Kinh doanh sơn nước thành công với 9 bước chi tiết, dễ áp dụng

Mở đại lý kinh doanh sơn nước thực chất không phải là một lĩnh vực khan hiếm, thậm chí còn khá phổ thông và đại trà tại thị trường Việt Nam. Thế nhưng, do tốc độ đô thị hóa liên tục tăng cao nên mặc dù xuất hiện nhiều, các đại lý sơn vẫn chưa đủ để đáp ứng hết nhu cầu của người dùng. Vậy nên, việc kinh doanh sơn nước vẫn được xem là một mảnh đất màu mỡ dành cho những người yêu thích trải nghiệm buôn bán và làm giàu.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng dù lĩnh vực kinh doanh này mang lại lợi nhuận cao nhưng không phải ai cũng có thể làm được nếu thiếu đi một bản kế hoạch hoàn chỉnh mang tính chiến lược. Đó cũng chính là lý do mà trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm kinh doanh sơn nước để mọi người có thể nắm bắt, áp dụng và bắt đầu công việc buôn bán thành công, dễ dàng.


Kinh doanh sơn nước thành công với 9 bước chi tiết, dễ áp dụng
 

Những tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh sơn nước

Không thể phủ nhận, mở đại lý sơn đang là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng phát triển thì thị trường sơn nước cũng có rất nhiều khó khăn, thử thách mà bạn cần quan tâm nếu muốn làm giàu hiệu quả.

1. Tiềm năng khi kinh doanh sơn nước

Sau những hệ lụy mà đại dịch Covid - 19 mang lại, nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khủng hoảng. Tuy nhiên kể từ đầu năm 2022, khi thị trường của một số ngành hàng đang dần vực dậy trở lại thì chúng ta không thể không nhắc đến sự vươn lên mạnh mẽ của sơn nước công nghiệp - một ngành nghề liên quan mật thiết đến lĩnh vực xây dựng và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội bứt phá hơn nữa.

Có thể nói, kinh doanh sơn nước chính là một trong những sự lựa chọn vô cùng thông minh và sáng suốt cho những người muốn khởi nghiệp để mang lại lợi nhuận cao. Bằng chứng là ngay trong đời sống nhật thường, các công về trình nhà cửa, trường học, chung cư hay tòa cao ốc,... liên tục xuất hiện và không ngừng thay đổi để tương thích với vận tốc tăng trưởng của kinh tế thị trường.

Không chỉ vậy, kinh doanh sơn nước cũng được đánh giá là rất phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị hóa bởi nhu cầu sơn trang trí nhà cửa hiện nay là cực kỳ lớn. Điều này cũng góp phần lý giải được cho câu hỏi kinh doanh sơn nước có lãi không của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt tay vào lĩnh vực buôn bán và chưa có nhiều kinh nghiệm.

2. Những rủi ro khi kinh doanh sơn nước

Bên cạnh những tiềm năng ấn tượng và cơ hội bứt phá lớn trong kinh doanh thì mở đại lý sơn nước cũng gặp phải khá nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, nếu bạn là người mới khởi nghiệp thì việc sàng lọc trước những rủi ro dưới đây sẽ giúp bạn có thể phòng tránh và tìm cách xử lý hiệu quả:

- Chọn lựa sai thương hiệu kinh doanh: đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khiến cho việc kinh doanh sơn của bạn đi đến thất bại. Bởi với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp, trên thị trường có vô vàn các hãng sơn trong và ngoài nước để bạn có thể lựa chọn để kinh doanh. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đa dạng này đã dẫn đến không ít khó khăn trong việc lựa chọn hãng sơn nào uy tín, chất lượng để kinh doanh.

- Thiếu kiến thức về lĩnh vực: để có được một ngôi nhà hay công trình đó chính là niềm tự hào to lớn của người chủ. Chính vì vậy, họ sẽ thường có xu hướng tìm hiểu rất kỹ về chất lượng sơn trước khi mang đi “tô điểm” cho ngôi nhà mình. Do đó, nếu không được tư vấn kỹ lưỡng hay kiến thức của người bán không đủ để giải đáp thắc mắc của khách hàng thì họ sẽ không bao giờ lựa chọn bạn.

- Khó để tạo sự nổi bật: không như nhiều lĩnh vực khác thường tập trung vào phong cách, kiểu dáng thiết kế hay màu sắc,... kinh doanh sơn nước chủ yếu thu hút khách hàng bằng cách khẳng định chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nếu không thật sự biết cách tạo điểm nhấn cho mình giữa một thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì rõ ràng, người bị loại khỏi cuộc chơi khốc liệt chính là bạn.


Kinh doanh sơn nước
 

Kế hoạch kinh doanh sơn nước hiệu quả, lợi nhuận cao

Kinh doanh dù ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào muốn thành công thì cũng là cả một quá trình đòi hỏi bạn cần phải chuẩn bị thật tốt về cả kiến thức, kỹ năng lẫn vấn đề tài chính,.... Tương tự như đối với việc mở đại lý sơn nước, bạn cần phải lập cho mình một bản kế hoạch cụ thể với những gạch đầu dòng được ghi chú chính xác về những điều kiện cần có dưới đây:

1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Muốn trở thành một người kinh doanh giỏi thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là hiểu và biết được nhu cầu của thị trường hiện nay là gì. Lý do cũng vô cùng đơn giản, bạn không thể nào bắt đầu kinh doanh một cửa hàng để buôn bán mà ngay chính bản thân còn không biết nhu cầu của người dùng là gì, đối thủ là những ai và nên làm gì để cạnh tranh lại.

Từ quá trình phân tích thị trường, việc hiểu người tiêu dùng muốn gì và thích gì sẽ giúp bạn có thể xác định được đâu là những sản phẩm mà mình cần bán. Từ đó có thể xác định được chiến lược kinh doanh sơn nước sao cho thật hiệu quả và kế hoạch thu hút khách hàng thành công, nhanh chóng.

Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà bạn cần phải tìm hiểu để biết nhiều hơn về đối thủ của mình. Rằng, đối thủ của mình là ai, cửa hàng của họ ở đâu và đang kinh doanh như thế nào, khách hàng tìm đến họ vì lý do nào?.... Đặc biệt, hãy phân tích cụ thể những ưu - nhược điểm mà họ đang có để lấy đó làm bài học cá nhân, hoặc từ yếu điểm của đối thủ để biến chúng thành lợi thế cho mình.


Kinh doanh sơn
 

2. Chuẩn bị nguồn vốn và khoản dự phòng

Một trong những yếu tố chủ chốt khi bạn muốn mở đại lý sơn nước hay kinh doanh bất cứ mặt hàng nào đó chính là phải xác định nguồn vốn mà mình đang có. Bởi một khi bạn có thể tự chủ và sẵn sàng về mặt tài chính thì đây chính là nền tảng cốt lõi để bạn có thể yên tâm phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Vậy kinh doanh sơn cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư quy mô và cả những khoản ngân sách mà bạn cần phải chi trả khi muốn mở một đại lý sơn cho mình, cụ thể:

- Vốn nhập hàng: đây chính là số tiền mà bạn bắt buộc phải chi ra để có thể duy trì việc kinh doanh sơn nước cho mình. Tùy thuộc vào thương hiệu sơn bạn chọn mà khoản chi phí này sẽ có sự chênh lệch khác biệt nhưng hãy nhớ duy trì sao cho việc nhập hàng luôn ở mức ổn định, không bị thiếu hay tồn kho quá mức.

- Vốn cho việc thuê mặt bằng và đầu tư cửa hàng: việc lựa chọn được một mặt bằng ở vị trí thuận lợi với các trang thiết bị đầy đủ chính là một điểm cộng to lớn để giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến vấn đề tu sửa, trang trí cửa hàng và cả chi phí cho vấn đề quảng cáo, marketing,....

- Nguồn vốn dự phòng: rất nhiều người làm kinh doanh thường bỏ qua số vốn này khi bắt tay vào khởi nghiệp mà quên mất rằng đây chính là số tiền cực kỳ cần thiết. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để phòng ngừa những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra sau này.

3. Tìm kiếm nguồn cung ứng sơn chất lượng, giá rẻ

Việc kinh doanh sơn có hiệu quả và mang lại thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, nhất là khi đó lại là mặt hàng sử dụng cho chính ngôi nhà của khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, không khó để bạn có thể nhận thấy có vô vàn các hãng sơn lớn nhỏ đến từ những thương hiệu khác nhau và cơ bản sẽ được chia thành một số loại như sau:

- Loại 1: hãng sơn đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: 4Orange (Spec, Mykolor, Expo, Boss), Akzonobel (Maxilite, Dulux), Toa, Jotun, Kansai, Kova,....

- Loại 2: các hãng sơn tuy mới thành lập nhưng lại có tiềm lực tài chính dồi dào, tốc độ phát triển tăng chóng mặt, điển hình như KOTO Paint,....

- Loại 3: hãng sơn lâu năm và có tiếng trong ngành như Bạch Tuyết, Đại Bàng, Jymec, Alex,....

- Loại 4: sơn không có thương hiệu và phát triển theo hướng tự phát, có giá thành rẻ, chiết khấu cao nhưng chất lượng lại kém.

Tùy thuộc vào định hướng phát triển của cửa hàng mà bạn có thể lựa chọn thương hiệu sơn phù hợp. Ví dụ, nếu muốn đầu tư về mặt thương hiệu thì nên chọn những hãng sơn có tên tuổi lớn, được người tiêu dùng biết rõ thì sẽ giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi, dễ dàng hơn, chẳng hạn như đại lý sơn Dulux hay Expo. Còn nếu muốn kinh doanh bền vững thì bạn cũng cần phải ưu tiên đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì bạn có thể nhờ một người thợ lâu năm giúp đỡ để lựa chọn được những loại sơn của đơn vị uy tín.

Ngoài ra, vì mức chiết khấu của mỗi hãng sơn là khác nhau và chắc chắn có sự chênh lệch không nhỏ nên bạn cần phải cân nhắc đến yếu tố này. Tuy nhiên, tốt nhất là cũng đừng nên quá phụ thuộc vào nó mà lựa chọn những dòng sơn kém chất lượng vì điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng thương hiệu.


Kế hoạch kinh doanh sơn nước
 

4. Lựa chọn mô hình đại lý sơn phù hợp

Trong bản kế hoạch kinh doanh sơn nước thì chắc chắn không thể nào thiếu được việc lựa chọn mô hình đại lý phù hợp cho mình. Nhiều người sẽ thường nghĩ rằng, việc mở đại lý sơn cấp 1 sẽ giúp họ có được chiết khấu cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế, các đại lý sơn cấp 1 sẽ không được hưởng cùng một mức chiết khấu giống nhau mà thay vào đó, họ sẽ ăn chia theo lượng hàng được bán ra. Tức là nếu càng bán được nhiều, doanh số càng cao thì chắc chắn, chiết khấu mà họ có được sẽ càng lớn. Do đó, dù có nhiều đại lý cấp 1 nhưng không ít đơn vị lại không thể nào cạnh tranh lại nổi với những đại lý sơn cấp 2. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nên lựa chọn mô hình kinh doanh nào cho cửa hàng của mình.

5. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh sơn nước

Mặt bằng chính là một địa điểm được sử dụng để tổ chức việc kinh doanh và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn đúng vị trí của mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của cửa hàng nên hãy tham khảo thật kỹ lưỡng. Nên ưu tiên chọn mặt bằng có mật độ dân cư đông đúc và nằm trên những con đường lớn, có giao thông thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, diện tích của mặt bằng cũng cần phải đủ lớn để khách hàng có thể thuận tiện tham khảo mẫu mã và trực tiếp mua sắm ngay tại cửa hàng.

6. Trưng bày các sản phẩm sơn nước ấn tượng, thu hút

Muốn thu hút được khách hàng thì chắc chắn, cửa hàng sơn của bạn cũng cần phải có một sự chuẩn bị về không gian sao cho thật ấn tượng, đẹp mắt. Đây chính là điều kiện đầu tiên để giúp khách hàng cảm thấy có thiện cảm hơn với các sản phẩm mà đại lý đang kinh doanh, từ đó giúp quá trình tư vấn được diễn ra thuận lợi.

Ngoài việc lựa chọn một màu sơn phủ nổi bật cho cửa hàng, bạn cũng nên sắp xếp sản phẩm sao cho thật khoa học để việc vận chuyển, kiểm kê được tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đầu tư thêm hệ thống kệ, tủ trưng bày chuyên dụng nhằm tối ưu không gian bày trí sản phẩm, qua đó tăng thêm sự thu hút đối với khách mua hàng. Nên ưu tiên lựa chọn các loại giá, kệ như: kệ tôn đục lỗ, kệ siêu thị tôn lưới, kệ tôn liền, kệ sắt V lỗ đa năng,.... Đây đều là những mẫu kệ mà bạn hoàn toàn nên tận dụng để biến không gian cửa hàng sơn của mình trở nên thật chuyên nghiệp và ấn tượng hơn với khách hàng.


Chiến lược kinh doanh sơn nước
 

7. Hoàn tất các thủ tục pháp lý 

Các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý là điều mà bạn không thể nào bỏ qua nếu muốn hoạt động kinh doanh sơn nước của mình được diễn ra ổn định, lâu dài. Hiện nay, đa phần các cửa hàng sơn nước đều hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh với thủ tục, hồ sơ chuẩn bị khá đơn giản. Theo đó, chủ cửa hàng chỉ cần cung cấp thông tin cho hãng sơn để được họ đánh giá khả năng trở thành đại lý, bao gồm:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh do địa phương ở nơi mà bạn đặt cửa hàng cung cấp. 

- Bản sao công chứng Hộ khẩu của chủ cửa hàng đã được chứng thực bởi các Cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân (CMND) / Căn cước công dân (CCCD).

 Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ của bạn, hãng sơn sẽ bắt đầu đánh giá thực tế tại cửa hàng để xác định các yếu tố, khả năng mà cửa hàng có được để trở thành đại lý phân phối sơn của hãng trong khu vực.

8. Khai trương cửa hàng sơn nước

Nhiều người thường nghĩ rằng việc khai trương cửa hàng chính là bước đầu tiên để bạn giới thiệu mình đến với thị trường, khách hàng. Tuy nhiên, đây thật ra là một quan điểm sai lầm bởi chiến lược kinh doanh sơn nước thật sự phải được thực hiện trước khi ngày khai trương được diễn ra. Tức là bạn cần phải có kế hoạch marketing với những chương trình ưu đãi, khuyến mại, quảng bá chất lượng sản phẩm,... để người dùng có được nhận thức về cửa hàng. Điều này giúp cho ngày khai trương tạo được hiệu ứng hơn bởi lúc này, khách hàng đã hiểu hơn về cửa hàng với những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

9. Quản lý, vận hành cửa hàng sơn nước

Với một ngành nghề kinh doanh khá đặc thù như sơn nước, việc quản lý cửa hàng không phải là chuyện đơn giản nếu bạn không có kiến thức về thị trường, lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn vào đào tạo nhân công để quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi cũng là một điều cần thiết. Các nhân viên ở đây phải được trang bị kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng để có thể linh hoạt trong công tác tư vấn cho khách hàng. Người chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng cũng phải có trách nhiệm, kiểm kê hàng hóa chặt chẽ, kỹ lưỡng để tránh tình trạng thất thoát, tồn kho không như mong muốn.


Mở đại lý kinh doanh sơn
 

Một số lưu ý quan trọng khi kinh doanh sơn nước không nên bỏ qua

1. Xây dựng cửa hàng sơn trên các kênh online

Bên cạnh hoạt động kinh doanh trực tiếp, để có thể mở rộng tệp khách hàng thì bạn nên xây dựng các kênh online để quá trình buôn bán, tiếp thị sản phẩm được diễn ra dễ dàng hơn. Nổi bật cần phải kể đến các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo hay sàn thương mại điện tử, website,... để tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Tuy nhiên, vì đa phần những người có nhu cầu mua sơn thường nằm trong độ tuổi từ 30 trở lên mà các kênh mạng xã hội, sàn thương mại lại tập trung phần lớn là giới trẻ. Do đó, website chính là nền tảng mà các nhà kinh doanh sơn nên lựa chọn để việc buôn bán được diễn ra hiệu quả, dễ dàng. Nhờ có website, người dùng sẽ biết đến nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn của cửa hàng từ những thông tin do chính bạn đăng tải.

Quan trọng, với chất lượng và sự uy tín được đánh giá cao hơn so với những nền tảng khác, website cũng chính là kênh bán hàng dành cho những người muốn kinh doanh sơn nước lâu dài, ổn định. Không phải tự nhiên mà các thương hiệu, hãng sơn nổi tiếng hiện nay đều lựa chọn website là gương mặt đại diện chính cho mình trên môi trường Internet. Vì vậy, nếu bạn cũng muốn sở hữu một trang web để kinh doanh sơn hiệu quả ngay từ bây giờ thì có thể tham khảo sử dụng dịch vụ thiết kế web bán hàng của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng danh tiếng trong ngành, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn trang web chất lượng để đưa công việc kinh doanh sơn lên một tầm cao mới. Không chỉ đảm bảo chất lượng, Phương Nam Vina còn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn thêm cho quý khách những dịch vụ đi kèm để hỗ trợ website mang lại hiệu quả cao, điển hình như: SEO web, Google Ads,.... Đây là những dịch vụ để trang web phát huy tối đa quá trình tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và nâng cao doanh thu, lợi nhuận một cách bền vững. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết về dịch vụ. Xin cảm ơn!


Kinh doanh sơn nước online
 

2. Mở rộng mối quan hệ trong ngành

Điểm đặc trưng nổi bật của thị trường sơn hiện nay đó chính là khách hàng thường lựa chọn đại lý thông qua mối quan hệ hay lời giới thiệu của người thân, bạn bè. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng thì nên biết cách để tận dụng mối quan hệ của mình. Từ bạn bè, người thân hay là khách hàng cũ, hãy đảm bảo cung cấp chất lượng sơn và dịch vụ sao cho thật tuyệt vời nhất bởi họ chính là những người sẽ quảng bá miễn phí cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bỏ qua việc quan sát, liên kết và nhanh chóng tạo sự kết nối với những mối quan hệ tiềm năng khác như hộ gia đình có ý định sơn, sửa nhà, chủ thầu hay đội ngũ thợ chuyên nghiệp để được tăng cường khả năng quảng bá sản phẩm mà cửa hàng mình đang có.

3. Nắm vững các kiến thức về sơn

Một chiến lược kinh doanh sơn nước muốn thành công thì đầu tiên bạn phải thật sự hiểu rõ về sản phẩm của mình. Ngoài những kiến thức cơ bản cần chuẩn bị như: chất lượng sơn, thương hiệu, công năng, ưu nhược điểm của từng loại sản phẩm,... bạn cũng phải nắm rõ một số mẹo và kỹ năng về sơn, chẳng hạn: cách phối màu, xu hướng chọn màu sơn mới nhất, lựa chọn màu sắc theo phong thủy, tính cách, giới tính,.... Đây đều là những kiến thức chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng và thu hút thêm người dùng cho cửa hàng kinh doanh sơn.


Chiến lược kinh doanh sơn
 

4. Áp dụng linh hoạt chiết khấu và quà tặng

Điểm chung của tất cả khách hàng hiện nay đó là họ đều muốn mua sắm sản phẩm với một mức giá tốt nhất. Vì vậy, chủ cửa hàng nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp đặc biệt, lễ Tết,... để kích thích nhu cầu của người mua hàng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc này bởi có thể sẽ dẫn đến tình trạng giá trị sản phẩm của bạn sẽ bị giảm sút, khách hàng chỉ chờ đợi đến khi giảm giá mới quyết định mua hàng.

5. Tư vấn bán hàng nhiệt tình, tận tâm

Nghệ thuật bán hàng chính là lý do giúp tạo sự ấn tượng và dẫn dắt người tiêu dùng dễ dàng bị thuyết phục. Muốn chinh phục thị trường và thuyết phục khách hàng thì hơn ai hết, người bán hàng cần phải nắm vững các kiến thức về sản phẩm mình đang bán, đồng thời tư vấn khéo léo cho khách hàng. Chỉ cần bạn tư vấn chân thành và nhiệt tình thì chắc chắn, khách hàng sẽ dễ dàng bị thuyết phục, đồng thời dành cho bạn một niềm tin tuyệt đối.


Lập kế hoạch kinh doanh sơn nước
 

Như vậy, Phương Nam Vina đã vừa giúp bạn giải đáp được những thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh sơn nước. Có thể thấy, muốn mở đại lý thành công thì bạn cần phải có đủ vốn, mặt bằng thuận lợi và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sơn nước rõ ràng với những chiến lược cụ thể. Đặc biệt, hãy luôn ghi nhớ bán hàng bằng cái tâm, sự chuyên nghiệp của mình để xây dựng lòng tin của khách hàng, đây chính là tiền đề để công việc kinh doanh của bạn không ngừng phát triển và ổn định hơn sau này.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thức để thu hút khách hàng mới

icon thiết kế website Cách tận dụng website để kinh doanh hiệu quả

icon thiết kế website Học cách kinh doanh hiệu quả qua 9 bước đơn giản, khôn ngoan

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo