Mở cửa hàng kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?

Tham vọng làm giàu là ước mơ, khát vọng của tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh nội thất hiện nay được đánh giá là có mức lợi nhuận hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, giữa thời buổi thị trường đang cạnh tranh khốc liệt, bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh lĩnh vực nội thất thành công cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là vấn đề nguồn vốn đầu tư. Bởi thương trường như chiến trường, nếu lên kế hoạch và dự toán một cách cẩn thận thì chính bạn sẽ trở thành kẻ bại trận. Vậy một câu hỏi đặt ra là muốn mở cửa hàng kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
 

Mở cửa hàng kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
 

Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn là đủ?

Một trong những yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi bạn quyết định kinh doanh nội thất đó chính là vốn. Hiện nay, rất nhiều người dễ bị lầm tưởng để buôn bán đồ nội thất thì sẽ cần vốn lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn mở cửa hàng nội thất ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tiền thuê mặt bằng, quy mô cửa hàng, nhân viên, sản phẩm nội thất,... Trong trường hợp bạn có sẵn mặt bằng để làm cửa hàng mà không cần thuê nữa thì mức vốn cũng sẽ được tiết kiệm một khoản. Vậy nên, để xác định được số vốn cần bỏ ra khi mở cửa hàng trang trí nội thất thì bạn phải chuẩn bị một bảng kê khai chi tiết. Trong bảng này sẽ được liệt kê toàn bộ các chi phí cơ bản, bắt buộc nhất cho cửa hàng của mình.

1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Để mở một cửa hàng kinh doanh nội thất, việc bạn cần làm đầu tiên đó chính là thuê mặt bằng. Nhưng thuê mặt bằng không phải ở đâu cũng giống nhau, tùy thuộc vào khu vực, vị trí mà giá thuê mỗi nơi sẽ có sự chênh lệch. Điển hình nhất là tại các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều người sinh sống thì mặt bằng thường đắt hơn vì dễ kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí để thuê mặt bằng bán đồ nội thất cũng sẽ cao hơn so với những cửa hàng kinh doanh thông thường bởi cần không gian rộng để bài trí một số sản phẩm có kích thước lớn như: giường, ghế sofa, tủ quần áo,...

Thông thường, giá thuê tại trung tâm thành phố sẽ rơi vào khoảng 20 triệu trở lên, còn khi thuê tại khu vực thưa thớt hơn thì giá thành cũng sẽ dao động từ 10 - 15 triệu. Chưa kể, việc bạn thuê mặt bằng không đơn giản là cứ tháng nào thì trả tháng đó mà nó còn phải có một hợp đồng ký kết từ 3 - 6 tháng. Hợp đồng này bắt buộc bạn cần phải trả trước cho chủ nhà một khoản chi phí cùng với số tiền đặt cọc 1 tháng. Vậy nên, số tiền mà bạn cần phải chi ra để thuê mặt bằng kinh doanh nội thất lúc đầu cũng sẽ bị độn lên đến hàng chục, có khi cả trăm triệu.

2. Chi phí thiết kế cửa hàng

Để thiết kế một showroom nội thất không giống với cách mà bạn trang trí một shop quần áo thông thường. Không những thế, yêu cầu về thẩm my cũng cao hơn. Tuy nhiên, về cơ bản thì một showroom nội thất sẽ thường có những vật dụng như: quầy thu ngân, hệ thống đèn, giá kệ, bảng hiệu,...

Tùy vào mức ngân sách bạn có mà hãy tính toán cách trang trí cửa hàng cho phù hợp. Ví dụ, để trang trí tường bằng giấy dán thì giá thành sẽ dao động từ 40.000 - 50.000đ / m2, nhưng nếu dùng sơn thì chi phí này sẽ được giảm xuống một nửa. Hệ thống giá, kệ để trưng bày những sản phẩm như: chăn, ga, gối, nệm cần được tính toán sao cho phù hợp với số lượng sản phẩm mà cửa hàng đang kinh doanh. Nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ thì có thể chi từ 5 - 7 triệu tiền giá, kệ. Còn nếu cửa hàng lớn và cần trưng bày nhiều mẫu mã, sản phẩm phức tạp hơn thì mức giá này có thể lên đến 12 - 15 triệu đồng. Trường hợp sử dụng biển quảng cáo cho cửa hàng nội thất bạn cũng nên lưu ý đến việc có sử dụng thêm đèn led hay không? Nếu có thì giá thành thiết kế biển hiệu sẽ là 4 - 6 triệu đồng.
 

Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
 

3. Chi phí thuê nhân viên

Thật sự rất khó để có thể tiến hành kinh doanh nội thất một mình. Điều này cũng phần nào cản trở cửa hàng trong việc phát triển và mở rộng quy mô. Do đó, việc có nhiều nhân viên sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong từng mảng như: bán hàng, vận chuyển, quảng cáo, sổ sách,.... Thường thì đối với nhân viên làm việc fulltime sẽ có mức lương từ 7 - 10 triệu đồng hoặc có thể cao hơn dựa vào năng lực và quy mô của cửa hàng hiện tại. Bên cạnh việc chi trả tiền lương mỗi tháng cho nhân viên thì bạn cũng cần phải quan tâm đến các khoản bổ sung thêm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các phúc lợi trong ngày lễ, Tết,....

4. Chi phí quảng cáo trực tuyến

Một trong những ưu điểm tuyệt vời mà Internet mang đến đó chính là hỗ trợ cho công việc bán hàng hiệu quả. Bên cạnh việc thành lập cửa hàng thì bạn nên đầu tư xây dựng website bán nội thất. Sử dụng trang web là con đường ngắn và đơn giản nhất để bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu, quảng bá những sản phẩm của mình cung cấp đến với khách hàng thông qua mạng Internet.

Tuy nhiên, muốn website có thể hoạt động hiệu quả thì bạn cần phải có kinh nghiệm để thiết kế một giao diện phù hợp với công cụ tìm kiếm và người dùng. Sau khi đã hoàn thành công đoạn xây dựng website thì bạn cần biết cách quản trị, tối ưu từ khóa, đăng tải hình ảnh, thông tin, giá cả,... để giúp người dùng truy cập dễ dàng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng website kết hợp làm quảng cáo Google hoặc Facebook để tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiệu quả và nhanh chóng. Chi phí quảng cáo nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào loại hình dịch vụ mà bạn lựa chọn. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện triển khai đồng bộ các công việc vẫn là lúc khai trương showroom.

Nhìn chung, việc xây dựng một trang web khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức nên bạn có thể liên hệ với dịch vụ thiết kế website nội thất chuyên nghiệp của Phương Nam Vina để được hỗ trợ nhanh chóng, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Nếu quan tâm đến dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của công ty chúng tôi hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ nhanh nhất.

5. Mua bảo hiểm cho cửa hàng nội thất

Các sản phẩm đồ nội thất hiện nay thường có giá thành không rẻ. Vì vậy, để mở cửa hàng kinh doanh nội thất thành công thì bạn nên mua các gói bảo hiểm bảo vệ tài sản trước những rủi ro không mong muốn.

- Bảo hiểm cho tài sản thương mại: Loại bảo hiểm này sẽ giúp cho cửa hàng có thể tránh khỏi những tổn thất do hàng bị tồn kho, trộm cắp, cháy nổ.

- Bảo hiểm cho doanh nghiệp: Trong trường hợp khách hàng khi mua đồ ở showroom và bị thương, bảo hiểm sẽ bảo vệ cho cửa hàng khỏi những chi phí về hóa đơn y tế, pháp lý.

- Bảo hiểm y tế cho nhân viên: Đối với công việc liên quan đến nội thất thì sẽ không thể tránh khỏi việc vận chuyển đồ đạc nặng và nhân viên cũng dễ xảy ra các tai nạn lao động.

6. Các khoản chi phí phát sinh khác

Để một cửa hàng nội thất được đi vào hoạt động, bạn cũng cần phải lưu ý thêm một số khoản phí khác sẽ phát sinh như: tiền điện, nước, camera, cửa từ, phần mềm quản lý bán hàng,.... Vì vậy, nếu được thì bạn nên chuẩn bị thêm tầm 50 triệu đồng để dự trù cho các khoản chi này. Tất nhiên, mọi khoản chi tiêu cũng cần được tính toán thật kỹ để tránh tình trạng bị thất thoát.

Từ những khoản chi phí cơ bản đã được thống kê ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy để kinh doanh một cửa hàng nội thất sẽ cần số vốn ban đầu khoảng 200 - 500 triệu đồng. Số vốn này có thể chênh lệch tùy thuộc vào khả năng đầu tư và quy mô cửa hàng mà bạn lựa chọn kinh doanh lớn hay nhỏ.
 

Vốn mở cửa hàng nội thất
 

Những kinh nghiệm khi mở cửa hàng trang trí nội thất

Đồ nội thất là sản phẩm phổ biến được tất cả mọi người sử dụng và mua sắm. Tuy nhiên, chính vì phổ biến nên có rất nhiều cửa hàng kinh doanh đồ nội thất tràn lan trên thị trường. Do đó, để cửa hàng phát triển tốt và hạn chế được những rủi ro thì bạn cần phải ghi nhớ ngay 3 kinh nghiệm quan trọng khi quyết định mở cửa hàng nội thất.

1. Nên kinh doanh đồ nội thất nào?

Đồ nội thất là mặt hàng đa dạng không kém gì lĩnh vực thời trang hiện nay. Vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh thì bạn cần vạch sẵn một ý tưởng là bản thân muốn kinh doanh đồ nội thất nào. Tùy thuộc vào số vốn hiện có, địa điểm kinh doanh và nhóm khách hàng mà bạn muốn nhắm đến thì chúng ta sẽ có mặt hàng kinh doanh nội thất phù hợp. Cụ thể:

- Kinh doanh đồ nội thất truyền thống hay hiện đại? Đồ nội thất truyền thống và hiện đại là hai loại hình sản phẩm phục vụ cho những nhóm khách hàng khác nhau. Đồ nội thất truyền thống thường làm bằng gỗ và tập trung vào những hoa văn, chi tiết. Trong khi đó, đồ hiện đại thường đơn giản hơn và rất tiện dụng. Xét về mặt giá thành thì đồ nội thất truyền thống thường sẽ có giá cao hơn vì vật liệu và chi phí thi công đắt. Trong khi đó, đồ nội thất hiện đại rẻ hơn và phù hợp với phần lớn nhóm khách hàng hiện nay.

- Nhập khẩu đồ nội thất nước ngoài, nội địa hay tự sản xuất? Đây cũng là vấn đề mà bạn cần xem xét. Nếu nhập hàng từ nước ngoài sẽ có giá tương đối cao nhưng kiểu dáng lại độc đáo, đẹp mắt. Trong khi đó, hàng nội địa sẽ có giá thành và chi phí vận chuyển rẻ hơn hàng nhập khẩu nhưng lại bị hạn chế về mẫu mã. Trường hợp cuối cùng là bạn có thể tự sản xuất đồ nội thất của mình để có giá rẻ, mẫu mã đa dạng, có thể đặt hàng theo yêu cầu khách hàng. Thế nhưng, để tự đóng ra một sản phẩm thì bạn còn phải mở thêm xưởng, lựa chọn thợ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.

2. Cần có kiến thức khi mở cửa hàng kinh doanh nội thất

Bản thân là chủ cửa hàng nhưng bạn lại không có đủ kiến thức về sản phẩm mình đang kinh doanh thì rất khó để thuyết phục người mua. Chưa kể, nếu không có sự am hiểu về sản phẩm thì bạn rất dễ nhập phải hàng giả, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng.

Bên cạnh việc không ngừng học hỏi để nắm rõ kiến thức về sản phẩm, một trong những kỹ năng không thể thiếu của người kinh doanh đồ nội thất đó chính là biết cách giới thiệu sản phẩm sao cho thu hút khách hàng. Khi tư vấn, bạn cần phải xác định được nhu cầu, sở thích của họ. Từ đó, giúp cho khách hàng chọn được những sản phẩm phù hợp với mong muốn và tài chính mà họ có thể chi trả. Nếu đáp ứng được cả hai điều trên, bạn không chỉ tạo được dấu ấn với khách hàng mà còn giúp nâng tầm cửa hàng của mình.

3. Tạo được sự khác biệt trong quá trình kinh doanh

Trong vô số những cửa hàng hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội thất trên thị trường, nơi nào càng để lại sự khác biệt thì sẽ càng được nhiều khách hàng biết đến. Vì vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh nội thất bạn cần phải thường xuyên thay đổi để bắt kịp xu hướng, sở thích của khách hàng. Nên liên tục nhập về cửa hàng những mẫu mã độc đáo, bắt mắt và chất lượng tuyệt đối. Ngoài sản phẩm, trong quá trình kinh doanh thì bạn cần ghi thêm điểm với khách hàng ở các mảng khác nhau. Ví dụ như:

- Dịch vụ cần tận tâm, chu đáo: Sản phẩm độc đáo, chất lượng thì có thể cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhưng dịch vụ thì hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay xử lý của bạn. Một cửa hàng kinh doanh tốt thì cần phải có các chế độ chăm sóc khách hàng tận tâm, giải quyết đơn mua hàng và tiếp nhận, xử lý những phản hồi từ phía khách hàng nhanh chóng, có chế độ khuyến mãi, hậu mãi hợp lý,.... Mỗi một việc mà bạn đang làm đối với những vị khách của mình sẽ đều giúp họ có ấn tượng tốt hơn đối với cửa hàng.

- Tạo sự khác biệt trong hình ảnh: Bạn nên nhanh nhạy nắm bắt và tìm hiểu những xu hướng trang trí đang hot hiện nay. Đây chính là yếu tố quan trọng đánh thẳng vào thị giác của mỗi khách hàng khi nhìn vào. Giữa hàng loạt cửa hàng có những món đồ nội thất giống nhau thì khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn nơi có không gian trang trí hợp thời và ấn tượng hơn.
 

Mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn?
 

Nói tóm lại, mở cửa hàng nội thất cần bao nhiêu vốn còn tùy thuộc vào quy mô hoạt động và khả năng đầu tư của mỗi người. Rất khó để khẳng định việc mở cửa hàng nội thất của bạn sẽ thành công ngay từ lúc bắt đầu. Vì vậy, ngoài việc kinh doanh tại cửa hàng, bạn cũng có thể mở rộng sang kinh doanh online bằng cách xây dựng một website, kết hợp với đó là quảng cáo trên Facebook, Google,... Điều này sẽ giúp cửa hàng tạo dựng được thương hiệu và thu hút được nhiều khách hàng hơn trước. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ dễ dàng tính toán, dự trù đủ số vốn cần cho kế hoạch kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách thu hút khách hàng đến cửa hàng

icon thiết kế website Cách tận dụng website để kinh doanh hiệu quả

icon thiết kế website Nên kinh doanh mặt hàng gì với số vốn 300 triệu đồng?

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo