Mô hình AIDA là gì? Bí quyết áp dụng mô hình AIDA hiệu quả

Trong lĩnh vực truyền thông marketing, AIDA có lẽ là mô hình tiếp thị cơ bản được nhiều người biết đến nhất. Thực chất thì dù vô tình hay hữu ý, chúng ta vẫn thường áp dụng những nguyên tắc của AIDA vào cuộc sống đời thường, hay bắt gặp trong một số chiến lược marketing của các công ty, doanh nghiệp. Vậy mô hình AIDA là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình AIDA hiệu quả trong quá trình tiếp thị của doanh nghiệp? Theo dõi nội dung dưới đây để chúng tôi giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé.


Mô hình AIDA là gì? Bí quyết áp dụng mô hình AIDA hiệu quả
 

Mô hình AIDA là gì?

AIDA là một mô hình phễu marketing cơ bản và chứa đựng 4 yếu tố chính, bao gồm: Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát) và Action (Hành động). Đây cũng là 4 nhân tố quan trọng đã hình thành nên một quy trình chuyển đổi tâm lý của khách hàng trong việc mua sắm.

Trong bốn giai đoạn này, nhiệm vụ của bạn đó chính làm thế nào để thu hút sự chú ý của người dùng đến với thương hiệu, đồng thời khơi gợi sự quan tâm của họ dành cho sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng thì doanh nghiệp còn phải tìm cách để làm cho họ cảm thấy yêu thích chúng, sau đó thúc đẩy hành động dùng thử hay mua hàng.

Về cơ bản, AIDA marketing được xem như là một mô hình phân cấp hiệu ứng. Tức là người tiêu dùng cần phải di chuyển qua từng giai đoạn của mô hình trước khi quyết định có nên mua hàng hay không. Hiểu một cách đơn giản hơn thì AIDA giống như một cái phễu thật sự với từng phân cấp từ trên xuống dưới được rạch ròi cụ thể.

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình AIDA là gì thì chúng ta hãy cùng phân tích ngay ví dụ ngắn gọn sau: Một khách hàng đang trong quá trình tìm kiếm thông tin về sản phẩm nước hoa trên Google thì vô tình bị thu hút bởi dòng tiêu đề trên website của bạn. Lúc này, người dùng sẽ có xu hướng tiếp tục click vào trang web để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về sản phẩm nước hoa mình cần.

Khi truy cập website, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú với những thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải hoặc sự đa dạng của sản phẩm và giá thành phải chăng. Dù thực tế ở bước này, phần lớn khách hàng sẽ chưa lập tức đưa ra quyết định mua sắm nhưng dù ít hay nhiều, họ cũng đã nảy sinh tín hiệu quan tâm về thương hiệu của bạn.

Vào một khoảng thời gian khác, doanh nghiệp của bạn đưa ra những thông điệp mới hấp dẫn, đầy sức thuyết phục hơn để tiếp cận lại khách hàng. Ngay sau đó, một mã khuyến mãi cũng được gửi đến và trở thành điểm chốt hạ để người dùng quyết định đặt mua hàng.


AIDA là gì?

Vai trò của mô hình AIDA trong marketing

Mô hình AIDA trong marketing đóng một vai trò không nhỏ trong việc giúp cho doanh nghiệp có thể giao tiếp với các đối tượng là khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó thôi thúc họ đẩy nhanh việc đưa ra quyết định trong các tiến trình mua hàng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công mô hình quảng cáo AIDA thì trước tiên, bạn cần phải phác họa một cách toàn diện về hồ sơ của khách hàng, bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tính cách, tâm lý,....

Qua đây, bạn có thể cho xây dựng và phát triển các thông điệp tiếp thị phù hợp về thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ, sau đó truyền tải chúng một cách chính xác đến những đối tượng phù hợp. Chỉ khi thật sự am hiểu về những vị khách hàng trong tương lai của mình thì doanh nghiệp mới có thể áp dụng AIDA marketing một cách đúng đắn, phù hợp.


Mô hình AIDA
 

Cách áp dụng mô hình AIDA và hoạt động marketing

Như đã nhấn mạnh ở trên, AIDA là thuật ngữ được viết tắt bởi các từ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát) và Action (Hành động). Theo như công thức này, để có thể trở thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp thì người dùng sẽ cần phải trải qua 4 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn này, doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược phù hợp để tương thích, bổ trợ cho chiến lược đạt được hiệu quả tối đa.

1. Attention - Gây sự chú ý

A - Attention - Gây sự chú ý là giai đoạn đầu tiên của mô hình marketing AIDA và cũng là bước giúp doanh nghiệp xây dựng độ nhận diện thương hiệu. Để có thể tạo sự chú ý với khách hàng thì doanh nghiệp cần nghiên cứu để biết người dùng đang cần gì, qua đó thu hút sự chú ý của họ về sản phẩm, dịch vụ của mình.

Trong bất kỳ một chiến dịch tiếp thị hay quảng cáo nào, thu hút khách hàng vẫn luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần triển khai. Với những thông tin có được về chân dung khách hàng, bạn có thể dễ dàng xây dựng được các nội dung ấn tượng bằng cách nhấn mạnh vào nỗi đau, khó khăn mà họ đang gặp phải. Nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải càng sáng tạo và thu hút sẽ khuyến khích người dùng khám phá nhiều hơn về thương hiệu, sản phẩm lẫn dịch vụ của bạn.


AIDA marketing
 

2. Interest - Tạo sự quan tâm

Yếu tố quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi thực hiện mô hình AIDA trong marketing đó chính là I - Interest - Tạo sự quan tâm. Đây cũng chính là giai đoạn được đánh giá là mang tính thử thách nhất đối với các doanh nghiệp trong quá trình mà họ triển khai mô hình AIDA. Khi đã xây dựng được sự tò mò của các đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp buộc phải tìm cách để tiếp tục kích thích sự thích thú, quan tâm của họ dành cho thương hiệu hay những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Để làm tốt bước này, doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận sâu hơn với các thông tin có tác động đến nhu cầu của người dùng hoặc khai thác những nỗi đau tiềm ẩn sâu bên trong vẫn chưa được thổ lộ. Muốn làm tốt các điều trên thì doanh nghiệp cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng và tự hỏi bản thân bằng các câu hỏi bắt đầu từ “Tại sao?”, chẳng hạn: Tại sao khách hàng lại yêu thích sản phẩm này? Tại sao họ lại chọn sản phẩm của đối thủ thay vì của bạn?.... Từ đó, bạn sẽ tạo ra được những nội dung hữu ích để có thể tiếp tục kích thích sự hứng thú cho các đối tượng khách hàng tiềm năng.

3. Desire - Khơi gợi mong muốn

Sau khi giành được sự quan tâm của khách hàng, bước tiếp theo trong mô hình quảng cáo AIDA mà bạn cần làm đó là tạo ra sự mong muốn được tương tác với doanh nghiệp từ chính họ. Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thành công của việc truyền thông marketing không nằm ở việc bạn chỉ cố bán sản phẩm của mình mà còn nằm ở chỗ, khách hàng có thật sự mong muốn được sở hữu sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn hay không. Đây cũng chính là yếu tố thứ ba gồm chữ D - Desire - Khơi gợi mong muốn mà bạn cần phải giải quyết triệt để nhằm thúc đẩy hành động sau đó của người dùng.

Vậy nên, để có thể kích thích sự mong muốn khách hàng thì doanh nghiệp có thể ứng dụng hai cách đơn giản sau: một là tăng cường trải nghiệm thực tế với những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng và hai là cho khách hàng thấy được những trải nghiệm tích cực mà người khác đã thực hiện trước đó.

Ví dụ khi sở hữu một phòng tập gym, để khơi gợi mong muốn của khách hàng thì bạn có thể chia sẻ những hình ảnh trước và sau của một người trong hành trình giảm cân. Tất nhiên, để kích thích mong muốn của khách hàng một cách tối đa thì bạn cần chú ý nhấn mạnh vào những điểm tích cực mà phòng gym sẽ mang lại cho người tập. Nếu triển khai đủ tốt thì chắc chắn, khách hàng tiềm năng sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú và quyết định đăng ký gói dịch vụ của bạn.


Mô hình quảng cáo AIDA
 

4. Action - Thúc đẩy hành động

Có thể doanh nghiệp của bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu và làm cho họ quan tâm, mong muốn sở hữu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực trên đều sẽ trở nên vô nghĩa nếu sau cùng, khách hàng không có bất cứ hành động nào.

Vì vậy, yếu tố cuối cùng của mô hình AIDA với A - Action - Thúc đẩy hành động là bước mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải thúc giục người dùng hành động ngay lập tức. Chẳng hạn, nếu như bạn đang sở hữu một website thương mại điện tử và cần thúc đẩy người dùng mua sản phẩm của mình. Lúc này, bạn có thể đề xuất những mã giảm giá có thời hạn nhất định để thôi thúc khách hàng hành động nhanh chóng.

Ngoài ra, Call to action - kêu gọi hành động khi được đặt ở đúng chỗ sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời phải được trình bày đơn giản để người mua khám phá dễ dàng. Nhìn chung, từ khâu triển vọng bán hàng cho đến khi quyết định đặt mua sẽ cần phải trải qua một quá trình để có thể chuyển đổi người xem thành khách hàng thật sự. Vì vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải làm điều đó một cách tự nhiên để đạt được hiệu quả tối đa nhất.

Một số hạn chế của mô hình AIDA

Cũng giống như bất kỳ mô hình nào, bên cạnh những ưu điểm nổi trội mang lại cho doanh nghiệp thì AIDA marketing vẫn còn vướng mắc một số hạn chế nhất định. Lúc này, nhiệm vụ của bạn là khám phá ra những khuyết điểm còn tồn tại để tìm cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả.

1. AIDA không áp dụng cho trường hợp mua hàng khẩn cấp

Từ những phân tích ở trên thì chắc chắn, chúng ta đã biết được mô hình quảng cáo AIDA là một hành trình theo từng bước và tuân theo nguyên tắc thông thường. Tuy nhiên, trong thực tế thì vẫn có những biến số bất ngờ xảy ra và điều này được chứng minh qua trường hợp khách mua hàng khẩn cấp.

Ví dụ, khi khách hàng được bạn bè, người thân giới thiệu cho sản phẩm thì hành vi của họ dựa trên sự tin tưởng. Lúc đó, họ sẽ đi thằng đến bước mua hàng ngay lập tức mà không cần phải trải qua giai đoạn đầu của phễu marketing. Hoặc có thể họ sẽ đi ngang qua nhưng không nhất định phải bước trên hành trình mà doanh nghiệp đã thiết kế.

2. AIDA chỉ là một phần nhỏ của chiến lược kinh doanh

Trên thực tế, mô hình AIDA trong marketing chỉ tập trung vào những khách mua hàng lần đầu tiên. Chiến lược của mô hình này chú trọng vào việc mang lại nguồn lợi nhuận chứ không chỉ tập trung kêu gọi thêm nhiều khách hàng mới. Bởi xét cho cùng, việc giữ chân khách hàng cũ và bán thêm cho họ sẽ dễ dàng hơn việc có được một khách hàng mới. Khi AIDA marketing không thích ứng được với điều này thì việc ứng dụng một hành trình khác như Flywheel lại thích hợp hơn cho chiến lược kinh doanh tổng thể của bạn.

3. Cần phối hợp các yếu tố AIDA để đạt hiệu quả cao nhất

Ngay cả khi bạn sử dụng mô hình AIDA cho từng khía cạnh của doanh nghiệp thay vì một chiến lược tổng thể thì chưa chắc đạt được hiệu quả cao. Sai lầm ở đây thực ra nằm ở việc doanh nghiệp tách rời bốn chữ cái của AIDA và áp dụng từng chữ một cho chiến lược tiếp thị.

Ví dụ, bạn nghĩ rằng chỉ cần đăng bài trên website là có thể thu hút sự chú ý của khán giả nên dồn toàn lực vào đó. Tuy nhiên, nếu bài viết không đủ hấp dẫn, sức thuyết phục và ít nhất là làm cho khách hàng tương tác trước khi rời khỏi web thì chiến lược này của bạn đã trở thành công cốc. Nói cách khác, quá trình tiếp thị cần phải có khả năng xoay vòng một khách hàng tiềm năng qua nhiều giai đoạn và thúc đẩy họ hành động.

4. AIDA chỉ mô tả hành trình đơn giản của khách hàng

AIDA là một khái niệm giúp mô tả quá trình mà một người tiêu dùng bình thường sẽ thực hiện khi họ nhìn thấy một quảng cáo về sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế thì mô hình này dường như đã đơn giản hóa các giai đoạn của quá trình mua hàng và bỏ qua các quyết định có liên quan hoặc phức tạp hơn. Nhưng với người mua hàng hiện nay, họ có nhiều nguồn tài liệu hơn để nghiên cứu, so sánh giá cả, danh tiếng giữa các công ty, thương hiệu,....


Mô hình AIDA là gì?
 

Những phát triển mới trong mô hình AIDA

Là một trong những mô hình nổi trội của lĩnh vực marketing thời đại, AIDA đã và đang không ngừng được cải tiến, mở rộng trong suốt hơn 100 năm qua với nhiều biến thể khác nhau. Ngoài 4 nhân tố chính đã được triển khai ở trên, mô hình AIDA đã được bổ sung thêm để phù hợp với hành trình mua hàng của người tiêu dùng, cụ thể:

- Retention (Giữ chân): ban đầu, mô hình quảng cáo AIDA không tính đến việc sẽ giữ chân khách hàng sau khi họ mua sắm. Tuy nhiên càng về sau, doanh nghiệp muốn khách hàng cảm thấy hài lòng để giữ chân họ quay lại nhiều hơn, hoặc giới thiệu thêm nhiều người dùng tiềm năng để nâng cao doanh số.

- Targeting (Nhắm mục tiêu): nguồn dữ liệu sẽ được khai thác khi người dùng tương tác với công cụ tìm kiếm, website hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Với dữ liệu này, nhà quảng cáo có thêm được cơ hội để nhắm mục tiêu cụ thể đến sở thích của khách hàng tiềm năng dựa trên chính thói quen lướt web của họ.

- Conviction (Sự thuyết phục): mặc dù khách hàng tiềm năng sẽ quan tâm nhưng bên cạnh đó, họ cũng có thể đồng thời nghi ngờ về việc mua hàng. Do đó, để doanh nghiệp có thể giảm bớt được sự nghi ngờ này thì bạn hãy cung cấp các mẫu miễn phí như: bản thử nghiệm, sản phẩm dùng thử miễn phí,....

- Satisfaction (Sự hài lòng): sau khi khách hàng đã đặt mua sản phẩm, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đảm bảo việc người dùng sẽ được mua hàng kịp thời và đúng như những gì đã mong đợi. Đây được xem là giai đoạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng và để đo lường được điều này, doanh nghiệp có thể thông qua nguồn thông tin từ đội ngũ nhân viên tư vấn, gửi khảo sát cũng như yêu cầu để người dùng đánh giá về sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ về mô hình AIDA thành công trong thực tiễn

1. Mô hình AIDA của Vinamilk

Vinamilk là doanh nghiệp sữa chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Thương hiệu này đã áp dụng mô hình AIDA trong việc làm marketing và quảng cáo hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu để xem cái cách mà họ làm để chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về mô hình này.

Attention - Gây sự chú ý

Vinamilk thường tập trung vào nhóm khách hàng ở khu vực thành phố và chia nhỏ thành những đối tượng như: trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người lớn và người cao tuổi. Đối với mỗi nhóm đối tượng thì Vinamilk sẽ đưa ra các mặt hàng riêng để đáp ứng nhu cầu của họ, tức là giải quyết vấn đề của khách hàng bằng những sản phẩm cốt lõi nhất.

Ví dụ với khách hàng trong độ tuổi từ 0 - 6, Vinamilk đã cho ra mắt các sản phẩm như sữa bột optimum gold, dielac alpha gold,... có công dụng tập trung vào việc phát triển chiều cao và trí tuệ. Điều này giúp thu hút thành công sự chú ý của các phụ huynh đang có con ở trong độ tuổi này.

Interest - Tạo sự quan tâm

Đầu tiên, Vinamilk sẽ tập trung vào việc xây dựng ấn tượng cho khách hàng về chất lượng của các sản phẩm sữa. Những sản phẩm này đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên 100% với khâu tuyển chọn và kiểm định rất khắt khe. Sữa tươi Vinamilk cũng cung cấp cho người dùng những dưỡng chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của cơ thể của từng đối tượng. Ngoài ra những sản phẩm khác như: sữa chua, sữa bột, bột ăn dặm,... của Vinamilk cũng đều được người tiêu dùng ưa chuộng.

Để làm được điều này thì bên cạnh việc tập trung cho chất lượng sản phẩm của mình, Vinamilk cũng đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho hoạt động quảng cáo. Điển hình là những TVC như “Vươn cao Việt Nam”, “Mắt sáng dáng cao” hay “Món quà sức khỏe 3 không từ thiên nhiên”,.... Dựa trên hai nguyên tắc chủ đạo là “Motion” (Tạo cảm xúc) và “Brief” (Ngắn gọn”), Vinamilk đã nhanh chóng để lại ấn tượng sâu sắc trong nhận thức của khách hàng, đặc biệt là trẻ em và các bậc phụ huynh.

Desire - Khuyến khích sự mong muốn

Song song với các chiến dịch quảng cáo trên một số phương tiện truyền thông và nhiều mặt trận khác như: mạng xã hội, báo chí, banner quảng cáo,... Vinamilk cũng rất quan tâm đến phản ứng và tương tác của người dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc cung cấp cho người đọc thông tin hữu ích, hình ảnh chất lượng góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của họ. Tất cả những điều này đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng tối đa lượng người biết đến và theo dõi, cũng như tăng cường mức độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu cho Vinamilk.

Action - Thúc đẩy hành động

Đây là bước cuối cùng quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc áp dụng mô hình AIDA vào trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nếu mới chỉ tạo được ấn tượng và khơi gợi mong muốn từ khách hàng nhưng chưa thể thúc giục họ sử dụng sản phẩm thì cả quá trình cũng không hề có ý nghĩa gì. Do đó, doanh nghiệp cần tạo ra cơ hội cho khách hàng để họ có thể trải nghiệm sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy hành động tìm đến với doanh nghiệp.

Trên thực tế, Vinamilk đã làm vô cùng tốt điều này vào trong chiến lược marketing của mình. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện quảng cáo thì Vinamilk cũng đã cho đẩy mạnh các chiến dịch để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với người tiêu dùng. Từ hình thức tiếp thị tại thị trường cho đến các chiến dịch như: “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” hay “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”,.... Những chiến dịch này không chỉ giúp nâng cao thêm hình ảnh của tập đoàn trong mắt của người dùng mà còn là cơ hội tốt để mang sản phẩm thuộc thương hiệu Vinamilk đến tận tay khách hàng.


Mô hình AIDA trong marketing
 

2. Mô hình AIDA của Coca Cola

Điều làm nên sự thành công cho thương hiệu Coca - Cola cùng với những sản phẩm của mình đó chính là việc đề cập đến thành phần của đồ uống trong mỗi quảng cáo. Đặc biệt là đối với các dòng sản phẩm mới ra mắt của Coca - Cola như: Coke Zero, Diet Coke với thành phần không calo, không đường.

Ngoài ra, Coca - Cola cũng đã chi trả khoản ngân sách khá lớn cho chiến dịch quảng cáo để tạo ra độ nhận diện rộng rãi cho các dòng sản phẩm. Chính sự truyền tải đầy thú vị về Coke Zero đã mang đến hương vị đầy tuyệt vời trong khi không làm cho người uống bị tăng cân và vẫn giữ được vóc dáng thon gọn. Để thực hiện mô hình AIDA, Coca - Cola đã thực hiện theo các bước sau:

Attention - Gây sự chú ý

Thương hiệu này đã thu hút sự chú ý của khán giả từ những tấm áp phích ở mọi nơi. Các áp phích của họ thường có màu đen và câu hỏi được viết bằng màu đỏ. Chiến dịch này sau đó đã thu hút một lượng lớn người xem trước khi họ biết bất cứ điều gì về sản phẩm.

Interest - Tạo sự quan tâm

Sau khi đã thu hút được sự chú ý của người dùng, điều mà Coca - Cola cần làm đó chính là làm cho họ cảm thấy hứng thú với sản phẩm của mình. Điều này đã được thương hiệu ứng dụng cực kỳ tốt bởi công thức đến từ hai chữ “ZERO” nhằm khơi gợi sự tò mò, hứng thú của người dùng với sản phẩm mới.

Desire - Khuyến khích sự mong muốn

Sau khi tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của người dùng về sản phẩm, thương hiệu cũng đã tập trung vào thực tế khi sản xuất loại nước uống không chứa đường. Loại nước này có vị ngọt giống như bất kỳ dòng nước giải khát nào nhưng không có calo nên rất dễ dàng kích thích khán giả dùng thử.

Action - Thúc đẩy hành động

Sản phẩm của Coca - Cola được đặt ở mọi nơi và người dùng có thể mua ở bất kỳ nơi nào, từ cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động hay tại rạp chiếu phim. Đặc biệt, khi Coca - Cola kết hợp với số lượng lớn và giá thành thấp đã góp phần thành công trong việc tạo ra hành động (Action). Điều này cũng đã góp phần giúp cho Coca - Cola duy trì vị trí là một trong những thương hiệu nước ngọt có gas hàng đầu trên thế giới.


Mô hình AIDA marketing
 

Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình quảng cáo AIDA mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, dù vẫn là một mô hình còn nhiều hạn chế nhưng AIDA vẫn là cơ sở vững chắc để giúp bạn hiểu được người mua hàng tiềm năng và thúc đẩy họ tiến tới hành động. Vậy nên, nếu bạn biết cách áp dụng mô hình này vào chiến lược marketing của mình thì việc thu hút, thuyết phục và chuyển đổi người xem thành khách hàng sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn đấy.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Top 12 mô hình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

icon thiết kế website Promotion là gì? 8 yếu tố tạo nên chiến dịch promotion hiệu quả

icon thiết kế website Content marketing là gì? Các loại content marketing phổ biến hiện nay

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo