Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify

Trong thế giới MMO (Make Money Online), Shopify nổi bật với hơn 4 triệu cửa hàng trực tuyến đang hoạt động tính đến năm 2024. Với doanh thu toàn cầu đạt hơn 5 tỷ USD mỗi năm, nền tảng này đã trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nhân và dropshippers trên toàn thế giới. Nhưng Shopify thực sự là gì và tại sao lại có sức hút lớn đến vậy? Bài viết này sẽ giúp giải đáp những câu hỏi về nền tảng này, các tính năng của Shopify đến cách tận dụng nó để tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
 

Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify
 

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng SaaS (Software as a Service) cho phép người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng, không cần phải có kiến thức lập trình phức tạp.

Shopify được thành lập vào năm 2006 tại Canada bởi Tobias Lütke, Daniel Weinand và Scott Lake. Ban đầu, đây chỉ là một cửa hàng trực tuyến để bán dụng cụ trượt tuyết. Tuy nhiên, khi nhận ra tiềm năng của việc cung cấp một nền tảng giúp mọi người dễ dàng xây dựng cửa hàng riêng, họ đã chuyển hướng phát triển Shopify như hiện tại. 

Hiện nay, Shopify là một trong những nền tảng eCommerce hàng đầu thế giới được hơn 4 triệu doanh nghiệp sử dụng. Với giao diện thân thiện, tính năng đa dạng và khả năng tích hợp mạnh mẽ, Shopify web đã trở thành lựa chọn ưu tiên của các cá nhân và doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực dropshipping.

 

Shopify web

Những lợi ích nổi bật mà Shopify mang lại cho người dùng

Shopify không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người bán và cả người mua. Với các tính năng vượt trội, Shopify web giúp tối ưu hóa trải nghiệm kinh doanh trực tuyến và mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng.

- Dễ dàng thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến: Shopify cung cấp giao diện thân thiện và quy trình thiết lập đơn giản, ngay cả với những người không có kiến thức kỹ thuật cũng có thể thao tác dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi khởi động kinh doanh trực tuyến.

- Quản lý cửa hàng linh hoạt, hiệu quả: Shopify có một kho ứng dụng đa dạng cho phép người bán dễ dàng thêm các chức năng như quản lý kho, marketing tự động và tích hợp thanh toán. Điều này mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý cửa hàng giúp người bán tập trung bán hàng trên Shopify.

- Trải nghiệm mua sắm trực tuyến mượt mà: Giao diện thân thiện với người dùng, thời gian tải trang nhanh và thiết kế tối ưu cho thiết bị di động đảm bảo người mua hàng có trải nghiệm mua sắm trực tuyến thoải mái và tiện lợi, tăng khả năng chuyển đổi đơn hàng.
 

Shopify là gì ?
 

Shopify web phù hợp với những đối tượng nào?

Shopify web không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử thông thường mà còn là công cụ lý tưởng cho nhiều nhóm người dùng khác nhau. Dù bạn là một doanh nhân mới khởi nghiệp, dropshipper hay thương hiệu lớn muốn mở rộng kinh doanh trực tuyến, Shopify đều mang lại giải pháp linh hoạt và hiệu quả.

- Người mới bắt đầu kinh doanh online: Với giao diện thân thiện và quy trình thiết lập đơn giản, nền tảng này đặc biệt phù hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh online. Những ai không có kiến thức kỹ thuật vẫn có thể dễ dàng tạo dựng một cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp chỉ trong vài bước.

- Dropshippers: Shopify Ecommerce là nền tảng được cộng đồng dropshippers ưa chuộng nhờ tích hợp với các ứng dụng như Oberlo và DSers. Các tính năng tự động hóa quy trình nhập hàng, quản lý kho và xử lý đơn hàng giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian cho người bán.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): Với chi phí hợp lý và khả năng mở rộng linh hoạt, Shopify hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng một hệ thống bán hàng trực tuyến mạnh mẽ. Các tính năng như quản lý sản phẩm, marketing và phân tích dữ liệu giúp họ tăng trưởng nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh.

Shopify

Chi phí để bán hàng trên Shopify là bao nhiêu?

Shopify cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu và ngân sách của người dùng. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và tính năng yêu cầu, bạn có thể lựa chọn một trong ba gói chính: Basic, Shopify và Advanced. 

1. Gói Basic – 25 USD/tháng

Gói Basic phù hợp với những người mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhỏ đang thử nghiệm thị trường trực tuyến. Với mức giá 25 USD/tháng, bạn sẽ được cung cấp:

- 2 tài khoản quản trị.

- Khả năng tạo và quản lý sản phẩm không giới hạn.

- Các công cụ marketing cơ bản như giảm giá và phiếu quà tặng.

Hạn chế: Gói này chỉ hỗ trợ báo cáo cơ bản, không có tính năng nâng cao như phân tích chi tiết doanh thu hay định giá vận chuyển phức tạp. Phí giao dịch qua Shopify Payments là 2.9% + 0.30 USD có thể tăng chi phí vận hành.

2. Gói Shopify – 65 USD/tháng

Đây là gói phổ biến nhất, dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển. Với mức phí 65 USD/tháng, bạn sẽ nhận được:

- 5 tài khoản quản trị.

- Báo cáo chi tiết hơn về kinh doanh.

- Giảm phí giao dịch xuống còn 2.6% + 0.30 USD.

- Các tính năng tùy chỉnh chuyên sâu hơn cho cửa hàng.

Hạn chế: Mặc dù có thêm nhiều tính năng, gói Shopify vẫn chưa cung cấp công cụ phân tích nâng cao hoặc hỗ trợ vận chuyển với giá chiết khấu cao như gói Advanced.

3. Gói Advanced – 399 USD/tháng

Dành cho các doanh nghiệp lớn, gói Advanced có mức phí 399 USD/tháng và cung cấp các tính năng nâng cao giúp tối ưu hóa wen bán hàng hiệu quả:

- 15 tài khoản quản trị, phù hợp với đội ngũ lớn.

- Công cụ phân tích doanh thu chuyên sâu.

- Tùy chỉnh chi phí vận chuyển dựa trên vị trí địa lý.

- Phí giao dịch giảm chỉ còn 2.4% + 0.30 USD.

Hạn chế: Chi phí cao có thể không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc người mới bắt đầu. Tuy nhiên, gói advanced là lựa chọn lý tưởng cho các công ty cần tối ưu hóa quy trình và tăng hiệu quả hoạt động.
 

Chi phí bán hàng Shopify
 

Hướng dẫn tạo website trên nền tảng Shopify cơ bản

Tạo một website bán hàng trên Shopify không hề phức tạp nếu thực hiện theo từng bước rõ ràng. Bạn có thể dễ dàng xây dựng một cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp chỉ với vài bước dưới đây. 

Bước 1: Tạo tài khoản Shopify

Để bắt đầu sử dụng Shopify, bước đầu tiên là tạo một tài khoản:

- Truy cập vào Shopify và chọn "Start free trial" để bắt đầu dùng thử miễn phí.

- Điền đầy đủ thông tin bao gồm email, mật khẩu và tên cửa hàng, sau đó bấm "Create your store".

- Shopify sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân và chi tiết về mục đích sử dụng cửa hàng. Sau khi nhập xong, bấm "Enter my Store" để hoàn tất việc tạo tài khoản.

Lưu ý: Bạn có thể dùng bản dùng thử miễn phí trong 14 ngày để làm quen với các tính năng của Shopify trước khi quyết định chọn gói dịch vụ phù hợp.
 

Nền tảng Shopify
 

Bước 2: Đăng ký tên miền

Tên miền là yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu và giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến cửa hàng của bạn:

- Truy cập vào trang quản trị Shopify, bạn hãy chọn "Online Store", sau đó chọn "Domains".

- Click vào "Buy New Domain", nhập tên miền bạn muốn và chọn đuôi mở rộng (như .com, .vn, .shop).

- Kiểm tra tính khả dụng của tên miền và nếu có thể, bạn thực hiện thanh toán để sở hữu tên miền đó.

Bước 3: Đưa shop vào hoạt động với tên miền

Nếu bạn đã mua tên miền từ một nhà cung cấp bên ngoài, hãy làm theo các bước sau để kết nối với Shopify:

- Trở lại mục "Domains" trong quản trị Shopify và chọn "Connect existing domain".

- Nhập tên miền của bạn và làm theo hướng dẫn để thêm vào Shopify.

- Cập nhật DNS của tên miền tại nhà cung cấp để trỏ đến Shopify, thông hường sẽ cần thay đổi bản ghi A và CNAME.


Nền tảng Shopify
 

Bước 4: Thiết lập thông tin cửa hàng

Điều chỉnh thông tin cơ bản để đảm bảo cửa hàng của bạn phản ánh đúng thương hiệu và nội dung:

- Truy cập vào "Settings" và chọn "General".

- Điền thông tin như tên cửa hàng, địa chỉ, số điện thoại và email hỗ trợ khách hàng.

- Chọn quốc gia và múi giờ phù hợp với vị trí kinh doanh của bạn
 

Shopify ecommerce
 

Bước 5: Cài đặt giao diện, logo, slideshow

Giao diện của trang web giúp khách hàng có ấn tượng đầu tiên về cửa hàng và giữ chân khách hàng, đồng thời thể hiện phong cách và giá trị thương hiệu của bạn. 

Chọn và tùy chỉnh giao diện

Bạn hãy truy cập vào “Themes” trong “Online Store”, chọn “Explore free themes” hoặc mua giao diện trả phí từ Shopify Theme Store và nhấn “Add” để cài đặt.
 

Cài đặt shopify
 

Sau khi cài đặt xong, bạn nhấn “Customize” để chỉnh sửa các yếu tố như màu sắc, font chữ và logo trong mục “Theme settings” và dùng các công cụ kéo thả để thay đổi bố cục, thêm các mục khác như hình ảnh, video hoặc phần đánh giá.
 

Cài đặt shopify web
 

Bước 6: Cài đặt ngôn ngữ

Chế độ mặc định của Shopify là tiếng Anh, tuy nhiên bạn có thể thay đổi ngôn ngữ để phục vụ khách hàng ở các quốc gia khác nhau bằng cách:

- Truy cập vào “Settings” và chọn “General”.

- Chọn “Edit languages” dưới mục “Language”.

- Dùng công cụ chỉnh sửa để thêm hoặc thay đổi ngôn ngữ cho các phần trên trang web như tiêu đề, nút bấm và các thông báo hệ thống.

- Lưu lại các thay đổi sau khi chỉnh sửa.

Bạn nên đảm bảo rằng ngôn ngữ trang web phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn để tạo trải nghiệm người dùng tốt nhất và tăng khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế.

Bước 7: Cài đặt điều hướng và thanh menu

Một navigation menu bar rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và điều hướng trong cửa hàng của bạn: Chính vì vậy, bạn nên setup 1 thanh menu để tối ưu hóa giao diện website.

- Bạn cần truy cập vào mục “Navigation” trong phần “Online Store”.

- Bạn nên tạo các mục menu chính như “Home”, “Products”, v.v cùng các mục phụ để khách hàng có thể dễ dàng di chuyển giữa các trang.
 

Cài đặt shopify ecommerce
 

Bước 8: Bắt đầu đăng sản phẩm

Sau khi hoàn thành xong các cài đặt phần giao diện, bạn có thể bắt tay vào việc thêm sản phẩm để bắt đầu bán hàng trên Shopify

- Truy cập vào mục “Products” trên bảng điều khiển và nhấn “Add product”.

- Nhập đầy đủ thông tin sản phẩm như tên, mô tả chi tiết, giá bán và các thông tin khác như SKU, trọng lượng, cùng các tùy chọn (kích thước, màu sắc).
 

Bán hàng trên shopify


Bước 9: Cài đặt thanh toán và giao hàng

Trước khi khách hàng có thể tiến hành thanh toán trên trang web của bạn, bạn cần thêm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán vào hệ thống. 

Để thực hiện cài đặt, bạn truy cập vào "Settings" > "Payment Providers" để chọn cổng thanh toán (PayPal, Stripe, thẻ tín dụng,...), sau đó chọn Thanh toán và kích hoạt Shopify Payments, PayPal hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác.

Nếu bạn chọn Shopify Payments, hệ thống sẽ tự động thiết lập để bạn có thể chấp nhận tất cả các phương thức thanh toán chính một cách dễ dàng.

Bước 10: Cài đặt vận chuyển (Shipping)

Để khách hàng có thể nhận hàng một cách thuận tiện và chính xác, bạn cần thiết lập các tùy chọn giao hàng:

- Truy cập vào mục “Settings” và chọn “Shipping” và thiết lập các khu vực giao hàng mà bạn muốn phục vụ (ví dụ: trong nước, quốc tế) cũng như các mức phí vận chuyển cho từng khu vực đó.

- Cấu hình các phương thức giao hàng như giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng nhanh hoặc giao hàng miễn phí nếu có.

Bán hàng trên shopify web
 

Bước 11: Bắt đầu bán hàng

Giờ đây cửa hàng trực tuyến của bạn đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu bán hàng trên nền tảng Spotify

- Kiểm tra lại tất cả các cài đặt, sản phẩm và trang web để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt.

- Quảng bá cửa hàng của bạn qua các kênh truyền thông xã hội, email marketing hoặc chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng.
 

Web bán hàng trên shopify
 

Các tính năng chính của nền tảng Shopify 

Shopify mang đến một hệ sinh thái hoàn chỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động bán hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng. Hãy cùng tìm hiểu những tính năng nổi bật của nền tảng này đã giúp nó trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

- Giao diện dễ sử dụng: Nền tảng Shopify nổi bật với giao diện trực quan giúp người dùng dễ dàng thiết kế và quản lý cửa hàng trực tuyến mà không cần kỹ năng lập trình. Tính năng kéo thả của nền tảng cho phép bạn sắp xếp các mục, sản phẩm và bố cục một cách linh hoạt giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Hàng trăm mẫu giao diện miễn phí và trả phí trên nền tảng này cho phép bạn chọn lựa phong cách phù hợp với thương hiệu của mình, thu hút sự chú ý từ khách hàng ngay từ lần đầu tiên truy cập.

- Hệ thống quản lý sản phẩm mạnh mẽ: Hệ thống quản lý sản phẩm của nền tảng e-commerce này rất mạnh mẽ và dễ sử dụng. Bạn có thể dễ dàng thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa sản phẩm từ bảng điều khiển quản trị, đồng thời thiết lập các thông tin chi tiết như mô tả, giá cả và thuộc tính (kích thước, màu sắc). Chức năng phân loại sản phẩm thành các bộ sưu tập khác nhau để khách hàng có thể tìm kiếm nhanh chóng. Những tính năng này giúp bạn tổ chức và quản lý cửa hàng hiệu quả, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

- Tích hợp cổng thanh toán linh hoạt: Shopify hỗ trợ tích hợp nhiều cổng thanh toán khác nhau bao gồm PayPal, Stripe và các phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng. Điều này giúp cửa hàng của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn vì họ có thể thanh toán bằng phương thức mà họ ưa thích. Tích hợp cổng thanh toán trên Shopify rất dễ dàng và chỉ cần một vài bước thiết lập là bạn đã có thể nhận tiền từ khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn. Hệ thống thanh toán được bảo mật cao, giúp đảm bảo an toàn cho cả bạn và khách hàng.

 

Tính năng Shopify
 

- Chức năng marketing hiệu quả: Shopify tích hợp nhiều công cụ marketing mạnh mẽ để giúp bạn quảng bá và tăng doanh số bán hàng. Các tính năng như email marketing, giảm giá và khuyến mãi được tích hợp trực tiếp trên nền tảng giúp bạn tạo ra các chiến dịch tiếp cận khách hàng hiệu quả. Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn giúp tăng cường sự tương tác và thu hút khách hàng quay lại mua sắm.

- Báo cáo và phân tích chi tiết: Shopify cung cấp công cụ báo cáo và phân tích chi tiết giúp bạn nắm bắt tình hình kinh doanh của mình. Bạn có thể theo dõi doanh thu, lưu lượng truy cập và các chỉ số quan trọng khác từ bảng dashboard. Những báo cáo này giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược, điều chỉnh chiến dịch marketing và tối ưu hóa quy trình bán hàng. Nhờ vậy, bạn có thể tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển cửa hàng bền vững hơn.
 

Bán hàng trên web shopify
 

So sánh Shopify với các nền tảng khác 

Shopify, WooCommerce và Magento đều là những nền tảng thương mại điện tử phổ biến, nhưng mỗi nền tảng lại có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của người dùng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa Shopify và các nền tảng khác như WooCommerce và Magento.
 

Tính năng

Shopify

WooCommerce

Magento

Độ dễ sử dụng

Dễ sử dụng, giao diện thân thiện cho người mới bắt đầu

Cần có kiến thức về WordPress và lập trình cơ bản

Cần kiến thức về lập trình nâng cao, phức tạp hơn Shopify và WordPress

Chi phí

Gói dịch vụ trả phí hàng tháng, không miễn phí

Miễn phí nhưng cần chi phí cho hosting và plugin

Miễn phí (Magento Open Source) hoặc trả phí (Adobe Commerce), cần chi phí cho hosting và tùy biến

Khả năngtùy chỉnh

Tùy chỉnh hạn chế, chủ yếu qua các app và theme

Tùy chỉnh linh hoạt nhờ mã nguồn mở

Tùy chỉnh cao cấp, linh hoạt, mã nguồn mở

Tích hợp cổng thanh toán

Hỗ trợ tích hợp nhiều cổng thanh toán phổ biến

Tích hợp qua các plugin, hạn chế hơn Shopify

Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán, linh hoạt tùy chỉnh

Khả năng mở rộng

Hạn chế với các tính năng miễn phí

Linh hoạt mở rộng nhờ plugin và các công cụ bổ sung

Khả năng mở rộng rất tốt, phù hợp cho doanh nghiệp lớn

Bảo mật

Bảo mật cao với tính năng SSL và mã hóa dữ liệu

Phụ thuộc vào việc quản lý hosting và plugin

Bảo mật cao, cần cập nhật thường xuyên để đảm bảo an toàn

 

Bí quyết bán hàng trên Shopify ecommerce mang về doanh số bất ngờ

Dưới đây là những bí quyết hàng đầu giúp bạn tăng cường doanh số và phát triển cửa hàng trực tuyến của mình.

- Các chương trình khuyến mãi thông minh: Doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình ưu đãi độc quyền cho khách hàng mới hoặc khách hàng thân thiết để tạo động lực mua sắm. Chẳng hạn, chương trình cung cấp mã giảm giá 20% cho lần mua đầu tiên hoặc tặng quà khi đạt đến một giá trị đơn hàng nhất định. Những chương trình này không chỉ thu hút khách hàng mà còn xây dựng lòng trung thành lâu dài với thương hiệu.

- Sử dụng tính năng upsell và cross-sell: Tích hợp các gợi ý mua thêm hoặc các sản phẩm liên quan trong quá trình thanh toán để tăng giá trị đơn hàng. Điều này không chỉ tăng doanh thu mà còn giúp khách hàng cảm thấy trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn. 

- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Áp dụng công nghệ AI để đưa ra các gợi ý sản phẩm phù hợp dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng. Hệ thống có thể phân tích lịch sử mua sắm, tìm kiếm gần đây và các sản phẩm yêu thích để hiển thị các lựa chọn phù hợp nhất. Sự cá nhân hóa này làm tăng khả năng chuyển đổi, đồng thời khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm hơn.

- Quảng bá qua các kênh xã hội phổ biến: Tận dụng sức mạnh của các nền tảng như TikTok, Instagram và YouTube để tạo chiến dịch quảng cáo hoặc livestream bán hàng. Bạn có thể hợp tác với các influencer hoặc tạo các nội dung video ngắn thu hút để giới thiệu sản phẩm. Những nền tảng này giúp tiếp cận đối tượng rộng lớn hơn và tăng khả năng lan tỏa thương hiệu.

 

Nền tảng Shopify web

 

Shopify là một nền tảng e-commerce mạnh mẽ và linh hoạt, lý tưởng cho mọi loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Với các tính năng nổi bật đã được nêu trong bài viết của Phương Nam Vina, Shopify ecommerce không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến hiệu quả mà còn tối ưu hóa quy trình bán hàng và tiếp cận khách hàng một cách toàn diện. Dù là một doanh nghiệp mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc lựa chọn nền tảng này sẽ mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa khả năng mở rộng kinh doanh.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Tính năng của website là gì? Các tính năng website cơ bản

icon thiết kế website Thiết kế website với Bootstrap nhanh chóng, chuyên nghiệp

icon thiết kế website Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào web bán hàng chi tiết

Bài viết mới nhất

Thiết kế web Đà Lạt

Thiết kế web Đà Lạt

Để thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh tại Đà Lạt, việc xây dựng một website chuyên nghiệp, chất lượng cao là điều vô cùng cần thiết.

Thuê website giá rẻ để lên top nhanh chóng với chi phí tối ưu

Thuê website giá rẻ để lên top nhanh chóng với chi phí tối ưu

Thuê website chính là giải pháp tuyệt vời cho những ai muốn nhanh chóng triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến mà không cần phải đợi chờ lâu.

jQuery là gì? Những điều cần biết về thư viện jQuery

jQuery là gì? Những điều cần biết về thư viện jQuery

Nhờ vào tính đơn giản và hiệu quả, thư viện jQuery thường được sử dụng để phát triển các web nhỏ, vừa giúp tối ưu thời gian vừa tiết kiệm công sức.

Thiết kế card visit ấn tượng, chuyên nghiệp, giá rẻ theo yêu cầu

Thiết kế card visit ấn tượng, chuyên nghiệp, giá rẻ theo yêu cầu

Card visit là tấm danh thiếp nhỏ bé nhưng mang trong mình sức mạnh truyền tải thông điệp thương hiệu và tạo ấn tượng sâu sắc với người nhận.

Cách kiểm tra nguồn gốc trang web chính xác chỉ trong 1 phút

Cách kiểm tra nguồn gốc trang web chính xác chỉ trong 1 phút

Tìm hiểu cách kiểm tra nguồn gốc trang web để đảm bảo an toàn thông tin, tránh rủi ro từ các trang web lừa đảo và bảo vệ dữ liệu cá nhân hiệu quả.

Pentest là gì? Mục đích và quy trình triển khai web pentesting

Pentest là gì? Mục đích và quy trình triển khai web pentesting

Pentest Web không chỉ là một quy trình kỹ thuật nhằm kiểm tra lỗ hổng bảo mật mà còn là một bài kiểm tra chiến lược tổng thể cho toàn bộ hệ thống.

zalo