Network là gì? Các loại network và ứng dụng trong thực tiễn

Trong thời đại kỷ nguyên số bùng nổ như hiện nay, gần như mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và giao tiếp đều chịu sự tác động lớn từ network. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, network cũng là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, thực tế thì không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm network là gì và ứng dụng của thiết bị này trong thực tiễn. Chính vì vậy mà trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức tổng quan về network để mọi người có thể hiểu được tại sao mạng máy tính lại được áp dụng phổ biến trong đời sống và cả hoạt động của doanh nghiệp.


Network là gì? Các loại network và ứng dụng trong thực tiễn
 

Network là gì?

Về cơ bản, network được biết đến với nhiều lớp nghĩa khi ở trong từng hoàn cảnh và sự vật khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì network vẫn mang ý nghĩa tổng quan là chỉ sự kết nối. Còn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, it network chính là tập hợp các thiết bị máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị mạng, server hoặc các thiết bị khác được kết nối để chia sẻ dữ liệu và trao đổi tệp qua lại.

Ngoài ra, network cũng còn được hiểu là mạng máy tính, tức là sự kết nối giữa hai hay nhiều mạng máy tính với nhau thông qua các kết nối vật lý như wifi hoặc dây cáp,... để chia sẻ tài nguyên, dữ liệu.


Network là gì?
 

Phân biệt giữa network và Internet

Mặc dù là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng network và Internet vẫn thường khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, để có thể phân biệt hai thuật ngữ này thì bạn có thể tham khảo thông qua bảng so sánh dưới đây:
 

Tiêu chí

Mạng máy tính

Internet

Khái niệm

Bao gồm một nhóm có hai hoặc nhiều hệ thống máy tính được liên kết chặt chẽ với nhau.

Một số mạng máy tính đang làm việc và được liên kết với nhau.

Vị trí

Chỉ hiện diện trong 1 khu vực địa lý có giới hạn nhất định như trường học hoặc nhà. 

Phạm vi đang trải rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Kết nối

Mạng kết nối với các hệ thống máy tính và thiết bị hỗ trợ mạng.

Là hệ thống toàn cầu giúp kết nối nhiều loại thiết bị trên toàn thế giới.

Loại

Local Area Network, Campus Area Network, Wide Area Network và Home Area Network.

World Wide Web (WWW)

Mục đích

Để có thể kết nối với nhau bằng vận tốc nhanh chóng.

Để có được quyền truy cập vào các mục tin tức và thông tin.

Quản trị

Mạng có quản trị viên để quản lý mạng hiệu quả.

Internet không hề có bất kỳ quản trị viên nào để kiểm soát hệ thống.

 

Những ưu điểm và hạn chế của network

1. Ưu điểm của network là gì?

Khi bàn về ưu điểm, com network sở hữu rất nhiều lợi thế khác nhau. Thực tế thì hiện nay, nhiều công ty sẽ không thể nào tồn tại nếu như họ không truy cập vào một số hình thức network. Vì vậy mà dưới đây chính là những ưu điểm của network mà bạn có thể tham khảo.

- Chia sẻ dữ liệu và thông tin: một trong những ưu thế lớn nhất của home network đó chính là chia sẻ dữ liệu và thông tin qua các thiết bị kết nối Internet. Ngoài ra, network cũng cho phép người dùng tiến hành truy cập vào cơ sở dữ liệu để qua đó giải quyết công việc được thuận lợi, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.

- Hỗ trợ trao đổi thông tin: mạng Internet cho phép tất cả người dùng truy cập, trao đổi thông tin và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng thông qua các ứng dụng trò chuyện trực tiếp, email, nhắn tin hoặc hội nghị truyền hình.

- Chia sẻ phần cứng: các thiết bị phần cứng được kết nối với mạng home network sẽ được chia sẻ với tất cả người dùng. Cụ thể, một số phần cứng mạng được chia sẻ phổ biến hiện nay gồm có: máy tính, máy in, máy chủ, máy fax,....

- Chia sẻ phần mềm: hiện nay, các phần mềm chạy trên Windows của bạn đều cần phải được kết nối với network. Thông qua kết nối network, người dùng có thể sử dụng những tính năng của phần mềm một cách đơn giản, dễ dàng.

- Ứng dụng chuyển tiền: nhờ có network, người dùng hoặc doanh nghiệp có thể chuyển tiền giữa ngân hàng với người dùng. Ví dụ, một it network có thể cho phép công ty không chỉ quản lý bảng lương của nhân viên mà còn chuyển tiền vào trong tài khoản ngân hàng dễ dàng.

2. Hạn chế của network

Bên cạnh những ưu điểm thì com network cũng tồn tại một số nhược điểm mà người dùng cần phải ghi nhớ để không bị phạm phải trong quá trình sử dụng, cụ thể:

- Virus và malware: network sẽ giúp chia sẻ các thông tin giữa những người dùng mạng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn cơ khiến cho virus máy tính cùng các malware (phần mềm độc hại) có thêm nhiều cơ hội để lây lan giữa các máy tính trong network.

- Các lỗ hổng: khi một network được tạo ra thì nó sẽ giới thiệu các phương pháp mới để có thể truy cập máy tính từ xa, đặc biệt là nếu chúng được kết nối với Internet. Những phương pháp này tuy được đánh giá là tiềm năng nhưng sẽ tạo ra các lỗ hổng mới cho máy tính, dữ liệu và cả người dùng trên it network.

- Sự phức tạp: không thể phủ nhận, network là phần mềm khá phức tạp trong việc thiết lập và quản lý, điều này đòi hỏi người quản lý phải có chứng chỉ hoặc nhiều kinh nghiệm.


Network
 

Các loại network phổ biến hiện nay

Network hoàn toàn có thể được phân loại dựa theo quy mô hoặc mục đích sử dụng của chúng. Thông thường, quy mô của một com network sẽ được thể hiện bằng số lượng máy tính và khu vực địa lý, hoặc dựa trên quy mô hay mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nhìn chung thì network sẽ được phân thành 5 loại dưới đây:

1. Mạng cá nhân (PAN - Personal area network)

PAN là loại mảng nhỏ và được đánh giá là cơ bản nhất, chúng được tạo thành từ một modem không dây, hay từ một hoặc nhiều điện thoại, máy tính, máy in, máy tính bảng cùng các thiết bị giải trí cá nhân khác,....

Đặc điểm của loại mạng này là xoay quanh một cá nhân trong một tòa nhà. Cụ thể, PAN chủ yếu thường được tìm thấy trong các khu dân cư nhỏ, văn phòng và được quản lý bởi một người hoặc tổ chức thông qua một thiết bị duy nhất. Ví dụ, bạn có thể thông qua bluetooth để gửi file ảnh đến bạn bè hay kết nối với loa nghe nhạc.

2. Mạng cục bộ (LAN - Local area network)

Local area network hay còn được biết đến với tên gọi tắt là LAN (mạng cục bộ) và cũng là dạng network phổ biến nhất hiện nay. Mạng này được ứng dụng rộng rãi từ gia đình cho đến công ty hay trường học. Đặc điểm dễ dàng nhận thấy của mạng này đó chính là chúng được giới hạn trong một khu vực địa lý tương đối nhỏ nhưng vẫn lớn hơn so với mạng cá nhân (PAN) và nhỏ hơn WAN.

Hiện nay, có hai loại mạng LAN chính là mạng LAN có dây (Wire LAN) và mạng LAN không dây (Wireless LAN hay WLAN). Trong đó, Mạng LAN có dây sẽ sử dụng các thiết bị chuyển mạch và cáp Ethernet để có thể kết nối với server, thiết bị đầu cuối, mạng Internet vạn vật (IoT) với mạng của công ty.

Còn mạng LAN không dây (WLAN) sẽ sử dụng đặc điểm kỹ thuật IEEE 802.11 để có thể truyền dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối và mạng bằng phổ không dây. Với nhiều trường hợp, mạng LAN không dây sẽ thường được ưu tiên sử dụng hơn so với việc kết nối mạng LAN có dây vì khả năng tiết kiệm chi phí, tính linh hoạt do không cần phải chạy hệ thống cáp trong toàn bộ của tòa nhà.


Khái niệm network
 

3. Mạng khu vực đô thị (MAN - Metropolitan area network)

Mạng khu vực đô thị hay Metropolitan area network (còn được gọi tắt là MAN) là hệ thống network có khả năng kết nối nhiều mạng LAN lại gần với nhau. Thông thường, MAN sẽ được kết nối dựa trên cáp quang có hiệu suất cao và cho phép tiến hành tải dữ liệu lớn và nhanh chóng hơn thông qua mạng Internet. Hiện nay, mô hình mạng MAN được sử dụng chủ yếu cho các đối tượng là những tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và nhiều bộ phận kết nối với nhau.

4. Mạng diện rộng (WAN - Wide area network)

Wide area network (WAN) hay còn được biết đến với tên gọi là mạng diện rộng. Dạng com network này sẽ có vai trò kết nối các khu vực địa lý như quốc gia lại với nhau. Điểm nổi bật của WAN đó chính là số lượng LAN và số lượng thiết bị cá nhân khi kết nối với mạng diện rộng sẽ không bị giới hạn. Điều này có nghĩa là nó sẽ được mở rộng ra nhiều địa điểm trong phạm vi rộng hơn thông qua đường dây điện thoại, liên kết vệ sinh hoặc cáp quang. Hiện nay, mạng WAN đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, giáo dục và chính phủ.

5. Mạng toàn cầu (GAN - Global area network)

GAN - Global area network chính là mạng lưới toàn cầu. Chúng đề cập đến một mạng bao gồm nhiều mạng được kết nối với nhau, đồng thời bao phủ trong một khu vực địa ký không giới hạn. Cụ thể, ví dụ điển hình cho mạng GAN mà tất cả mọi người đều biết đến đó chính là Internet. Tuy nhiên, Internet lại không phải là network duy nhất cho dạng này mà trước đó, mạng WAN được kết hợp với cáp biến để tạo thành GAN.


it network
 

Ứng dụng network vào đời sống như thế nào?

Không thể phủ nhận rằng, home network ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào. Cụ thể thì ngay bên dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ một số ứng dụng phổ biến của it network trong đời sống hiện nay:

- Chia sẻ thông tin và tài nguyên: it network sẽ cho phép doanh nghiệp có các bộ phận ở nhiều vị trí khác nhau có thể chia sẻ thông tin một cách hiệu quả. Thông thường, các máy tính khi được kết nối với network có thể dễ dàng truy cập vào các chương trình và phần mềm trong bất kỳ máy tính nào. Bên cạnh đó, network cũng sẽ cho phép mọi người có thể chia sẻ các thiết bị phần cứng như máy tin, máy scan giữa những người dùng khác nhau.

- Giao tiếp giữa các cá nhân với tốc độ nhanh chóng: hiện nay, network ngày càng đẩy mạnh tốc độ và khối lượng giao tiếp giữa người dùng hơn bao giờ hết. Bạn có thể dễ dàng cho phép hai hoặc nhiều nhân viên có thể làm việc từ xa trong cùng một dự án bằng cách sử dụng network để phân vùng dự án hiệu quả.

- Truy xuất thông tin từ xa: thông qua network, người dùng hoàn toàn có thể truy xuất thông tin từ xa một cách dễ dàng. Thông tin sẽ ngay lập tức được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu từ xa và người dùng sẽ có quyền truy cập qua các hệ thống thông tin khác nhau, điển hình là World Wide Web.

- Hệ thống thông tin có độ tin cậy cao: bằng cách sử dụng hệ thống it network, những dữ liệu quan trọng của bạn có thể được lưu tại nhiều vị trí khác nhau. Trong trường hợp xảy ra sự cố ở một nguồn thì hệ thống vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và dữ liệu sẽ được hiển thị từ các nguồn khác. Đặc biệt, nếu như một máy tính bị lỗi hay gặp phải sự cố thì dữ liệu vẫn sẽ được khôi phục từ các máy tính khác của mạng. Với cách làm này, dữ liệu sẽ hoàn toàn được bảo mật một cách an toàn trong mạng.


Com network
 

Một số câu hỏi thường gặp về network

1. Wi-Fi có phải là một network không?

Mạng Wi-Fi (Wireless Fidelity) chính là một dạng WLAN (Wireless local area network) nằm trong hệ thống mạng tổng thể. Đây là một công nghệ không dây cho phép các thiết bị di động như laptop, smartphone, máy tính bảng hay một số thiết bị thông minh khác kết nối với nội bộ thông qua sóng radio hoăc mạng Internet.

Cụ thể, Wi-Fi sẽ tạo ra một mạng không dây trong một khu vực nhất định như: trong tòa nhà, quán cà phê hay nhà riêng,... và cho phép các thiết bị có thể kết nối, giao tiếp với nhau. Do đó, mạng Wi-Fi cũng được xem là một dạng trong hệ thống mạng network.

2. Tại sao cần sử dụng network?

Network cho phép người dùng có thể chia sẻ dữ liệu, tệp và các thông tin khác, đồng thời cấp quyền truy cập thông tin được lưu trữ trên các mạng máy tính khác trong mạng. Chưa kể, máy tính còn phân tán sử dụng các tài nguyên máy tính trên toàn mạng để có thể hoàn thành nhiệm vụ nên việc sử dụng network là một điều cần thiết.

3. Những thiết bị kết nối network nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay?

Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại thiết bị kết nối mạng. Trong đó, các thiết bị kết nối network phổ biến nhất hiện nay là:

- Laptop, máy tính để bàn, máy chủ.

- Máy tính bảng, điện thoại thông minh.

- Bảng điều khiển các hệ thống máy móc.

- Công tắc, trung tâm, modem, bộ định tuyến.

4. Sự khác biệt giữa public network và private network là gì?

Hiện nay, network được biết đến với hai hình thức là public network và private network. Ngay từ tên gọi thì cả hai mạng này đều đã có sự khác biệt với những định nghĩa cụ thể dưới đây:

- Public network: hay còn gọi là mạng công cộng. Tức là nếu bạn chưa can thiệp hay chỉnh sửa gì khi kết nối với Internet thì các máy tính của bạn sẽ không hiển thị những tập tin đã chia sẻ, người khác cũng sẽ không thể nhìn thấy những gì mà bạn đã công khai trên mạng LAN. Chế độ public của network sẽ giúp ngăn chặn việc chia sẻ máy in, file,... và thậm chí là cả tính năng HomeGroup cũng sẽ không thể hoạt động được ở chế độ này. Vậy nên mà đây được xem là chế độ phù hợp khi người dùng tham gia các mạng công cộng như tiệm net, quán cà phê, sân bay hay điểm phát wifi miễn phí.

- Private network: là mạng dành cho tư nhân và thích hợp khi sử dụng giới hạn trong gia đình, công ty,.... Theo như mặc định, nếu bạn lựa chọn sử dụng private network thì nó sẽ được hiểu đây là một mạng an toàn và rất đáng để tin cậy. Với chế độ này, tất cả các thiết bị hay máy tính khác sẽ dễ dàng nhìn thấy máy tính của bạn trong mạng LAN và bạn có thể chia sẻ các file cho người khác.


Home network
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết xoay quanh khái niệm network là gì. Hi vọng thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể hơn về network và tầm quan trọng của mạng máy tính trong thời đại kỷ nguyên số bùng nổ như hiện nay.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cookies là gì? Cách xóa cookies trên trình duyệt nhanh nhất

icon thiết kế website DDoS là gì? Cách phòng chống cuộc tấn công DDoS hiệu quả

icon thiết kế website Trí tuệ nhân tạo là gì? Những ứng dụng của AI trong cuộc sống

Bài viết mới nhất

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications là gì? Cách tận dụng sức mạnh push web

Web push notifications không chỉ là công cụ gửi thông điệp nhanh chóng mà còn là chìa khóa giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động tức thời.

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản là gì? Sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web

Siêu văn bản không chỉ là nền tảng cốt lõi của Internet hiện tại mà còn là chìa khóa mở ra vô vàn những cơ hội mới trong tương lai.

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Các mẫu landing page bất động sản ấn tượng giúp bạn chốt deal

Trong ngành nhà đất đầy cạnh tranh, thiết kế landing page bất động sản là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và chốt deal thành công.

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

Mất tiền, mất thông tin cá nhân, danh tiếng bị ảnh hưởng là những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt nếu không cẩn thận kiểm tra web lừa đảo.

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS là gì? Giải mã chi tiết về Software as a Service

SaaS software solutions cung cấp các công cụ phần mềm trực tuyến giúp tối ưu hóa quản lý trong các ngành như tài chính, y tế, giáo dục và bán lẻ.

 
zalo