một trang web, bạn có thể cung cấp cho người xem những thông tin liên quan đến quán nhậu của bạn, tạo được liên kết với khách hàng, tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên tiếp thị, tạo ra dịch vụ chăm sóc khách hàng ưu việt, quảng bá trên phạm vi diện rộng,....

Có thể thấy, việc có trang web riêng đã mang lại rất nhiều lợi ích không ngờ cho doanh nghiệp của bạn. Thế nhưng, quá trình thiết kế lại tốn khá nhiều thời gian và kỹ năng nên nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế website nhà hàng, quán nhậu tại Phương Nam Vina.

Trải qua hơn 10 năm hoạt động cùng đội ngũ nhân viên lập trình, thiết kế đầy tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một trang web dành cho quán nhậu hoàn toàn chất lượng, chuẩn SEO, kết hợp cùng giải pháp Google Ads,... để hỗ trợ công việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu cần thiết kế website cho quán nhậu ngay bây giờ để gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Kinh doanh quán nhậu online
 

10. Quản lý, vận hành hoạt động quán nhậu khéo léo

Cách quản lý và vận hành hoạt động của quán nhậu một cách khéo léo sẽ góp phần to lớn vào sự thành công của bạn khi kinh doanh. Để làm được điều này, bạn cần phải vạch ra một quy trình từ khâu quản lý các vấn đề tài chính, nhân sự, cách thức phục vụ,... nhằm giúp quán tránh gặp phải những sai sót không đáng có, cụ thể:

- Quản lý tài chính: bao gồm quản lý số tiền để mua bàn, ghế, dụng cụ nấu nướng, vốn đầu tư, dòng tiền thu - chi. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới doanh thu, lợi nhuận để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động trong kinh doanh.

- Điều phối hoạt động: nếu số lượng khách đến quán nhậu vào những ngày lễ, cuối tuần đông hơn bình thường thì bạn phải bố trí thêm nhân viên làm việc part time. Việc huy động tối đa nguồn lực để đảm bảo chất lượng phục vụ. Còn vào những ngày thấp điểm, bạn có thể cắt giảm nguồn lực part time để tiết kiệm chi phí.

- Cách thức phục vụ: phục vụ người tỉnh táo đã khó, việc chiều lòng người say đã ngà ngà hơi men còn khó hơn rất nhiều. Cách tốt nhất để làm hài lòng những vị khách này đó là luôn lắng nghe rõ ràng các yêu cầu, không để họ đợi lâu, luôn tươi cười, nhiệt tình và có kiến thức về ẩm thực phong phú để tư vấn chính xác cho thực khách.

- Nhà vệ sinh: đối với quán nhậu thì khu vực vệ sinh có công dụng không thể bị xem thường. Vậy nên, nhà vệ sinh cần phải sạch sẽ, ở nơi dễ dàng đi lại để tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

- Chỗ gửi xe: điều mà khách hàng thường quan tâm khi đến quán nhậu đó chính là có chỗ gửi xe không. Bởi trên thực tế, việc bất tiện trong quá trình giữ xe cũng là một cản trở không nhỏ trong việc khách lựa chọn quán của bạn.

11. Thực hiện các chiến dịch marketing thu hút khách hàng

Thực hiện chiến lược marketing và tiếp thị quán nhậu chính là cách để giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Do đó, các chủ quán khi kinh doanh quán nhậu nên cho khách hàng của mình thấy được những lợi thế của mình để họ khi nhìn thấy liền bị cuốn hút.

Theo quan niệm của người Việt, bạn có thể xem ngày tốt để khai trương nhằm giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Gần đến ngày khai trương khoảng 1 tuần, bạn cũng nên chuẩn bị băng rôn, hoa tươi, lẵng hoa,... và đừng quên gọi người thân, bạn bè đến quán ủng hộ mình để tăng thêm sự chú ý đối với khách hàng.

Trong ngày khai trương hay cả những dịp Lễ, Tết, bạn cũng nên xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích thích nhu cầu ăn uống của khách hàng. Ví dụ như: giảm 10% tổng hóa đơn, ăn tại khung giờ vàng được giảm giá, ưu đãi nhân dịp sinh nhật,....


Mở quán nhậu bình dân
 

Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh quán nhậu để đạt hiệu quả cao

Để thành công khi kinh doanh quán nhậu bình dân, việc chuẩn bị ban đầu luôn là một bước quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Ngoài những kinh nghiệm đã được tham khảo ở trên, các bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh quán nhậu để áp dụng mỗi khi cần thiết.

- Xác định tư tưởng: kinh doanh không phải là một trò chơi mà phải thật sự có đam mê và lòng nhiệt huyết. Do đó, nếu chỉ mở quán nhậu bình dân theo trào lưu hoặc là người không thích nhậu nhẹt thì nên cân nhắc lại về ý tưởng này. Thay vào đó, một quán ăn nhẹ hay kinh doanh quán cà phê có lẽ sẽ thích hợp với bạn hơn.

- Món ăn ngon, hợp khẩu vị: hương vị món ăn ngon chính là yếu tố quan trọng giữ chân được khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm được những công thức và bí quyết riêng để chế biến món “mồi” nhậu ngon, đặc trưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động chế biến món nhậu theo yêu cầu khách hàng để đảm bảo hương vị món ăn phù hợp với khẩu vị của thực khách.

- Giá thành hợp lý: tâm lý chung của người tiêu dùng là muốn được thưởng thức món ăn ngon với mức giá phù hợp. Vậy nên, họ chắc chắn sẽ cảm thấy ấn tượng với quán nhậu có mức giá bình dân phù hợp với mọi người. Điều này cũng là yếu tố giúp quán gia tăng lượt khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Chuẩn bị tinh thần để xử lý các xung đột: uống say vào thì rất dễ xảy ra các cuộc xung đột, cãi vã giữa khách hàng với nhau hay với cả nhân viên trong quán. Ít nhiều trong kinh doanh, bạn cũng sẽ gặp phải một số trường hợp như vậy, nhất là với những quán nhậu đông khách. Vậy nên, hãy lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị tinh thần cho nhân viên của mình và hướng dẫn họ cách xử lý phù hợp.


Kinh doanh quán nhậu bình dân
 

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu bình dân “hút khách” mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, buôn bán không chỉ đam mê thôi là đủ, để thành công thì bạn còn cần một quá trình nỗ lực, không ngừng rèn luyện, phát triển kỹ năng và học hỏi thêm những bí quyết để mở quán nhậu thành công. Hi vọng với những bí quyết trong bài viết này, các bạn sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn nữa trên chặng đường làm giàu của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website 12 bước lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết hiệu quả

icon thiết kế website 10 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ cho người mới bắt đầu

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo