Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và startup

Trong những năm gần đây, mô hình doanh nghiệp SME đang trở thành một thuật ngữ được rất nhiều người nhắc đến. Bởi cùng với sự hưng thịnh của nền kinh tế, như một lẽ đương nhiên các doanh nghiệp SME cũng theo đó mà ngày càng nở rộ. Điều này đã nhanh chóng tạo nên một sự sôi động cho cả thị trường nói chung và thị trường việc làm nói riêng. Mặc dù là một hình thức doanh nghiệp được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu hết về mô hình kinh doanh này và thường bị nhầm tưởng với công ty startup. Vậy SME là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung dưới đây để hiểu hơn về khái niệm doanh nghiệp SME là gì cũng như phân biệt rõ ràng với mô hình startup phổ biến hiện nay.


Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và startup
 

Doanh nghiệp SME là gì?

SME là viết tắt của từ Small and Medium Enterprise, hiểu đơn giản chính là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm doanh nghiệp SME là gì cũng dùng để chỉ tất cả các công ty có cùng quy mô trong mọi lĩnh vực và được sử dụng phổ biến trên thị trường toàn cầu.

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước hiện đang có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp SME chiếm tỷ lệ tới 98% và tạo nên 50% cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự bùng nổ của mô hình SME càng lớn thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc, tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ càng cao và nguy cơ dẫn đến phá sản là không hề nhỏ.


SME là gì?
 

Sự khác biệt giữa startup và SME

Khi nhắc đến startup, đa phần mọi người sẽ thường nghĩ đến một công ty có quy mô nhỏ với số lượng nhân viên từ 10 - 15 người hoạt động. Điều này tuy đúng nhưng chưa đủ để nói về startup. Vì vậy nên không bất ngờ khi công ty startup lại thường hay bị nhầm lẫn với doanh nghiệp SME. Tuy nhiên, trên thực tế thì hai hình thức này lại hoàn toàn khác biệt về nhiều khía cạnh, cụ thể:

- Khái niệm: doanh nghiệp SME là các công ty có quy mô hoạt động trong phạm vi từ vừa, nhỏ cho đến siêu nhỏ về nguồn vốn, người lao động, nhân sự và cả doanh thu. Còn với startup, đây là những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp, hiểu đơn giản thì mới bắt đầu quá trình kinh doanh và có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn về quy mô.

- Mục tiêu kinh doanh: các công ty SME thường chỉ kinh doanh theo một mô hình đã được thử nghiệm thuộc phạm vi quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. Nhưng với startup, họ là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn từng bước phát triển và có thể lớn mạnh thành một công ty với quy mô lớn hơn cùng tầm nhìn rộng.

- Cạnh tranh: doanh nghiệp SME sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều vào việc sản phẩm hay thương hiệu của mình phải có tính đột phá, hoặc thật độc đáo để cạnh tranh trên thị trường. Nhưng giữa các công ty startup lại có mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, sản phẩm của họ cần có sự sáng tạo, nổi trội để thu hút được khách hàng, cũng như đủ sức để trụ vững được trên thị trường.

- Chủ sở hữu: chủ sở hữu công ty SME thường là cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Việc điều hành hay quản lý công việc cũng chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình. Còn startup lại thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần của mình và kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy khả năng tăng trưởng, phát triển cho doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng: doanh nghiệp SME có thể mang về lợi nhuận từ những ngày đầu tiên, nhưng doanh thu lại không tăng trưởng nhiều. Startup lại thường hay chịu lỗ trong khoảng thời gian mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, khi công việc đã đi vào ổn định thì doanh thu có thể tăng trưởng một cách nhanh chóng.

- Vòng đời công ty: khoảng 32% công ty SME gặp phải thất bại trong ba năm đầu. Nhưng cũng trong thời gian đó, sẽ có khoảng 92% công ty startup sẽ nói lời chia tay với thị trường.


Doanh nghiệp SME là gì?
 

Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp SME

Mặc dù là thuật ngữ thông dụng trên thế giới nhưng mỗi quốc gia sẽ có những định nghĩa và tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME khác nhau. Riêng tại nước ta, theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, Điều 6 của Chính phủ Việt Nam có quy định, công ty SME sẽ được phân loại như sau:
 

LĨNH VỰC

DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ

DOANH NGHIỆP NHỎ

DOANH NGHIỆP VỪA

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không vượt quá 10 người.

- Tổng doanh thu của cả năm hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ VNĐ.

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không vượt quá 100 người.

- Tổng doanh thu cả năm của doanh nghiệp không vượt quá 50 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ VNĐ.

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không vượt quá 200 người.

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp cả năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Thương mại, dịch vụ

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không quá mức 10 người.

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp cả năm không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc tổng vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng.

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không vượt quá 50 người.

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp cả năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng vốn đầu tư không quá 50 tỷ đồng.

- Số người lao động tham gia BHXH bình quân / năm không vượt quá 100 người.

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp cả năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 100 tỷ đồng.

 

Vai trò của SME đối với sự phát triển của nền kinh tế

Không thể phủ nhận rằng, sự nở rộ của các doanh nghiệp SME đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như giải quyết những vấn đề của xã hội. Vậy vai trò của SME là gì?

- Giảm tình trạng thất nghiệp và thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, xã hội: sự bùng nổ của các công ty SME trên thị trường đã giúp giải quyết được 50% nhu cầu công ăn việc làm. Vì vậy, nguồn lao động và sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp SME sẽ góp phần làm tăng trưởng khả năng phát triển kinh tế xã hội.

- Làm cho nền kinh tế năng động: với nguồn vốn và quy mô đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau. Mục đích chính nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, đất đai và lao động của từng vùng, nhất là các ngành nông - lâm - hải sản và công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ: các công ty SME thường tập trung chuyên môn hóa một vài chi tiết được sử dụng để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh tài ba: bản chất của các doanh nghiệp SME đó chính là làm cho nhà kinh doanh cảm thấy năng động, tự do hơn khi làm việc. Chính môi trường làm việc này đã giúp bạn có thể thỏa sức phát triển bản thân ngày một tốt hơn, từ đó nâng cao trình độ.

- Nâng cao GDP quốc gia: các công ty SME sẽ thường đóng góp từ 30 - 53% tổng thu nhập GDP của cả nước và đóng góp sản xuất 19 - 31% trong tổng lượng hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài.


Doanh nghiệp SME
 

Những thuận lợi và khó khăn thường gặp của doanh nghiệp SME

Khi triển khai bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng đều phải đối mặt với những cơ hội và thành thức trong quá trình phát triển. Với mô hình doanh nghiệp SME cũng vậy, nhất là khi ngày càng có nhiều công ty xuất hiện liên tục trên thị trường.

1. Thuận lợi của công ty SME

Không phải tự nhiên mà Việt Nam có đến 98% các doanh nghiệp SME đang hoạt động. Điều này đến từ những cơ hội và thuận lợi mà mô hình này mang lại cho các công ty, cụ thể:

- Nguồn nhân lực dồi dào: doanh nghiệp SME với quy mô vừa và nhỏ nên sẽ không tốn nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm nguồn lao động.

- Vận hành linh hoạt: vì phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các công ty SME sẽ dễ dàng thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Đồng thời thuận lợi trong việc đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nhờ quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

- Quản lý hiệu quả: việc điều hướng quản lý trong kinh doanh hay thay đổi nhân sự công ty đều dễ dàng thực hiện ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.

- Khả năng phát triển mạnh: các doanh nghiệp SME chỉ cần biết nắm thời cơ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là đã có thể phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy khả năng mở rộng thị trường. Chưa kể, vì chi phí đầu tư phát triển không quá cao nên khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp cũng sẽ nhanh hơn.

2. Khó khăn của doanh nghiệp SME

Ngoài cơ hội để phát triển thuận lợi, mô hình doanh nghiệp SME cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định đe dọa đến sự tồn tại, phát triển. Trong đó, một số thách thức nổi bật của mô hình này có thể kể đến là:

- Nguồn vốn còn khá hạn chế: vì là công ty nhỏ nên mô hình doanh nghiệp SME thường bị thiếu vốn khi mới bắt đầu kinh doanh. Trong khi đó, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng rất hạn chế cho vay đối với những doanh nghiệp thuộc mô hình này.

- Quản lý, điều hành thiếu kinh nghiệm: các chủ công ty SME chưa thật sự có kỹ năng tốt trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự cũng như dòng tiền. Vì vậy mà việc điều hành doanh nghiệp đi lên chưa thật sự tối ưu và có rất nhiều lỗ hổng.

- Thị trường cạnh tranh khốc liệt: chiếm tỷ lệ 98% trong tổng số các doanh nghiệp trên thị trường, công ty SME khi hoạt động sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ cùng quy mô hay cả các thương hiệu lớn khác.

- Cơ sở vật chất thiếu hiện đại: cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME có thể không được đầu tư chu đáo, thiếu nhiều trang bị nên thường bị đánh giá thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.

- Chiến lược marketing chưa hiệu quả: mặc dù là xu thế hiện đại nhưng khá nhiều công ty SME không thật sự mặn mà hay quá đầu tư vào việc triển khai chiến lược marketing. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quảng bá sản phẩm tới gần hơn với khách hàng, khiến doanh thu đạt được chưa cao.


Công ty SME
 

Những nhóm ngành nghề phổ biến ở doanh nghiệp SME

Xuất phát điểm từ những điều kiện về lịch sử kinh tế xã hội, cơ cấu của các doanh nghiệp SME tại thị trường Việt Nam hiện nay đều trải rộng ở hầu hết các ngành kinh tế tiềm năng. Trong đó, tập trung nhiều nhất vẫn là ở hai thị trường chính: công nghiệp và thương mại dịch vụ.

1. Thị trường công nghiệp

Khi chính phủ cho áp dụng những chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, số lượng các doanh nghiệp SME đã nhanh chóng tăng trưởng mạnh mẽ. Tại thời điểm đó, đa số các công ty SME sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Kinh tế quốc doanh hay Kinh tế hộ gia đình.

Hiện nay trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp SME thường tồn tại ở bốn nhóm ngành chính, bao gồm:

- Nhóm ngành chế biến và lắp ráp: da giày, mũ, nguyên liệu dệt may, hàng dệt may, thiết bị điện tử, thực phẩm,....

- Nhóm ngành khai thác và sản xuất các sản phẩm thô: khoáng sản, lâm sản, hải sản,....

- Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống: gỗ mỹ nghệ, mây, tre, đan, thêu, làm gốm,....

- Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao: hóa chất, thiết bị đo lường, điện tử, động cơ, máy móc,.... 

Mặc dù là một ngành nghề tiềm năng, nhưng các công ty SME trong thị trường công nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cạnh tranh. Chưa kể, chất lượng sản phẩm của các nhóm ngành vẫn còn đang gặp nhiều hạn chế và khả năng tiếp cận thị trường chưa cao.

Vì vậy để cải thiện tình trạng này, Chính phủ đã có những hành động tích cực trong việc tiếp nhận các ý kiến, kinh nghiệm từ bên ngoài của các doanh nghiệp quốc tế để tạo sự kết nối, cùng tăng cường phát triển với Việt Nam. Từ đó góp phần củng cố vào sự tăng trưởng ổn định của các công ty SME.


Khách hàng SME
 

2. Thị trường thương mại dịch vụ

Nhờ vào việc sở hữu những ưu thế riêng biệt như: nguồn vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận hấp dẫn và thị trường đa dạng,.... ngành thương mại dịch vụ đang trở thành “mảnh đất” đầy tiềm năng thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp SME tham gia vào.

Với điểm đặc trưng là thị trường tài chính phi chính thức và chủ doanh nghiệp sẽ dùng nguồn có tự có, vậy nên các công ty SME sẽ gặp khá nhiều khó khăn về vốn. Chưa kể, như đã nhấn mạnh trong phần khó khăn ở trên, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng hiện nay cũng thường hạn chế cho vay với những doanh nghiệp hoạt động trong mô hình này. Chính vì vậy, việc khơi thông thị trường vốn cho công ty SME là điều rất cần thiết và nên thực hiện nhanh chóng.


Công ty SME là gì?
 

Doanh nghiệp SME thường gặp thất bại vì lý do gì?

Khởi nghiệp hay trở thành một doanh nhân chưa bao giờ là con đường bằng phẳng. Và tất nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho doanh nghiệp SME của bạn không đạt được thành công như mong đợi. Tất cả đa phần đều là do những lý do sau:

- Hết tiền: một trong những rủi ro lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay đó chính là không cân bằng được nguồn tiền vào và ra. Vậy nên, bằng cách giữ ngân sách và quản lý dòng tiền hiệu quả, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh đang diễn ra như thế nào. Qua đó nhanh chóng sớm phát hiện ra vấn đề và tiến hành giải quyết, xử lý hiệu quả hơn.

- Thiếu kinh nghiệm: mặc dù có thể bạn là người sẽ rất giỏi trong việc sản xuất và bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Nhưng với tư cách là một chủ doanh nghiệp, người đứng đầu cũng cần phải giỏi tất cả mọi thứ từ việc quản lý, tài chính, nhân sự cho đến tiếp thị.

- Lập kế hoạch kém: để chèo lái doanh nghiệp SME thành công, điều quan trọng là bạn cần biết định hướng phát triển cho công ty như thế nào và cách mà bạn đạt được điều đó ra sao. Vậy nên, việc chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và thực hiện phân tích ma trận SWOT sẽ giúp bạn nhận ra những thế mạnh của mình, đồng thời biết cách khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội phía trước và nhanh chóng đối phó với nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng bắt đầu.


Các doanh nghiệp SME
 

Một số chiến lược phát triển công ty SME hiệu quả, bền vững

Có rất nhiều cơ hội thuận lợi xen lẫn khó khăn dành cho các công ty SME khi tham gia vào thị trường. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn khẳng định được giá trị của mình thì điều cốt lõi cần làm đó là xây dựng niềm tin khách hàng, cung cấp hệ thống sản phẩm / dịch vụ chất lượng nhất. Chỉ khi bạn thực hiện tốt những điều trên, doanh nghiệp SME mới có cơ hội tìm được chỗ đứng trong ngành và là điểm đến đáng tin cậy của người tiêu dùng. Dưới đây chính là một số chiến lược giúp các công ty hoạt động trong mô hình doanh nghiệp SME có thể phát triển hơn mà bạn nên tham khảo.

1. Tạo sự gắn kết với khách hàng

Việc nắm bắt tâm lý khách hàng và giữ chân họ ở lại là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng cần phải thực hiện. Thay vì chỉ áp dụng vào chiến lược kinh doanh mang tính tạm bợ khiến cho doanh nghiệp của bạn dễ bị đi lùi, thất bại trước đối thủ, hãy tập trung theo dõi và hiểu rõ khách hàng của mình. Từ đó tiến hành xây dựng các chiến dịch chăm sóc khách hàng tốt nhất ở tất cả mọi giai đoạn, bao gồm trước, trong và sau khi mua sắm.

2. Tận dụng lời “mời gọi” từ ngân hàng

Trước đây, các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ khá e ngại với những lời vay vốn từ các công ty SME. Nhưng nếu bạn có thể chứng minh sự thành công với mô hình này thông qua những kết quả đạt được thì chắc chắn, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được sự quan tâm từ khách hàng. Vì vậy, đừng dại dột từ chối lời “mời chào” vay vốn từ ngân hàng vì đó cũng là một trong những cách để doanh nghiệp đầu tư và phát triển tốt hơn.


SME là viết tắt của từ
 

3. Tận dụng nguồn lợi mà nhà nước mang đến

Hiện nay, một số ngành nghề như: chế tạo máy móc, công nghệ cao, đồ dùng,... đang nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà nước. Điển hình là trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất, ưu đãi thuế,.... Vì vậy, việc tận dụng những nguồn lợi mà nhà nước mang lại trong một số lĩnh vực sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển rất nhanh.

3. Chuyển đổi số doanh nghiệp SME

Chuyển đổi số là phương thức mà các doanh nghiệp SME sẽ cần áp dụng các công nghệ quản lý bằng việc sử dụng phần mềm vào trong hệ thống vận hành. Việc bắt kịp xu hướng và áp dụng chuyển đổi số doanh nghiệp SME sẽ giúp cho công ty có thể dễ dàng tối ưu được quy trình quản lý, đồng thời tiết kiệm chi phí hiệu quả.

4. Xây dựng mối quan hệ với những doanh nghiệp khác

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, nếu muốn xây dựng lợi thế để có thể cạnh tranh được với các công ty khác thì cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển. Sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sẽ giúp cho việc phát triển của công ty SME trong môi trường cạnh tranh mới được đảm bảo.


SME nghĩa là gì?
 

Với những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu rõ về mô hình doanh nghiệp SME là gì, sự khác biệt so với công ty startup và chiến lược phát triển hiệu quả. Từ đây, bạn sẽ có thể dễ dàng cân nhắc và lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Kinh doanh online mặt hàng gì trên mạng hiệu quả?

icon thiết kế website Kinh doanh buôn bán gì dễ kiếm tiền và nhanh giàu?

icon thiết kế website 10 mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo